Giải Pháp Đỉnh Cao Quản Lý Ao Nuôi Tôm Mùa Mưa

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 25 มิ.ย. 2024
  • Giải Pháp Đỉnh Cao Quản Lý Ao Nuôi Tôm Mùa Mưa
    Hôm nay em xin chia sẻ với bà con video mới về Kỹ thuật quản lý môi trường nước trong mùa mưa. Video này sẽ hướng dẫn chi tiết các biện pháp giúp bà con duy trì môi trường nước ổn định, giảm thiểu những biến động do mưa lớn kéo dài gây ra.
    Thứ nhất:Quản lý nhiệt độ và sự phân tầng nước ao, khi mưa lớn kéo dài làm phân tầng giữa nước ngọt phía trên và nước mặn bên dưới. Điều này tạo sự phân tầng nước, làm cản trở oxy hòa tan xuống tầng nước dưới, làm tôm stress, và còn tăng độc tính của khí độc dưới đáy ao.
    Ngoài ra, nếu nhiệt độ ao tôm chênh lệnh đột ngột, thì tôm dễ bị sốc, thậm chí chết tôm.
    Tôm thẻ chân trắng sẽ chết nếu nhiệt độ nước thấp hơn 15 độ C, do đó cần tăng cường chạy quạt nước khi thấy xuất hiện mưa lớn, vừa tránh phân tầng nước, vừa cung cấp thêm oxy cho tôm.
    Thứ hai:Quản lý độ sâu của nước
    Khi mực nước ao tôm cao do nước mưa, cần xả bớt lượng nước tầng mặt để duy trì mực nước lý tưởng trong ao từ 1,2 đến 1,5 mét.
    Thứ 3:Quản lý lượng khí độc trong ao tôm
    Các khí độc trong ao tôm như H2S, NH3, NO2, sinh ra do thức ăn dư thừa, sát tảo, vỏ tôm, phân tôm bị phân hủy dưới đáy ao tôm trong điều kiện thiếu oxy.
    Khi trời mưa, tảo thiếu ánh sáng mặt trời để quang hợp, tảo sẽ tăng cường hút nhiều oxy trong nước. Khi nồng độ oxy hòa tan thấp, khí độc sẽ sinh ra nhiều khiến cho tôm khỏe trở nên yếu và nhiễm bệnh. Nếu trời mưa lớn tạo thành sóng mạnh tác động đến đáy ao, điều này làm cho chất thải ở đáy ao bị khuấy động. Khí độc thoát ra và bao phủ khắp khu vực đáy ao.
    Khi phát hiện khí độc, bà con nên si phông đáy ao, tăng cường chạy quạt nhằm bổ sung lượng oxy hòa tan trong nước. Tiến hành thay nước từ từ. Sử dụng men vi sinh AZ16 và Yucca để triệt tiêu khí độc hiệu quả.
    Thứ 4:Quản lý độ PH trong ao.
    Độ PH trong ao nuôi luôn phải đạt từ 7.5 đến 7.8, biến động sáng và chiều không quá 0.5 độ.
    Nước mưa làm tăng axit trong nước, làm cho PH nước ao giảm thấp. Để hạn chế giảm pH trong ao nuôi khi trời mưa, bà con nên rải vôi dọc bờ ao trước khi mưa khoảng 10kg trên 1000m2. Sau khi mưa, nên hòa vôi tạt xuống ao khoảng 10 đến 20kg/hecta.
    Thứ 5:Quản lý độ kiềm về mức thích hợp.
    Trong nuôi tôm, độ kiềm đóng vai trò rất quan trọng. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình lột xác, sinh trưởng, mà còn là yếu tố quyết định đến năng suất của vụ nuôi.
    Tôm thẻ chân trắng độ kiềm thích hợp nằm trong khoảng 100 đến 150mg trên 1 lít. Do đó, cần chú ý nếu sau mưa, độ kiềm nước ao tôm thấp thì bà con có thể bón vôi nóng, vôi canxi CaCO3, hay vôi dolomite. Ngoài ra có thể sử dụng thêm carbonate để nâng kiềm nhanh.
    Lưu ý: Mỗi lần tăng độ kiềm chỉ nên tăng khoảng 10mg trên 1 lít. Bởi nếu độ kiềm tăng quá nhanh sẽ làm tôm bị sốc, sức đề kháng giảm.
    Thứ 6:Quản lý tảo trong ao tôm.
    Những ao tôm có màu nước đậm chứng tỏ là tảo đã già. Khi mưa tảo rất dễ tàn. để hạn chế tình trạng tảo tàn, bà con nên xài men vi sinh Az16 liên tục để duy trì màu trà nhạt suốt vụ nuôi, Khi đấy tảo còn non đang ở pha tăng trưởng thì mưa cũng không sợ tảo tàn nữa ạ.
    Nếu ao lỡ bị tảo tàn bà con dùng men vi sinh AZ16 để phân huỷ xác tảo, Bổ sung men tiêu hoá Lactoplus vào thức ăn để tôm hấp thu được tối đa dinh dưỡng, tang khả năng tiêu hoá và loại bỏ xác tảo nếu tôm lỡ ăn phải.
    Thứ 7:Quản lý lượng oxy.
    Cần chuẩn bị oxy viên để đánh xuống ao khi mưa. Nhằm đảm bảo lượng oxy trong ao. Liêu lượng 2-3kg trên 1000m khối nước. Tăng cường quạt nước để giữ lượng oxy hòa tan ổn định trong ao.
    Thứ 8:Quản lý lượng thức ăn.
    Khi trời mưa, nhiệt độ giảm tôm sẽ giảm ăn. Nhiệt độ giảm 1 độ C đột ngột. Tôm giảm ăn từ 5-10%. Nhiệt độ giảm đột ngột 3 độ C. Tôm giảm ăn tới 30-50%. Bà con nên ngừng cho ăn. Cho đến khi hết mưa thì cho ăn với số lượng giảm 30-50% lượng thức ăn bình thường. Điều này nhằm hạn chế thức ăn dư thừa. Tảo lục phát triển mạnh. pH nước ao dao động. Tôm bị đóng rong.
    Khi trời mưa Tôm lột có nguy cơ mềm vỏ vì lột do bị kích thích đột ngột. Thêm nữa nước mưa làm nồng độ các khoáng chất trong nước giảm khiến việc tái tạo vỏ càng khó khăn hơn. Để đảm bảo sức đề kháng và tránh cho tôm bị mềm vỏ. Có thể trộn vào bữa chính các loại vitamin tổng hợp cộng khoáng chất Complex và vitamin C mỗi ngày để chống sốc cho tôm.
    Cách quản lý ao tôm mùa mưa không quá khó. Chủ yếu bà con nên có sự chuẩn bị và thực hiện đồng bộ những biện pháp trên càng sớm càng tốt. Trước và trong quá trình mưa.
    Chúc bà con vụ nuôi thành công. Xin chào và hẹn gặp lại
    BÀ CON VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0907 010 363 ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT NHÉ!
    #thuocthuysananhtuan #tomgionganhtuan #tomnhanhlon #dekhangkhoe
    #thuysananhtuan #tomgiongkhangbenh #az16 #mantolliver #dichcaotoiden #biomax #nanoremix #dichcaonghe #giaiphapquanlyaotommuamua #giaiphapdinhcaoquanlyaotommuamua #thuysananhtuan #giaiphapquanlymuamuatrongaonuoitom #quanlyaotommuamua
    #complex #ginsen #lactoplus #covikon #cagaileo #GiảiPhápĐỉnhCaoQuảnLýAoNuôiTômMùaMưa #giaiphapquanlyaonuoitomuamua #giaiphapmuamuachoaotom #giaiphapchoaonuoitommuamua #thuocthuysan

ความคิดเห็น • 2

  • @tomgiong-thuocthuysananhtuan
    @tomgiong-thuocthuysananhtuan  หลายเดือนก่อน +1

    BÀ CON VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0907 010 363 ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT NHÉ

    • @tomgiong-thuocthuysananhtuan
      @tomgiong-thuocthuysananhtuan  หลายเดือนก่อน +1

      BÀ CON VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0907 010 363 ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT NHÉ