HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT MỚI NHẤT THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 26 มิ.ย. 2024
  • Theo quy định mới của Luật bảo vệ môi trường 2020, kể từ ngày 01/01/2025, tất cả chủ nguồn thải (cá nhân, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, sản xuất, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, xí nghiệp, nhà máy, …) có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt điều phải thực hiện phân loại rác thải thực hiện phân loại rác thải hay còn gọi chất thải rắn sinh hoạt trước khi chuyển giao rác thải sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý.
    Tại điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường, chất thải rắn sinh hoạt được chia thành 04 nhóm chính, đó là:
    Nhóm 1: Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế;
    Nhóm 2: Chất thải thực phẩm;
    Nhóm 3: Chất thải rắn sinh hoạt khác;
    Nhóm 4: Chất thải nguy hại;
    Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản Số: /BTNMT-KSONMT ngày 02 tháng 11 năm 2023 về hướng dẫn chi tiết kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt, cụ thể:
    Chất thải tái chế bao gồm: Những loại rác có thể bán được cho phế liệu như giấy, báo, giấy tập, bìa carton, giấy vỏ hộp sửa; lon kim loại nhôm, sắt, đồng (lon bia, lon nước ngọt), dao, kéo, xoong nồi, hộp kim loại đựng thực phẩm; Đồ nhựa, đồ mủ, chai nhựa; chai thủy tinh, ….
    Chất thải thực phẩm bao gồm: thực phẩm hết hạn sử dụng, rác vườn dễ phân hủy, thức ăn thừa, vỏ rau củ, rơm, rạ, lá cây, bã mía, bã trà, bã cà phê, vỏ sò, vỏ ốc,…
    Chất thải rắn sinh hoạt khác: Áo, quần, bao tay, vớ, tất rách cũ; giẻ lau; băng, tả; sành, sứ, gốm, chén bát vỡ, đầu lọc thuốc lá, giấy ăn đã sử dụng; vỏ bao bì bánh kẹo, giấy bạc; cao su găng tay, tóc, lông động vật, …
    Sau khi phân loại:
    Đối với rác có thể tái chế như giấy, nhựa, lon nhôm, thủy tinh… chúng ta hãy thu gom vào nơi riêng, sau đó bán lại cho các nơi thu mua phế liệu hoặc các cơ sở tái chế.
    Rác thực phẩm có thể tận dụng ủ phân hữu cơ (phân compost) hoặc giao nộp cho người thu gom rác.
    Chất thải rắn sinh hoạt khác: Áo, quần, bao tay, vớ, tất rách cũ; giẻ lau; băng, tả; sành, sứ, gốm, chén bát vỡ, … người dân giao nộp cho lực lượng thu gom rác.
    Các nhóm chất thải sau khi phân loại sẽ được khuyến khích bỏ vào các túi đựng rác thải khác nhau và điều đặc biệt của quy định phân loại rác mới đó là các loại túi, bao bì đựng các loại chất thải rắn sinh hoạt khác nhau có màu sắc khác nhau, cụ thể:
    Bao bì đựng chất thải tái sử dụng, tái chế thì có màu trắng hoặc xanh dương. Ưu tiên màu trắng để thấy được các loại chất thải bên trong
    Bao bì đựng chất thải thực phẩm thì có màu xanh lá
    Bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt khác thì có màu vàng
    Bao bì đựng chất thải nguy hại thì có màu cam
    Màu sắc túi, bao bì đựng rác không chỉ có ý nghĩa nhận dạng các nhóm rác thải sinh hoạt sau khi phân loại mà còn có ý nghĩa phân biệt chi phí mà chủ nguồn thải (hộ gia đình) phải chi trả theo thể tích hoặc khối lượng rác phát sinh.
    Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định màu sắc khác.

ความคิดเห็น •