Nhạc sĩ Văn Phụng - 70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam (1930-2000)

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 6 ก.พ. 2025
  • Văn Phụng (1930-1999) là một trong những nhạc sĩ sáng tác và hòa âm tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam.
    Nhạc sĩ Văn Phụng tên đầy đủ là Nguyễn Văn Phụng, sinh tại Nam Định trong một gia đình bốn anh em mà ông là thứ hai.
    Thời nhỏ gia đình ông chuyển lên Hà Nội sinh sống. Khi đi học, Văn Phụng là một học sinh xuất sắc. Ông học tiểu học tại trường Louis Pasteur, trung học ở trường Albert Sarraut. Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp Tú tài, Văn Phụng theo học ngành Y vì ý muốn của cha ông. Nhưng chỉ được một năm Văn Phụng bỏ học để theo âm nhạc.
    Học đàn dương cầm từ nhỏ cộng thêm được sự chỉ dạy của hai giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng, năm 15 tuổi Văn Phụng đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong cuộc tuyển lựa tại Nhà hát Lớn Hà Nội với nhạc phẩm "La Prière d’Une Vierge".
    Năm 1946, trong một lần chạy loạn về Nam Định, Văn Phụng trú tại nhà thờ Tứ Trùng ở Chợ Cồn và gặp linh mục Mai Xuân Đình. Vị linh mục đã chỉ dạy cho ông về âm nhạc và giáo lý.
    Năm 1948 cũng là năm Văn Phụng sáng tác ca khúc đầu tay Ô mê ly trong một lần vui đùa ca hát cùng bạn bè trong ban Quân Nhạc. Ông thường trình diễn nhạc phẩm này tại những vũ trường ở Hà Nội. Bài hát đã được hoan nghênh đón nhận và kể từ đó tên tuổi Văn Phụng được giới yêu nhạc chú ý. Về sau Ô mê ly còn nổi tiếng cùng tiếng hát của ban Thăng Long với Thái Thanh, Phạm Đình Chương. Ca sĩ Ánh Tuyết cũng thường trình diễn nhạc phẩm này những năm thập niên 2000.
    Văn Phụng đã sáng tác trên sáu mươi ca khúc, trong số đó có rất nhiều nhạc phẩm đặc sắc như: Bức họa đồng quê, Trăng sơn cước, Yêu, Tôi đi giữa hoàng hôn, Suối tóc, Mưa, Tiếng dương cầm, Giấc mộng viễn du, Tình,...
    Năm 1948, Văn Phụng quay về Hà Nội. Theo lệnh tổng động viên, ông gia nhập Ban Quân nhạc Đệ tam tiểu đoàn danh dự. Chính ở đây, Văn Phụng đã quen với những người mà về sau cũng trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam như Nhật Bằng, Đan Thọ, Nguyễn Hiền, Văn Khôi, Vũ Thành... Thời gian đó, ông được nhạc trưởng người Pháp gốc Đức tên Schmetzer chỉ dẫn cho về hòa âm.
    Năm 1978, gia đình Văn Phụng vượt biển đến Malaysia. Sau 5-6 tháng ở đây, gia đình ông định cư tại California, Hoa Kỳ.
    Ngày 17 tháng 12 năm 1999, ông qua đời do biến chứng của bệnh tiểu đường.
    Biên soạn: Hoài Nam, SBS Radio, Úc Châu.
    Cover Mây Viễn Phương
    Fanpage: / sevenarts89
    #NhacsiVanPhung #70namtinhcatrongtannhacvietnam #Văn_Phụng #SuoiToc #tiengduongcam #yeu #ToiDiGiuaHoangHon #Ô_Mê_Ly
    #tinhkhucbathu #nhacxua #nhacvangxua #nhactrutinh #nhachaingoai #nhachay #pre1975 #nhactienchien #tinhkhucdedoi

ความคิดเห็น • 14

  • @cohtran
    @cohtran ปีที่แล้ว +11

    Một nhạc sĩ tài đức vẹn toàn, ông đã để lại cho khán thính giả Việt Nam những tuyệt tác bất tử với thời gian. Rất cảm ơn admin về sự chia sẻ rất tốt đẹp và đầy thiện chí này.

  • @cuulonggiang1665
    @cuulonggiang1665 2 หลายเดือนก่อน +1

    Trên cả tuyệt vời. Nhạc hay vầy mà chúng cấm, nói với em là nhạc phản động đồi trụy, ...s.uc vat thật.

  • @lenguyen-wr3dy
    @lenguyen-wr3dy 4 หลายเดือนก่อน +3

    Cảm ơn chủ kênh Mây Viễn Phương đã sưu tầm đem lại kiến thức và lịch sử âm nhạc của các nhạc sĩ lớn cho mọi người được biết ❤❤🎉🎉

  • @michellenguyen55
    @michellenguyen55 ปีที่แล้ว +4

    Nghe lai khuc Tieng duong cam cu ngo nhu ong van con dau day ,,, mot nhac sy tai hoa that muon van luyen tiec ,,, nay co CH cung da ve chung giac mong ben kia thien duong tinh ai cua doi uyen uong ma chung ta tung yeu men !

  • @ThaoNguyen-wx4bj
    @ThaoNguyen-wx4bj 4 หลายเดือนก่อน +3

    Thật là tuyệt vời khi được nghe những ca khúc sâu lắng du dương không kém phần lãng mạn của nhạc sĩ Văn Phụng.,❤

  • @trungson7777
    @trungson7777 ปีที่แล้ว +5

    Một nhạc sĩ tài hoa , đạo đức , để lại cho đời những tác phẩm bất hủ .. Xin cảm ơn .

  • @ngoctu1656
    @ngoctu1656 7 หลายเดือนก่อน +4

    Tat ca bai nhac cua Nhac si Van phung deu bat hu

  • @phucchuquang1231
    @phucchuquang1231 3 หลายเดือนก่อน +1

    Cảm ơn Mây Viễn Phương nhiều lắm.

  • @raymondthuy1
    @raymondthuy1 11 ชั่วโมงที่ผ่านมา

    Các ca sĩ, trước khi trình bày một bài nhạc, nên tìm hiểu ý nghĩa của bài nhạc lẫn từng câu hát, từng lời nhạc được viết để hát cho đúng :
    - ...gió lao xao NGẢ hàng phi lao...
    Gió làm nghiêng NGẢ hàng cây phi lao. Chứ hát là NHẢ, thì thật vô nghĩa.
    - ...với xót xa lệ tình KHÔN LAU...
    Khôn lau = không thể lau = lệ khóc vì tình quá nhiều chẳng lau nổi!
    Chứ hát là "lệ tình KHÔNG LÂU" thì còn nghĩa lý quái gì nữa.
    - ...ÚA NHÀU tâm tư ...chứ không phải ÚA NHÀO!! NHÀU = nhàu nát, một tâm tư héo úa và nhàu nát = một tâm trạng rất phiền muộn.
    Hát tầm bậy, chứng tỏ trình độ kiến thức về văn chương, văn học quá kém cỏi, thì chỉ là người hát, chứ không thể là người trình bày bản nhạc. Vì có hiểu rõ, hiểu đúng đâu mà trình bày!!
    Thật cơ khổ!

  • @doanhop712
    @doanhop712 10 วันที่ผ่านมา

    Nên trích dẫn lấy nguồn từ đâu để tôn trọng tác giả

  • @anhtuantruong6422
    @anhtuantruong6422 ปีที่แล้ว +3

    Ông quá đẹp trai , đầu chất nghệ sĩ . Thích nhất là bản " giấc mơ hồi hương " 1 thời tôi khóc khi nghe bài này

    • @dongngatran8089
      @dongngatran8089 4 หลายเดือนก่อน +1

      Giấc mơ hồi hương của ns Vũ Thành !