ไม่สามารถเล่นวิดีโอนี้
ขออภัยในความไม่สะดวก

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀM TRỐNG BÌNH AN

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 20 ธ.ค. 2018
  • Nghề trống ở ấp Bình An, xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, Long An đã hình thành cách đây gần 200 năm. Theo lời kể của nghệ nhân Nguyễn Văn Mến (Năm Mến), ông cố của ông Mến là cụ Nguyễn Văn Ty chính là người đã khai sinh ra nghề trống Bình An. Gần 200 năm trước, cụ Nguyễn Văn Ty đóng một chiếc ghe lớn, chở nước mắm đi bán ở Rạch Gầm - Xoài Mút của tỉnh Tiền Giang. Một lần, qua một con kinh nọ, thấy người ta thịt trâu rồi vứt da trôi lềnh bềnh trên mặt nước, cụ bèn vớt lên, kiếm tre, chẻ ra vạt nhọn đầu, cắm xuống đất làm nọc rồi căng da lên phơi khô. Rồi từ những tấm da đó, cụ lần mò làm thành những chiếc trống.
    Lúc đầu, do tay nghề còn non nên âm thanh của trống hãy còn chưa chuẩn, thân trống cũng còn rất sơ sài. Tuy vậy, cụ Ty vẫn bán được trống cho một số đình, chùa. Từ đó, thấy nghề buôn nước mắm không lời, dần dà, cụ chuyển sang nghề làm trống để bán, và tạo lập nên nghề bịt trống cho gia tộc họ Nguyễn ở Bình An. Đến đời ông nội của ông Năm Mến là cụ Nguyễn Văn Tịnh, hầu như vẫn làm trống theo như đời trước, mà chưa có cải tiến gì mấy. Qua đời cụ thân sinh của ông Năm Mến là cụ Nguyễn Văn Tình, nghề trống gia truyền này đã có được bước tiến đáng kể. Cụ Tình đã nghĩ ra việc lập dàn trò (dàn giáo) để bịt trống, dùng chính da trâu cắt ra thành dây để bịt trống, làm cho thân trống cân đối, tinh tế và đẹp hơn hẳn trước đó, âm thanh của trống cũng tốt hơn. Nhờ vậy, gia tộc này đã thu hút được một lượng khách hàng đáng kể tới đặt làm trống cho chùa, đình, trường học, ban nhạc lễ … Đến nay, có tất cả 5 đời của gia tộc này làm nghề trống, tạo thành một làng nghề trống ở ấp Bình An. Những hộ có tay nghề cao, có uy tín thì làm trống do khách tới đặt hàng, những hộ còn lại thì làm trống hàng, tức là loại trống làm sẵn theo một kích cỡ, chủng loại nào đó rồi đem ký gửi ở các đại lý trên quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh nhờ bán.

ความคิดเห็น •