Khi nào cho trẻ cắt amidan và cách chăm sóc

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 8 พ.ค. 2020
  • Viêm VA và amidan là bệnh lý có khả năng tái phát nhiều lần, thậm chí còn trở thành một ổ vi khuẩn tiềm tàng, sẵn sàng bùng phát bất cứ lúc nào và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn. Một số trường hợp, việc chỉ định nạo VA, cắt amidan là hết sức cần thiết. Những thắc mắc như “cắt amidan như thế nào? Nên cắt amidan không? Hay Amidan to có nên cắt không?” được rất nhiều người quan tâm.
    Có nên cắt amidan không? Cắt amidan là việc loại bỏ đi sự có mặt của amidan khi nó hoàn toàn không còn giúp ích cho cơ thể. Chẳng hạn như với trẻ em bị viêm amidan mãn tính dai dẳng, amidan to có nên cắt không thì câu trả lời là Có. Do các trường hợp này đều gây biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trên thực tế, việc khuyến khích cắt amidan là rất hạn chế vì cơ quan này có nhiều lợi ích đối với cơ thể.
    Cắt amidan như thế nào? Trước khi cắt amidan, bác sĩ cần phối hợp với phụ huynh làm công tác tư tưởng và tạo tâm lý thoải mái cho trẻ, có thể lựa chọn gây mê hoặc gây tê tại chỗ để giảm đau đớn khi phẫu thuật. Các trường hợp trẻ được chỉ định cắt amidan:
    Khi bị viêm amidan từ 5 - 6 đợt cấp tính trong vòng một năm hoặc viêm amidan mạn tính kéo dài, đã điều trị nội khoa tích cực trong 4 - 6 tuần nhưng bệnh nhân vẫn đau họng, sưng hạch cổ,…
    Khi viêm amidan có kèm các biến chứng khác nhau như viêm xoang, viêm tai giữa hoặc áp-xe quanh amidan, áp-xe cạnh họng, nhiễm trùng sau họng, viêm tế bào, viêm cơ tiêm, viêm khớp, viêm cầu thận,…
    Khi amidan có kích thước quá lớn làm cản trở ăn uống và hoạt động hô hấp, gây ra ngủ ngáy, ngưng thở lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái diễn nhiều lần.
    Khi có nhiều ngóc ngách của amidan chứa các chất tiết gây hôi miệng, trẻ bị nuốt nghẹn hoặc nghi ngờ có khối u ác tính.
    Giai đoạn sau phẫu thuật cắt amidan, vết thương còn rất nhạy cảm, do đó cha mẹ phải chú ý đến chế độ ăn uống để giúp trẻ chóng khỏe. Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp. Đặc biệt phải cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước oresol để tránh mất nước. Hạn chế đồ ăn cứng có thể gây ma sát ảnh hưởng tới vết thương. Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng nên hạn chế bởi các chúng rất dễ ứ đọng ở vùng tai, mũi, họng. Nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu trẻ có các dấu hiệu sau:
    Trẻ sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt paracetamol.
    Nôn nhiều, đau tăng lên.
    Trẻ bỏ ăn hoàn toàn.
    Máu chảy trầm trọng từ miệng hoặc mũi hoặc nôn ra máu
    Đau họng nặng và không đáp ứng với thuốc trong vòng 48 đến 72 giờ.
    Trẻ bị mất giọng
    Việc cắt amidan có liên quan đến một số vấn đề sau đây:
    Sức đề kháng của trẻ sau khi cắt amidan
    Khi cắt amidan sạch hoàn toàn thì trẻ không có nguy cơ bị tái phát bệnh nữa. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể mắc phải viêm họng, viêm mũi họng,... với các triệu chứng tương tự.
    Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: / @vinmechospital
    Liên hệ với Vinmec:
    Fanpage: / vinmec
    Website: www.vinmec.com
    TikTok: / benhvienvinmec
    Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
    vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nu...
    ------------------------
    Bản quyền thuộc về Vinmec
    Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

ความคิดเห็น • 16

  • @chuannguyenvan9517
    @chuannguyenvan9517 9 หลายเดือนก่อน

    Qua ro ràng. Qua y nghia

  • @nghialethi3067
    @nghialethi3067 ปีที่แล้ว

    Cho tôi hỏi trẻ 5 tuổi mà thường xuyên hay bị ho và sổ mũi có cắt được không ạ

  • @tranghoangthuy7662
    @tranghoangthuy7662 ปีที่แล้ว

    Chào bác sĩ bé nhà em 39 tháng tuổi, cháu thường xuyên bị amidan có khi 2 , 3 tuần lại tái lại, và sốt cao, mỗi lần sốt cao hay bị co giật ạ, dù đã cho uống thuốc hạ sốt nhưng khó hạ, và chườm liên tục nhưng vẫn bị giật ạ, vậy có nên cắt amidan k ạ

  • @kenttmusic543
    @kenttmusic543 2 หลายเดือนก่อน

    Em muốn đặt lịch khám và cắt tại chi nhánh đà nẵng ạ

  • @trinhhoang640
    @trinhhoang640 ปีที่แล้ว

    Bé hơn 3 tuôi cắt dk kg ạ

  • @trandiep9988
    @trandiep9988 4 ปีที่แล้ว

    cho tôi hỏi khi trẻ cắt amidam dược 9 ngày rồi mà cháu vẩn đau nhìn vào họng thấy như một màng mủ đóng trong vòm họng , kg thấy cháu sốt chỉ thấy ăn thì kêu đau và khó nuốt tôi rất lo lắng , xin đc BS tư vấn giúp tôi xin chân thành cảm ơn ,

    • @VinmecHospital
      @VinmecHospital  4 ปีที่แล้ว

      Chào anh/chị, vì với từng thể trạng của từng người sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. anh/chị nên đưa bé tới thăm khám trực tiếp với các bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn điều trị nhé. Để được tư vấn dịch vụ và đăng ký hẹn khám, anh/chị vui lòng cung cấp số điện thoại và khu vực sống, ad sẽ chuyển thông tin của anh/chị tới cskh hỗ trợ thêm thông tin và hẹn khám nhé

  • @yennhinguyen2
    @yennhinguyen2 2 ปีที่แล้ว

    4 tuổi cắt đk chưa ba cháu bị sưng to man tinh

    • @VinmecHospital
      @VinmecHospital  2 ปีที่แล้ว

      Nếu trẻ 4 tuổi và trên 15 kg là đã có thể cắt được amydan. Đặc biệt trong các trường hợp hay sưng viêm hoặc gây cản trở đường thở của bệnh nhân

  • @thuonglo7336
    @thuonglo7336 2 ปีที่แล้ว

    Trẻ hơn 2tuoi có cắt amidan được không ạ

    • @VinmecHospital
      @VinmecHospital  2 ปีที่แล้ว

      Chào bạn, bạn vui lòng để lại số điện thoại và khu vực sống hoặc chủ động liên hệ hotline Vinmec 1900 232 389 nhấn phím 0 để CSKH hỗ trợ nhé

  • @phamducdung03
    @phamducdung03 2 ปีที่แล้ว

    18t cắt đc k ạ

    • @VinmecHospital
      @VinmecHospital  2 ปีที่แล้ว

      "Chào bạn,
      Đối với trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi, nên hạn chế cắt Amidan. Do vậy, trong độ tuổi của bạn vẫn cắt được.
      BS CKII Nguyễn Văn Thái chia sẻ chi tiết tại đây:
      www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cat-amidan-thuong-duoc-chi-dinh-trong-truong-hop-nao/"

    • @tanthoiminhnguyet1-bachbop769
      @tanthoiminhnguyet1-bachbop769 หลายเดือนก่อน

      E nay 35 t,cho e hỏi cắt xong,được về hay fai nằm viện ạ

  • @vopham3558
    @vopham3558 2 ปีที่แล้ว

    6 t cắt đk chưa bs

    • @VinmecHospital
      @VinmecHospital  2 ปีที่แล้ว

      Chào bạn, vì với từng thể trạng của từng người sẽ có phương pháp điều tri khác nhau, bạn nên đưa bệnh nhân tới thăm khám trực tiếp với các bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn điều trị phù hợp nhé.