Dược học các thuốc điều trị hen và COPD

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 28 ส.ค. 2024
  • Khóa đào tạo liên kết đại học Pháp - Việt: Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý hô hấp năm 2021
    Buổi 1: Ngày 10 tháng 5 năm 2021
    Giảng viên: GS.TS. Đinh Xuân Anh Tuấn
    Nội dung: Dược học các thuốc điều trị hen và COPD

ความคิดเห็น • 8

  • @dungdong9766
    @dungdong9766 17 วันที่ผ่านมา

    Cám ơn thầy và ê kíp!

  • @ndtlanitya9364
    @ndtlanitya9364 3 ปีที่แล้ว +15

    00:00 Mở đầu
    01:10 Phát biểu của Thầy Tuấn
    05:10 Phát biểu của Cô Phương
    07:30 Một số nội quy
    09:15 Dược lý học các thuốc điều trị Hen & COPD
    10:10 Đường thở Bình thường vs. Bất thường
    13:30 Viêm
    19:20 Viêm trong Hen: Mối liên quan giữa Các tế bào (miễn dịch và cấu trúc [đường thở]) - Hóa chất (viêm) trung gian - Hệ quả.
    25:50 Co thắt phế quản
    - Actine - Myosine: Sự co thắt cơ (trơn) 27:35
    - Ion Ca2+ và Sự co thắt cơ trơn 31:20
    - Tăng Ca2+ nội bào > Tăng Ca2+ giải phóng từ mạng lưới nội chất hạt (hạt là các ribosome gắn lên mạng lưới nội chất)> Tăng co thắt. Ngược lại gây giãn cơ (trơn đường thở) 33:20
    40:40 Các yếu tố (gồm Circulatory, Neurogenic và Tissue) kiểm soát sự co thắt đường dẫn khí
    46:10 Hệ thần kinh Giao cảm & Phó giao cảm
    - Kích thích hệ thần kinh Giao cảm > Giãn phế quản.
    - Kích thích hệ thần kinh Phó Giao cảm > Co thắt phế quản, có (tăng) tiết nhầy
    - Mnemonic: Giao - Giãn; phÓ - cO, cÓ NHẦY
    50:00 Ý nghĩa Hệ phó giao cảm- bảo vệ hệ hô hấp.
    > Ứng dụng: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: thường ưu tiên dùng thuốc Ức chế hệ Phó Giao cảm (đã bị kích hoạt quá mức). Bệnh hen: thường ưu tiên dùng thuốc Kích hoạt hệ Giao Cảm.
    58:00 Hệ thần kinh Phó Giao Cảm
    01:00:00 Sinh hóa tế bào & Thuốc điều trị Hen, COPD
    (1) 01:01:00 Tín hiệu tế bào- Các phân tử tác động vào tế bào
    Các chất thuộc loại tan trong mỡ > xuyên qua màng tế bào, đến thẳng nhân tế bào đích để tác động vào tế bào.
    Các chất tan trong nước KHÔNG đi trực tiếp qua màng tế bào (các chất này được gọi là tín-hiệu-thứ-nhứt), cần thông qua thụ thể (receptor) và từ đó nương nhờ tín hiệu thứ cấp (2nd messenger, tạo ra nhờ tế bào tiếp xúc với tín-hiệu-thứ-nhứt), để tác động vào tế bào. Tín hiệu thứ cấp, ví dụ: AMP vòng (cAMP) 01:39:20
    (2) 01:10:00 Tín hiệu tế bào- Tác động như thế nào vào tế bào? Để thay đổi tế bào, các chất được đưa vào cơ thể (ví dụ, thuốc, chất gây dị ứng), sau khi thông qua hệ thống tín hiệu thứ nhứt hoặc thứ cấp, gây một trong ba tác động sau lên tế bào:
    - tăng khả năng thấm ion của màng tế bào
    - hoạt hóa các enzyme trong tế bào
    - bắt nhân tế bào phiên mã
    Các tác động này theo đó làm thay đổi bản thân tế bào (và sau đó là nhóm tế bào, ví dụ: từng tế bào cơ trơn, và theo đó là toàn bộ cơ trơn [đường thở]) cuối cùng đưa ra biểu hiện 'co thắt/ co giãn đường dẫn khí'
    (3) 01:13:00 Acetylcoline (ACh) và thụ thể của nó (xem các hình bên link dưới để bổ trợ thêm)
    - ACh là chất trung gian gây tác động ở Hạch và Cơ quan đích của hệ Phó Giao cảm.
    - Receptor (thụ thể) tiếp nhận ACh của hệ Phó giao cảm gồm 2 loại: Nicotinic và Muscarinic
    - Receptor ở Hạch (của hệ Giao cảm và Phó giao cảm) thuộc loại Nicotinic.
    - Receptor sau hạch, tại cơ quan đích (của hệ PHÓ Giao cảm) thuộc loại Muscarinic (M) (Hình 3)
    Hình 1: image.slidesharecdn.com/anssnsbys-141030154714-conversion-gate02/95/autonomic-somatic-nervous-systems-21-638.jpg?cb=1414684182
    Hình 2: www.easynotecards.com/uploads/528/6/1c7a7974_150bb922c9b__8000_00008605.png
    Hình 3: cdn.britannica.com/48/8248-050-35C7A626/Organization-autonomic-nervous-system-acetylcholine-role-impulses.jpg
    (4) 01:15:30 Các thụ thể Muscarinic
    - M1-3-5 Hoạt động với Protein Gq
    - M2-4 Hoạt động với Protein Gi
    - Các cấu trúc liên quan giữa Receptor và Protein G.
    + Hình 4: R= receptor (ví dụ M1); G= protein G, nếu R=M1-2-3 thì G này là Gq. Nếu R=M2-4 thì G sẽ là Gi
    th.bing.com/th/id/Rdd5c69c43cf20ea3f2906ebffdc112df?rik=Q4eovo6Q2fdi6w&riu=http%3a%2f%2fupload.wikimedia.org%2fwikipedia%2fcommons%2f8%2f8e%2fG_protein.jpg&ehk=aWNiLTC10%2fg1rZ0%2fatTuh6m3CAr3ox1aXKvE582o8zQ%3d&risl=&pid=ImgRaw
    + Hình 5: upload.wikimedia.org/wikipedia/en/9/97/GPGIC_schematic.jpeg
    - Cơ chế tác động sâu hơn (tín hiệu nội bào) của Hệ thống Receptor-Protein G- và enzyme của nội bào liên tùy vào sự khác biệt của loại Protein G (Hình 6)
    + Với loại Protein Gq, Phospholipase-C-beta được kích hoạt gây tăng IP3 theo đó làm tăng Ca2+ nội bào.
    + Với loại Protein Gi (i= inhibitor), enzyme Adenylate cyclase (AC) bị ức chế gây giảm tạo cAMP ảnh hưởng đến các kênh ion (kích hoạt kênh K+)
    Hình 6: ai2-s2-public.s3.amazonaws.com/figures/2017-08-08/37b6d618b50c613d6a1ec233788a757567eb175f/2-Figure1-1.png
    01:32:50 Hệ thần kinh Giao Cảm - tương tự về các khái niệm:
    - Loại Receptor: alpha 1-2; beta 1-2-3
    - Protein G: alpha1 (hoạt động) với Gq; alpha2 với Gi và Beta với Gs (Hình 6)
    01:35:10 Cơ chế tác động của chất đồng vận Beta-2-adrenergic (beta2- agoniste) đối với tế bào cơ trơn (phế quản).
    01:45:00 Q&A

  • @saku323
    @saku323 2 ปีที่แล้ว

    Em cảm ơn thầy và cả ekip ạ.

  • @thinhleduc6131
    @thinhleduc6131 3 ปีที่แล้ว

    mong chờ trên youtube

  • @duocphamtruongtho4462
    @duocphamtruongtho4462 2 ปีที่แล้ว

    chia sẻ hữu ích!

  • @tranhoang3836
    @tranhoang3836 3 ปีที่แล้ว

    Cảm ơn Thầy

  • @haonguyenanh5362
    @haonguyenanh5362 2 ปีที่แล้ว

    Cho e xin bản học buổi sau ạ. E tìm không được