CÁCH NHẬN BIẾT MẬT ONG BỊ HƯ / HỎNG? Và MẬT ONG ĐỂ ĐƯỢC TRONG BAO LÂU

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 24 พ.ย. 2020
  • Câu hỏi23: CÁCH NHẬN BIẾT MẬT ONG BỊ HỎNG???
    Vậy nếu như mật ong bị hỏng thì làm sao chúng ta nhận biết được?
    Thật may mắn, bạn hoàn toàn có thể nhận biết bằng cách trực quan dựa trên 3 yếu tố: màu sắc, mùi thơm và hương vị của mật ong.
    Cụ thể, đối với mật ong để lâu trên 3 năm ở điều kiện tự nhiên thì:
    ✅* 1. Bằng màu sắc: Bình thường mật ong có màu vàng, nếu để càng lâu sẽ chuyển màu đen. Khi khuấy lên thấy mật ong bị đen, tốt nhất các bạn nên bỏ đi. Tuy nhiên cách này không áp dụng cho 1 số trường hợp ngoại lệ với 1 số loại mật ong có màu đen như mật ong Manuka.
    ✅* 2. Bằng cách ngửi: Hương thơm ngọt đặc trưng của mật ong cũng bị giảm sút. Thậm chí với mật đã hư hoặc bị nhiễm nước sẽ dễ lên men sinh ra có mùi khó chịu, mùi chua và hắc.
    ✅* 3. Bằng cách nếm: Bình thường mật ong có vị ngọt xen chút ít chua. Mật để càng lâu thì vị chua càng tăng, vị ngọt giảm làm mật ong bị chua và 1 số trường hợp còn có thêm vị cay do lên men. Khi để lâu hơn, mật sẽ lên men, có bọt trên bề mặt và mật ong có mùi rượu rõ ràng.
    ----/----
    ❇Lưu ý: Có một số bạn hay hỏi tôi rằng mật ong nhà bạn ấy để lâu năm những vẫn còn có vị ngọt thì liệu có dùng được nữa không. Câu trả lời của tôi vẫn là không, vì lúc này độ ngọt còn nhưng chắc chắn sẽ có chút vị chua dần cũng sẽ hư.
    Đặc biệt lúc này hàm lượng chất HMF cũng tăng lên mà bạn không thể nhận biết bằng giác quan thường sẽ rất có hại cho con người nếu tiếp tục sử dụng.
    Lúc này các bạn nên bỏ ngay số mật ong đó đi.
    ---/---
    ♨Ghi chú thêm chất HMF là gì nha???
    theo các nghiên cứu thì trong mật ong có hàm lượng chất Hydroxymethylfurfural (viết tắt là HMF), là một chất độc do nhiệt độ làm mất nước của fructose sinh ra khi bảo quản mật ong ở nhiệt độ trên 30 độ C và khi nhiệt độ cao trên 60 độ C thì tốc độ sinh HMF càng lớn.
    - Hàm lượng HMF khoảng 200mg/kg có thể làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
    Do đó, trong hoạt động xuất nhập khẩu, giới hạn HMF cao nhất đối vs mật ong: 40-80mg/kg.
    - Lúc mới thu hoạch, hàm lượng HMF trong mật ít hơn 5mg/kg. Sau 100 - 300 ngày (nửa năm đến 1 năm) bảo quản ở nhiệt độ 30 độ C thì lượng HMF sẽ tăng thêm 30mg/kg.
    - Trong 2 năm, hàm lượng HMF có thể đạt 80mg/kg, cộng thêm thời gian bảo quản trước khi xuất xưởng của mật ong từ 6 tháng đến 1 năm thì hàm lượng HMF có thể đạt 100mg/kg vẫn vô hại khi sử dụng.
    Như vậy, mật ong có thể bảo quản được lâu nhưng nếu lâu quá 2 năm thì không còn tốt nữa mà đã dần trở thành chất độc.
    Do đó, dù mật ong không bị hư hỏng nhưng thời gian đã quá 2 năm thì tốt nhất là nên bỏ đi.
    Hương Jenie tổng hợp từ nguồn internet
    #HươngJenie
    #QueenBee
    #Mật_ong_rừng_Nguyệt_Nga
    #100_câu_hỏi_về_Mật_ong_nguyên_chất
    Zalo 0987.962.967

ความคิดเห็น •