Từ nhỏ, mẹ em đã dạy rằng dù con trai hay con gái thì đều phải biết nấu ăn, biết dọn dẹp nhà cửa, không phải để giúp cho mẹ mà là để tự phục vụ bản thân mình
Mẹ mình cx thế, kiểu nói là, ở nhà có thể không làm nhưng phải biết làm, lên đại học hay xa nhà các thứ có thể tự chăm sóc bản thân, chứ không phải để phục vụ ai. Mẹ nuôi m ăn học không phải để đi làm osin free cho thằng khác 😀😀😀
Nhiều người ( cả nam lẫn nữ ) hiểu lầm phong trào nữ quyền, rằng là nữ quyền là nữ đứng trên nam, là lấy danh nữ quyền ra thì muốn làm gì cũng được. Nữ Quyền chính là Bình Đẳng Giới. Và bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó, chứ không phải là cào bằng, không phải nam phải vầy nữ phải thế kia. Dành cho các bạn không hiểu vấn đề.
Mong những thành phần dân trí thấp phần nào thấm được những câu chữ của bạn. Họ không xứng đáng để nhân danh một quá trình đấu tranh của bao con người.
Đúng quá bạn ơi. Chính vì những người (có cả nam lẫn nữ) hiểu sai về "nữ quyền" và "bình đẳng giới", và có những hành động và tư duy "đạp lên đàn ông", mà khiến cho Nữ Quyền bị trở nên tiêu cực và đem làm trò đùa :(
Ko có ý gì nhưng mình thấy nữ quyền ở thế hệ mới hơi bị quá đà :')) Con gái đè đánh tôi như cko mặt dù ko làm gì mà chỉ cần nó nhờ mà ko làm là bị đập. 😅😅 sức mạnh nữ quyền.
Thật may mắn vì ở lứa tuổi mới chập chững bước vào đời này của mình có thể được biết đến một người luôn có những chia sẻ sâu sắc như vậy, cảm ơn Anh Trí vì những chia sẻ này ạ!
@@sdfdafs4158 Ước muốn đó có khi chỉ làm chính bạn và ng thân đau khổ hơn thôi. Một là mình chấp nhận hiện tại, còn không thì phải nỗ lực thay đổi nó thôi
E là nữ và trong gia đình e gần như ko có 2 từ bình đẳng. Từ lúc bé e đã thấy đc sự phân biệt đối xử, nhà e có 3 ng con (1 a trai và 1 e trai) và e có thể hiểu đc tất cả sự bất công mà các bạn nữ khác chia sẻ. Nhưng e đã từng phạm lỗi giống các bạn nữ hiện nay, đó là ghét đàn ông. Có lẽ là do các bạn còn trẻ và chưa hiểu nhưng ng các bạn ấy nên hận ko phải đàn ông, mà là những ng lớn, những ng của thế hệ trc, những ng dạy cho các đứa trẻ các phân biệt đối xử. Bởi sự phân biệt giới tính ko chỉ tổn thương các bạn nữ mà còn cả các bạn nam
Bạn ui những người hồi xưa cũng là những nạn nhân của tư tưởng cổ hủ này thoi, tư duy con người lúc đó còn hạn hẹp nên không trách họ được, việc có suy nghĩ khác và sẽ bị xã hội bày trừ khiến họ sợ hãi và vào khuôn khổ, nhưng giờ đã khác tư duy phát triển rồi, đừng sống trong quá khứ nửa mà hãy hướng tới tương lai đó bạn, khi mình cố gắng phấn đấu và thể hiện được khả năng của mình thì có thể người lớn họ sẽ thấy được nó , họ k nói ra nhưng chắc chắn trong tâm họ sẽ có sự thay đổi, không ít, không nhiều, mà thôi.
@@tantan7572 mình từng thấy người bị trầm cảm, 5 năm r vẫn chưa khỏi vì gia đình hành hạ đấy bạn ơi. Tư tưởng họ vẫn k thay đổi mặc dù nạn nhân đã rất nỗ lực trong công việc và xã hội. Như nhà mình, rất nhiều lần mình nói chuyện rõ ràng lại k đc quan tâm. Mình chỉ còn 1 cách duy nhất là thật giàu thì họ mới tha cho m thôi. Mà giàu họ cũng k tha cho m đâu vì họ nói là k cần tiền, chỉ cần m hạnh phúc mà luôn hành hạ m, chưa bao h lắng nghe mình. Nên sau này có nhiều tiền, trả nợ mà họ k lấy thì mình sẽ chính thức đoạn tuyệt. Và mình sẽ tố giác tất cả bạo lực gia đình, trọng nam khinh nữ, tư tưởng cổ hủ và cha mẹ độc hại trong suốt phần đời còn lại. Mình sẽ k mất j, còn họ dốt thì họ mất hết. Chứ mjnhf k thương nổi vì họ làm đầu óc mình chết đi sống lại nhiều lần.
@@duongcamha2280 um bạn, hoàn cảnh bạn mình không biết gì nên cũng không dám nói vào gì, nhưng mà đừng để hận thù chi phối bạn là được thôi, chúc bạn thoát ra được môi trường tocxic và có được cuộc sống mình mong muốn
Tự cảm thấy mình thật may mắn khi sinh ra trong một gia đình rất cởi mở và công bằng, sau khi xem clip của anh thì em mới nghiệm ra lý do đằng sau việc mỗi lần lễ giỗ là đàn ông, phụ nữ, con trai con gái đều xắn tay vào bếp hết và trên bàn nhậu thì già trẻ gái trai lớn bé gì đều chung mâm với nhau, cùng thảo luận nhiều vấn đề, là vì mẹ và các dì thật sự đều là những người phụ nữ bản lĩnh, lên được phòng khách, xuống được phòng bếp, và giữa mn với nhau luôn có sự tôn trọng. Em cũng rất có niềm tin là thời gian sau này vấn đề này sẽ không còn gây nhức nhói nữa bởi thực sự bây giờ con trai có thể vào bếp rất nhiều, em quan sát qua những lần liên hoan với bạn bè và lúc qua nhà bạn chơi, việc bếp núc bây giờ trở thành kĩ năng sống hay sở thích của mỗi người chứ không phải là bổn phận như ngày xưa nữa.
xin chia sẻ với anh câu chuyện của em. Ngày trước khi chồng em còn là người yêu thì bố em và một số bạn bố hay rủ ny em nhậu và sau mỗi lần nhậu ny em về bị mệt đâm ra sợ luôn những lần gặp bố. Sau một vài lần ảnh mới nói là "anh muốn đến nhà ăn uông nc với bố thôi chớ nhậu anh không thích mà giờ nói bố thì sợ bố buồn, mà giờ anh không biết làm sao mà không nhậu nữa" . Em đồng ý hai tay với ny em luôn. Sau đó em nói với ny em rằng: "anh để đó em nói với bố cho" Em nghĩ chuyện đó không thể nào không nói cho bố biết được dù rằng em rất sợ bố. Xong rồi em quyết tâm nói ra với bố rằng: "con biết là bố cũng muốn gần gũi với ảnh nhưng mà ảnh không thích uống rượu bố à và con cũng thích điều đó ở ảnh, ảnh không cần nhậu giỏi chỉ cần thương yêu lo cho gia đình là được và quan trọng hơn hết là con không muốn sau này con có một người chồng nhâu nhẹt bố à vì nhậu nhiều sẽ lên đô đó bố." Em nói xong mà em run tay luôn, tại em sợ bố quá. May mà sau này bố hiểu cái bố không ép uống nữa và bây giờ thì bố em lại hay nc với ck em Xin chia sẻ câu chuyện của em và xin đồng hành cùng với anh :)
Thực ra câu chuyện của bạn giống với mình. Nhưng thay vì mình bảo bạn gái nói với bố thì trong lúc nhậu mình nói khéo dc. Và tất nhiên người lớn chẳng ai chấp nhặt con nít bao giờ nên mình ko ngại khi phải nói về vấn đề nhậu này. Không biết bây giờ mấy bạn còn cả nể như thế kỉ trc ko nữa
@@vuhuyvh thật ra ny mình đã từ chối khéo nhiều lần rồi nhưng vẫn không khả thì và vẫn bị ép uống (mình ngồi gần đó nên mình biết nên là vì không nói khéo được nên chắc sẽ dùng cách hạn chế gặp nhau), và anh ấy muốn là chia sẻ với mình trước để nếu như anh có nói với bố thì em đừng buồn anh nhé! mình nói là" để em nói cho " vì vài lí do sau 1, mình là con gái bố nên nói thẳng ra sẽ không bị để bụng nhiều, (thường người lớn hay bị quê với con người ta hơn là con mình) 2, mình không muốn ny mình có ấn tượng không tốt trong mắt bố mẹ " kiểu như là ông bà nghĩ sửa lưng ý" 3, MÌnh muốn bày tỏ quan điểm: "con gái của bố me là muốn người đàn ông như thế nào" để bố mẹ mình biết rồi yên tâm vì con có suy nghĩ riêng Cảm ơn bạn đã quan tâm câu chuyện của mình nhé:)
như thế hệ mình gặp nhau, nói chuyện thôi đc rồi cx ko cần phải ăn uống linh đình, hay rượu bia, nhg thế hệ bố mẹ mình thì khác. Còn chuyện rượu bia thì đối với mình lúc nào có hứng thôi ko cần người khác ép mà tính mình ai ép mình chuyện ăn uống là mình thường say nâu ngay.
*Kiếm được 1 người cùng đồng hành, san sẻ, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau để yêu thương như cách mình đối xử với họ, bên nhau cả đời thực sự rất khó ! Thật may mắn và xin chúc mừng cho bạn nào kiếm được 1 nửa còn lại của đời mình có đầy đủ các yếu tố cần thiết để bên nhau cả đời ! Em cảm ơn anh Trí đã chia sẻ thêm 1 khía cạnh về cuộc sống ❤️❤️❤️*
chỗ quê vẫn còn đó anh, phụ nữ làm nhiều hơn. vấn đề em thấy, nó là 1 nét văn hoá từ lâu đời. Giờ các cô, các chị cũng mặc định nó đúng. gần đây giới trẻ nước ta tiến bộ hơn nói lên được suy nghĩ là điều đáng mừng.
Thời xưa người ta cũng k có internet như bây giờ, bây giờ công nghệ thông tin nhiều con người mở mang tư duy ra, thiệt ra nhiều người nói sống theo kiểu tây phụ nữ không làm gì là nói oan cho họ quá, nếu tìm hiểu sâu về văn hóa người ta thì người ta cũng làm sml à, mình k hiểu sao có nhiều tư tưởng ngu ngốc như vậy được luôn đó.
Đúng là đúng ở trường hợp nào, nhà có tiệc đàn ông dựng rạp dọn bàn ghế bưng đồ nặng mà, còn mấy người cho là đúng thì kêu cả đàn ông vào cùng làm buổi tiệc đấy, đến lúc đi phụ hồ xây dựng khuân vác nó bắt chia việc thì lại khóc lóc nói đàn ông ko ga lăng này nọ, mệt tư duy mấy người tiêu chuẩn kép.
Trước khi cưới vợ chồng em cũng nói rõ trước với nhau: "em đồng ý về chung nhà với anh ấy vì yêu thương và muốn chăm sóc nhau. Nếu lí do mình đến với nhau không phải vì điều đó thì em nghĩ chưa đến lúc" Thật tuyệt vời anh ạ, cs hôn nhân tụi em cũng có trật nhịp với nhau nhưng tụi em đều nhớ lại lí do lúc đầu ạ. Cảm ơn anh về chia sẻ quá chuẩn, nói đúng tâm lý của nhiều người trong đó có em ạ. Chúc anh nhiều sức khoẻ nhé ❤️
Đúng là thay đổi cả thế hệ là khó cực kì anh ạ, em ở quê cái lời nguyền trọng nam khinh nữ đó nó dã man mà có những người sẽ chẳng bao giờ nghĩ khác đi, làm em từ nhỏ đến lớn cực kì có thành kiến với việc làm dâu, mặc dù em cũng biết là sẽ có người này người kia. Nên em không nghĩ sẽ thay đổi người khác, em chỉ cố gắng để bản thân không rơi vào cái lời nguyền đó thôi. Cố gắng để độc lập, lúc đó mình sẽ có được sự lựa chọn, nhất là lựa chọn người có thể thấu hiểu và cùng bảo vệ nhau khỏi cái áp lực từ gia đình hai phía.
Thực sự rất thích video này của a Trí. Khi mà dịch bệnh không cho mọi người ra đường và "khiến" cho mọi thành viên phải ở nhà cùng nhau. E đã học được rất nhiều điều trong video này. Cảm ơn a Trí nhiều!
xem video này e mở mang tầm mắt lun ạ, e là con trai trưởng của dòng họ và như a trí ns e có những nỗi đau của e chả 1 ai hỉu đc cả, chỉ mình e tự kìm nén cảm xúc và cố gắng mạnh mẽ như lời người lớn dạy cho đến bây h vẫn k thoát đc sự cám dỗ ấy. Nhưng mà khi xem xong vd của a e cảm thấy như mình cx được thấu hiểu hơn và vui vẻ hơn ạ. E cám ơn a Trí và chúc a thành công sự nghiệp, hạnh phúc bên gđ ạ ^^
Ngay tư tưởng của các bà các mẹ cũng vẫn vậy nên luôn dạy con gái cháu gái mình phải thế, 1 lối tư tưởng ăn sâu vào tiềm thức, cảm giác tối muộn buồn ngủ rũ mắt ra vẫn phải ngồi để đợi cho mâm các chú các bác ăn xong rồi dọn dẹp, đúng là k phải ai cũng hiểu được 🤣🤣, lấy ck mà ck có tư tưởng vậy thì thôi, ở 1 mình cho lành
Còn có nhiều người chồng đi nhậu đi chơi cho đã , rồi tới 23h , 1h về dựng đầu vợ dậy đòi ăn cơm , nếu không có thì làm ầm ĩ , đánh đập vợ con. Nói nghe như đùa nhưng là có thật
@@nguyengiang8050 còn mấy hoàn cảnh còn bét nhè hơn nữa kìa. Ông Quéo nói thì đúng đấy, tôi cũng hi vọng ngày đó có thể xảy ra. Nhưng có lẽ là sẽ ko. Chừng nào còn sự khác biệt thì con người vẫn sẽ phân biệt đối xử, con người mà... đâu phải tiên, Phật.
Nhà ngoại mình. Đám tiệc gì lễ lộc gì ko biết. Phụ nữ cháu gái em gái, đi làm ko đi làm ko biết. Đều phải có mặt sớm để chuẩn bị. Còn người nam ( cậu dượng anh em ông chú bác) nếu có đến sớm cũng chỉ ngồi chơi uống nước nc. Đợi làm xong thì dọn lên cúng rồi ăn nhậu. Ăn nhậu xong bỏ chén dĩa đó, phụ nữ phải dọn dẹp. Đàn ông bỏ đi nhậu chỗ khác tiếp. Có lần phụ nữ mệt ko ai dọn nổi nữa nên để tạm đó. Một ông cậu lớn trong nhà chọi chén dĩa hết ra sân, nói ăn uống xong ko ai dọn. Mình ở nông thôn miền tây việt nam.
Bên nội mình gốc bắc, theo truyền thống là giỗ các cụ là anh em họ hàng tụ tập về cùng nhau làm cỗ. Không phân biệt nam nữ, ai cũng được phân công, chỉ có các ông bà và các bác lớn tuổi là ngồi chơi uống nước. Mọi người rất đoàn kết quý mến nhau, vui vẻ cùng nhau làm không ai so đo hay phân bì. Họ nhà mình có được coi là bình đẳng giới không nhỉ? Mọi người ai cũng mệt, nhưng chỉ mệt 1 ngày mà họ hàng vui vẻ gắn kết lâu dài. Thế hệ đi trước khó mà thay đổi được, thôi thì kệ họ, "dĩ hoà vi quý" bạn nhé! Xã hội ngày càng phát triển văn minh hơn rồi, thế hệ sau này sẽ khác bậc cha chú mình hiện tại.
@@haxuanphu9902 như vậy thì có không khí gia đình thật sự đó bạn ơi. Nếu ai cũng hiểu và biết chia sẻ công việc thì không chỉ một bộ phận nhỏ gồng lên mệt mỏi đâu nè. Cảm ơn bạn, hi vọng sau này sẽ dần tốt hơn.
Quê mình ở Ninh bình miền bắc.xong dỗ tết thì đàn ông đảm đương những việc nặng.như thịt gà,lợn.phụ nữ rửa rau,phụ giúp.những món chính thì đàn ông cũng đảm đương.ăn xong thì thanh niên trai,gái rửa.nên thấy vui.đến nhà khác cũng thấy đám đàn ông chỉ ngồi chờ rồi nhậu say.thấy mệt
@@HangVu-gh3rk mình cũng nghe nói ở nhiều nơi, đàn ông sẽ đảm đương những việc nặng nhọc và nhiều máu me, kể cả làm gà làm vịt, làm cá. Nhưng chỉ nghe nói thôi chứ chưa được thấy nè. Còn ở quê mình thì chỉ có những việc rất nặng như thịt trâu bò hoặc tiệc rất lớn cần huy động nhiều bàn ghế, thì đàn ông mới làm. Còn tiệc nhỏ, mà hàng năm ở quê mình nhà ngoại có cỡ 7 cái tiệc nhỏ nhỏ như thế, bao nhiêu việc không tên, phụ nữ đều được làm. Bạn thật hạnh phúc vì được sống trong 1 GĐ đầy sẻ chia như vậy.
@@binne7890 cảm ơn bạn nhé.mình cũng thấy vậy.ở đàng nhà ck mình(Xuân mai,Hà tây cũ,nay cũng thuộc Hà nội).thì bố mẹ ck đã chia sẻ cv nhà từ rất lâu.ví như khi đi làm về,ông nấu cơm thì bà rửa chén ,bát.quần áo thì tắm xong,của ai người đó rũ sau đem ngâm vào thau có nc giặt.rồi ông sẽ cho vào máy giặt.bà đem đi phơi,và thu về,chia ra.của ai người đó tự gấp.như trồng rau ông bà cũng cùng làm.xong viêc thì ngồi uống tách cà fê cùng nhau.dù năm nay ông đã gần 90 còn bà chỉ kém ông có mấy tuổi.
Biết sao hông...mỗi lần mở youtobe thấy video ô Quéo là sợ lắm, vì những điều ổng nói chọc đúng điểm đau, những thực trạng đang diễn ra phần lớn mọi người, đau mà còn ngoáy cho điếng lun, ổ diễn giải cặn kẽ, tự nhiên, phân tích khỏi bàn, bởi dậy lỡ coi rồi là coi riết những video tiếp, dậy là mất nguyên buổi để xem ổng nhưng mà đáng. Cảm ơn a Trí nhiều ạ, luôn đem lại những giá trị tuyệt vời cho cộng đồng
anh Quéo luôn đưa ra những góc nhìn rất đa chiều về nhưng việc mang tính drama như này , coi kênh anh Quéo lâu ngày em thấy mình cũng thấm nhuần được tư tưởng " chậm lại một nhịp " của anh Quéo , cảm ơn anh nhiều lắm
Mới bước sang tuổi 21 không lâu, không có người yêu, việc học cũng đang hơi vất vả, đam mê chưa được chấp nhận, thật kì lạ là em lại cực kì quan tâm đến vấn đề giáo dục phát triển của mỗi cá nhân và đặc biệt là của con trẻ. Nguyên nhân thì từ nhiều phía, nhưng một phần cũng do sinh ra tính cách đã rụt rè, cù lần đâm ra bố mẹ khó giáo dục. Vì vậy, em rất trân trọng những kiến thức về phát triển và nuôi dạy của anh Trí. Em không biết là bao nhiêu lâu nữa em sẽ có con, 5 năm, 10 năm, 20 năm, điều đó không quan trọng đối với em. EM có thể là 1 ông chú tuổi trung niên có đứa con đầu lòng, cũng được! Em muốn trang bị những kiến thức đó kĩ lưỡng để sẵn sàng. Có như vậy thì gia đình mới thực sự hạnh phúc, sẽ không có những người con nhút nhát kém hiểu biết kĩ năng sống, sẽ không còn những cô con gái bất trị... Rất vui lòng được đồng hành cùng với anh...
"muốn dựa phải dẫm???" Thực tế ai dựa ai nhỉ? Tôi thấy phụ nữ mà li hôn hiếm người kết hôn lại chứ các anh là phải tìm người thay thế liền, không thì không ai lo cho đó!
@@vickychen5394 Bạn hiểu sai rồi. Ý là nhắc nhở những người không chịu lao động như vẫn nhiều lời sinh sự ấy. Ngồi chơi chả làm gì tới buổi ăn xong về thì lấy đâu ra tư cách chửi người này người kia không chịu rửa bát nấu nướng.
Video của a là minh chứng rằng TH-cam vẫn tốt hơn Tiktok trong việc nêu lên quan điểm của mình. Tiktok thời lượng video quá ngắn cũng như số lượng từ comment cũng quá ít. Khiến cho tranh luận ko đầy đủ dẫn đến sự việc đi ngày càng xa mà không hồi kết. Video của anh phân tích rất hay ạ.
Mình thấy may mắn và vui vẻ khi lớp trẻ sẽ thay đổi dần những hủ tục lạc hậu, thiếu sự công bằng. Nhóm bạn mình thỉnh thoảng tụ tập lại làm BBQ chẳng hạn, chia công việc ra đều cho cả nam và nữ, nam cũng tham gia vô làm bếp, sau tiệc lau nhà, rửa chén các kiểu với nhau. Mọi người san sẻ mọi thứ thật vui.
Bà nội và ba em là người Bắc di dân vào miền Nam sống đã hơn mấy chục năm ở đất Sài thành.Bà nội em hồi xưa khá nghiêm khắc nhưng mỗi lần tết đến hay những dịp quan trọng thì bà em đề nghị cả nhà đi ăn ngoài cho tiện đỡ mất công dọn dẹp không thì sẽ nấu những món đơn giản thôi.Ba em thì không hay nấu nướng nhưng mỗi cuối tuần sẽ phụ mẹ làm này làm kia,em là con gái tính em hơi hậu đậu nên ba mẹ không cho vào bếp nhiều chỉ làm những thứ cơ bả và cái việc rửa chén em mặc định luôn là việc của em vì em đã không nấu thì em phải rửa chén.Nhà em là người Bắc nhưng khá thoải mái trong việc ăn uống nên thường sẽ không có chuyện phân chia đàn bà đàn ông. Qua đây em chỉ muốn nói là người Bắc đúng là khó nhưng mà xã hội ngày càng phát triển và có ý thức hơn nên mn nên suy nghĩ thoáng ra một chút nhé.Mỗi người một tay thì mâm cơm mới vui vẻ được
Thật may mắn khi tôi có một người mẹ và ông ngoại rất tuyệt vời. Ông ngoại tôi là người có tư tưởng và cách dạy con rất tiến bộ. Ông đã dạy cho mẹ tôi trở thành 1 người rất mạnh mẽ cả về tài chính và tình thần. Từ nhỏ thì mẹ đã dạy cho tôi cách nấu ăn và thấm nhuần được tư tưởng là trong nhà ai cũng có việc, không ai được ngồi chơi cả. Và mẹ đã cho tôi 1 sức mạnh về tinh thần rất lớn, luôn ủng hộ tôi thực hiện việc gì đó và luôn nói với tôi rằng là đừng sợ sai, có sai thì mới có đúng. Tôi cảm thấy rất cảm ơn vì 1 người thầy đầu đời, người thầy về cả tinh thần và kĩ năng.
Mình là nam, tết giỗ nào mình cũng xuống phụ. Tới lúc lớn mình ghét văn hoá ngồi nhậu nên mình xuống bếp tiếp. Nên giờ mình chưa bao giờ F.A. trên 6 tháng.
Xem thiên hạ bình luận mới nhận ra gia đình mình văn minh và bình đẳng tới mức nào 😄. Cỗ bàn là đàn ông vào bếp, phụ nữ trợ giúp nhặt rau. Tan tiệc thì phụ nữ rửa bát, đàn ông trợ giúp dọn dẹp. Hôm ông a dẫn ny về ra mắt, chị ấy muốn xuống rửa bát cùng còn ko đc 😅, bắt lên ngồi uống nc nói chuyện với các bậc " bô lão". Thế là đủ chưa chị em 😁
Cám ơn anh và ekip. Qua clip này e nhận ra 1 điều, e cần cảm ơn mẹ em rất nhiều, vì từ nhỏ mẹ đã kêu e vào bếp phụ mẹ. Ngày Tết e vẫn phải phụ dọn dẹp nhà cửa, đôi khi e tự hỏi "why", "tại sao lại làm những việc này, mệt quá", nhưng giờ xem clip thấy việc mẹ em rèn luyện con cái như vậy là điều rất tuyệt. Bên nội, khi Tết đến thì mỗi người 1 tay để phụ nấu nướng, dọn dẹp để có cái Tết sum vầy. Nhưng việc trọng nam khinh nữ trong văn hóa đã ăn sâu vào tư tưởng của người Á Đông. Hy vọng cả bạn nam và bạn nữ đều tôn trọng và độc lập để tạo ra tương lai tốt hơn. Cám ơn anh và ekip lần nữa ạ
Haizz,Ở nhà em lúc nào em cũng là người cuối cùng ra khỏi bếp vì phải chờ mọi người ăn cơm xong để rửa chén, mọi thứ có vẻ hơi bất công cho đến khi mọi người biết ba em đã mua tặng em một chiếc máy rửa chén từ lâu😌
Em đùa thôi, chứ em nghĩ mỗi một người đều phải cùng giúp đỡ nhau, mỗi người một tay, nếu anh rửa chén em sẽ lau nhà, nếu em nấu cơm thì anh phải dọn chén P/s: em chưa coi video nhưng mà em phải comment liền mới chịu được Ông Quéo ơi
@@nhduong_ Chuẩn rồi 😂 Nhưng mà robot lau nhà thời nay đã có loại lau xong thì tự về chốt sạc ,tự đi đổ rác làm xong nó sẽ báo cho mình biết còn máy rửa chén thì mỗi lần ăn ráng ăn cho sạch để khỏi tráng lại. Bên cạnh máy rửa chén, máy lau nhà còn có ti tỉ các loại máy khác nữa để giúp đỡ mình như máy rửa rau, máy làm bánh, máy chà gót chân,.....( nó cũng k quá đắt nhé). Nếu có điều kiện thì xây hẳn luôn một căn nhà thông minh ở cho sướng .Chỉ có máy tắm là chưa thấy thôi 😂
mẹ e giỏi, luôn giúp đỡ, hi sinh cho mng trong nhà, ba e ko phải lười biếng, quét nhà, sửa đồ rất giỏi. Nhưng ba e hay phụ thuộc vô mẹ e, cgi cũng đổ qua cho mẹ e làm, ba e nhờ ngta thì đc mà ai nhờ lại thì sừng cồ, cọc lóc. E rất muốn ba e chia sẻ công việc vs mẹ e, mẹ e mún bỏ ba nhưng cs rất nhiều trắc nhiệm. Ba e ko bao h chịu thông cảm cho ai, vì e nhìn ra điều đó nên e luôn đồng hành, chia sẻ, cố gắng thấu hiểu khó khăn của mng trong gd em, đặc biệt là ba e, nhưng ba e ko hề thay đổi, càng lúc giống như bị điên, ko kiềm chế đc cx, e từng dằn vặt e là đứa con bất hiếu, nhưng sâu trong thâm tâm cái cay đắng e ghét ba e ngày càng lớn, bởi vì ở trong lòng ba e bị tổn thương nhiều từ tuổi thơ nên ba luôn cọc cằn, nói ra những lời tổn thương người khác. Cũng vì vậy e càng thương mẹ, phụ giúp mẹ, bảo vệ mẹ nhiều hơn, e luôn đứng ra cãi lại ba vì dường như e chẳng còn sự tôn trọng nào với ba em. E biết là cần nhỏ nhẹ để khuyên nhủ nhưng có lẽ ba e sống quá ích kỷ, nên e chỉ mún dùng những lời lẽ tổn thương để tổn thương lại ba em. Em xin mng cho e lời khuyên, cs e hp lun có mẹ, chị, bạn bè như ng bạn nc, chia sẻ nhưng ba e luôn làm e khúc mắc, 1 phần nào đó e cũng hơi tủi khi có 1 ng ba nv
Thích anh Quéo cực luôn ý. Luôn đứng ở giữa để nói chuyện và cố gắng khai thác những khía cạnh mà em hay những bạn trẻ khác không hoặc ít khi nhìn ra được. Cảm ơn anh nhiều về những điều anh đã và đang làm. Em sẽ luôn ủng hộ anh ạ
Theo em là một người nữ.20t. Em hiểu được những gì mà các bạn gái hay em gái hay bị bất bình vì sự đối xử như vậy trong chính gia đình mình. Điều mà các bạn gái phẫn nộ và tủi thân ấy, k phải là rửa bát cho bố mình, hay ông mình (nói chung là những ng lớn tuổi hơn). Mà là nhìn 1 bộ phận k nhỏ đàn ông con trai dưới hoặc ngang hàng mình, rõ ràng có đủ khả năng để cùng phụ giúp với các em các chị trong gđ khi có giỗ hay lễ Tết vì những ng tầm tuổi 22 đổ lại các bạn thanh niên đó hầu như chưa phải đụng tay vào việc cbi đồ ăn hay nấu nướng gì. Nên rất mong các bạn các anh có thể phụ các em, các chị gái 1 tay trong việc dọn dẹp, rửa bát thay vì chỉ ăn xong no ngồi bấm đt. Sẽ chẳng có chuyện gì hay bất bình nếu cách anh phụ dọn dẹp, quét dọn thì các chị sẽ rửa bát. Nhưng không, các e gái, chị gái ăn xong vẫn phải chờ các anh ăn xong để dọn dẹp, rửa bát,...vì các anh luôn được bênh rằng :" nó là con trai mà" từ đó gây nên sự đối xử bất công trong các em gái.
từ nhỏ tới lớn t là con trai nhưng đều làm hết mọi việc vì ko sống với cha mẹ nhưng lấy vợ về t sẽ ko làm trừ khi kinh tế ngang nhau lấy vợ lười biếng dựa dẫm ko bao giờ bền
Muốn bình đẳng thì phải kiếm được tiền và có sự nghiệp riêng, benefit luôn có cost, nếu người đàn ông mà ko làm trụ cột được cho gia đình thì sẽ bị nói cũng tương tự như phụ nữ ko làm được bếp núc, đàn ông cũng có áp lực của riêng đàn ông, phụ nữ có áp lực của riêng phụ nữ, học cách san sẻ và hỗ trợ nhau khi cần
Áp lực như đấy là do họ chọn, chứ có ông CA phường nào ép đâu mà mình phải làm vậy bạn? Thích làm trụ thì làm trụ, thích làm lính thì làm lính, cũng như việc thích làm chủ thì làm chủ, thích làm thuê mà nhiều cty thì làm thuê. Kệ thế hệ trước mà sống thôi các bạn.
@@ngocdungle7022 do mình kèo dưới và ăn bám nên phải lo bếp núc, chứ phụ nữ kiếm tiền tỷ mỗi tháng thì có ai kêu làm bếp núc ko ? Cuộc sống này là vậy, có qua có lại chứ cái gì cũng đòi quyền cho mình, chồng kiếm 100tr/tháng, vợ 10tr/tháng, bắt chồng bếp núc ???
@@hoangbui2374 mình để ý cái câu đầu của bạn có chữ "nếu" rạch ròi ra như thế nên mình giải thích cho beạn là chúng ta k nên gán các biến A, B ra như thế. Còn cái rep ở trên của bạn nó k liên quan đến phần trả lời của mình lắm, vì mình chỉ nói đơn giản là mọi người có quyền chọn tasks để làm thôi, còn cách chọn ntn, chia quyền như thế nào là điều cơ bản và chi tiết. Bạn đang nói đến cái chi tiết là mình xác nhận là câu đầu tiên của mình k có liên quan lắm đến phần bạn ạ.
Nếu gọi người kiếm được ít tiền hơn là kèo dưới và ăn bám thì bạn ơi bạn sai cmnr :) Thước đo giá trị một người chẳng bao giờ được đong đếm hoàn toàn chỉ bằng lương cả. Nếu người đàn ông kiếm ra nhiều tiền hơn nhưng tư duy và nhận thức đầy đủ văn minh, thì họ vẫn tôn trọng, yêu thương và tình nguyện chu cấp và xây dựng mái ấm với người bạn đời của mình bạn nhé. Riêng cmt đầu tiên của bạn thì đúng, mà cmt ở dưới này thì phiến diện rồi :)
Gia đình em ở VN cũng y chang vậy, mỗi lần tiệc tùng có mỗi mình mẹ em làm, sau này em lớn thì phụ cho mẹ đỡ mệt. Sau đi nước ngoài học rồi lập gia đình, thì em càng thấy rõ sự khác biệt giữa VH phương Đông và Tây. Các cô chú của em bên này vẫn giữ kiểu truyền thống đó, có khác chút là khách tới mỗi ng đem một món tới góp vô. Còn bên nhà chồng em vì là ng Mỹ nên rất thoải mái, ngày đầu tiên em về ra mắt là chỉ ngồi ăn uống và nói chuyện với mọi ng thôi, chứ chẳng phải làm gì hết. Thậm chí tới bay giờ mỗi khi sang nhà ba mẹ chồng em, nếu em muốn thì em phụ xếp dĩa, dọn dĩa xuống cho ba chồng em tráng rồi bỏ vô máy rửa chén. Còn nếu ko muốn thì thôi, chả ai ép uổng. Ở nhà thì 2 vc em chia việc ra làm. Nói chung ai cũng lao động, ko cách này thì cũng cách khác, san sẻ cv cho nhau mà làm thôi. Nhưng mà cái tư tưởng mâm trên mâm dưới là nên dẹp :))), chồng em ổng cứ thắc mắc tại sao lại phải như vậy, tại sao mọi ng ko ngồi chung bàn với nhau mà phải chia ra nam-nữ.
E đợi vd của a từ hôm đó đến giờ. Ko biết phải nghĩ theo chiều nào luôn vì bản thân e là con gái cũng thấy hơi bất công nhưng trc giờ e lại làm mấy việc đó như nhiệm vụ của mình mà chưa từng cảm thấy gì cho đến khi bạn gái ấy nói lên quan điểm của bạn ấy
Nếu bạn đã làm tốt thì bạn cứ làm việc của bạn thôi. Mình củng như bạn mình củng có làm. Mình thấy vui :))) Và mình sẽ vui hơn nếu có ai đó giúp mình :) Thế là việc nội trợ sẽ trở thành 1 cái hội. Còn bạn ấy không cảm thấy vui và bạn nói lên sự không vui đó thôi. RẤT VUI KHI BẠN ĐƯA MÌNH 1 CÁI THAO VÀ TA CÙNG NGỒI RỬA CHÉN NÓI CHUYỆN :))))
Ở nhà mình ít khi nấu ăn nhưng bù lại mình làm những việc khác. Mình nghĩ mấu chốt không phải là con gái thời nay lười rửa chén nấu ăn, mà là cái cách người lớn nghĩ là "phụ nữ phải phục vụ đàn ông nhậu nhẹt" nó không còn phù hợp nữa. Nếu nói "con gái phụ giúp cả nhà nấu ăn, còn để mấy ông mấy chú lo mấy việc khác cho mình" thì có lẽ sẽ tốt hơn. Miễn là phải có cái mindset ai cũng nên chung tay phụ giúp nhau, làm những việc mình giỏi để cuộc sống dễ thở hơn 😁
Cần phân biệt 2 trường hợp: - Thứ nhất là do bản thân họ là 1 kẻ lười biếng, khi chỉ những việc nhà như rửa chén, lau nhà còn không muốn làm, muốn lên tiếng để đòi lại cái công bằng " xàm xí" này - Thứ 2 là họ thật sự làm việc quá vất vả và sức lao động của họ không được đền đáp xứng đáng kiểu như " bốc lột" này nọ và họ cần phải lên tiếng. Tôi đồng ý với những trường hợp thứ 2, họ cần lên tiếng để đòi lại công bằng là hợp lí. Còn đối với cái trường hợp " ăn sung mặc sướng" không muốn lao động thì xin lỗi, các bạn cứ tiếp tục hành động 1 cách thiếu suy nghĩ như thế chỉ khiến giá trị của bạn bị tụt giảm trầm trọng trong mắt người khác thôi. Thân!
cứ mỗi lần xem clip của anh em đều học hỏi được nhiều điều. Không chỉ vậy anh còn giúp em đỡ cô đơn khi có người tâm sự chém gió cùng với mình .Anh đã giúp ko chỉ em mà còn nhiều các bạn khác càng ngày càng nhìn nhận mọi thứ tốt hơn. Tụi em rất mong chờ vào các clip của anh. Mặc dù miễn phí nhưng nó đem lại cho tụi em những kiến thức vô giá. Cảm ơn Mr.Quéo a.k.a Nguyễn Hữu Trí
E rất thích định nghĩa “dựa dẫm” của a Trí! 😂 từ giờ e sẽ k bao giờ quên 😜 E sinh ra trong gia đình khá là truyền thống (ba gia trưởng, mẹ phải cam chịu nhiều việc kể cả bếp núc). Nên tất nhiên Tết đến là nỗi ác mộng với e vì luôn tủi thân thấy bạn bè đi chơi, mua sắm còn mình cứ lủi thủi lau dọn nhà và ti tỉ thứ. Trong khi anh và ba k cần làm j hết. E dc tiếp xúc với giáo dục dân chủ nên lúc đó càng phẫn nỗ. Nhưng mà sau này nghĩ lại thì họ là thế hệ cũ rồi, sao mình có thể thay đổi họ được. Nên e quyết định suy nghĩ tích cực là: 1. Tết cực nhưng vui vì mình lại tiếp nối truyền thống, nên thôi cứ vui vẻ làm và nghĩ cách làm hiệu quả hơn là cặm cụi làm. 2. Mình biết mình có giá trị ở đâu (như a nói là độc lập), nên có quyền dc lựa chọn người tương xứng với mình sau này. 3. Mình có thể uốn nắn con mình sau này thành người biết chia sẻ hơn. Thật sự thì video này của a làm e cảm động vì nó giống như kể về cả quá trình e trải qua từ phẫn nộ đến thấu hiểu cho cả ba mẹ và rồi tự mình tìm dc bình yên trong tâm hồn vậy 😁 cảm ơn a Trí nhiều nhen! Người thầy luôn có tâm 🥰
Em cảm ơn a! Một người anh - Một người thầy! Qua góc nhìn của anh em dường như thấy chính bản thân mình ở trong đó vậy! Em ý thức được tư tưởng trọng nam khinh nữ, rồi cháu đít tôn vẫn còn tồn tại rất nhiều ở Việt Nam mk và nó còn xuất hiện trong chính gia đình của em đến tận bây giờ nhưng ngay chính bản thân em cũng chưa tìm được cách nào để gỡ rối và thay thế nó. Nhưng qua góc nhìn của a trong nhiều video và đặc biệt là video này em lại càng có thêm niềm tin để đứng lên để thay thế nó. Biết ơn anh và đội ngũ về những điều anh đang nỗ lực thay đổi!
Content chất lượng và sâu sắc thật sự anh Trí ơi 🔥 E đã từng cực kỳ trăn trở về vấn đề này và cũng loay hoay nhiều để tìm cách thay đổi nhưng hổng hiệu quả. Toàn bị nhận thêm chỉ trích và tổn thương tâm lý hông à. Đến khi nhìn nhận được 2 mặt của vấn đề như anh nói ở trên thì câu chuyện mới trở nên dễ dàng hơn và bản thân e mới thông suốt được Cảm ơn anh vì đã sharing nhen, appreciate it !
Emma Watson đã dùng sức ảnh hưởng của mình để tạo nên những sự thay đổi lớn lao chống lại bất bình đẳng giới, thông qua tổ chức HeforShe. Vậy những người bình thường như mình cũng nên góp sức làm 1 điều gì đó nhỏ nhỏ vừa tầm là tuyệt vời rồi. Cả bạn nam lẫn bạn nữ đều được.
Cách giải quyết vấn đề cùa anh rất hay , thì vì bên nào đúng bên nào sai . Anh đã giúp cả đàn ông và các bạn nữ cho nhau góc nhìn thấu hiểu áp lực của mỗi người , tôn trọng nhau . Thống nhất vai trò riêng , hỗ trợ nhau , không so sánh . Mãi ủng hộ anh
Ban đầu em nói chung và một số bạn nam nói riêng nghĩ về việc nội trợ là của phụ nữ .nhưng giờ e xem dc video của a làm e suy ngẫm lại .đúng là ngày tết đối với phụ nữ thật ám ảnh .thật may mắn là các ngày tết e có phụ vợ làm việc nhà .từ giờ e sẽ giúp đỡ vợ nhiều hơn .họ đã khổ quá rồi . Nhưng về việc trào lưu ai có tay tự làm .việc ai người đó làm đó là 1 sự ngu xuẩn .nếu áp dụng thì sẽ chả còn gì là gia đình nữa .tks anh ^^
Có một người quen của em - là nam. Người đó nói phụ nữ cần đàn ông nhiều hơn là đàn ông cần phụ nữ. Em muốn hỏi, có phải tất cả người đàn ông đều có cái suy nghĩ đó không? Riêng em khi em nghe câu nói đó em cảm thấy cái người phát ngôn đó họ xem thường phụ nữ. Em cảm thấy tự ái và phẫn nộ khi nghe họ nói vậy. Nhưng em ko thèm tranh cãi với họ mà đứng dậy đi chỗ khác. Vì khi đó em nghĩ “không cùng đẳng cấp không nói chuyện được “
Câu cuối của bạn đúng đấy. Họ học hành k đến chốn và dc dạy dỗ k bài bản, lại môi trường toàn những ng như thế nên họ nghĩ thế. Có hơn nhau 9 tháng mang bầu thôi, đến tháng thì sức khoẻ bị mệt hơn 1 tí/ngày thôi chứ có cái quái j đâu mà bảo cần mới chả yếu. Hãy nhìn Stephen Hawking mà xem! Vậy nên, mình là m k chơi với mấy ng ăn nói như thế đâu.
Thực sự rất cảm ơn anh đã chỉ ra con đường nên đi. Nhưng con đường này thực sự đầy gai, sỏi, đá tảng vv mà nói thật, để đi được và đạt đến thành tựu như anh đã chỉ chắc rất rất ít người đạt được. Lại thêm việc công cụ đi đường lại ko phải thứ đồ vật vật lý mà toàn những kinh nghiệm, chà xát - những thứ trìu tượng. Phải nói lại rất rất khó để thay đổi và chung hòa liều thuốc độc ngấm sâu trong 1 gia đình độc hại. Khả dĩ nhất chỉ có thể là bước 4 mà thôi - hay nói cách khác là đập đi làm lại. P/S: Đây là lời của 1 người con "hạnh phúc" với người cha nam tính độc hại và người mẹ cũng nữ tính độc hại không kém. Tất cả chỉ là sự bất lực nhìn 2 khối thuốc độc phá nát cả gia đình lẫn mong muốn lập gia đình của người con.
Gia đình e thì ở dưới quê. Cha em là người chủ của gia đình và lúc nào cũng ko rửa chén. Nhưng lúc nào ổng cũng sáng sớm quét nhà rồi đi đổ lú (thu hoạch tôm ở Cà Mau). Sau đó ổng đi qua nhà nội ngồi uống trà với ông nội với mấy bác em. Rồi khi về nhà ổng đi tắm rồi ăn cơm sau đó giặc đồ, mẹ e thì rửa chén. Tắm rửa ăn uống xong ổng đi ra vuông tôm 1 vòng sau đó về nhà kiếm việc làm (đào đất, cho cua ăn, đi chợ mua đồ,...). Sau đó tới chiều mẹ em nấu đồ ăn xong cả nhà ngồi ăn. Ăn uống no say rồi ổng đi tưới rau tới 6h chiều về tắm rửa giặc 1 thau đồ to đùng rồi ngồi xem TV tới 9hđi ngủ tới 6h sáng.
8:30 Có tâm lý bạn trai đến nhà bạn gái chơi ngồi nói chuyện thiên hạ còn bạn gái đến nhà bạn nam chơi phải ngồi dưới bếp thì cũng là do tâm lý của người lớn. - Đàn ông phải là trụ cột gia đình, vào nhà nói chuyện với bố vợ mà không bàn được chuyện tương lai, chính trị xã hội, khả năng kiếm tiền lo cho vợ cho con thì chả ông bố, bà mẹ vợ nào muốn cả bởi đâu ai muốn con gái mình khổ. - Phụ nữ lo tổ ấm, thường được mặc định giữ hạnh phúc gia đình và thường mặc định ở nhà nội trợ sau khi đã có con. Nên bếp núc không tốt thì gia đình chồng cũng không muốn con trai mình đi làm về rồi phải ăn cơm tiệm hoặc tự nấu cơm. Suy cho cùng chỗ này mình thấy chả có trọng nam khinh nữ mà tất cả đều là vì nghĩ tới hạnh phúc của con trai hoặc con gái mình thôi
Cám ơn anh Trí đã cho em được 1 góc nhìn mới mẻ. Thực sự đây là vấn đề mà em chưa bt phải ứng xử ntn. Nhưng nhờ góc nhìn của anh em đã mở được lòng mình và học được rất nhiều ạ. Thanks very much for it.Love anh nhiều❤
Nghe anh Quéo nói thật sự em đang được healing trong tư tưởng và tâm hồn em vậy. Em sống trong 1 dòng họ gia trưởng, trọng nam khinh nữ nhưng nguồn thu nhập tài chính trong gia đình lại là những phụ nữ, những cô dì tự tay buôn bán khổ sở để có tiền chăm chút cho gia đình, còn những cánh đàn ông trong gia đình thì chỉ phụ giúp việc nhẹ. Khi tới những ngày tiệc tùng, ngày giỗ thì các phụ nữ trong nhà cùng nhau nấu đồ ăn mâm cỗ còn những đàn ông đợi có đồ ăn và ngồi ăn với nhau, khi ăn nhậu xong họ đi về nhà và những phụ nữ lại cùng nhau dọn dẹp. Những việc như vậy cứ lặp đi lặp lại tạo nên một điều hiển nhiên trong gia đình và chính em đang được các mẹ dạy em phải làm như thế. Thật sự em rất uất ức và không muốn chấp nhận chuyện đó chút nào 😢
Dạ vâng. Đúng thật là em có cảm nhận được nhiều bạn nữ cũng có cảm giác ức chế, khó chịu khi mà phải lo chuyện bếp núc, làm việc nhà. Và em cũng đã từng có trải qua được việc phải rửa nguyên cả một núi chén bát luôn rồi, nên em cũng có biết là những việc đó nó sẽ mệt mỏi như thế nào. Nhưng cùng với đó, có lẽ là do may mắn nên em cũng đã từng được chứng kiến ba em cũng đã từng bị khích bác, vì câu nệ để mà phải uống thêm 5-7 ly rượu, bia, và rồi sau đó thì sẽ nằm lăn quay trên giường, ngáy khò khò rầm trời, để rồi khi mà thức dậy vào một thời điểm sau đó thì mặt mũi sẽ rất mệt mỏi, bần thần, thậm chí là còn bị mẹ em mắng vì cái tội cả nể đó nữa. Và em cũng trong những bữa rượu đầu tiên cũng thế. Thực sự chỉ sau 2-3 lần đi uống bia cùng các bạn, em nhận ra là thực chất, mình đi uống bia như thế cũng chỉ là bởi vì mình thích được thoải mái nói thẳng, chia sẻ ra được hết những tâm tư, tình cảm, hay là những chia sẻ của mình với mọi người mà người ta thực sự lắng nghe, không phán xét nó, và em cũng có thể kìm nén bớt đi được sự lo lắng, rụt rè của bản thân khi mà chia sẻ những điều đó ra mà thôi. Nên từ sau lần thứ 3 đi nhậu đó, em đã luôn luôn rất muốn bản thân mình có thể tìm đc cách nào đó để mà có thể thẳng thắn thoải mái để mà chia sẻ được hơn, cũng như là lắng nghe được thêm hơn nhiều nhiều những câu chuyện thật hơn của mọi người mà không cần dùng đến các công cụ có hại là bia hay rượu nữa. Và có lẽ đó chính là phần lí do mà em đi tìm đến học viên AYP đấy ạ. (hihi ^^) Và người lại nếu như mà được nhìn lại theo một góc độ khác, không biết là mọi người sẽ nhìn thấy sao, chứ em thì em luôn luôn thấy là góc bếp núc, nấu ăn, nơi mà các bà, các mẹ hay là các chị hay tụ họp ở đó trong lúc nấu nướng, chuẩn bị mâm cúng hay là bữa ăn ngày lễ, tết, thì ĐÓ CHÍNH LÀ CHỖ VUI NHẤT, cũng như là THÚ VỊ NHẤT khi mà các mẹ, các chi cùng nhau bàn tán, chia sẻ về những trải nghiệm, cuộc sống của mình, gia đình mình, cũng như là của chồng, con cái,...sau suốt một khoảng thời gian dài không gặp mặt. Và đó cũng có lẽ là thời điểm mà họ được thật sự kết nối với lại nhau nhất, gần gũi nhau nhất, cũng như là chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu với nhau, cho nhau lời khuyên, cũng như là cùng vui, cùng cười, và quan tâm lần nhau... Và hồi xưa mình cũng đã từng rất ghen tị với bà, mẹ, khi mà họ có thể vui vẻ, quây quần trong bếp và làm đủ mọi thứ trong khi mình thì chỉ biết ngồi cục 1 chỗ, chả biết làm gì hết, và thật sự là nếu như mình cx đi nhìn một vòng xung quanh thì có vẻ như là không phải là chỉ có mình mình mới bị như vậy :))). Và thật sự lúc đó mình thực sự ước là mình có thể tham gia phụ các bà, các mẹ được dù chỉ là một ít gì đó thôi cũng được ấy! Để mà mình có thể thực sự cảm nhận được là mình có ích, mình có được nhiều giá trị hơn là một người chỉ có đi đến, ăn, và rồi sẽ lại lủi thủi đi về thôi ấy.... Mình bây giờ thì cũng đã ngấp nghé 20. Nhưng hồi mà mình bắt đầu có được những cảm giác đó thì chắc cũng là từ khi còn cấp 1, cấp 2 mà thôi, khi mà gian bế của các bà, các mẹ luôn luôn là một nơi rôm rả và vui vẻ nhất trong nhà ngay khi mà mình đi được đến tới nhà nội của mình. Mong chia sẻ của mình có khi cũng sẽ giúp cho mn có được thêm một góc nhìn nào đó mới mẻ hơn một chút xíu về việc này ạ. Thân./.
Thật may mắn mỗi khi e bị stress vì vấn đề nào đấy, e lại vào nghe những video chia sẻ sâu sắc của anh. Em cảm ơn anh nhiều lắm em nghe xong thấy nhẹ nhàng hơn nhiều, em còn nhận ra rất nhiều góc nhìn khác mà e k nhận ra.
tuy là nam nhưng em vẫn phụ mọi người nấu và rửa bát em cũng đã từng nêu ý kiến là sao một số chú bác ko giúp vợ mình phụ nấu hoặc xuống rửa bát cùng vợ
"Đã lựa chọn dựa thì phải chấp nhận bị dẫm" thực sự rất thấm. Cảm ơn những chia sẻ của a. Hi vọng những chia sẻ đó sẽ thay đổi 1 phần nào đó những con người có tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Cảm ơn a Trí về những cs góc nhìn sâu sắc này , những clip của a câu nào hay e đều note lại hết . Cảm ơn a rất nhiều vì đã mang lại những tư tưởng mở và mới mẻ k kém phần sâu sắc cho người VN - mong rằng những điều tốt đẹp a cs 1 ngày nào đó cũng có thể lan toả đc cả những người ngoại quốc luôn ah .
mấy vấn đề này phát ngôn rất dễ gây mất cảm tình, thế mà anh lại làm khéo thiệt sự. Ngồi nghe với đứa em trai, hai chị em chẳng những không bức xúc mà còn hiểu được nhiều cái. cảm ơn anh
Oh my God, đây là comment mà mình thấy 1/tỉ người mới có á. mình đã từ rất lâu mãi suy nghĩ về nó: con người cần học thêm về Văn hoá từ chối (áp dụng cho 1001 chuyện). Thí dụ có 1 em đá lông nheo với mình, bản thân mình đã có mối rồi thì phải biết Từ chối.
Cảm ơn Trí rất nhiều về góc nhìn và sự nổ lực của anh! Bản thân em là một người có tính cách quan tâm đến những người xung quanh, nên những điều anh nói em đều rất hiểu. Em đã từng nhìn ra được những góc khuất trong căn bếp cũng như trên gian phòng khách như anh có đề cập! Em vẫn luôn băn khoăn việc cho đến khi nào, rửa chén không còn bị mặc định là của ng phụ nữ phải làm, nếu nam làm thì bị xem là thấp hèn và coi thường… em đã nổ lực xung phong rửa chén phụ mẹ phụ dì, nhưng lâu dần thì lại bị xem là một điều hiển nhiên, mặc định sẽ là em tiếp tục làm. Còn những chị em khác thì cũng ko để ý đến nữa… Em nên thay đổi cách làm ntn để việc này có triển biến tốt hơn vậy anh?
Thấu hiểu cho những người cay nghiệt, gia trưởng thật sự rất khó, phải yêu thương, tôn trọng đến mức nào thì mới cảm hoá được những người cố chấp, bảo thủ vậy anh Trí ?
Trước đây khi vẫn đề này nổ ra thì em hoàn toàn đứng 100% về phía của các bạn nữ vì nhà em đúng kiểu trọng nam khinh nữ luôn. Nhưng sau khi nghe những chia sẻ của anh thì em mới thấy giới tính nào cũng có những khó khăn riêng hết. Em nhất định sẽ hoàn thiện bản thân và thấu hiểu cho người khác như lời anh nói vì phải tự mình phải thay đổi thì mới mong cuộc sống thay đổi được. Cảm ơn anh rất nhiều, chính thức bấm đăng ký kênh của anh ạ
Bản thân mình mang giới tính nữ nhưng dạo gần đây, rất lắm khi mình tự xấu hổ và tức giận với thái độ của nhiều những bạn nữ lạm dụng thứ gọi là "nữ quyền", Mình từng đọc ở đâu đó người ta viết rằng feminism nên dịch là "quyền nữ" chứ không phải là "nữ quyền". Thế hệ qua thế hệ, các bà, các cô, các chị và nhiều bạn nữ khác cố gắng từng chút để khẳng định giá trị của phụ nữ để thay đổi cái nhìn của xã hội về nữ giới, để phụ nữ cũng có quyền NHƯ ĐÀN ÔNG, chứ không phải đứng lên đấu tranh để được phục tùng, đấy không phải là thứ đấu tranh đúng nghĩa, không phải cách đấu trành dành lại kết quả lâu dài. Nếu hôm nay có "nữ quyền" thì ngày mai có "nam quyền", hôm nay phụ nữ muốn đàn ông phục tùng, muốn được hưởng những đặc quyền của đàn ông thời phong kiến thì ngày mai chắc chắn nam giới sẽ đứng lên đấu tranh, vòng tuần hoàn này sẽ chả có hồi kết và happy ending nào cả. Xin đừng hiểu nhầm "nữ quyền" mà đạp đi những đóng góp của các bậc tiền bối phái yếu đi trước đã xây dựng, nam hay nữ thì đều là người, không ai muốn phục tùng ai, tự mình mà độc lập. Độc lập chính là tự do, là hạnh phúc. Mọi người ngày nay tôn trọng, và hay nhắc đến các nhà bác học, nhà nhân học, nhà phát minh thiên tài, những người đóng góp cho xã hội chứ ai nhắc đến trước đây có người này đẹp người kia xinh, hay cả ai đó đã từng giàu thế nào. Làm ơn đi, những bạn nữ - hay những với tư tưởng chỉ cần đẹp, lấy vợ/ chồng giàu các thứ rồi sau này lại trách 1 thế giới trọng nam khinh nữ, trọng tiền bạc, danh lợi. KHÔNG, mà là trọng ĐỘC LẬP và khinh PHỤ THUỘC - khinh chính các bạn đấy, vẻ bề ngoài không bao giờ là vĩnh cửu, chỉ có tri thức, giá trị nhân văn tạo ra cho xã hội mới tồn tại mãi.
Mình là người Huế, năm nào nhà mình cũng vài ba cái giỗ, lớn có nhỏ có. Cá nhân trường hợp của mình thì tất cả mọi người đều chia việc cho nhau cả. Đàn ông thì cũng phải dậy từ sớm để mổ heo, cắt tiết gà, bắt cá để trưa nấu. Cá nhân mình kể từ lúc biết đi xe máy cũng phải chở mẹ đi chợ, rồi về, mẹ nấu thì mình dọn dẹp nhà cửa. Đặc biệt là tết, cả nhà đều mệt mỏi cả, mình phải chở mẹ đi từ 5h sáng để đi chợ, ông anh thì chở ba đi sau rồi cả 3 bố con lau chùi cả cái nhà thờ. Rồi còn chuẩn bị bao nhiêu thứ đồ để làm lễ. Nói chung là 2021 rồi, cũng chả ai mặn mà mấy cái phong tục đấy, ai cũng bận bịu cả, nên mỗi người mỗi tay cho qua cái tết. Tị nạnh với nhau ra cái gì. Đến thế hệ 9x như mình thì chắc hẳn sẽ thay đổi thôi, cá nhân mình cũng chả thích uống nhiều mấy cái ngày đấy. Vì dụ như đến thế hệ bố mình cũng đã không còn ép uổng con cháu uống rượu rồi, từ từ rồi sẽ thay đổi.
Em cũng là người Huế. Anh nói đúng nhưng cũng chưa hẳn đúng bởi vì không phải nhà nào cũng có phân chia trách nhiệm như vậy. Em vẫn cảm nhận còn sự gia trưởng anh à. Em có ý kiến vậy thôi anh nhé!
Ngày giỗ quải gì anh ơi, giờ ngày thường vẫn thấy, nhất là ở quê. Vợ dọn dẹp còn chồng ngồi xem tv, bấm điện thoại là bình thường. Nhất là sống chung với gia đình chồng.
Em cảm thấy khá may mắn vì em, được sinh ra và có nhà nội nhà ngoại khá là công bằng trong việc nam nữ. Ví dụ mỗi lần em về ăn giỗ nội thì, các cô dì sẽ xuống bếp chuẩn bị vài món, các chú bác thì đi mua đồ, dọn bàn ,chất các thùng nặng. Rồi sau khi dọn xong hết thì các cô chú dâu rể cháu con ra ngồi ăn hết không ai ở nhà trên nhà dưới cả, tất cả đều lên ăn cơm. Rồi ăn xong thì cùng dọn dẹp. so với việc hồi xưa phụ nữ phải ngồi phía sau ăn k lên phía trước, rồi phải làm tất cả thì em thấy như vậy cũng khá là ổn.
Nghe xong bài này tự nhiên trong đầu ló lên suy nghĩ, thế còn họ của con thì sao nhỉ. Mai mốt chắc em đẻ 2 đứa, một đứa họ cha, 1 đứa họ mẹ cho công bằng 😊
Giọng Đức Phúc đỉnh quá đi mất. Nó kiểu mộc mạc, ko màu mè và nghe rất chân thành ấy ❤️❤️❤️❤️❤️ Mong 1 ngày sẽ được ngồi ở trời Đà Lạt và nghe Phúc hát 🎵
Trong 1 bữa ăn, thay vì người phụ nữ phải làm, thì nhà em lại chia việc. Ba em là người nấu (vì ba nấu ngon nhất) Mẹ em là người sơ chế (vì mẹ làm nguyên liệu kĩ nhất) Em là người rửa chén (vì em rửa chén sạch nhất) Và em gái em là người dọn bàn (vì em gái em lại dọn nhanh nhất) Hôm nào chán thì đổi việc cho nha. Hoặc ai giỏi việc gì làm việc đó nên chả bao giờ phải bàn cãi chuyện ai phải làm việc nhà, ai phải ra xã hội cả.
cảm ơn anh rất nhiều, khi video bạn nữ rửa chén đăng lên, em đã chủ trích bạn đó khá nhiều, nhưng khi nghe anh phân tích em thấy mình còn khá nhiều thiếu sót và nông cạn khi chỉ chăm chăm vào chỉ trích mà không đặt mình vào nhiều phương diện góc nhìn, không suy nghĩ sâu xa. Từ nay em sẽ rút kinh nghiệm, cảm ơn anh và toàn bộ ekip một lần nữa!
Khá là thấm. Quan điểm của anh rất hay và đa chiều. Sự việc qua góc nhìn của anh đc lộ ra rất nhiều góc cạnh và em thường là ko đoán trước các ý anh nói. Nên khá là thú vị và bất ngờ mỗi lần xem video của anh. Và cũng học hỏi đc về cách nhìn của anh. Cảm ơn anh đã chia sẻ.
sợ nhất là cảnh mình thì rửa chén còn ngta ngồi chơi, sợ nhất là cảnh công việc chung cùng hưởng nhưng cũng chỉ mình rửa chén. Mặc định mong muốn của mình là ngta cùng làm với mình. Nếu người mà mình có thương cách mấy mà ko tôn trọng mình, ko chia sẻ việc với mình, có người thân hay ko có người thân thì anh ta vẫn chỉ để mình mình rửa chén thì: mình sẽ ko tiếp tục, ko quen, ko lấy, sẽ chấm dứt. Mình có những nguyên tắc, và nó bất di bất dịch, thực sự mình cũng từng chịu rất nhiều tổn thương, nên mình luôn có sự lựa chọn. Nếu anh ta chọn mình và muốn ở cạnh mình, anh ta cần tôn trọng nguyên tắc của mình. Việc nhà mình sẽ cùng làm, và anh ta cũng sẽ cần như vậy, trừ phi anh ta thuê người giúp việc làm thay anh. Nhà ngoại mình ngày Tết, cũng là mình ngập trong đống chén bát, mệt đến mức mình có năm còn không hiểu ngày Tết đi đâu mất rui, cả ngày quần quật chuẩn bị đồ ăn thực sự mệt mỏi và chán nản khi cả năm cũng đã vất vả chỉ muốn Tết được nghỉ ngơi. Cuối cùng, mình sẽ không để ai làm tổn thương mình nữa đâu. Mình sẽ bao dung nhưng ko phá vỡ nguyên tắc. Nếu một anh chàng nói rằng anh ta ko phải rửa chén, ko phải nấu ăn, ko phải làm việc nhà, hoặc chỉ phải dọn phòng anh ta (ko có người giúp việc) dù nhà đông hay ít người, anh ta cũng ko phải là người rửa chén. Mình chắc chắn sẽ suy nghĩ lại. Lập gia đình cùng một người ko chia sẻ công việc nhà với mình, chẳng khác nào họ ko tôn trọng mình và thời gian, công sức của mình. Đồng thời, mình cho rằng kẻ như vậy rất lười biếng, ỷ lại, ko có trách nhiệm. Nói chung là việc quen ngiu và lập gia đình là việc quan trọng, lại chỉ có 1ng/ 1 thời điểm, nên chọn kĩ.
@@dungkhocemnheadzsdungkhoce6187 ông làm đc bao nhiêu 1 tháng? Đủ cho vợ quần áo son phấn k? Đủ cho con học trường tốt, học thêm k? Đủ để lo việc nhà nội ngoại k? Hay vợ ông vẫn phải vừa đi làm, vừa chăm con, vừa lo hiếu nghĩa nội ngoại rồi phải tiết kiệm chi tiêu để lo cho con cái sau này??
@@kimnganh-cnofficial1184 mấy ông bảo đàn ông phải làm việc nặng & đi đánh giặc. ngày nay chắc có giặc để đánh, hay ngày nào điện nhà mấy anh cũng hỏng nước nhà mấy anh cũng tắc? Hay Ngày nào các anh chồng cũng phải bê 500 cái bàn lên xuống & đánh gục 100 thằng đàn ông thì nhà mới sống yên ổn hay gì? Còn cơm có ngày nào không đớp mấy chặp không? quần áo sạch sẽ có ngày nào không mặc không? Nhà cửa sạch sẽ có ngày nào mày không hưởng không? Con cái ngoan ngoãn lớn lên hằng ngày có ngày nào không ấm vào lòng k? So cái việc 1 năm làm vài lần có khi thuê thợ luôn cho nhanh với cái việc ngày nào cũng cần làm 4-6 tiếng tui chịu độ khôn lỏi của các anh. Đụng tới cái quyền ngồi chơi xơi nước của chúng nó nên xồn xồn lên vậy đó.
Em thấy tư tưởng trọng nam khinh nữ từ xưa là người ta đặt quan điểm "lực" lên hàng đầu, còn trong thời đại năng động sáng tạo mà cái "trí" là hơn, phụ nữ cũng có quyền được sòng phẳng ở nhiều khía cạnh, chứ không phải là "dâu tây" hay là không làm gì, đó là tư tưởng bình đẳng giới độc hại. Chuyện trên bàn mâm cũng không phải đơn giản. Có những bữa là để ăn, nhưng cũng có những bữa ngồi vào để "kiếm cái ăn". Đúng như thầy nói phải đặt mình vào người khác mà thấu hiểu cho họ thì mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Cám ơn ông Quéo đã lan tỏa những suy nghĩ sâu sắc đó 💚
Nội dung anh làm càng ngày càng chất lượng đó ạ, đặc biệt lúc anh nói đến cách chữa lành tổn thương cho nhau, điều này là cực kỳ cần thiết trong xã hội khi ngày càng trở nên tiên tiến, hiện đại khiến hầu hết mọi người có khó có thể kết nối với nhau một cách chân thật, để bao dung và trợ giúp lẫn nhau. Em mừng vì những giải pháp mà anh đưa ra luôn hợp lý hợp tình, mong cho mọi người có thể tiếp nhận nội dung của anh nhiều hơn ^^ Em luôn ủng hộ anh ạ 👍
Thật luôn anh Trí ạ, nhiều người quan niệm con gái uống, bia là hư hỏng. Con gái phải để tóc dài, không được xỏ khuyên, không được xăm hình, ... vân vân và mây mây. Nhất là ở quê, còn giữ quan điểm này. Nhiều khi con cái đi học, tiếp thu những tiến bộ sẽ dễ xung đột trong gia đình về vấn đề này.
Mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau. Từ lúc mình chưa biết bình đẳng giới là gì mình đã bức xúc về việc làm chồng của bố mình rồi. Dám cá là không ít bạn nữ hiện đại không dám lập gia đình vì tổn thương tâm lý từ gia đình. Thà không lấy chồng chứ không lấy người như bố mình. Mình vẫn tôn trọng bố, đi làm vẫn gửi tiền chia đều cho cả bố cả mẹ. Mẹ mình cứ nói ai cũng như bố mình hết á, nhưng sau này ra đời rồi mình thấy không phải. Biết bao nhiêu gia đình khác con cái tự hào yêu thương, hay chia sẻ khoảnh khắc ngọt ngào yêu thương của bố mẹ. May mắn là lớp trẻ hiện nay giỏi giang, cởi mở hơn rất nhiều. Việc nâu cơm rửa bát đã không còn là “việc nhẹ” là nghĩa vụ của mỗi phụ nữ nữa. ☺️
9:08 Em nghe thấy thấm thía quá. Bao nhiêu kinh nghiệm tồi tệ như thế, không còn sức chịu đựng nữa. Em không muốn sau này chuyện này sẽ tiếp tục xảy ra với bản thân và gia đình của mình. 23:11 Em nghe đến đoạn này lại cảm thấy thấm thía hơn vì em là cháu đích tôn trong gia đình và trong suốt bao nhiêu năm nay em đã thu mình khá sâu, đến mức mà em không còn có khả năng trò chuyện một cách chân thật với mọi người xung quanh nữa.
thật ra nếu có những bạn nam biết chia sẽ thì các bạn nữ cũng chả có lí do gì để phàn nàn.Chia sẽ cũng nhau thì mọi người cùng vui, họ chỉ không vui khi 1 bộ phận làm 1 bộ phận chơi thôi
Câu đầu thì bạn nói đúng, nhưng không vui khi người làm người chơi thì chưa đúng lắm, như đàn ông họ làm những việc nặng nhọc hơn phụ nữ, vậy họ cũng không vui vì người làm người không hay sau
@@khanhlinh7581 cái vấn đề nằm ở việc thông cảm cho nhau và nếu khi bạn nam làm việc thì người nữ sẽ phụ giúp và chia sẻ, nó không phải 1 chuỗi than vãn là đứa nào khổ hơn, mà là có biết yêu thương nhau hay không, trong một mối quan hệ cũng có nghĩa chúng ta là 1 team, là đồng đội là người đồng hành không phải kẻ thù đấu đá nhau xem đứa nào nhận được nhiều quyền lợi hơn
@@thehardthings5079 nếu chia sẻ cho nhau thì phụ nữ họ có thể tâm sự với chồng, chứ không phải là có tay có chân này kia, đàn ông họ áp lực nhiều thứ rồi bạn, 1 người phụ nữ hiểu chuyện, hơn 10 phụ nữ đẹp nha bạn, có thể người đàn ông làm bên ngoài đã cực khổ, bạn nên tâm sự và chia sẻ với chồng, còn chồng đôi khi không làm phụ việc nhà với vợ mà vợ không vui thì thật sự không đúng lắm, đã yêu nhau thì thấu hiểu cho nhau, chứ không phải vấn đề việc nhà mà không vui, như anh tôi công việc bù đầu ở cty, về nhà phải làm nữa, còn chị dâu thì nói đủ thứ hết, nào chuyện nhà con cái, cũng vì vậy mà giận nhau, thay vì không vui sao không tìm hiểu và tâm sự với chồng mình
@@thehardthings5079 thông cảm là một phần, nhưng phải thẳng thắn đi nhiều người phụ nữ ko mún vậy. Đàn ông có người này người nọ, có thể họ tốt, nhưng họ ko tinh ý, nếu nhờ họ sẽ giúp ko thì ko giúp. Còn nhiều người phụ nữ kiểu họ ko mún mở miệng chia sẽ với chồng mà kiểu. Anh phải cảm thông cho em, chia sẽ với em, anh phải bik em bla bla này nọ. Đúng là nếu người chồng tin ý họ sẽ nhận ra, nhưng đâu phải ai cũng vậy nếu vậy toàn chồng hoàng hảo à. Vị vậy khi người phụ nữ ko chia sẽ, mà mún đàn ông tự nhận ra sự thiếu sót của mình nhiều khi là tác dụng ngược, nên hãy chia sẽ với nhau đồ để hiểu nhau hơn
@@khanhlinh7581 xàm áp lực thì liên quan?. Cưới vợ để làm oxin? Tại sao ko đứng lên mà giúp đỡ cùng nhau làm mà ngồi chơi vậy? Lười éo mún làm thì nói mẹ ra. Sống cổ hủ thượng đẳng bày đặt tâm sự?
Em cảm ơn chia sẽ này từ Mr.Quéo! Em rất thích được ngồi bàn chuyện cùng bạn nữ có tư duy mở, và cũng thích luôn việc cùng vào bếp với họ. Hi vọng thông điệp này của anh sẽ đến được với nhiều người hơn nữa.
Hồi nhỏ Tết đến là háo hức, nôn nào ngủ k đc để chờ sang mùng 1 mặc đồ mới nhận lì xì. Càng lớn mình càng sợ tết vì càng gần đến tế khồi lượng công việc càng nhiều trong khi phải lo dọn dẹp nhà cửa, sửa soạn lễ lạc, bông hoa cúng kiếng, nấu nướng rước ông bà. Giờ nghe tới Tết mình k còn thấy vui nữa mà chỉ thấy lo thôi 🥲
Từ nhỏ, mẹ em đã dạy rằng dù con trai hay con gái thì đều phải biết nấu ăn, biết dọn dẹp nhà cửa, không phải để giúp cho mẹ mà là để tự phục vụ bản thân mình
Mẹ của bạn là người phụ nữ của thế kỉ 21 ,rất tuyệt vời
Mẹ bạn có suy nghĩ rất hiện đại
mẹ tôi i chang bạn v, tôi phải lm 1 đống việc nhà hằng ngày :))
tui là con trai nè mẹ tui có dạy đâu nhưng mà tui tự làm hết như là nấu ăn phụ mẹ quét nhà phụ mẹ và bla bla tui tự tui làm hết
Mẹ mình cx thế, kiểu nói là, ở nhà có thể không làm nhưng phải biết làm, lên đại học hay xa nhà các thứ có thể tự chăm sóc bản thân, chứ không phải để phục vụ ai. Mẹ nuôi m ăn học không phải để đi làm osin free cho thằng khác 😀😀😀
Nhiều người ( cả nam lẫn nữ ) hiểu lầm phong trào nữ quyền, rằng là nữ quyền là nữ đứng trên nam, là lấy danh nữ quyền ra thì muốn làm gì cũng được. Nữ Quyền chính là Bình Đẳng Giới. Và bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó, chứ không phải là cào bằng, không phải nam phải vầy nữ phải thế kia. Dành cho các bạn không hiểu vấn đề.
Mong những thành phần dân trí thấp phần nào thấm được những câu chữ của bạn. Họ không xứng đáng để nhân danh một quá trình đấu tranh của bao con người.
Đúng quá bạn ơi. Chính vì những người (có cả nam lẫn nữ) hiểu sai về "nữ quyền" và "bình đẳng giới", và có những hành động và tư duy "đạp lên đàn ông", mà khiến cho Nữ Quyền bị trở nên tiêu cực và đem làm trò đùa :(
Agree!!
Mà sao t thấy ở lớp bọn nó cứ trọng nữ khinh nam kiểu gì í
Ko có ý gì nhưng mình thấy nữ quyền ở thế hệ mới hơi bị quá đà :'))
Con gái đè đánh tôi như cko mặt dù ko làm gì mà chỉ cần nó nhờ mà ko làm là bị đập.
😅😅 sức mạnh nữ quyền.
Thật may mắn vì ở lứa tuổi mới chập chững bước vào đời này của mình có thể được biết đến một người luôn có những chia sẻ sâu sắc như vậy, cảm ơn Anh Trí vì những chia sẻ này ạ!
@Châu Panda ?
@Châu Panda tỏ vẻ thượng đẳng cho ai xem, những người như ông là lí do khiến mấy bạn nữ đó cứ than vãn suốt đó
Bớt prrr lại??? Cái gì mà bước vào đời??????
@@trungkiendragon91 ủa đời nó chứ phải đời m đâu mà ý kiến???
@@trungkiendragon91 chứ cái gì là không bước vào đời?????
Tôi U50 rồi mà vẫn thích ngồi nghe e Quéo nói! Vẫn luôn nhắc con cái phải vào nghe a Quéo giảng bài nè các con! ❤️❤️
Bác ơi có bố mẹ được như bác là tuyệt vời lắm ạ . Cháu ước gì bố mẹ cháu cũng thức thời như thế :)))
Chúc bác nhiều sức khoẻ ạ ❤️
Chúc bác nhiều sức khoẻ ạ. Con bác sẽ rất hạnh phúc khi có cha mẹ như bác
Lên top luôn bác ơi
@@sdfdafs4158 Ước muốn đó có khi chỉ làm chính bạn và ng thân đau khổ hơn thôi. Một là mình chấp nhận hiện tại, còn không thì phải nỗ lực thay đổi nó thôi
E là nữ và trong gia đình e gần như ko có 2 từ bình đẳng. Từ lúc bé e đã thấy đc sự phân biệt đối xử, nhà e có 3 ng con (1 a trai và 1 e trai) và e có thể hiểu đc tất cả sự bất công mà các bạn nữ khác chia sẻ.
Nhưng e đã từng phạm lỗi giống các bạn nữ hiện nay, đó là ghét đàn ông. Có lẽ là do các bạn còn trẻ và chưa hiểu nhưng ng các bạn ấy nên hận ko phải đàn ông, mà là những ng lớn, những ng của thế hệ trc, những ng dạy cho các đứa trẻ các phân biệt đối xử. Bởi sự phân biệt giới tính ko chỉ tổn thương các bạn nữ mà còn cả các bạn nam
Đúng r, chúng ta nên ghét tất những con người lạc hậu, lợi dụng hủ tục để bắt nạt người khác, bắt ng khác làm việc k công cho mình.
Bạn ui những người hồi xưa cũng là những nạn nhân của tư tưởng cổ hủ này thoi, tư duy con người lúc đó còn hạn hẹp nên không trách họ được, việc có suy nghĩ khác và sẽ bị xã hội bày trừ khiến họ sợ hãi và vào khuôn khổ, nhưng giờ đã khác tư duy phát triển rồi, đừng sống trong quá khứ nửa mà hãy hướng tới tương lai đó bạn, khi mình cố gắng phấn đấu và thể hiện được khả năng của mình thì có thể người lớn họ sẽ thấy được nó , họ k nói ra nhưng chắc chắn trong tâm họ sẽ có sự thay đổi, không ít, không nhiều, mà thôi.
@@tantan7572 mình từng thấy người bị trầm cảm, 5 năm r vẫn chưa khỏi vì gia đình hành hạ đấy bạn ơi. Tư tưởng họ vẫn k thay đổi mặc dù nạn nhân đã rất nỗ lực trong công việc và xã hội.
Như nhà mình, rất nhiều lần mình nói chuyện rõ ràng lại k đc quan tâm. Mình chỉ còn 1 cách duy nhất là thật giàu thì họ mới tha cho m thôi. Mà giàu họ cũng k tha cho m đâu vì họ nói là k cần tiền, chỉ cần m hạnh phúc mà luôn hành hạ m, chưa bao h lắng nghe mình. Nên sau này có nhiều tiền, trả nợ mà họ k lấy thì mình sẽ chính thức đoạn tuyệt.
Và mình sẽ tố giác tất cả bạo lực gia đình, trọng nam khinh nữ, tư tưởng cổ hủ và cha mẹ độc hại trong suốt phần đời còn lại.
Mình sẽ k mất j, còn họ dốt thì họ mất hết. Chứ mjnhf k thương nổi vì họ làm đầu óc mình chết đi sống lại nhiều lần.
@@duongcamha2280 um bạn, hoàn cảnh bạn mình không biết gì nên cũng không dám nói vào gì, nhưng mà đừng để hận thù chi phối bạn là được thôi, chúc bạn thoát ra được môi trường tocxic và có được cuộc sống mình mong muốn
Mình cũng như bạn
Tự cảm thấy mình thật may mắn khi sinh ra trong một gia đình rất cởi mở và công bằng, sau khi xem clip của anh thì em mới nghiệm ra lý do đằng sau việc mỗi lần lễ giỗ là đàn ông, phụ nữ, con trai con gái đều xắn tay vào bếp hết và trên bàn nhậu thì già trẻ gái trai lớn bé gì đều chung mâm với nhau, cùng thảo luận nhiều vấn đề, là vì mẹ và các dì thật sự đều là những người phụ nữ bản lĩnh, lên được phòng khách, xuống được phòng bếp, và giữa mn với nhau luôn có sự tôn trọng. Em cũng rất có niềm tin là thời gian sau này vấn đề này sẽ không còn gây nhức nhói nữa bởi thực sự bây giờ con trai có thể vào bếp rất nhiều, em quan sát qua những lần liên hoan với bạn bè và lúc qua nhà bạn chơi, việc bếp núc bây giờ trở thành kĩ năng sống hay sở thích của mỗi người chứ không phải là bổn phận như ngày xưa nữa.
xin chia sẻ với anh câu chuyện của em.
Ngày trước khi chồng em còn là người yêu thì bố em và một số bạn bố hay rủ ny em nhậu và sau mỗi lần nhậu ny em về bị mệt đâm ra sợ luôn những lần gặp bố. Sau một vài lần ảnh mới nói là "anh muốn đến nhà ăn uông nc với bố thôi chớ nhậu anh không thích mà giờ nói bố thì sợ bố buồn, mà giờ anh không biết làm sao mà không nhậu nữa" . Em đồng ý hai tay với ny em luôn.
Sau đó em nói với ny em rằng: "anh để đó em nói với bố cho"
Em nghĩ chuyện đó không thể nào không nói cho bố biết được dù rằng em rất sợ bố. Xong rồi em quyết tâm nói ra với bố rằng: "con biết là bố cũng muốn gần gũi với ảnh nhưng mà ảnh không thích uống rượu bố à và con cũng thích điều đó ở ảnh, ảnh không cần nhậu giỏi chỉ cần thương yêu lo cho gia đình là được và quan trọng hơn hết là con không muốn sau này con có một người chồng nhâu nhẹt bố à vì nhậu nhiều sẽ lên đô đó bố."
Em nói xong mà em run tay luôn, tại em sợ bố quá. May mà sau này bố hiểu cái bố không ép uống nữa và bây giờ thì bố em lại hay nc với ck em
Xin chia sẻ câu chuyện của em và xin đồng hành cùng với anh :)
câu chuyện hay đó chị !
Thực ra câu chuyện của bạn giống với mình. Nhưng thay vì mình bảo bạn gái nói với bố thì trong lúc nhậu mình nói khéo dc. Và tất nhiên người lớn chẳng ai chấp nhặt con nít bao giờ nên mình ko ngại khi phải nói về vấn đề nhậu này. Không biết bây giờ mấy bạn còn cả nể như thế kỉ trc ko nữa
@@chiemlayemi7992 cảm ơn bạn đã đọc câu chuyện của mềnh :)
@@vuhuyvh thật ra ny mình đã từ chối khéo nhiều lần rồi nhưng vẫn không khả thì và vẫn bị ép uống (mình ngồi gần đó nên mình biết nên là vì không nói khéo được nên chắc sẽ dùng cách hạn chế gặp nhau), và anh ấy muốn là chia sẻ với mình trước để nếu như anh có nói với bố thì em đừng buồn anh nhé!
mình nói là" để em nói cho " vì vài lí do sau
1, mình là con gái bố nên nói thẳng ra sẽ không bị để bụng nhiều, (thường người lớn hay bị quê với con người ta hơn là con mình)
2, mình không muốn ny mình có ấn tượng không tốt trong mắt bố mẹ " kiểu như là ông bà nghĩ sửa lưng ý"
3, MÌnh muốn bày tỏ quan điểm: "con gái của bố me là muốn người đàn ông như thế nào" để bố mẹ mình biết rồi yên tâm vì con có suy nghĩ riêng
Cảm ơn bạn đã quan tâm câu chuyện của mình nhé:)
như thế hệ mình gặp nhau, nói chuyện thôi đc rồi cx ko cần phải ăn uống linh đình, hay rượu bia, nhg thế hệ bố mẹ mình thì khác. Còn chuyện rượu bia thì đối với mình lúc nào có hứng thôi ko cần người khác ép mà tính mình ai ép mình chuyện ăn uống là mình thường say nâu ngay.
*Kiếm được 1 người cùng đồng hành, san sẻ, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau để yêu thương như cách mình đối xử với họ, bên nhau cả đời thực sự rất khó ! Thật may mắn và xin chúc mừng cho bạn nào kiếm được 1 nửa còn lại của đời mình có đầy đủ các yếu tố cần thiết để bên nhau cả đời ! Em cảm ơn anh Trí đã chia sẻ thêm 1 khía cạnh về cuộc sống ❤️❤️❤️*
nhờ những người như anh Quéo thì những người nghe và hiểu sẽ thay đổi , em nghe anh Quéo nên hứa tương lai phải thay đổi , thay đổi 180 độ luôn kaka
chỗ quê vẫn còn đó anh, phụ nữ làm nhiều hơn.
vấn đề em thấy, nó là 1 nét văn hoá từ lâu đời. Giờ các cô, các chị cũng mặc định nó đúng.
gần đây giới trẻ nước ta tiến bộ hơn nói lên được suy nghĩ là điều đáng mừng.
Thời xưa người ta cũng k có internet như bây giờ, bây giờ công nghệ thông tin nhiều con người mở mang tư duy ra, thiệt ra nhiều người nói sống theo kiểu tây phụ nữ không làm gì là nói oan cho họ quá, nếu tìm hiểu sâu về văn hóa người ta thì người ta cũng làm sml à, mình k hiểu sao có nhiều tư tưởng ngu ngốc như vậy được luôn đó.
Đúng là đúng ở trường hợp nào, nhà có tiệc đàn ông dựng rạp dọn bàn ghế bưng đồ nặng mà, còn mấy người cho là đúng thì kêu cả đàn ông vào cùng làm buổi tiệc đấy, đến lúc đi phụ hồ xây dựng khuân vác nó bắt chia việc thì lại khóc lóc nói đàn ông ko ga lăng này nọ, mệt tư duy mấy người tiêu chuẩn kép.
Sự điềm tĩnh, tìm hiểu đến gốc rễ của vấn đề để thấu hiểu và xử lý vấn đề. Cảm ơn video hữu ích của anh
Trước khi cưới vợ chồng em cũng nói rõ trước với nhau: "em đồng ý về chung nhà với anh ấy vì yêu thương và muốn chăm sóc nhau. Nếu lí do mình đến với nhau không phải vì điều đó thì em nghĩ chưa đến lúc" Thật tuyệt vời anh ạ, cs hôn nhân tụi em cũng có trật nhịp với nhau nhưng tụi em đều nhớ lại lí do lúc đầu ạ.
Cảm ơn anh về chia sẻ quá chuẩn, nói đúng tâm lý của nhiều người trong đó có em ạ. Chúc anh nhiều sức khoẻ nhé ❤️
Tôi không nhớ, tôi quên trước tôi nói gì rồi
Đúng là thay đổi cả thế hệ là khó cực kì anh ạ, em ở quê cái lời nguyền trọng nam khinh nữ đó nó dã man mà có những người sẽ chẳng bao giờ nghĩ khác đi, làm em từ nhỏ đến lớn cực kì có thành kiến với việc làm dâu, mặc dù em cũng biết là sẽ có người này người kia. Nên em không nghĩ sẽ thay đổi người khác, em chỉ cố gắng để bản thân không rơi vào cái lời nguyền đó thôi. Cố gắng để độc lập, lúc đó mình sẽ có được sự lựa chọn, nhất là lựa chọn người có thể thấu hiểu và cùng bảo vệ nhau khỏi cái áp lực từ gia đình hai phía.
Thực sự rất thích video này của a Trí. Khi mà dịch bệnh không cho mọi người ra đường và "khiến" cho mọi thành viên phải ở nhà cùng nhau. E đã học được rất nhiều điều trong video này. Cảm ơn a Trí nhiều!
xem video này e mở mang tầm mắt lun ạ, e là con trai trưởng của dòng họ và như a trí ns e có những nỗi đau của e chả 1 ai hỉu đc cả, chỉ mình e tự kìm nén cảm xúc và cố gắng mạnh mẽ như lời người lớn dạy cho đến bây h vẫn k thoát đc sự cám dỗ ấy. Nhưng mà khi xem xong vd của a e cảm thấy như mình cx được thấu hiểu hơn và vui vẻ hơn ạ. E cám ơn a Trí và chúc a thành công sự nghiệp, hạnh phúc bên gđ ạ ^^
Ngay tư tưởng của các bà các mẹ cũng vẫn vậy nên luôn dạy con gái cháu gái mình phải thế, 1 lối tư tưởng ăn sâu vào tiềm thức, cảm giác tối muộn buồn ngủ rũ mắt ra vẫn phải ngồi để đợi cho mâm các chú các bác ăn xong rồi dọn dẹp, đúng là k phải ai cũng hiểu được 🤣🤣, lấy ck mà ck có tư tưởng vậy thì thôi, ở 1 mình cho lành
Nhà mình cũng vậy bạn ạ. Có khi nhậu đến 10h 11h đêm chưa xong. Ngồi chờ mà mắt nhắm mắt mở, đầu thì gật gù. Khổ thật sự
Còn có nhiều người chồng đi nhậu đi chơi cho đã , rồi tới 23h , 1h về dựng đầu vợ dậy đòi ăn cơm , nếu không có thì làm ầm ĩ , đánh đập vợ con. Nói nghe như đùa nhưng là có thật
@@nguyengiang8050 còn mấy hoàn cảnh còn bét nhè hơn nữa kìa. Ông Quéo nói thì đúng đấy, tôi cũng hi vọng ngày đó có thể xảy ra. Nhưng có lẽ là sẽ ko. Chừng nào còn sự khác biệt thì con người vẫn sẽ phân biệt đối xử, con người mà... đâu phải tiên, Phật.
Như bố tôi thì còn đi nhậu 1,2h đêm về nằm r nôn kiếm chuyện cãi nhau nữa.
@@duongcamha2280 đúng rồi bn mình cũng thế kiểu trọng nam khinh nữ là rất khó chịu
Nhà ngoại mình. Đám tiệc gì lễ lộc gì ko biết. Phụ nữ cháu gái em gái, đi làm ko đi làm ko biết. Đều phải có mặt sớm để chuẩn bị. Còn người nam ( cậu dượng anh em ông chú bác) nếu có đến sớm cũng chỉ ngồi chơi uống nước nc. Đợi làm xong thì dọn lên cúng rồi ăn nhậu. Ăn nhậu xong bỏ chén dĩa đó, phụ nữ phải dọn dẹp. Đàn ông bỏ đi nhậu chỗ khác tiếp. Có lần phụ nữ mệt ko ai dọn nổi nữa nên để tạm đó. Một ông cậu lớn trong nhà chọi chén dĩa hết ra sân, nói ăn uống xong ko ai dọn. Mình ở nông thôn miền tây việt nam.
Bên nội mình gốc bắc, theo truyền thống là giỗ các cụ là anh em họ hàng tụ tập về cùng nhau làm cỗ. Không phân biệt nam nữ, ai cũng được phân công, chỉ có các ông bà và các bác lớn tuổi là ngồi chơi uống nước. Mọi người rất đoàn kết quý mến nhau, vui vẻ cùng nhau làm không ai so đo hay phân bì. Họ nhà mình có được coi là bình đẳng giới không nhỉ? Mọi người ai cũng mệt, nhưng chỉ mệt 1 ngày mà họ hàng vui vẻ gắn kết lâu dài. Thế hệ đi trước khó mà thay đổi được, thôi thì kệ họ, "dĩ hoà vi quý" bạn nhé! Xã hội ngày càng phát triển văn minh hơn rồi, thế hệ sau này sẽ khác bậc cha chú mình hiện tại.
@@haxuanphu9902 như vậy thì có không khí gia đình thật sự đó bạn ơi. Nếu ai cũng hiểu và biết chia sẻ công việc thì không chỉ một bộ phận nhỏ gồng lên mệt mỏi đâu nè. Cảm ơn bạn, hi vọng sau này sẽ dần tốt hơn.
Quê mình ở Ninh bình miền bắc.xong dỗ tết thì đàn ông đảm đương những việc nặng.như thịt gà,lợn.phụ nữ rửa rau,phụ giúp.những món chính thì đàn ông cũng đảm đương.ăn xong thì thanh niên trai,gái rửa.nên thấy vui.đến nhà khác cũng thấy đám đàn ông chỉ ngồi chờ rồi nhậu say.thấy mệt
@@HangVu-gh3rk mình cũng nghe nói ở nhiều nơi, đàn ông sẽ đảm đương những việc nặng nhọc và nhiều máu me, kể cả làm gà làm vịt, làm cá. Nhưng chỉ nghe nói thôi chứ chưa được thấy nè. Còn ở quê mình thì chỉ có những việc rất nặng như thịt trâu bò hoặc tiệc rất lớn cần huy động nhiều bàn ghế, thì đàn ông mới làm. Còn tiệc nhỏ, mà hàng năm ở quê mình nhà ngoại có cỡ 7 cái tiệc nhỏ nhỏ như thế, bao nhiêu việc không tên, phụ nữ đều được làm. Bạn thật hạnh phúc vì được sống trong 1 GĐ đầy sẻ chia như vậy.
@@binne7890 cảm ơn bạn nhé.mình cũng thấy vậy.ở đàng nhà ck mình(Xuân mai,Hà tây cũ,nay cũng thuộc Hà nội).thì bố mẹ ck đã chia sẻ cv nhà từ rất lâu.ví như khi đi làm về,ông nấu cơm thì bà rửa chén ,bát.quần áo thì tắm xong,của ai người đó rũ sau đem ngâm vào thau có nc giặt.rồi ông sẽ cho vào máy giặt.bà đem đi phơi,và thu về,chia ra.của ai người đó tự gấp.như trồng rau ông bà cũng cùng làm.xong viêc thì ngồi uống tách cà fê cùng nhau.dù năm nay ông đã gần 90 còn bà chỉ kém ông có mấy tuổi.
Biết sao hông...mỗi lần mở youtobe thấy video ô Quéo là sợ lắm, vì những điều ổng nói chọc đúng điểm đau, những thực trạng đang diễn ra phần lớn mọi người, đau mà còn ngoáy cho điếng lun, ổ diễn giải cặn kẽ, tự nhiên, phân tích khỏi bàn, bởi dậy lỡ coi rồi là coi riết những video tiếp, dậy là mất nguyên buổi để xem ổng nhưng mà đáng. Cảm ơn a Trí nhiều ạ, luôn đem lại những giá trị tuyệt vời cho cộng đồng
anh Quéo luôn đưa ra những góc nhìn rất đa chiều về nhưng việc mang tính drama như này , coi kênh anh Quéo lâu ngày em thấy mình cũng thấm nhuần được tư tưởng " chậm lại một nhịp " của anh Quéo , cảm ơn anh nhiều lắm
Mới bước sang tuổi 21 không lâu, không có người yêu, việc học cũng đang hơi vất vả, đam mê chưa được chấp nhận, thật kì lạ là em lại cực kì quan tâm đến vấn đề giáo dục phát triển của mỗi cá nhân và đặc biệt là của con trẻ. Nguyên nhân thì từ nhiều phía, nhưng một phần cũng do sinh ra tính cách đã rụt rè, cù lần đâm ra bố mẹ khó giáo dục. Vì vậy, em rất trân trọng những kiến thức về phát triển và nuôi dạy của anh Trí. Em không biết là bao nhiêu lâu nữa em sẽ có con, 5 năm, 10 năm, 20 năm, điều đó không quan trọng đối với em. EM có thể là 1 ông chú tuổi trung niên có đứa con đầu lòng, cũng được! Em muốn trang bị những kiến thức đó kĩ lưỡng để sẵn sàng. Có như vậy thì gia đình mới thực sự hạnh phúc, sẽ không có những người con nhút nhát kém hiểu biết kĩ năng sống, sẽ không còn những cô con gái bất trị...
Rất vui lòng được đồng hành cùng với anh...
“ Độc lập - tự do - hạnh phúc “
Học a Quéo lâu thì thêm một từ nữa “ Thấu Hiểu “
Kkkkkkk
Thank a và hậu cần phía sau một clip ý nghĩa .
Muốn dựa thì phải bị dẫmm:)) thấmmm câu này quá MR QUÉO 😁😁 respect anh Trí ♥
Tính nói lun á. Mik cx ấn tượng câu nói đó . Nhờ ông Quéo mà chúng ta thấy được nhiều góc nhìn hơn của vấn đề❤
Thật sự là một câu nói rất hay, thô nhưng thật
"muốn dựa phải dẫm???" Thực tế ai dựa ai nhỉ? Tôi thấy phụ nữ mà li hôn hiếm người kết hôn lại chứ các anh là phải tìm người thay thế liền, không thì không ai lo cho đó!
@@vickychen5394 Đây là nói nếu mà, chứ đâu phải ai cũng vậy.
@@vickychen5394 Bạn hiểu sai rồi. Ý là nhắc nhở những người không chịu lao động như vẫn nhiều lời sinh sự ấy. Ngồi chơi chả làm gì tới buổi ăn xong về thì lấy đâu ra tư cách chửi người này người kia không chịu rửa bát nấu nướng.
Video của a là minh chứng rằng TH-cam vẫn tốt hơn Tiktok trong việc nêu lên quan điểm của mình. Tiktok thời lượng video quá ngắn cũng như số lượng từ comment cũng quá ít. Khiến cho tranh luận ko đầy đủ dẫn đến sự việc đi ngày càng xa mà không hồi kết. Video của anh phân tích rất hay ạ.
Mình thấy may mắn và vui vẻ khi lớp trẻ sẽ thay đổi dần những hủ tục lạc hậu, thiếu sự công bằng. Nhóm bạn mình thỉnh thoảng tụ tập lại làm BBQ chẳng hạn, chia công việc ra đều cho cả nam và nữ, nam cũng tham gia vô làm bếp, sau tiệc lau nhà, rửa chén các kiểu với nhau. Mọi người san sẻ mọi thứ thật vui.
Bà nội và ba em là người Bắc di dân vào miền Nam sống đã hơn mấy chục năm ở đất Sài thành.Bà nội em hồi xưa khá nghiêm khắc nhưng mỗi lần tết đến hay những dịp quan trọng thì bà em đề nghị cả nhà đi ăn ngoài cho tiện đỡ mất công dọn dẹp không thì sẽ nấu những món đơn giản thôi.Ba em thì không hay nấu nướng nhưng mỗi cuối tuần sẽ phụ mẹ làm này làm kia,em là con gái tính em hơi hậu đậu nên ba mẹ không cho vào bếp nhiều chỉ làm những thứ cơ bả và cái việc rửa chén em mặc định luôn là việc của em vì em đã không nấu thì em phải rửa chén.Nhà em là người Bắc nhưng khá thoải mái trong việc ăn uống nên thường sẽ không có chuyện phân chia đàn bà đàn ông. Qua đây em chỉ muốn nói là người Bắc đúng là khó nhưng mà xã hội ngày càng phát triển và có ý thức hơn nên mn nên suy nghĩ thoáng ra một chút nhé.Mỗi người một tay thì mâm cơm mới vui vẻ được
Thật may mắn khi tôi có một người mẹ và ông ngoại rất tuyệt vời. Ông ngoại tôi là người có tư tưởng và cách dạy con rất tiến bộ. Ông đã dạy cho mẹ tôi trở thành 1 người rất mạnh mẽ cả về tài chính và tình thần. Từ nhỏ thì mẹ đã dạy cho tôi cách nấu ăn và thấm nhuần được tư tưởng là trong nhà ai cũng có việc, không ai được ngồi chơi cả. Và mẹ đã cho tôi 1 sức mạnh về tinh thần rất lớn, luôn ủng hộ tôi thực hiện việc gì đó và luôn nói với tôi rằng là đừng sợ sai, có sai thì mới có đúng. Tôi cảm thấy rất cảm ơn vì 1 người thầy đầu đời, người thầy về cả tinh thần và kĩ năng.
Mình là nam, tết giỗ nào mình cũng xuống phụ. Tới lúc lớn mình ghét văn hoá ngồi nhậu nên mình xuống bếp tiếp. Nên giờ mình chưa bao giờ F.A. trên 6 tháng.
Cảm ơn bạn!
Xem thiên hạ bình luận mới nhận ra gia đình mình văn minh và bình đẳng tới mức nào 😄. Cỗ bàn là đàn ông vào bếp, phụ nữ trợ giúp nhặt rau. Tan tiệc thì phụ nữ rửa bát, đàn ông trợ giúp dọn dẹp. Hôm ông a dẫn ny về ra mắt, chị ấy muốn xuống rửa bát cùng còn ko đc 😅, bắt lên ngồi uống nc nói chuyện với các bậc " bô lão". Thế là đủ chưa chị em 😁
Cám ơn anh và ekip. Qua clip này e nhận ra 1 điều, e cần cảm ơn mẹ em rất nhiều, vì từ nhỏ mẹ đã kêu e vào bếp phụ mẹ. Ngày Tết e vẫn phải phụ dọn dẹp nhà cửa, đôi khi e tự hỏi "why", "tại sao lại làm những việc này, mệt quá", nhưng giờ xem clip thấy việc mẹ em rèn luyện con cái như vậy là điều rất tuyệt. Bên nội, khi Tết đến thì mỗi người 1 tay để phụ nấu nướng, dọn dẹp để có cái Tết sum vầy. Nhưng việc trọng nam khinh nữ trong văn hóa đã ăn sâu vào tư tưởng của người Á Đông. Hy vọng cả bạn nam và bạn nữ đều tôn trọng và độc lập để tạo ra tương lai tốt hơn. Cám ơn anh và ekip lần nữa ạ
Haizz,Ở nhà em lúc nào em cũng là người cuối cùng ra khỏi bếp vì phải chờ mọi người ăn cơm xong để rửa chén, mọi thứ có vẻ hơi bất công cho đến khi mọi người biết ba em đã mua tặng em một chiếc máy rửa chén từ lâu😌
Em đùa thôi, chứ em nghĩ mỗi một người đều phải cùng giúp đỡ nhau, mỗi người một tay, nếu anh rửa chén em sẽ lau nhà, nếu em nấu cơm thì anh phải dọn chén
P/s: em chưa coi video nhưng mà em phải comment liền mới chịu được Ông Quéo ơi
@@duongang2803 " Mày rửa chén tao lau nhà " haha
@@Ruka1219 khi 2 vk ck có 1 máy rửa chén và 1 con robot lau nhà
@@khangvonguyengia9422 thế thì thằng nào mang con robot đi sạc, thằng nào dọn bàn tráng chén mang bát đĩa xếp vào máy :)))
@@nhduong_ Chuẩn rồi 😂 Nhưng mà robot lau nhà thời nay đã có loại lau xong thì tự về chốt sạc ,tự đi đổ rác làm xong nó sẽ báo cho mình biết còn máy rửa chén thì mỗi lần ăn ráng ăn cho sạch để khỏi tráng lại. Bên cạnh máy rửa chén, máy lau nhà còn có ti tỉ các loại máy khác nữa để giúp đỡ mình như máy rửa rau, máy làm bánh, máy chà gót chân,.....( nó cũng k quá đắt nhé). Nếu có điều kiện thì xây hẳn luôn một căn nhà thông minh ở cho sướng .Chỉ có máy tắm là chưa thấy thôi 😂
mẹ e giỏi, luôn giúp đỡ, hi sinh cho mng trong nhà, ba e ko phải lười biếng, quét nhà, sửa đồ rất giỏi. Nhưng ba e hay phụ thuộc vô mẹ e, cgi cũng đổ qua cho mẹ e làm, ba e nhờ ngta thì đc mà ai nhờ lại thì sừng cồ, cọc lóc. E rất muốn ba e chia sẻ công việc vs mẹ e, mẹ e mún bỏ ba nhưng cs rất nhiều trắc nhiệm. Ba e ko bao h chịu thông cảm cho ai, vì e nhìn ra điều đó nên e luôn đồng hành, chia sẻ, cố gắng thấu hiểu khó khăn của mng trong gd em, đặc biệt là ba e, nhưng ba e ko hề thay đổi, càng lúc giống như bị điên, ko kiềm chế đc cx, e từng dằn vặt e là đứa con bất hiếu, nhưng sâu trong thâm tâm cái cay đắng e ghét ba e ngày càng lớn, bởi vì ở trong lòng ba e bị tổn thương nhiều từ tuổi thơ nên ba luôn cọc cằn, nói ra những lời tổn thương người khác. Cũng vì vậy e càng thương mẹ, phụ giúp mẹ, bảo vệ mẹ nhiều hơn, e luôn đứng ra cãi lại ba vì dường như e chẳng còn sự tôn trọng nào với ba em. E biết là cần nhỏ nhẹ để khuyên nhủ nhưng có lẽ ba e sống quá ích kỷ, nên e chỉ mún dùng những lời lẽ tổn thương để tổn thương lại ba em. Em xin mng cho e lời khuyên, cs e hp lun có mẹ, chị, bạn bè như ng bạn nc, chia sẻ nhưng ba e luôn làm e khúc mắc, 1 phần nào đó e cũng hơi tủi khi có 1 ng ba nv
Nhìn cách anh quéo vô đề và những pha quay xe quả là rất rất nhanh rất nguy hiểm và rất tuyệt zời. Chân thành cám ơn anh quéo rất nhiều!!!
Thích anh Quéo cực luôn ý. Luôn đứng ở giữa để nói chuyện và cố gắng khai thác những khía cạnh mà em hay những bạn trẻ khác không hoặc ít khi nhìn ra được. Cảm ơn anh nhiều về những điều anh đã và đang làm. Em sẽ luôn ủng hộ anh ạ
Theo em là một người nữ.20t. Em hiểu được những gì mà các bạn gái hay em gái hay bị bất bình vì sự đối xử như vậy trong chính gia đình mình. Điều mà các bạn gái phẫn nộ và tủi thân ấy, k phải là rửa bát cho bố mình, hay ông mình (nói chung là những ng lớn tuổi hơn). Mà là nhìn 1 bộ phận k nhỏ đàn ông con trai dưới hoặc ngang hàng mình, rõ ràng có đủ khả năng để cùng phụ giúp với các em các chị trong gđ khi có giỗ hay lễ Tết vì những ng tầm tuổi 22 đổ lại các bạn thanh niên đó hầu như chưa phải đụng tay vào việc cbi đồ ăn hay nấu nướng gì. Nên rất mong các bạn các anh có thể phụ các em, các chị gái 1 tay trong việc dọn dẹp, rửa bát thay vì chỉ ăn xong no ngồi bấm đt. Sẽ chẳng có chuyện gì hay bất bình nếu cách anh phụ dọn dẹp, quét dọn thì các chị sẽ rửa bát. Nhưng không, các e gái, chị gái ăn xong vẫn phải chờ các anh ăn xong để dọn dẹp, rửa bát,...vì các anh luôn được bênh rằng :" nó là con trai mà" từ đó gây nên sự đối xử bất công trong các em gái.
từ nhỏ tới lớn t là con trai nhưng đều làm hết mọi việc vì ko sống với cha mẹ nhưng lấy vợ về t sẽ ko làm trừ khi kinh tế ngang nhau lấy vợ lười biếng dựa dẫm ko bao giờ bền
@@dungkhocemnheadzsdungkhoce6187 không làm gì đến khi nào bị vợ bỏ lại khóc lóc cầu xin quay lại
@@dungkhocemnheadzsdungkhoce6187 trg hợp này mk ko hiểu luôn?!
@@kimnganh-cnofficial1184 dan ba moi so chong bo con nu
@@uyensoldier374 ko hieeu an kut di
Vấn đề này thực sự khó. Mà thầy diễn đạt và phân thích trên cả tuyệt vời luôn thầy ơi. +1 respect
Muốn bình đẳng thì phải kiếm được tiền và có sự nghiệp riêng, benefit luôn có cost, nếu người đàn ông mà ko làm trụ cột được cho gia đình thì sẽ bị nói cũng tương tự như phụ nữ ko làm được bếp núc, đàn ông cũng có áp lực của riêng đàn ông, phụ nữ có áp lực của riêng phụ nữ, học cách san sẻ và hỗ trợ nhau khi cần
Áp lực như đấy là do họ chọn, chứ có ông CA phường nào ép đâu mà mình phải làm vậy bạn? Thích làm trụ thì làm trụ, thích làm lính thì làm lính, cũng như việc thích làm chủ thì làm chủ, thích làm thuê mà nhiều cty thì làm thuê. Kệ thế hệ trước mà sống thôi các bạn.
@@ngocdungle7022 do mình kèo dưới và ăn bám nên phải lo bếp núc, chứ phụ nữ kiếm tiền tỷ mỗi tháng thì có ai kêu làm bếp núc ko ? Cuộc sống này là vậy, có qua có lại chứ cái gì cũng đòi quyền cho mình, chồng kiếm 100tr/tháng, vợ 10tr/tháng, bắt chồng bếp núc ???
@@hoangbui2374 mình để ý cái câu đầu của bạn có chữ "nếu" rạch ròi ra như thế nên mình giải thích cho beạn là chúng ta k nên gán các biến A, B ra như thế. Còn cái rep ở trên của bạn nó k liên quan đến phần trả lời của mình lắm, vì mình chỉ nói đơn giản là mọi người có quyền chọn tasks để làm thôi, còn cách chọn ntn, chia quyền như thế nào là điều cơ bản và chi tiết. Bạn đang nói đến cái chi tiết là mình xác nhận là câu đầu tiên của mình k có liên quan lắm đến phần bạn ạ.
Nếu gọi người kiếm được ít tiền hơn là kèo dưới và ăn bám thì bạn ơi bạn sai cmnr :) Thước đo giá trị một người chẳng bao giờ được đong đếm hoàn toàn chỉ bằng lương cả. Nếu người đàn ông kiếm ra nhiều tiền hơn nhưng tư duy và nhận thức đầy đủ văn minh, thì họ vẫn tôn trọng, yêu thương và tình nguyện chu cấp và xây dựng mái ấm với người bạn đời của mình bạn nhé. Riêng cmt đầu tiên của bạn thì đúng, mà cmt ở dưới này thì phiến diện rồi :)
@@helloimcate8329 bạn hiểu sai ý tôi rồi nhé
Gia đình em ở VN cũng y chang vậy, mỗi lần tiệc tùng có mỗi mình mẹ em làm, sau này em lớn thì phụ cho mẹ đỡ mệt. Sau đi nước ngoài học rồi lập gia đình, thì em càng thấy rõ sự khác biệt giữa VH phương Đông và Tây. Các cô chú của em bên này vẫn giữ kiểu truyền thống đó, có khác chút là khách tới mỗi ng đem một món tới góp vô. Còn bên nhà chồng em vì là ng Mỹ nên rất thoải mái, ngày đầu tiên em về ra mắt là chỉ ngồi ăn uống và nói chuyện với mọi ng thôi, chứ chẳng phải làm gì hết. Thậm chí
tới bay giờ mỗi khi sang nhà ba mẹ chồng em, nếu em muốn thì em phụ xếp dĩa, dọn dĩa xuống cho ba chồng em tráng rồi bỏ vô máy rửa chén. Còn nếu ko muốn thì thôi, chả ai ép uổng. Ở nhà thì 2 vc em chia việc ra làm. Nói chung ai cũng lao động, ko cách này thì cũng cách khác, san sẻ cv cho nhau mà làm thôi. Nhưng mà cái tư tưởng mâm trên mâm dưới là nên dẹp :))), chồng em ổng cứ thắc mắc tại sao lại phải như vậy, tại sao mọi ng ko ngồi chung bàn với nhau mà phải chia ra nam-nữ.
E đợi vd của a từ hôm đó đến giờ. Ko biết phải nghĩ theo chiều nào luôn vì bản thân e là con gái cũng thấy hơi bất công nhưng trc giờ e lại làm mấy việc đó như nhiệm vụ của mình mà chưa từng cảm thấy gì cho đến khi bạn gái ấy nói lên quan điểm của bạn ấy
Nếu bạn đã làm tốt thì bạn cứ làm việc của bạn thôi. Mình củng như bạn mình củng có làm. Mình thấy vui :))) Và mình sẽ vui hơn nếu có ai đó giúp mình :) Thế là việc nội trợ sẽ trở thành 1 cái hội. Còn bạn ấy không cảm thấy vui và bạn nói lên sự không vui đó thôi. RẤT VUI KHI BẠN ĐƯA MÌNH 1 CÁI THAO VÀ TA CÙNG NGỒI RỬA CHÉN NÓI CHUYỆN :))))
Ở nhà mình ít khi nấu ăn nhưng bù lại mình làm những việc khác. Mình nghĩ mấu chốt không phải là con gái thời nay lười rửa chén nấu ăn, mà là cái cách người lớn nghĩ là "phụ nữ phải phục vụ đàn ông nhậu nhẹt" nó không còn phù hợp nữa. Nếu nói "con gái phụ giúp cả nhà nấu ăn, còn để mấy ông mấy chú lo mấy việc khác cho mình" thì có lẽ sẽ tốt hơn. Miễn là phải có cái mindset ai cũng nên chung tay phụ giúp nhau, làm những việc mình giỏi để cuộc sống dễ thở hơn 😁
Cần phân biệt 2 trường hợp:
- Thứ nhất là do bản thân họ là 1 kẻ lười biếng, khi chỉ những việc nhà như rửa chén, lau nhà còn không muốn làm, muốn lên tiếng để đòi lại cái công bằng " xàm xí" này
- Thứ 2 là họ thật sự làm việc quá vất vả và sức lao động của họ không được đền đáp xứng đáng kiểu như " bốc lột" này nọ và họ cần phải lên tiếng.
Tôi đồng ý với những trường hợp thứ 2, họ cần lên tiếng để đòi lại công bằng là hợp lí. Còn đối với cái trường hợp " ăn sung mặc sướng" không muốn lao động thì xin lỗi, các bạn cứ tiếp tục hành động 1 cách thiếu suy nghĩ như thế chỉ khiến giá trị của bạn bị tụt giảm trầm trọng trong mắt người khác thôi. Thân!
cứ mỗi lần xem clip của anh em đều học hỏi được nhiều điều. Không chỉ vậy anh còn giúp em đỡ cô đơn khi có người tâm sự chém gió cùng với mình .Anh đã giúp ko chỉ em mà còn nhiều các bạn khác càng ngày càng nhìn nhận mọi thứ tốt hơn. Tụi em rất mong chờ vào các clip của anh. Mặc dù miễn phí nhưng nó đem lại cho tụi em những kiến thức vô giá. Cảm ơn Mr.Quéo a.k.a Nguyễn Hữu Trí
E rất thích định nghĩa “dựa dẫm” của a Trí! 😂 từ giờ e sẽ k bao giờ quên 😜
E sinh ra trong gia đình khá là truyền thống (ba gia trưởng, mẹ phải cam chịu nhiều việc kể cả bếp núc). Nên tất nhiên Tết đến là nỗi ác mộng với e vì luôn tủi thân thấy bạn bè đi chơi, mua sắm còn mình cứ lủi thủi lau dọn nhà và ti tỉ thứ. Trong khi anh và ba k cần làm j hết. E dc tiếp xúc với giáo dục dân chủ nên lúc đó càng phẫn nỗ. Nhưng mà sau này nghĩ lại thì họ là thế hệ cũ rồi, sao mình có thể thay đổi họ được. Nên e quyết định suy nghĩ tích cực là: 1. Tết cực nhưng vui vì mình lại tiếp nối truyền thống, nên thôi cứ vui vẻ làm và nghĩ cách làm hiệu quả hơn là cặm cụi làm. 2. Mình biết mình có giá trị ở đâu (như a nói là độc lập), nên có quyền dc lựa chọn người tương xứng với mình sau này. 3. Mình có thể uốn nắn con mình sau này thành người biết chia sẻ hơn.
Thật sự thì video này của a làm e cảm động vì nó giống như kể về cả quá trình e trải qua từ phẫn nộ đến thấu hiểu cho cả ba mẹ và rồi tự mình tìm dc bình yên trong tâm hồn vậy 😁 cảm ơn a Trí nhiều nhen! Người thầy luôn có tâm 🥰
em nghĩ cái dân chủ thổ tả của phương tây là văn minh ? phương tây nó sắp diệt vong rồi ngồi đó mà văn minh
Em cảm ơn a! Một người anh - Một người thầy!
Qua góc nhìn của anh em dường như thấy chính bản thân mình ở trong đó vậy! Em ý thức được tư tưởng trọng nam khinh nữ, rồi cháu đít tôn vẫn còn tồn tại rất nhiều ở Việt Nam mk và nó còn xuất hiện trong chính gia đình của em đến tận bây giờ nhưng ngay chính bản thân em cũng chưa tìm được cách nào để gỡ rối và thay thế nó.
Nhưng qua góc nhìn của a trong nhiều video và đặc biệt là video này em lại càng có thêm niềm tin để đứng lên để thay thế nó.
Biết ơn anh và đội ngũ về những điều anh đang nỗ lực thay đổi!
Câu" kẻ yếu là kẻ đàn áp người khác"
Hay quá thầy ơi
Content chất lượng và sâu sắc thật sự anh Trí ơi 🔥
E đã từng cực kỳ trăn trở về vấn đề này và cũng loay hoay nhiều để tìm cách thay đổi nhưng hổng hiệu quả. Toàn bị nhận thêm chỉ trích và tổn thương tâm lý hông à. Đến khi nhìn nhận được 2 mặt của vấn đề như anh nói ở trên thì câu chuyện mới trở nên dễ dàng hơn và bản thân e mới thông suốt được
Cảm ơn anh vì đã sharing nhen, appreciate it !
Emma Watson đã dùng sức ảnh hưởng của mình để tạo nên những sự thay đổi lớn lao chống lại bất bình đẳng giới, thông qua tổ chức HeforShe. Vậy những người bình thường như mình cũng nên góp sức làm 1 điều gì đó nhỏ nhỏ vừa tầm là tuyệt vời rồi. Cả bạn nam lẫn bạn nữ đều được.
Cách giải quyết vấn đề cùa anh rất hay , thì vì bên nào đúng bên nào sai . Anh đã giúp cả đàn ông và các bạn nữ cho nhau góc nhìn thấu hiểu áp lực của mỗi người , tôn trọng nhau . Thống nhất vai trò riêng , hỗ trợ nhau , không so sánh . Mãi ủng hộ anh
mong nhiều người oi được video của anh hơn nữa, thật sự quá hay vừa coi em lại tự vừa nhìn lại vào bên trong bản thân mình xem mình.
Vậy nhớ share cho cụ nha bạn…
Ban đầu em nói chung và một số bạn nam nói riêng nghĩ về việc nội trợ là của phụ nữ .nhưng giờ e xem dc video của a làm e suy ngẫm lại .đúng là ngày tết đối với phụ nữ thật ám ảnh .thật may mắn là các ngày tết e có phụ vợ làm việc nhà .từ giờ e sẽ giúp đỡ vợ nhiều hơn .họ đã khổ quá rồi . Nhưng về việc trào lưu ai có tay tự làm .việc ai người đó làm đó là 1 sự ngu xuẩn .nếu áp dụng thì sẽ chả còn gì là gia đình nữa .tks anh ^^
Có một người quen của em - là nam. Người đó nói phụ nữ cần đàn ông nhiều hơn là đàn ông
cần phụ nữ. Em muốn hỏi, có phải tất cả người đàn ông đều có cái suy nghĩ đó không?
Riêng em khi em nghe câu nói đó em cảm thấy cái người phát ngôn đó họ xem thường phụ nữ. Em cảm thấy tự ái và phẫn nộ khi nghe họ nói vậy. Nhưng em ko thèm tranh cãi với họ mà đứng dậy đi chỗ khác. Vì khi đó em nghĩ “không cùng đẳng cấp không nói chuyện được “
Câu cuối của bạn đúng đấy. Họ học hành k đến chốn và dc dạy dỗ k bài bản, lại môi trường toàn những ng như thế nên họ nghĩ thế.
Có hơn nhau 9 tháng mang bầu thôi, đến tháng thì sức khoẻ bị mệt hơn 1 tí/ngày thôi chứ có cái quái j đâu mà bảo cần mới chả yếu. Hãy nhìn Stephen Hawking mà xem! Vậy nên, mình là m k chơi với mấy ng ăn nói như thế đâu.
Thực sự rất cảm ơn anh đã chỉ ra con đường nên đi. Nhưng con đường này thực sự đầy gai, sỏi, đá tảng vv mà nói thật, để đi được và đạt đến thành tựu như anh đã chỉ chắc rất rất ít người đạt được. Lại thêm việc công cụ đi đường lại ko phải thứ đồ vật vật lý mà toàn những kinh nghiệm, chà xát - những thứ trìu tượng. Phải nói lại rất rất khó để thay đổi và chung hòa liều thuốc độc ngấm sâu trong 1 gia đình độc hại. Khả dĩ nhất chỉ có thể là bước 4 mà thôi - hay nói cách khác là đập đi làm lại.
P/S: Đây là lời của 1 người con "hạnh phúc" với người cha nam tính độc hại và người mẹ cũng nữ tính độc hại không kém. Tất cả chỉ là sự bất lực nhìn 2 khối thuốc độc phá nát cả gia đình lẫn mong muốn lập gia đình của người con.
Gia đình e thì ở dưới quê. Cha em là người chủ của gia đình và lúc nào cũng ko rửa chén. Nhưng lúc nào ổng cũng sáng sớm quét nhà rồi đi đổ lú (thu hoạch tôm ở Cà Mau). Sau đó ổng đi qua nhà nội ngồi uống trà với ông nội với mấy bác em. Rồi khi về nhà ổng đi tắm rồi ăn cơm sau đó giặc đồ, mẹ e thì rửa chén. Tắm rửa ăn uống xong ổng đi ra vuông tôm 1 vòng sau đó về nhà kiếm việc làm (đào đất, cho cua ăn, đi chợ mua đồ,...). Sau đó tới chiều mẹ em nấu đồ ăn xong cả nhà ngồi ăn. Ăn uống no say rồi ổng đi tưới rau tới 6h chiều về tắm rửa giặc 1 thau đồ to đùng rồi ngồi xem TV tới 9hđi ngủ tới 6h sáng.
8:30 Có tâm lý bạn trai đến nhà bạn gái chơi ngồi nói chuyện thiên hạ còn bạn gái đến nhà bạn nam chơi phải ngồi dưới bếp thì cũng là do tâm lý của người lớn.
- Đàn ông phải là trụ cột gia đình, vào nhà nói chuyện với bố vợ mà không bàn được chuyện tương lai, chính trị xã hội, khả năng kiếm tiền lo cho vợ cho con thì chả ông bố, bà mẹ vợ nào muốn cả bởi đâu ai muốn con gái mình khổ.
- Phụ nữ lo tổ ấm, thường được mặc định giữ hạnh phúc gia đình và thường mặc định ở nhà nội trợ sau khi đã có con. Nên bếp núc không tốt thì gia đình chồng cũng không muốn con trai mình đi làm về rồi phải ăn cơm tiệm hoặc tự nấu cơm.
Suy cho cùng chỗ này mình thấy chả có trọng nam khinh nữ mà tất cả đều là vì nghĩ tới hạnh phúc của con trai hoặc con gái mình thôi
Cám ơn anh Trí đã cho em được 1 góc nhìn mới mẻ. Thực sự đây là vấn đề mà em chưa bt phải ứng xử ntn. Nhưng nhờ góc nhìn của anh em đã mở được lòng mình và học được rất nhiều ạ. Thanks very much for it.Love anh nhiều❤
Nghe anh Quéo nói thật sự em đang được healing trong tư tưởng và tâm hồn em vậy. Em sống trong 1 dòng họ gia trưởng, trọng nam khinh nữ nhưng nguồn thu nhập tài chính trong gia đình lại là những phụ nữ, những cô dì tự tay buôn bán khổ sở để có tiền chăm chút cho gia đình, còn những cánh đàn ông trong gia đình thì chỉ phụ giúp việc nhẹ. Khi tới những ngày tiệc tùng, ngày giỗ thì các phụ nữ trong nhà cùng nhau nấu đồ ăn mâm cỗ còn những đàn ông đợi có đồ ăn và ngồi ăn với nhau, khi ăn nhậu xong họ đi về nhà và những phụ nữ lại cùng nhau dọn dẹp. Những việc như vậy cứ lặp đi lặp lại tạo nên một điều hiển nhiên trong gia đình và chính em đang được các mẹ dạy em phải làm như thế. Thật sự em rất uất ức và không muốn chấp nhận chuyện đó chút nào 😢
Video sâu sắc thực sự. Cảm ơn a rất nhiều
Dạ vâng.
Đúng thật là em có cảm nhận được nhiều bạn nữ cũng có cảm giác ức chế, khó chịu khi mà phải lo chuyện bếp núc, làm việc nhà. Và em cũng đã từng có trải qua được việc phải rửa nguyên cả một núi chén bát luôn rồi, nên em cũng có biết là những việc đó nó sẽ mệt mỏi như thế nào. Nhưng cùng với đó, có lẽ là do may mắn nên em cũng đã từng được chứng kiến ba em cũng đã từng bị khích bác, vì câu nệ để mà phải uống thêm 5-7 ly rượu, bia, và rồi sau đó thì sẽ nằm lăn quay trên giường, ngáy khò khò rầm trời, để rồi khi mà thức dậy vào một thời điểm sau đó thì mặt mũi sẽ rất mệt mỏi, bần thần, thậm chí là còn bị mẹ em mắng vì cái tội cả nể đó nữa. Và em cũng trong những bữa rượu đầu tiên cũng thế. Thực sự chỉ sau 2-3 lần đi uống bia cùng các bạn, em nhận ra là thực chất, mình đi uống bia như thế cũng chỉ là bởi vì mình thích được thoải mái nói thẳng, chia sẻ ra được hết những tâm tư, tình cảm, hay là những chia sẻ của mình với mọi người mà người ta thực sự lắng nghe, không phán xét nó, và em cũng có thể kìm nén bớt đi được sự lo lắng, rụt rè của bản thân khi mà chia sẻ những điều đó ra mà thôi. Nên từ sau lần thứ 3 đi nhậu đó, em đã luôn luôn rất muốn bản thân mình có thể tìm đc cách nào đó để mà có thể thẳng thắn thoải mái để mà chia sẻ được hơn, cũng như là lắng nghe được thêm hơn nhiều nhiều những câu chuyện thật hơn của mọi người mà không cần dùng đến các công cụ có hại là bia hay rượu nữa. Và có lẽ đó chính là phần lí do mà em đi tìm đến học viên AYP đấy ạ. (hihi ^^)
Và người lại nếu như mà được nhìn lại theo một góc độ khác, không biết là mọi người sẽ nhìn thấy sao, chứ em thì em luôn luôn thấy là góc bếp núc, nấu ăn, nơi mà các bà, các mẹ hay là các chị hay tụ họp ở đó trong lúc nấu nướng, chuẩn bị mâm cúng hay là bữa ăn ngày lễ, tết, thì ĐÓ CHÍNH LÀ CHỖ VUI NHẤT, cũng như là THÚ VỊ NHẤT khi mà các mẹ, các chi cùng nhau bàn tán, chia sẻ về những trải nghiệm, cuộc sống của mình, gia đình mình, cũng như là của chồng, con cái,...sau suốt một khoảng thời gian dài không gặp mặt. Và đó cũng có lẽ là thời điểm mà họ được thật sự kết nối với lại nhau nhất, gần gũi nhau nhất, cũng như là chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu với nhau, cho nhau lời khuyên, cũng như là cùng vui, cùng cười, và quan tâm lần nhau... Và hồi xưa mình cũng đã từng rất ghen tị với bà, mẹ, khi mà họ có thể vui vẻ, quây quần trong bếp và làm đủ mọi thứ trong khi mình thì chỉ biết ngồi cục 1 chỗ, chả biết làm gì hết, và thật sự là nếu như mình cx đi nhìn một vòng xung quanh thì có vẻ như là không phải là chỉ có mình mình mới bị như vậy :))). Và thật sự lúc đó mình thực sự ước là mình có thể tham gia phụ các bà, các mẹ được dù chỉ là một ít gì đó thôi cũng được ấy! Để mà mình có thể thực sự cảm nhận được là mình có ích, mình có được nhiều giá trị hơn là một người chỉ có đi đến, ăn, và rồi sẽ lại lủi thủi đi về thôi ấy....
Mình bây giờ thì cũng đã ngấp nghé 20. Nhưng hồi mà mình bắt đầu có được những cảm giác đó thì chắc cũng là từ khi còn cấp 1, cấp 2 mà thôi, khi mà gian bế của các bà, các mẹ luôn luôn là một nơi rôm rả và vui vẻ nhất trong nhà ngay khi mà mình đi được đến tới nhà nội của mình. Mong chia sẻ của mình có khi cũng sẽ giúp cho mn có được thêm một góc nhìn nào đó mới mẻ hơn một chút xíu về việc này ạ.
Thân./.
Thích anh làm clip có góc quay như này. Rất là gần gũi❤️❤️
Mấy anh chị ekip thích bạn lắm!
@@trieuxuannghi8849 thanks ạ
E là mấy clip sau ông Quéo nhà ta lại tự quay tự làm hậu kì rồi kkk
@@trieuxuannghi8849 chắc là vậy rồi.😄
Thật may mắn mỗi khi e bị stress vì vấn đề nào đấy, e lại vào nghe những video chia sẻ sâu sắc của anh. Em cảm ơn anh nhiều lắm em nghe xong thấy nhẹ nhàng hơn nhiều, em còn nhận ra rất nhiều góc nhìn khác mà e k nhận ra.
tuy là nam nhưng em vẫn phụ mọi người nấu và rửa bát em cũng đã từng nêu ý kiến là sao một số chú bác ko giúp vợ mình phụ nấu hoặc xuống rửa bát cùng vợ
Tư tưởng cổ hủ ăn sâu vào máu của họ r
Bạn xứng đáng có 100 cô vợ😂
"Đã lựa chọn dựa thì phải chấp nhận bị dẫm" thực sự rất thấm.
Cảm ơn những chia sẻ của a. Hi vọng những chia sẻ đó sẽ thay đổi 1 phần nào đó những con người có tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Cảm ơn những chia sẻ của anh. Em sẽ nỗ lực hành động, để gia đình của mình, hay thế hệ sau ngày một tốt đẹp hơn 💖
Cảm ơn a Trí về những cs góc nhìn sâu sắc này , những clip của a câu nào hay e đều note lại hết . Cảm ơn a rất nhiều vì đã mang lại những tư tưởng mở và mới mẻ k kém phần sâu sắc cho người VN - mong rằng những điều tốt đẹp a cs 1 ngày nào đó cũng có thể lan toả đc cả những người ngoại quốc luôn ah .
Anh Trí chỉnh âm lượng to thêm nhé, em để 100% loa nghe vẫn thấy nhỏ anh
mấy vấn đề này phát ngôn rất dễ gây mất cảm tình, thế mà anh lại làm khéo thiệt sự. Ngồi nghe với đứa em trai, hai chị em chẳng những không bức xúc mà còn hiểu được nhiều cái. cảm ơn anh
Nghe a Quéo nói làm em nhớ đến người đàn bà hàng chài trong "Chiếc thuyền ngoài xa" 😃😃😃
Chuẩn
may mắn là chị em phụ nữ ngày càng hiểu chuyện và chủ động khôn khéo lo cho mình
Hôm nào anh làm lession về sự tự chối đi anh. Lâu ròi kh thấy series này. Hóng quá
Oh my God, đây là comment mà mình thấy 1/tỉ người mới có á. mình đã từ rất lâu mãi suy nghĩ về nó: con người cần học thêm về Văn hoá từ chối (áp dụng cho 1001 chuyện). Thí dụ có 1 em đá lông nheo với mình, bản thân mình đã có mối rồi thì phải biết Từ chối.
Cảm ơn Trí rất nhiều về góc nhìn và sự nổ lực của anh! Bản thân em là một người có tính cách quan tâm đến những người xung quanh, nên những điều anh nói em đều rất hiểu. Em đã từng nhìn ra được những góc khuất trong căn bếp cũng như trên gian phòng khách như anh có đề cập!
Em vẫn luôn băn khoăn việc cho đến khi nào, rửa chén không còn bị mặc định là của ng phụ nữ phải làm, nếu nam làm thì bị xem là thấp hèn và coi thường… em đã nổ lực xung phong rửa chén phụ mẹ phụ dì, nhưng lâu dần thì lại bị xem là một điều hiển nhiên, mặc định sẽ là em tiếp tục làm. Còn những chị em khác thì cũng ko để ý đến nữa… Em nên thay đổi cách làm ntn để việc này có triển biến tốt hơn vậy anh?
Thấu hiểu cho những người cay nghiệt, gia trưởng thật sự rất khó, phải yêu thương, tôn trọng đến mức nào thì mới cảm hoá được những người cố chấp, bảo thủ vậy anh Trí ?
Trước đây khi vẫn đề này nổ ra thì em hoàn toàn đứng 100% về phía của các bạn nữ vì nhà em đúng kiểu trọng nam khinh nữ luôn. Nhưng sau khi nghe những chia sẻ của anh thì em mới thấy giới tính nào cũng có những khó khăn riêng hết. Em nhất định sẽ hoàn thiện bản thân và thấu hiểu cho người khác như lời anh nói vì phải tự mình phải thay đổi thì mới mong cuộc sống thay đổi được. Cảm ơn anh rất nhiều, chính thức bấm đăng ký kênh của anh ạ
Bản thân mình mang giới tính nữ nhưng dạo gần đây, rất lắm khi mình tự xấu hổ và tức giận với thái độ của nhiều những bạn nữ lạm dụng thứ gọi là "nữ quyền", Mình từng đọc ở đâu đó người ta viết rằng feminism nên dịch là "quyền nữ" chứ không phải là "nữ quyền". Thế hệ qua thế hệ, các bà, các cô, các chị và nhiều bạn nữ khác cố gắng từng chút để khẳng định giá trị của phụ nữ để thay đổi cái nhìn của xã hội về nữ giới, để phụ nữ cũng có quyền NHƯ ĐÀN ÔNG, chứ không phải đứng lên đấu tranh để được phục tùng, đấy không phải là thứ đấu tranh đúng nghĩa, không phải cách đấu trành dành lại kết quả lâu dài. Nếu hôm nay có "nữ quyền" thì ngày mai có "nam quyền", hôm nay phụ nữ muốn đàn ông phục tùng, muốn được hưởng những đặc quyền của đàn ông thời phong kiến thì ngày mai chắc chắn nam giới sẽ đứng lên đấu tranh, vòng tuần hoàn này sẽ chả có hồi kết và happy ending nào cả. Xin đừng hiểu nhầm "nữ quyền" mà đạp đi những đóng góp của các bậc tiền bối phái yếu đi trước đã xây dựng, nam hay nữ thì đều là người, không ai muốn phục tùng ai, tự mình mà độc lập. Độc lập chính là tự do, là hạnh phúc. Mọi người ngày nay tôn trọng, và hay nhắc đến các nhà bác học, nhà nhân học, nhà phát minh thiên tài, những người đóng góp cho xã hội chứ ai nhắc đến trước đây có người này đẹp người kia xinh, hay cả ai đó đã từng giàu thế nào. Làm ơn đi, những bạn nữ - hay những với tư tưởng chỉ cần đẹp, lấy vợ/ chồng giàu các thứ rồi sau này lại trách 1 thế giới trọng nam khinh nữ, trọng tiền bạc, danh lợi. KHÔNG, mà là trọng ĐỘC LẬP và khinh PHỤ THUỘC - khinh chính các bạn đấy, vẻ bề ngoài không bao giờ là vĩnh cửu, chỉ có tri thức, giá trị nhân văn tạo ra cho xã hội mới tồn tại mãi.
Cảm ơn anh Quéo vì đã làm video về bình đẳng giới như thế này, cách nói của anh dễ hiểu, dễ được lòng cả hai phái
Ngày Tết cả nhà em phụ nhau nấu nướng để cúng kính, mẹ thái rau, bố nấu ăn, con cái thì bung bê lên bàn thờ :>
Mình là người Huế, năm nào nhà mình cũng vài ba cái giỗ, lớn có nhỏ có. Cá nhân trường hợp của mình thì tất cả mọi người đều chia việc cho nhau cả. Đàn ông thì cũng phải dậy từ sớm để mổ heo, cắt tiết gà, bắt cá để trưa nấu. Cá nhân mình kể từ lúc biết đi xe máy cũng phải chở mẹ đi chợ, rồi về, mẹ nấu thì mình dọn dẹp nhà cửa. Đặc biệt là tết, cả nhà đều mệt mỏi cả, mình phải chở mẹ đi từ 5h sáng để đi chợ, ông anh thì chở ba đi sau rồi cả 3 bố con lau chùi cả cái nhà thờ. Rồi còn chuẩn bị bao nhiêu thứ đồ để làm lễ. Nói chung là 2021 rồi, cũng chả ai mặn mà mấy cái phong tục đấy, ai cũng bận bịu cả, nên mỗi người mỗi tay cho qua cái tết. Tị nạnh với nhau ra cái gì. Đến thế hệ 9x như mình thì chắc hẳn sẽ thay đổi thôi, cá nhân mình cũng chả thích uống nhiều mấy cái ngày đấy. Vì dụ như đến thế hệ bố mình cũng đã không còn ép uổng con cháu uống rượu rồi, từ từ rồi sẽ thay đổi.
Em cũng là người Huế. Anh nói đúng nhưng cũng chưa hẳn đúng bởi vì không phải nhà nào cũng có phân chia trách nhiệm như vậy. Em vẫn cảm nhận còn sự gia trưởng anh à. Em có ý kiến vậy thôi anh nhé!
Ngày giỗ quải gì anh ơi, giờ ngày thường vẫn thấy, nhất là ở quê. Vợ dọn dẹp còn chồng ngồi xem tv, bấm điện thoại là bình thường. Nhất là sống chung với gia đình chồng.
Em cảm thấy khá may mắn vì em, được sinh ra và có nhà nội nhà ngoại khá là công bằng trong việc nam nữ. Ví dụ mỗi lần em về ăn giỗ nội thì, các cô dì sẽ xuống bếp chuẩn bị vài món, các chú bác thì đi mua đồ, dọn bàn ,chất các thùng nặng. Rồi sau khi dọn xong hết thì các cô chú dâu rể cháu con ra ngồi ăn hết không ai ở nhà trên nhà dưới cả, tất cả đều lên ăn cơm. Rồi ăn xong thì cùng dọn dẹp. so với việc hồi xưa phụ nữ phải ngồi phía sau ăn k lên phía trước, rồi phải làm tất cả thì em thấy như vậy cũng khá là ổn.
Nhà em vẫn vậy nè anh ,phụ nữ thì làm trong bếp còn đàn ông thì lên bàn trước ngồi ,làm xong rồi đem đồ lên cúng rồi ăn.
🥰🥰🥰 em cảm thấy như được anh Trí *giải độc* sau một mớ hỗn độn drama mà em đã đọc đc trên fb về vấn đề này.
Nghe xong bài này tự nhiên trong đầu ló lên suy nghĩ, thế còn họ của con thì sao nhỉ. Mai mốt chắc em đẻ 2 đứa, một đứa họ cha, 1 đứa họ mẹ cho công bằng 😊
Giọng Đức Phúc đỉnh quá đi mất. Nó kiểu mộc mạc, ko màu mè và nghe rất chân thành ấy ❤️❤️❤️❤️❤️ Mong 1 ngày sẽ được ngồi ở trời Đà Lạt và nghe Phúc hát 🎵
Trong 1 bữa ăn, thay vì người phụ nữ phải làm, thì nhà em lại chia việc.
Ba em là người nấu (vì ba nấu ngon nhất)
Mẹ em là người sơ chế (vì mẹ làm nguyên liệu kĩ nhất)
Em là người rửa chén (vì em rửa chén sạch nhất)
Và em gái em là người dọn bàn (vì em gái em lại dọn nhanh nhất)
Hôm nào chán thì đổi việc cho nha. Hoặc ai giỏi việc gì làm việc đó nên chả bao giờ phải bàn cãi chuyện ai phải làm việc nhà, ai phải ra xã hội cả.
cảm ơn anh rất nhiều, khi video bạn nữ rửa chén đăng lên, em đã chủ trích bạn đó khá nhiều, nhưng khi nghe anh phân tích em thấy mình còn khá nhiều thiếu sót và nông cạn khi chỉ chăm chăm vào chỉ trích mà không đặt mình vào nhiều phương diện góc nhìn, không suy nghĩ sâu xa. Từ nay em sẽ rút kinh nghiệm, cảm ơn anh và toàn bộ ekip một lần nữa!
Anh Trí lâu lâu livestream làm talk show mùa dịch trao đổi mấy cái vấn đề thì hay lắm luôn =))
Sợ ảnh ko có time đâu bạn ơi, còn nhiều job ảnh phải làm, nhất là trong mùa dịch này lại gặp khá nhiều khó khăn nx
Khá là thấm. Quan điểm của anh rất hay và đa chiều. Sự việc qua góc nhìn của anh đc lộ ra rất nhiều góc cạnh và em thường là ko đoán trước các ý anh nói. Nên khá là thú vị và bất ngờ mỗi lần xem video của anh. Và cũng học hỏi đc về cách nhìn của anh. Cảm ơn anh đã chia sẻ.
Nghe hay quá thầy ơi ! Mà tiếng hơi nhỏ quá thầy ơi, mong sau này thầy chỉnh cho tiếng lớn hơn nữa !!!
Đúng là mở góc nhìn thật. Chất lượng 👌
sợ nhất là cảnh mình thì rửa chén còn ngta ngồi chơi, sợ nhất là cảnh công việc chung cùng hưởng nhưng cũng chỉ mình rửa chén. Mặc định mong muốn của mình là ngta cùng làm với mình. Nếu người mà mình có thương cách mấy mà ko tôn trọng mình, ko chia sẻ việc với mình, có người thân hay ko có người thân thì anh ta vẫn chỉ để mình mình rửa chén thì: mình sẽ ko tiếp tục, ko quen, ko lấy, sẽ chấm dứt. Mình có những nguyên tắc, và nó bất di bất dịch, thực sự mình cũng từng chịu rất nhiều tổn thương, nên mình luôn có sự lựa chọn. Nếu anh ta chọn mình và muốn ở cạnh mình, anh ta cần tôn trọng nguyên tắc của mình. Việc nhà mình sẽ cùng làm, và anh ta cũng sẽ cần như vậy, trừ phi anh ta thuê người giúp việc làm thay anh.
Nhà ngoại mình ngày Tết, cũng là mình ngập trong đống chén bát, mệt đến mức mình có năm còn không hiểu ngày Tết đi đâu mất rui, cả ngày quần quật chuẩn bị đồ ăn thực sự mệt mỏi và chán nản khi cả năm cũng đã vất vả chỉ muốn Tết được nghỉ ngơi. Cuối cùng, mình sẽ không để ai làm tổn thương mình nữa đâu. Mình sẽ bao dung nhưng ko phá vỡ nguyên tắc. Nếu một anh chàng nói rằng anh ta ko phải rửa chén, ko phải nấu ăn, ko phải làm việc nhà, hoặc chỉ phải dọn phòng anh ta (ko có người giúp việc) dù nhà đông hay ít người, anh ta cũng ko phải là người rửa chén. Mình chắc chắn sẽ suy nghĩ lại. Lập gia đình cùng một người ko chia sẻ công việc nhà với mình, chẳng khác nào họ ko tôn trọng mình và thời gian, công sức của mình. Đồng thời, mình cho rằng kẻ như vậy rất lười biếng, ỷ lại, ko có trách nhiệm. Nói chung là việc quen ngiu và lập gia đình là việc quan trọng, lại chỉ có 1ng/ 1 thời điểm, nên chọn kĩ.
chia tiền luôn nhé, tien an, tiền nhà đám cưới, xăng xe... dung an chuc
@@dungkhocemnheadzsdungkhoce6187 thời nay phụ nữ chẳng ngại vấn đề chia tiền đâu ạ, phụ nữ cũng đi làm chứ có ăn bám đâu mà sợ bị chia tiền
@@dungkhocemnheadzsdungkhoce6187 ông làm đc bao nhiêu 1 tháng? Đủ cho vợ quần áo son phấn k? Đủ cho con học trường tốt, học thêm k? Đủ để lo việc nhà nội ngoại k? Hay vợ ông vẫn phải vừa đi làm, vừa chăm con, vừa lo hiếu nghĩa nội ngoại rồi phải tiết kiệm chi tiêu để lo cho con cái sau này??
@@aresmars710 tao bao chia doi het ma may noi clgt? may ngu hoc a
@@kimnganh-cnofficial1184 mấy ông bảo đàn ông phải làm việc nặng & đi đánh giặc. ngày nay chắc có giặc để đánh, hay ngày nào điện nhà mấy anh cũng hỏng nước nhà mấy anh cũng tắc? Hay Ngày nào các anh chồng cũng phải bê 500 cái bàn lên xuống & đánh gục 100 thằng đàn ông thì nhà mới sống yên ổn hay gì?
Còn cơm có ngày nào không đớp mấy chặp không? quần áo sạch sẽ có ngày nào không mặc không? Nhà cửa sạch sẽ có ngày nào mày không hưởng không? Con cái ngoan ngoãn lớn lên hằng ngày có ngày nào không ấm vào lòng k?
So cái việc 1 năm làm vài lần có khi thuê thợ luôn cho nhanh với cái việc ngày nào cũng cần làm 4-6 tiếng tui chịu độ khôn lỏi của các anh. Đụng tới cái quyền ngồi chơi xơi nước của chúng nó nên xồn xồn lên vậy đó.
Em thấy tư tưởng trọng nam khinh nữ từ xưa là người ta đặt quan điểm "lực" lên hàng đầu, còn trong thời đại năng động sáng tạo mà cái "trí" là hơn, phụ nữ cũng có quyền được sòng phẳng ở nhiều khía cạnh, chứ không phải là "dâu tây" hay là không làm gì, đó là tư tưởng bình đẳng giới độc hại.
Chuyện trên bàn mâm cũng không phải đơn giản. Có những bữa là để ăn, nhưng cũng có những bữa ngồi vào để "kiếm cái ăn". Đúng như thầy nói phải đặt mình vào người khác mà thấu hiểu cho họ thì mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.
Cám ơn ông Quéo đã lan tỏa những suy nghĩ sâu sắc đó 💚
Em đã nằm vùng mấy ngày hôm nay để đợi anh phân tích về vấn đề này .
Thấy hay thì share cho bạn bè, gia đình mình cùng xem em nhen!
- Ad Chinhlatheo -
những chia sẻ của anh Trí hay quá à,anh là người làm video mà em coi không bao giờ tua đầu tiên đấy
Nội dung anh làm càng ngày càng chất lượng đó ạ, đặc biệt lúc anh nói đến cách chữa lành tổn thương cho nhau, điều này là cực kỳ cần thiết trong xã hội khi ngày càng trở nên tiên tiến, hiện đại khiến hầu hết mọi người có khó có thể kết nối với nhau một cách chân thật, để bao dung và trợ giúp lẫn nhau. Em mừng vì những giải pháp mà anh đưa ra luôn hợp lý hợp tình, mong cho mọi người có thể tiếp nhận nội dung của anh nhiều hơn ^^ Em luôn ủng hộ anh ạ 👍
Thật luôn anh Trí ạ, nhiều người quan niệm con gái uống, bia là hư hỏng. Con gái phải để tóc dài, không được xỏ khuyên, không được xăm hình, ... vân vân và mây mây. Nhất là ở quê, còn giữ quan điểm này. Nhiều khi con cái đi học, tiếp thu những tiến bộ sẽ dễ xung đột trong gia đình về vấn đề này.
Luôn muốn lắng nghe những góc nhìn đa chiều từ anh
Tiktok mà ko biết coi thì có ngày bay mất não
Mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau. Từ lúc mình chưa biết bình đẳng giới là gì mình đã bức xúc về việc làm chồng của bố mình rồi. Dám cá là không ít bạn nữ hiện đại không dám lập gia đình vì tổn thương tâm lý từ gia đình. Thà không lấy chồng chứ không lấy người như bố mình. Mình vẫn tôn trọng bố, đi làm vẫn gửi tiền chia đều cho cả bố cả mẹ. Mẹ mình cứ nói ai cũng như bố mình hết á, nhưng sau này ra đời rồi mình thấy không phải. Biết bao nhiêu gia đình khác con cái tự hào yêu thương, hay chia sẻ khoảnh khắc ngọt ngào yêu thương của bố mẹ. May mắn là lớp trẻ hiện nay giỏi giang, cởi mở hơn rất nhiều. Việc nâu cơm rửa bát đã không còn là “việc nhẹ” là nghĩa vụ của mỗi phụ nữ nữa. ☺️
nhận ra trong mình mang một sự tổn thương sâu sắc🧡
9:08
Em nghe thấy thấm thía quá. Bao nhiêu kinh nghiệm tồi tệ như thế, không còn sức chịu đựng nữa. Em không muốn sau này chuyện này sẽ tiếp tục xảy ra với bản thân và gia đình của mình.
23:11
Em nghe đến đoạn này lại cảm thấy thấm thía hơn vì em là cháu đích tôn trong gia đình và trong suốt bao nhiêu năm nay em đã thu mình khá sâu, đến mức mà em không còn có khả năng trò chuyện một cách chân thật với mọi người xung quanh nữa.
thật ra nếu có những bạn nam biết chia sẽ thì các bạn nữ cũng chả có lí do gì để phàn nàn.Chia sẽ cũng nhau thì mọi người cùng vui, họ chỉ không vui khi 1 bộ phận làm 1 bộ phận chơi thôi
Câu đầu thì bạn nói đúng, nhưng không vui khi người làm người chơi thì chưa đúng lắm, như đàn ông họ làm những việc nặng nhọc hơn phụ nữ, vậy họ cũng không vui vì người làm người không hay sau
@@khanhlinh7581 cái vấn đề nằm ở việc thông cảm cho nhau và nếu khi bạn nam làm việc thì người nữ sẽ phụ giúp và chia sẻ, nó không phải 1 chuỗi than vãn là đứa nào khổ hơn, mà là có biết yêu thương nhau hay không, trong một mối quan hệ cũng có nghĩa chúng ta là 1 team, là đồng đội là người đồng hành không phải kẻ thù đấu đá nhau xem đứa nào nhận được nhiều quyền lợi hơn
@@thehardthings5079 nếu chia sẻ cho nhau thì phụ nữ họ có thể tâm sự với chồng, chứ không phải là có tay có chân này kia, đàn ông họ áp lực nhiều thứ rồi bạn, 1 người phụ nữ hiểu chuyện, hơn 10 phụ nữ đẹp nha bạn, có thể người đàn ông làm bên ngoài đã cực khổ, bạn nên tâm sự và chia sẻ với chồng, còn chồng đôi khi không làm phụ việc nhà với vợ mà vợ không vui thì thật sự không đúng lắm, đã yêu nhau thì thấu hiểu cho nhau, chứ không phải vấn đề việc nhà mà không vui, như anh tôi công việc bù đầu ở cty, về nhà phải làm nữa, còn chị dâu thì nói đủ thứ hết, nào chuyện nhà con cái, cũng vì vậy mà giận nhau, thay vì không vui sao không tìm hiểu và tâm sự với chồng mình
@@thehardthings5079 thông cảm là một phần, nhưng phải thẳng thắn đi nhiều người phụ nữ ko mún vậy. Đàn ông có người này người nọ, có thể họ tốt, nhưng họ ko tinh ý, nếu nhờ họ sẽ giúp ko thì ko giúp. Còn nhiều người phụ nữ kiểu họ ko mún mở miệng chia sẽ với chồng mà kiểu. Anh phải cảm thông cho em, chia sẽ với em, anh phải bik em bla bla này nọ. Đúng là nếu người chồng tin ý họ sẽ nhận ra, nhưng đâu phải ai cũng vậy nếu vậy toàn chồng hoàng hảo à. Vị vậy khi người phụ nữ ko chia sẽ, mà mún đàn ông tự nhận ra sự thiếu sót của mình nhiều khi là tác dụng ngược, nên hãy chia sẽ với nhau đồ để hiểu nhau hơn
@@khanhlinh7581 xàm áp lực thì liên quan?. Cưới vợ để làm oxin? Tại sao ko đứng lên mà giúp đỡ cùng nhau làm mà ngồi chơi vậy? Lười éo mún làm thì nói mẹ ra. Sống cổ hủ thượng đẳng bày đặt tâm sự?
Em cảm ơn chia sẽ này từ Mr.Quéo! Em rất thích được ngồi bàn chuyện cùng bạn nữ có tư duy mở, và cũng thích luôn việc cùng vào bếp với họ. Hi vọng thông điệp này của anh sẽ đến được với nhiều người hơn nữa.
Còn anh ơi,lễ giỗ hay đám đều là đàn ông ngồi mâm trên,đàn bà nấu ăn,rửa bát,phục vụ
Hồi nhỏ Tết đến là háo hức, nôn nào ngủ k đc để chờ sang mùng 1 mặc đồ mới nhận lì xì. Càng lớn mình càng sợ tết vì càng gần đến tế khồi lượng công việc càng nhiều trong khi phải lo dọn dẹp nhà cửa, sửa soạn lễ lạc, bông hoa cúng kiếng, nấu nướng rước ông bà. Giờ nghe tới Tết mình k còn thấy vui nữa mà chỉ thấy lo thôi 🥲