Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả. Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả. + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Giới Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới Luật “ Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả. + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở. Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : + Xích Đồng Diệp Bộ ( Tamrasatiya ), dùng tại các nước theo Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada); + 05 bộ được dịch sang tiếng Hán : 1) Tứ Phần Luật của Pháp tạng bộ ( hay Đàm Vô Đức, Dharmaguptaka ), là bộ Luật phổ thông nhất tại các nước theo Phật giáo Đại thừa. 2) Thập Tụng Luật của Nhất Thiết Hữu Bộ ( hay Tát Bà Đa, Sarvastivada ), 3) Ngũ Phần Luật Của Hóa Địa Bộ ( hay Di Sa Tắc, Mahisasaka ), 4) Tăng Kỳ Luật Của Đại Chúng Bộ ( hay Ma Ha Tăng Kỳ, Mahasanghika ), 5) Hữu Bộ Luật Của Da Du La Nhất Thiết Hữu Bộ ( Mula Sarvastivada ), được dùng bởi Phật giáo Tây Tạng và Mông Cổ. Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. Luật Tông ( Tôn ) : ( đoạn 1 ) : Chúng con xin lấy “ Giới Luật Làm Thầy “ như lời Phật dạy : " Hỡi các Tỳ kheo !. Hãy chánh niệm, tỉnh giác. Trì giới, định tâm, nhiếp ý. Ai tinh tấn trong Pháp và Luật này. Sẽ lìa vòng sanh tử, chấm dứt khổ đau ". Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Hoa và Các Qúy Tôn Đức Khác : Vì sao Phật lập ra nhiều giới luật như thế ?
Vì mỗi một giới là ngăn ngừa một điều tội lỗi, mà con người chúng ta là phàm phu, từ tâm niệm cho đến hành vi, có không biết bao nhiêu điều tội lỗi, nên phải có vô số giới luật để ngăn ngừa. Tôn này dùng Luật làm chỗ căn cứ nên gọi là Luật tôn. Ðức Phật khi còn tại thế, tùy căn cơ, tùy hoàn cảnh mà chế ra nhiều loại giới luật để răn dạy đệ tử, hóa độ chúng sanh. Sau khi Ngài nhập Niết bàn, các đệ tử của Ngài, như Ngài Ưu Ba Li là vị tinh thông về giới luật đứng trên pháp tọa trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất, đã tụng đọc lại những giới luận mà đức Phật đã chế ra. Lần kết tập này chưa biên chép thành kinh điển, nên Ngài Ưu Ba Li phải đọc đi đọc lại đến 80 lần, đến nỗi mỗi người trong hội đều thuộc lòng. Do đó, mới có tên là “Bát thập tụng luật”. Về sau, tuần tự theo thời gian, nguyên thủy Phật giáo lần hồi chia ra làm nhiều nhánh, hay bộ phái. Mỗi bộ phái đều theo một bộ luật riêng. Trong số các bộ luật này, bộ được nói đến và áp dụng nhiều nhất là các bộ: Thập tụng, Tứ phần, Tăng kỳ, Ngũ phần. Những bộ luật này được truyền sang Trung Hoa và được phiên dịch ra Hán văn. Ðến đời Ðường, Ngài Trí Thủ Luật sư chú giải các bộ ấy, và đệ tử của Ngài là Ðạo Tuyên Luật sư, nhận thấy trong các bộ ấy, bộ luật Tứ phần là thích hợp với căn cơ người Trung Hoa, nên đã căn cứ vào bộ Luật này để lập ra Luật tôn. Ngài Ðạo Tuyên là người ở Chung Nam Sơn, nên người đời cũng gọi tôn này là “Chung Nam Sơn tôn” để phân biệt với các Luật tôn khác, như của các Ngài Pháp Lệ bên phái Hữu tướng bộ, hay Ngài Hoài Tố ở Ðông pháp. Trong các tôn này, chỉ có Luật tôn của Ngài Chung Nam Sơn là thạnh hành hơn hết và được truyền bá cho đến bây giờ, vì nó dung hòa cả Ðại thừa lẫn Tiểu thừa. Nói một cách tổng quát, giữ một giới là ngăn ngừa được một điều tội lỗi, và thêm được một điều lành; giữ nhiều giới là ngăn ngừa được nhiều điều tội lỗi và thêm được nhiều điều lành. Bởi thế, nên giữ giới luật là phương pháp tu không xa thực tế và rất cần thiết cho các Phật tử cầu đạo giải thoát. Nhờ giữ “giới luật” không làm các việc tội lỗi, nên tâm được “định”; do tâm định nên phát ra “trí huệ sáng suốt”. Nhờ có trí huệ sáng suốt nên phá trừ được vô minh si ám, và được minh tâm kiến tánh thành Phật. Giới Luật được chia thành hai loại lớn : + Giới Luật Tiểu Thời : Những giới luật nào có tánh cách tiêu cực, tự lợi, chỉ có mục đích chính là tránh tội lỗi cho riêng mình là thuộc về giới Tiểu thừa. Những giới như: Ngũ giới (5 giới do Phật chế cho người tại-gia), Bát quan trai giới (8 giới Phật chế cho người tại gia tập sống như người xuất gia), Sa di giới và Sa di ni giới (10 giới Phật chế cho người mới xuất gia), Thức xoa (6 điều nữ học giới), Tỳ kheo giới (250 giới), và Tỳ kheo ni giới (348 giới) là những giới thuộc về Tiểu thừa. + Giới Luật Đại Thừa : Những giới luật nào có tánh cách tích cực, nhắm vào mục đích lợi tha hơn tự lợi thì thuộc về Ðại thừa giới. Những giới thuộc về Ðại thừa như 10 giới trọng và 48 giới khinh của Bồ tát, Tam tụ tịnh giới (gồm có: Nhiếp luật nghi giới là giới không làm việc ác, Nhiếp thiện pháp giới là giới làm việc lành, Nhiêu ích hữu tình giới là giới làm ích lợi cho chúng sanh, như làm các việc có tánh cách từ thiện xã hội v.v...). .........
Tông ( Tôn ) Phái Phật Giáo Bắc Tông ( Đại Thừa ) - Tịnh Độ Tông : ( đoạn 6 ) : Tín - Hạnh - Nguyện trong kinh A Di Đà : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Thượng Tọa Thượng Trung Hạ Hữu, Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh và Các Qúy Tôn Đức Khác : Tín - Hạnh - Nguyện là ba yếu tố mà người tu theo pháp môn Tịnh độ cần phải có, như ba thứ tư lương cần thiết để sinh về cõi Tây phương. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc không biết căn cứ vào đâu mà chư Tổ đưa ra ba yếu tố đó. Tất nhiên là chư Tổ căn cứ vào các kinh, trong đó có kinh A Di Đà. Hạnh: Hạnh là thực hành. Có nhiều phương pháp thực hành trong pháp môn Tịnh độ. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật dạy pháp Trì danh niệm Phật : “ Xá Lợi Phất ! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu: nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn. Kỳ nhân lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền. Thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sinh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ ” ( Xá Lợi Phất ! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đến Đức Phật A Di Đà rồi chấp trì danh hiệu của Đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung Đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sinh về cõi nước Cực lạc của Đức Phật A Di Đà ). Ngoài ra, để bảo đảm cho việc vãng sinh được chắc chắn, Đức Phật còn khuyên hành giả nên làm thật nhiều phước đức bởi vì, như Ngài đã nói trong kinh A Di Đà, “ Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sinh bỉ quốc ”. ( Không thể dùng chút ít căn lành hay phước đức mà có thể sinh qua nước kia được ). Tín : Trong kinh A Di Đà có nhiều lần đề cập đến đức tin này. Ví dụ phần Lục phương Phật, chư Phật trong sáu phương đều hiện tướng lưỡi rộng dài mà nói lời thành thật rằng : “ Nhữ đẳng chúng sinh đương tín thị “ Xưng tán bất khả tư nghì công đức nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh ”. ( Chúng sinh các ngươi phải nên tin kinh “ Xưng tán bất khả tư nghì công đức nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh “ này ). Ở một đoạn khác, Đức Phật nói rằng nếu chúng sinh nào nghe kinh này và nghe danh hiệu của chư Phật mà thọ trì thì người ấy được tất cả các Đức Phật hộ niệm và đều được bất thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, và Ngài khuyên : “ Thị cố, Xá Lợi Phất ! Nhữ đẳng giai đương, tín thọ ngã ngữ, cập chư Phật sở thuyết ( Cho nên, này Xá Lợi Phất ! Các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các Đức Phật nói ). Đức Phật cũng nói rằng khi Ngài nói kinh này thì chư Phật ở mười phương thế giới đã khen ngợi và tỏ ý thán phục Ngài, vì Ngài đã làm một việc rất khó là ở trong đời ác năm trược mà có thể tu hành thành đạo Bồ Đề và nhất là có thể nói kinh A Di Đà này, là một kinh mà rất khó được mọi người tin : “ Vị chư chúng sinh thuyết thị nhất thiết thế giới nan tín chi pháp... Vị nhất thiết thế giới thuyết thử nan tín chi pháp, thị vi thậm nan ”. ( Vì các chúng sinh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này... Vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó ! ). Chính vì khó tin nên càng cần phải có niềm tin vậy. Nguyện : Trong kinh A Di Đà, Đức Phật rất nhiều lần khuyên chúng sinh nên phát nguyện sinh về thế giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà : “ Xá Lợi Phất ! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn. Nhược hữu chúng sinh, văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sinh bỉ quốc độ... Xá Lợi Phất ! Nhược hữu nhân, dĩ phát nguyện, kim phát nguyện, đương phát nguyện, dục sinh A Di Đà Phật quốc giả, thị chư nhân đẳng, giai đắc bất thối chuyển, ư a nậu đa la tam miệu tam bồ đề, ư bỉ quốc độ, nhược dĩ sinh, nhược kim sinh, nhược đương sinh. Thị cố, Xá Lợi Phất ! Chư thiện nam tử, thiện nữ nhân, nhược hữu tín giả, ưng đương phát nguyện, sinh bỉ quốc độ ” ( Xá Lợi Phất ! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế. Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sinh về cõi nước Cực lạc... Xá Lợi Phất ! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sinh về cõi nước của Đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng chánh giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sinh về rồi, hoặc hiện nay sinh về, hoặc sẽ sinh về. Xá Lợi Phất ! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sinh về cõi nước kia ). Tín, Hạnh và Nguyện được xem như kiềng ba chân mà nếu thiếu một chân thì không thể vãng sinh. Trong ba yếu tố đó thì Tín và Nguyện có vai trò tiên quyết cho sự vãng sinh, còn Hạnh thì sẽ đưa đến quả vị thấp hay cao trong chín phẩm liên hoa. Đại sư Ngẫu Ích khai thị rằng : “ Muốn nhanh chóng thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, không gì bằng Trì danh niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật cầu sinh về thế giới Cực lạc. Muốn chắc chắn vãng sanh cõi Cực lạc thì không gì bằng lấy “ Lòng tin “ làm người dẫn đường phía trước, sự “ Phát nguyện “ làm người thúc đẩy ở sau. Tin sâu, nguyện tha thiết, dù tâm tán loạn niệm Phật cũng được vãng sinh. Tin không chân thật, nguyện không mạnh mẽ, dù nhất tâm không loạn cũng chẳng được vãng sinh. Tin sâu, Nguyện thiết là quan trọng nhất. Và tất nhiên, nếu Hành chuyên, tức là tu tập, hành trì một cách chuyên nhất, miên mật nữa thì còn gì bằng. Kết quả đạt được chắc chắn sẽ vô cùng mỹ mãn. Trong tác phẩm Đường mây qua xứ tuyết ( Nguyên Phong dịch ), tác giả Anagarika Goavinda kể cho chúng ta nghe câu chuyện của Hòa thượng Ajo mà tác giả đã gặp ở Tây Tạng. Ajo và Reto cùng theo học một thầy. Reto là một học giả tinh thông kinh điển, có thể giảng giải, trích dẫn hầu như tất cả sách vở một cách dễ dàng trong khi Ajo chỉ chuyên tâm lễ bái, thiền định. Lạt ma Reto ghi danh vào Đại học Drepung, tốt nghiệp thủ khoa, trở thành một pháp sư nổi tiếng của Tây Tạng trong khi Lạt ma Ajo vẫn ẩn tu tại làng Chumbi. Sau nhiều năm không gặp nhau, một hôm Pháp sư Reto có dịp công du qua làng cũ. Nhớ đến người huynh đệ đồng môn, ông bèn ghé lại ngôi chùa xưa thăm hỏi. Gặp nhau cả hai đều mừng rỡ và chuyện trò vui vẻ. Reto bèn hỏi Ajo đã tu học đến đâu. Lạt-ma Ajo thành thật thưa rằng bao năm nay chỉ chuyên tụng một bộ kinh A Di Đà mà thôi. Pháp sư Reto lắc đầu than cho chú em quê mùa hủ lậu, kinh điển thiên kinh vạn quyển không đọc mà chỉ đọc tụng có một bộ kinh tầm thường mà gần như ai cũng biết. Reto bèn giảng giải cho Ajo một hồi về những pháp môn cao siêu cho đến tận khuya mới đi ngủ. Vừa chợp mắt ít lâu, ông đã giật mình tỉnh giấc vì thấy ánh sáng ở đâu chói lòa cả một vùng. Ánh sáng này phát ra từ phía chánh điện ngôi chùa nên ông ngạc nhiên rời trú phòng bước ra xem thế nào. Ông thấy Lạt ma Ajo đang chắp tay đảnh lễ, trì tụng hồng danh Đức Phật A Di Đà trong khi quanh ông hào quang sáng rực cả chánh điện. Reto thấy trong hào quang đó có một ao sen lớn bằng các thứ ngọc báu với những lâu đài, dinh thự toàn bằng vàng. Ngoài ra còn có những giống chim lạ cất tấu lên những điệu nhạc hòa nhã, vi diệu, nghe như tiếng giảng kinh, rồi trời đổ mưa hoa, những bông Mạn đà la rơi xuống ao báu tỏa sáng khắp nơi. ......
Nam Mô Tận Hư Không Biến Pháp Giới Qúa, Hiện, Vị Lai Thập Phương Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng Thường Trụ Tam Bảo Nam Mô Phật ( Niệm Phật : Buddhānussati ) : Kính lễ Phật : Ngài là Thế Tôn ( Bhagavā ), Ứng Cúng ( Arahaṁ ), Chánh Biến Tri ( Sammāsambuddho ), Minh Hạnh Túc ( Vijjācaraṇa sam panno ), Thiện Thệ ( Sugato ), Thế Gian Giải ( Lokavidū ), Vô Thượng Sĩ ( Anuttaro ), Điều Ngự Trượng Phu ( Purisa damma sārathi ), Thiên Nhân Sư ( Satthā Devāmanus sānaṁ ), Phật ( Buddho ), Thế Tôn ( Bhagavā ). Nam Mô Pháp ( Niệm Pháp : Dhammānussati ) : Kính lễ Pháp : Ðây là Giáo Pháp do Đức Thế Tôn thuyết giảng toàn hảo ( Svākkhāto bhagavatā dhammo ), thiết thực hiện tại ( Sandiṭṭhiko ), trổ quả tức thời ( Akāliko ), mời đến để thấy ( Ehipassiko ), có khả năng hướng thượng ( Opanayiko ), được bậc thiện trí tự mình chứng biết ( Paccattaṁ veditabbo viññūhī’ti ). Nam Mô Tăng ( Niệm Tăng : Sanghānussati ) : Kính lễ Tăng : Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh ( Supaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho ); chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh ( Ujupaṭipanno bhavagato sāvakasaṅgho ); chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như Lý hạnh ( Ñāyapaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho ); chúng Tăng đệ tử Thanh văn của Đức Thế Tôn là bậc Chân chánh hạnh ( Sāmīcipaṭi panno bhagavato sāvakasaṅgho ). Chúng Tăng đệ tử Thanh văn của Đức Thế Tôn nếu tính đôi thì có bốn, nếu tính riêng rẽ thì có tám ( Yadidaṁ cattāri purisayugāni aṭṭha purisa puggalā esa bhagavato sāvakasaṅgho ). Chúng Tăng đệ tử Thanh văn của Đức Thế Tôn đáng được thọ lãnh lễ vật ( Āhuneyyo ), đáng được nghênh tiếp ( Pāhuneyyo ), đáng được cúng dường ( Dakkhi ṇeyyo ), đáng được chấp tay chào ( Añjalikara ṇīyo ), đáng là phước điền vô thượng ở trên đời ( Anuttaraṁ puññakkhettaṁ lokasā’ti ). Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ. Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. Kāmesu micchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. Surā meraya majjap pamādaṭṭhānā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi. Tisaranena saha pañcasīlaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sampādetha, (sampādehi). Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhogasampadā. Sīlena nibbutiṃ yanti, tasmā sīlaṃ visodhaye. …… Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải. Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại. Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, chúng con và chúng sinh, đều trọn thành Phật đạo.
Xin được soi sáng thêm !trong 10 phút cuối của video sư cô có giãn học tứ niệm xứ mà không biết vi diệu pháp là tu mò chổ này mình chưa hiểu, vì đối tượng của tứ niệm xứ là chân đế quán sát và ghi nhận như chúng đang là ( như lý tác ý) trong khi vi diệu pháp là phân tích thì đã qua tục đế . Trong khi 26 bộ vi diệu pháp được giãn giải sau thời Phật vậy các vị học tứ niệm xứ thời Phật cũng đâu có ai biết vi diệu pháp sao gọi là tu mò . Xin được giải thích cho hiểu cám ơn 🙏 Namo Buddhaya
Con xin trọn đời tri ơn lời giảng dạy của Sư Cô. Bây giờ con mới được học, được dạy dô'.
🙏🙏🙏 con BIẾT ƠN SƯ & mọi nhân duyên đã cho con được nghe lời dậy từ SƯ
Nam Mo Bon Su Thich Ca Mau Ni Phat 🙏🙏🙏
Con xin trọn đời ghi ơn lời giảng dạy của Sư Cô
Con thật là hạnh phúc khi được nghe sư cô giảng pháp Còn xin kính lễ sư cô
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật.🙏🙏🙏
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
🙏🙏🙏
Con xin thành kính tri ân công đức của sư Cô🙏
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
+ Chúng con xin nguyện : “ Lấy Giới Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới Luật “
Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả.
+ Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở.
Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả
Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
+ Xích Đồng Diệp Bộ ( Tamrasatiya ), dùng tại các nước theo Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada);
+ 05 bộ được dịch sang tiếng Hán :
1) Tứ Phần Luật của Pháp tạng bộ ( hay Đàm Vô Đức, Dharmaguptaka ), là bộ Luật phổ thông nhất
tại các nước theo Phật giáo Đại thừa.
2) Thập Tụng Luật của Nhất Thiết Hữu Bộ ( hay Tát Bà Đa, Sarvastivada ),
3) Ngũ Phần Luật Của Hóa Địa Bộ ( hay Di Sa Tắc, Mahisasaka ),
4) Tăng Kỳ Luật Của Đại Chúng Bộ ( hay Ma Ha Tăng Kỳ, Mahasanghika ),
5) Hữu Bộ Luật Của Da Du La Nhất Thiết Hữu Bộ ( Mula Sarvastivada ), được dùng bởi Phật giáo
Tây Tạng và Mông Cổ.
Nam Mô Tăng.
Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
Luật Tông ( Tôn ) : ( đoạn 1 ) :
Chúng con xin lấy “ Giới Luật Làm Thầy “ như lời Phật dạy : " Hỡi các Tỳ kheo !. Hãy chánh niệm, tỉnh giác. Trì giới, định tâm, nhiếp ý. Ai tinh tấn trong Pháp và Luật này. Sẽ lìa vòng sanh tử, chấm dứt khổ đau ".
Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Hoa và Các Qúy Tôn Đức Khác :
Vì sao Phật lập ra nhiều giới luật như thế ?
Vì mỗi một giới là ngăn ngừa một điều tội lỗi, mà con người chúng ta là phàm phu, từ tâm niệm cho đến hành vi, có không biết bao nhiêu điều tội lỗi, nên phải có vô số giới luật để ngăn ngừa.
Tôn này dùng Luật làm chỗ căn cứ nên gọi là Luật tôn. Ðức Phật khi còn tại thế, tùy căn cơ, tùy hoàn cảnh mà chế ra nhiều loại giới luật để răn dạy đệ tử, hóa độ chúng sanh. Sau khi Ngài nhập Niết bàn, các đệ tử của Ngài, như Ngài Ưu Ba Li là vị tinh thông về giới luật đứng trên pháp tọa trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất, đã tụng đọc lại những giới luận mà đức Phật đã chế ra. Lần kết tập này chưa biên chép thành kinh điển, nên Ngài Ưu Ba Li phải đọc đi đọc lại đến 80 lần, đến nỗi mỗi người trong hội đều thuộc lòng. Do đó, mới có tên là “Bát thập tụng luật”. Về sau, tuần tự theo thời gian, nguyên thủy Phật giáo lần hồi chia ra làm nhiều nhánh, hay bộ phái. Mỗi bộ phái đều theo một bộ luật riêng. Trong số các bộ luật này, bộ được nói đến và áp dụng nhiều nhất là các bộ: Thập tụng, Tứ phần, Tăng kỳ, Ngũ phần.
Những bộ luật này được truyền sang Trung Hoa và được phiên dịch ra Hán văn. Ðến đời Ðường, Ngài Trí Thủ Luật sư chú giải các bộ ấy, và đệ tử của Ngài là Ðạo Tuyên Luật sư, nhận thấy trong các bộ ấy, bộ luật Tứ phần là thích hợp với căn cơ người Trung Hoa, nên đã căn cứ vào bộ Luật này để lập ra Luật tôn. Ngài Ðạo Tuyên là người ở Chung Nam Sơn, nên người đời cũng gọi tôn này là “Chung Nam Sơn tôn” để phân biệt với các Luật tôn khác, như của các Ngài Pháp Lệ bên phái Hữu tướng bộ, hay Ngài Hoài Tố ở Ðông pháp.
Trong các tôn này, chỉ có Luật tôn của Ngài Chung Nam Sơn là thạnh hành hơn hết và được truyền bá cho đến bây giờ, vì nó dung hòa cả Ðại thừa lẫn Tiểu thừa.
Nói một cách tổng quát, giữ một giới là ngăn ngừa được một điều tội lỗi, và thêm được một điều lành; giữ nhiều giới là ngăn ngừa được nhiều điều tội lỗi và thêm được nhiều điều lành. Bởi thế, nên giữ giới luật là phương pháp tu không xa thực tế và rất cần thiết cho các Phật tử cầu đạo giải thoát.
Nhờ giữ “giới luật” không làm các việc tội lỗi, nên tâm được “định”; do tâm định nên phát ra “trí huệ sáng suốt”. Nhờ có trí huệ sáng suốt nên phá trừ được vô minh si ám, và được minh tâm kiến tánh thành Phật.
Giới Luật được chia thành hai loại lớn :
+ Giới Luật Tiểu Thời : Những giới luật nào có tánh cách tiêu cực, tự lợi, chỉ có mục đích chính là tránh tội lỗi cho riêng mình là thuộc về giới Tiểu thừa. Những giới như: Ngũ giới (5 giới do Phật chế cho người tại-gia), Bát quan trai giới (8 giới Phật chế cho người tại gia tập sống như người xuất gia), Sa di giới và Sa di ni giới (10 giới Phật chế cho người mới xuất gia), Thức xoa (6 điều nữ học giới), Tỳ kheo giới (250 giới), và Tỳ kheo ni giới (348 giới) là những giới thuộc về Tiểu thừa.
+ Giới Luật Đại Thừa : Những giới luật nào có tánh cách tích cực, nhắm vào mục đích lợi tha hơn tự lợi thì thuộc về Ðại thừa giới. Những giới thuộc về Ðại thừa như 10 giới trọng và 48 giới khinh của Bồ tát, Tam tụ tịnh giới (gồm có: Nhiếp luật nghi giới là giới không làm việc ác, Nhiếp thiện pháp giới là giới làm việc lành, Nhiêu ích hữu tình giới là giới làm ích lợi cho chúng sanh, như làm các việc có tánh cách từ thiện xã hội v.v...).
.........
Tông ( Tôn ) Phái Phật Giáo Bắc Tông ( Đại Thừa ) - Tịnh Độ Tông : ( đoạn 6 ) :
Tín - Hạnh - Nguyện trong kinh A Di Đà : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Thượng Tọa Thượng Trung Hạ Hữu, Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh và Các Qúy Tôn Đức Khác :
Tín - Hạnh - Nguyện là ba yếu tố mà người tu theo pháp môn Tịnh độ cần phải có, như ba thứ tư lương cần thiết để sinh về cõi Tây phương. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc không biết căn cứ vào đâu mà chư Tổ đưa ra ba yếu tố đó. Tất nhiên là chư Tổ căn cứ vào các kinh, trong đó có kinh A Di Đà.
Hạnh: Hạnh là thực hành. Có nhiều phương pháp thực hành trong pháp môn Tịnh độ. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật dạy pháp Trì danh niệm Phật : “ Xá Lợi Phất ! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu: nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn. Kỳ nhân lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền. Thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sinh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ ” ( Xá Lợi Phất ! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đến Đức Phật A Di Đà rồi chấp trì danh hiệu của Đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung Đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sinh về cõi nước Cực lạc của Đức Phật A Di Đà ). Ngoài ra, để bảo đảm cho việc vãng sinh được chắc chắn, Đức Phật còn khuyên hành giả nên làm thật nhiều phước đức bởi vì, như Ngài đã nói trong kinh A Di Đà, “ Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sinh bỉ quốc ”. ( Không thể dùng chút ít căn lành hay phước đức mà có thể sinh qua nước kia được ).
Tín : Trong kinh A Di Đà có nhiều lần đề cập đến đức tin này. Ví dụ phần Lục phương Phật, chư Phật trong sáu phương đều hiện tướng lưỡi rộng dài mà nói lời thành thật rằng : “ Nhữ đẳng chúng sinh đương tín thị “ Xưng tán bất khả tư nghì công đức nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh ”. ( Chúng sinh các ngươi phải nên tin kinh “ Xưng tán bất khả tư nghì công đức nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh “ này ). Ở một đoạn khác, Đức Phật nói rằng nếu chúng sinh nào nghe kinh này và nghe danh hiệu của chư Phật mà thọ trì thì người ấy được tất cả các Đức Phật hộ niệm và đều được bất thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, và Ngài khuyên : “ Thị cố, Xá Lợi Phất ! Nhữ đẳng giai đương, tín thọ ngã ngữ, cập chư Phật sở thuyết ( Cho nên, này Xá Lợi Phất ! Các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các Đức Phật nói ). Đức Phật cũng nói rằng khi Ngài nói kinh này thì chư Phật ở mười phương thế giới đã khen ngợi và tỏ ý thán phục Ngài, vì Ngài đã làm một việc rất khó là ở trong đời ác năm trược mà có thể tu hành thành đạo Bồ Đề và nhất là có thể nói kinh A Di Đà này, là một kinh mà rất khó được mọi người tin : “ Vị chư chúng sinh thuyết thị nhất thiết thế giới nan tín chi pháp... Vị nhất thiết thế giới thuyết thử nan tín chi pháp, thị vi thậm nan ”. ( Vì các chúng sinh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này... Vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó ! ). Chính vì khó tin nên càng cần phải có niềm tin vậy.
Nguyện : Trong kinh A Di Đà, Đức Phật rất nhiều lần khuyên chúng sinh nên phát nguyện sinh về thế giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà : “ Xá Lợi Phất ! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn. Nhược hữu chúng sinh, văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sinh bỉ quốc độ... Xá Lợi Phất ! Nhược hữu nhân, dĩ phát nguyện, kim phát nguyện, đương phát nguyện, dục sinh A Di Đà Phật quốc giả, thị chư nhân đẳng, giai đắc bất thối chuyển, ư a nậu đa la tam miệu tam bồ đề, ư bỉ quốc độ, nhược dĩ sinh, nhược kim sinh, nhược đương sinh. Thị cố, Xá Lợi Phất ! Chư thiện nam tử, thiện nữ nhân, nhược hữu tín giả, ưng đương phát nguyện, sinh bỉ quốc độ ” ( Xá Lợi Phất ! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế. Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sinh về cõi nước Cực lạc... Xá Lợi Phất ! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sinh về cõi nước của Đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng chánh giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sinh về rồi, hoặc hiện nay sinh về, hoặc sẽ sinh về. Xá Lợi Phất ! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sinh về cõi nước kia ).
Tín, Hạnh và Nguyện được xem như kiềng ba chân mà nếu thiếu một chân thì không thể vãng sinh. Trong ba yếu tố đó thì Tín và Nguyện có vai trò tiên quyết cho sự vãng sinh, còn Hạnh thì sẽ đưa đến quả vị thấp hay cao trong chín phẩm liên hoa. Đại sư Ngẫu Ích khai thị rằng : “ Muốn nhanh chóng thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, không gì bằng Trì danh niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật cầu sinh về thế giới Cực lạc. Muốn chắc chắn vãng sanh cõi Cực lạc thì không gì bằng lấy “ Lòng tin “ làm người dẫn đường phía trước, sự “ Phát nguyện “ làm người thúc đẩy ở sau. Tin sâu, nguyện tha thiết, dù tâm tán loạn niệm Phật cũng được vãng sinh. Tin không chân thật, nguyện không mạnh mẽ, dù nhất tâm không loạn cũng chẳng được vãng sinh.
Tin sâu, Nguyện thiết là quan trọng nhất. Và tất nhiên, nếu Hành chuyên, tức là tu tập, hành trì một cách chuyên nhất, miên mật nữa thì còn gì bằng. Kết quả đạt được chắc chắn sẽ vô cùng mỹ mãn. Trong tác phẩm Đường mây qua xứ tuyết ( Nguyên Phong dịch ), tác giả Anagarika Goavinda kể cho chúng ta nghe câu chuyện của Hòa thượng Ajo mà tác giả đã gặp ở Tây Tạng.
Ajo và Reto cùng theo học một thầy. Reto là một học giả tinh thông kinh điển, có thể giảng giải, trích dẫn hầu như tất cả sách vở một cách dễ dàng trong khi Ajo chỉ chuyên tâm lễ bái, thiền định. Lạt ma Reto ghi danh vào Đại học Drepung, tốt nghiệp thủ khoa, trở thành một pháp sư nổi tiếng của Tây Tạng trong khi Lạt ma Ajo vẫn ẩn tu tại làng Chumbi. Sau nhiều năm không gặp nhau, một hôm Pháp sư Reto có dịp công du qua làng cũ. Nhớ đến người huynh đệ đồng môn, ông bèn ghé lại ngôi chùa xưa thăm hỏi. Gặp nhau cả hai đều mừng rỡ và chuyện trò vui vẻ. Reto bèn hỏi Ajo đã tu học đến đâu. Lạt-ma Ajo thành thật thưa rằng bao năm nay chỉ chuyên tụng một bộ kinh A Di Đà mà thôi. Pháp sư Reto lắc đầu than cho chú em quê mùa hủ lậu, kinh điển thiên kinh vạn quyển không đọc mà chỉ đọc tụng có một bộ kinh tầm thường mà gần như ai cũng biết. Reto bèn giảng giải cho Ajo một hồi về những pháp môn cao siêu cho đến tận khuya mới đi ngủ. Vừa chợp mắt ít lâu, ông đã giật mình tỉnh giấc vì thấy ánh sáng ở đâu chói lòa cả một vùng. Ánh sáng này phát ra từ phía chánh điện ngôi chùa nên ông ngạc nhiên rời trú phòng bước ra xem thế nào. Ông thấy Lạt ma Ajo đang chắp tay đảnh lễ, trì tụng hồng danh Đức Phật A Di Đà trong khi quanh ông hào quang sáng rực cả chánh điện. Reto thấy trong hào quang đó có một ao sen lớn bằng các thứ ngọc báu với những lâu đài, dinh thự toàn bằng vàng. Ngoài ra còn có những giống chim lạ cất tấu lên những điệu nhạc hòa nhã, vi diệu, nghe như tiếng giảng kinh, rồi trời đổ mưa hoa, những bông Mạn đà la rơi xuống ao báu tỏa sáng khắp nơi.
......
Nam Mô Tận Hư Không Biến Pháp Giới Qúa, Hiện, Vị Lai Thập Phương Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng Thường Trụ Tam Bảo
Nam Mô Phật ( Niệm Phật : Buddhānussati ) : Kính lễ Phật : Ngài là Thế Tôn ( Bhagavā ), Ứng Cúng ( Arahaṁ ), Chánh Biến Tri ( Sammāsambuddho ), Minh Hạnh Túc ( Vijjācaraṇa sam panno ), Thiện Thệ ( Sugato ), Thế Gian Giải ( Lokavidū ), Vô Thượng Sĩ ( Anuttaro ), Điều Ngự Trượng Phu ( Purisa damma sārathi ), Thiên Nhân Sư ( Satthā Devāmanus sānaṁ ), Phật ( Buddho ), Thế Tôn ( Bhagavā ).
Nam Mô Pháp ( Niệm Pháp : Dhammānussati ) : Kính lễ Pháp : Ðây là Giáo Pháp do Đức Thế Tôn thuyết giảng toàn hảo ( Svākkhāto bhagavatā dhammo ), thiết thực hiện tại ( Sandiṭṭhiko ), trổ quả tức thời ( Akāliko ), mời đến để thấy ( Ehipassiko ), có khả năng hướng thượng ( Opanayiko ), được bậc thiện trí tự mình chứng biết ( Paccattaṁ veditabbo viññūhī’ti ).
Nam Mô Tăng ( Niệm Tăng : Sanghānussati ) : Kính lễ Tăng : Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh ( Supaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho ); chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh ( Ujupaṭipanno bhavagato sāvakasaṅgho ); chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như Lý hạnh ( Ñāyapaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho ); chúng Tăng đệ tử Thanh văn của Đức Thế Tôn là bậc Chân chánh hạnh ( Sāmīcipaṭi panno bhagavato sāvakasaṅgho ). Chúng Tăng đệ tử Thanh văn của Đức Thế Tôn nếu tính đôi thì có bốn, nếu tính riêng rẽ thì có tám ( Yadidaṁ cattāri purisayugāni aṭṭha purisa puggalā esa bhagavato sāvakasaṅgho ). Chúng Tăng đệ tử Thanh văn của Đức Thế Tôn đáng được thọ lãnh lễ vật ( Āhuneyyo ), đáng được nghênh tiếp ( Pāhuneyyo ), đáng được cúng dường ( Dakkhi ṇeyyo ), đáng được chấp tay chào ( Añjalikara ṇīyo ), đáng là phước điền vô thượng ở trên đời ( Anuttaraṁ puññakkhettaṁ lokasā’ti ).
Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ.
Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Kāmesu micchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Surā meraya majjap pamādaṭṭhānā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Tisaranena saha pañcasīlaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sampādetha, (sampādehi).
Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhogasampadā. Sīlena nibbutiṃ yanti, tasmā sīlaṃ visodhaye.
……
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng.
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải.
Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại.
Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, chúng con và chúng sinh, đều trọn thành Phật đạo.
Xin được soi sáng thêm !trong 10 phút cuối của video sư cô có giãn học tứ niệm xứ mà không biết vi diệu pháp là tu mò chổ này mình chưa hiểu, vì đối tượng của tứ niệm xứ là chân đế quán sát và ghi nhận như chúng đang là ( như lý tác ý) trong khi vi diệu pháp là phân tích thì đã qua tục đế . Trong khi 26 bộ vi diệu pháp được giãn giải sau thời Phật vậy các vị học tứ niệm xứ thời Phật cũng đâu có ai biết vi diệu pháp sao gọi là tu mò . Xin được giải thích cho hiểu cám ơn 🙏 Namo Buddhaya
🙏🙏🙏
🙏🙏🙏
🙏🙏🙏🙏🙏