Hồng Vân I - Tình khúc thời chinh chiến 1 - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 215

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 16 พ.ค. 2024
  • Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng: • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC
    Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình. Bấm nút LIKE và SUBSCIBE là cách tốt nhất để giúp cho kênh Tơ Lòng Trên Phím Nhạc được tồn tại và phát triển rộng rãi đến với mọi người để góp một bàn tay gìn giữ kho tàng âm nhạc của thời Việt Nam Cộng Hòa.
    Trân trọng.
    Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 215 - Hồng Vân I -
    Tình khúc thời chinh chiến 1
    1- Chuyến tầu chiều - Chế Linh
    2- Em nói anh nghe - Hà Thanh
    3- Chiều hải đảo (Chuyến tầu chiều 2) - Hoàng Oanh
    4- Đất bằng nổi sóng - Thanh Tuyền
    5- Bài ca của lính (Bút danh Hồng Trần) - Hồng Trúc
    6- Chia xa - Trường Vũ
    7- Cầu nguyện cho nhau - Tuyết Mai
    8- Chuyện ngày chủ nhật - Chế Linh & Giao Linh
    9- Kết bạn tâm thư (Bút danh Hồng Trần) - Tuyết Linh
    10- Sau ba ngày tết - Mai Thiên Vân
    Tuy sáng tác vào khoảng hơn 50 nhạc phẩm, nhạc sĩ Hồng Vân không được nhiều người biết đến tên tuổi. Ông đã chọn con đường sáng tác theo khuynh hướng thời trang, đại chúng. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giòng nhạc của ông chỉ đến với giới thưởng ngoạn trong một giai đoạn nào đó mà thôi.
    Hồng Vân tên thật là Trần Công Quý, Sonh năm 1938. Một số tư liệu để lại cho biết ông là người miền Bắc, di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống tại Đà Lạt. Ngoài bút danh Hồng Vân, ông còn sáng tác nhạc dưới rất nhiều nghệ danh khác như Trần Quý, Dã Lan Thanh, Như Phy, Quý Phi, Trúc Bạch.
    Khoảng thập niên 1960, ông và gia đình vào Sài Gòn lập nghiệp. Ông viết nhạc để làm kế sinh nhai. Ngoài sáng tác, ông còn mở thêm lớp nhạc Hồng Vân tại đường Trần Bình Trọng, tại Chợ Quán do ông trực tiếp dạy nhạc lý và Trung Chỉnh luyện hát. Một số ca sĩ nổi tiếng từ lớp nhạc này gồm có Giao Linh, Trường Thanh, Thủy Tiên, Thanh Hương, Tuyết Linh.
    Ngoài ra, Hồng Vân còn là trưởng ban nhạc Thời Trang đài truyền hình Việt Nam, ban nhạc Hồng Hà, và điều khiển nghệ thuật của hãng đĩa Continental.
    Năm 1973, ông chuyển về sống tạo Gò Vấp, và lớp nhạc cũng được chuyển về đây dạy cho đến năm 1975.
    Sau ngày biến cố năm 1975, ông kẹt lại ở lại Việt Nam. Hồng Vân qua đời vào năm 2003 tại Sài Gòn.

ความคิดเห็น • 11

  • @user-zp8xz4kq8h
    @user-zp8xz4kq8h 3 วันที่ผ่านมา +1

    Tuyet.voi.👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍💛💛💛💛💛💛💛💛💛💛💯💯💯

  • @huyenle8616
    @huyenle8616 21 วันที่ผ่านมา +2

    Chân thành cảm ơn chương trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc thật nhiều ❤
    Cầu chúc các anh chị thật nhiều sức khỏe và mọi sự an lành ❤
    HHKK
    Pense

  • @cucnguyen1403
    @cucnguyen1403 14 วันที่ผ่านมา +1

    🌺🌸🌷💐🌹❤️❤️❤️❤️❤️

  • @HaLe-hr1nh
    @HaLe-hr1nh 18 วันที่ผ่านมา +1

    Chan thanh cam on CTTLTPN,quy nhat la am thanh truoc 1975.

    • @trangiahaingoai8561
      @trangiahaingoai8561  18 วันที่ผ่านมา

      Cảm ơn bạn đã theo dõi và ủng hộ tinh thần cho chương trình tơ lòng trên phím nhạc
      Trân trọng

  • @dongngatran8089
    @dongngatran8089 13 วันที่ผ่านมา

    Nghe như một hoài niệm , đừng đòi hỏi kỹ thuật , hãy nghe như trở về một không gian ngày xưa ,nghe và ngậm ngùi và biết ơn cuộc đời với những người đã cho chúng ta kỹ niệm không phai nhòa ,cám ơn chương trình Tơ lòng trên phím nhạc !

    • @trangiahaingoai8561
      @trangiahaingoai8561  13 วันที่ผ่านมา

      Cảm ơn bạn đã theo dõi và ủng hộ tinh thần cho chương trình tơ lòng trên phím nhạc
      Trân trọng

  • @longngo5510
    @longngo5510 13 วันที่ผ่านมา +2

    Có công bằng không khi với Phạm Duy, cây đại thụ trong làng âm nhạc Việt Nam với số lượng khủng khiếp về sáng tác , nhưng chỉ được giới thiệu trong 5 chương trình. Trong khi đó, lại có kế hoạch giới thiệu về nhạc sĩ Hồng Vân trong 7 chương trình?

    • @trangiahaingoai8561
      @trangiahaingoai8561  13 วันที่ผ่านมา

      Rất cảm ơn ý kiến của bạn. Thật ra ban đầu chúng tôi dự định sẽ thực hiện mỗi nhạc sĩ chừng 1 chương trình mà thôi. Vì sợ không đủ thời gian để làm chương trình cho tất cả các nhạc sĩ. Vì thế 4 chương trình cho dòng nhạc Phạm Duy tưởng đã là nhiều.
      Nhưng sau này mới thấy rằng có lẽ sẽ có đủ thời gian nên mới làm thêm nhiều chương trình cho các nhạc sĩ sau đó.
      Chúng tôi dự định sau khi hoàn tất sẽ quay trở lại để thực hiện tiếp cho những nhạc sĩ trước.
      Trân trọng
      Thế nhưng sau n

  • @Tieulinhvu-zc9wz
    @Tieulinhvu-zc9wz 18 วันที่ผ่านมา +1

    Chương trình phát lại những bản nhạc thâu trước hơn nửa thế kỷ, đã làm giảm sự thưởng thức của thính giả.
    Tuy nhiên nó có chỉ có giá trị với người nghiên cứu âm nhạc mà thôi. Cho nên sức lôi cuốn xem chương trịnh này bị giới hạn.
    Cám ơn nhiều.

    • @trangiahaingoai8561
      @trangiahaingoai8561  18 วันที่ผ่านมา +1

      Vâng.
      Chúng tôi cũng biết thế thưa bạn. Nhưng ngay từ buổi đầu khi thực hiện, mục tiêu của chương trình là bảo tồn và gìn giữ những gì còn lại của một nền âm nhạc trước năm 1975.
      Năm nay đã là năm 2024, thì sáng tác sau cùng của năm 1975 cũng đã 49 năm tức là nửa thế kỷ rồi, biết làm sao được.
      Rất cám ơn bạn đã theo dõi chương trình và để lại lời bình luận.
      Trân trọng