LÀNG LỄ NHUẾ NƠI LÒNG NGƯỜI HỘI TỤ

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 23 ก.ย. 2023
  • LÀNG LỄ NHUẾ NƠI LÒNG NGƯỜI HỘI TỤ
    Phan Thanh Tiên ( biên soạn)
    Người dân nội thành lại có dịp trải nghiệm, khám phá các vùng quê ngoại thành, ở những làng quê dù có đô thị hoá thì cũng không ai có thể quên được bến sông quê, nơi có những khóm tre xanh, có dòng sông trở nặng phù xa, mà mỗi buổi chiều được tắm mát bơi lội, nghe tiếng sào diều vi vu và khúc hát sông quê. Ơi con sông quê con sông quê,, Ơi con sông quê con sông quê.Sông còn nhớ chăng như ta ngồi ngóng mẹ Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng……Đó là Làng Lễ Nhuế, xã Tân Dân thuộc huyện Phú Xuyên ngoại thành Hà Nội, nơi lòng người hội tụ. Theo truyền thuyết kể lại, Làng Lễ Nhuế có vị trí gắn liền với làng Ngọ xã Chuyên Mỹ ngày nay, vào thế kỷ thứ 17, thực dân Pháp đô hộ, đã khai hóa văn minh trên đất Việt, lúc ấy chưa có dòng Sông Nhuệ, Pháp đã khai sông lập bến, chia cắt vùng đất này, từ đó hai bên dòng Sông Nhuệ, bên tả, là làng Ngọ xã chuyên Mỹ, bên hữu là, làng Lễ Nhuế ngày nay... Trải qua bao thăng trầm của lịch sử Làng Lễ Nhuế, đây là vùng đất có một không hai, trước đây Làng chỉ có 1 họ duy nhất là họ Nguyễn, nhưng tìm hiểu mới biết tuy là một họ Nguyễn, nhưng Làng có 6 dòng tộc khác nhau, không cùng huyết thống, trước cách mạng làng chỉ có 200 người, sinh sống bên hồ nước, chạy dài bên dòng Sông Nhuệ trong mát, làng có chùa thờ Phật, đình thờ Thành Hoàng làng. Theo truyền thuyết, ghi trong thần phả của làng, vào năm Quý sửu 1793, Vụa hoàng đế, Quang Toản, Hiệu Là Cảnh Thịnh lên ngôi, trị vì đất nước, Đến năm 1802, tức năm Nhâm Tuất, được vua ban cho làng sắc phong và cho phép nhân dân trong làng Xây đình, lập miếu. Để thờ phụng thành hoàng làng tên huý là Trần Danh Đắc Lâm, tự Minh Công. Là người có công xây dựng đất nước, lập lên làng Lễ Nhuế ngày nay. Thần phả ghi rõ Thánh bà là, Thái Thuận Tiên Cung Nga My Mỹ Ngọc. hiệu là Hoàng Thị My. Thành hoàng làng hiệu Minh công hoá vào ngày 10/8 , thánh bà hiệu Hoàng Thị My hoá vào ngày 15/11 âm lịch. Những năm trước đây, Đình làng được xây dựng có kiến trúc nghệ thuật, trong thời chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, và thời gian trôi đi đình làng cũng không còn nguyên vẹn, nhưng vẫn giữ nhiều kỷ vật còn được lưu truyền, những phiến đá kê cột đen bóng, bức phù điêu trảm trổ công phu, chuông đồng trạm khắc tinh vi, cột đồng trụ , bậc thềm, con nguyên cổ kính, phía trong đình được chia làm hai phần, như những ngôi đình mang đặc trưng của bắc bộ, hậu cung có ban thờ thánh , hai bên thờ thần. Cột đình được làm bằng gỗ quý, mái đình hoành, thượng lương còn nguyên vẹn, trải quá hàng trăm năm, vào năm 1924 nhân dân trong làng, có tu sửa thay thế kèo rui, nhưng vẫn giữ nguyên giá trị cổ kính.... Ngoài những cổ vật quý giá thì Đình làng Lễ Nhuế còn thờ 10 sắc phong còn nguyên giấy bản, đã được dịch bản in đóng quyển để tại đình làng. Sắc phong thứ nhất được phong ngày 14/1 năm Vua tự đức thứ 6, năm 1853.Sắc phong thứ 10 được phong ngày 25/7 năm Vua Khải Định thứ 9, năm 1924. Ngày 15/5/2019 UBND Thành Phố Hà Nội ban hành quyết định số 2451 công nhận 10 sắc phong, thờ tại đình làng Lễ Nhuế xã Tân Dân , là tài liệu lưu giữ quý hiếm của thành phố Hà Nội. Hàng năm vào ngày 10/8 Lễ hội của làng được tổ chức trang trọng, từ 5h sáng đến hết đêm. Lễ hội đình làng theo nghi lễ tế cổ truyền, tri ân các bậc tiền nhân, cầu cho “quốc thái dân an”, “mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt”; phần hội với các hoạt động truyền thống, kết hợp với các trò chơi dân gian nên thu hút được nhiều người trong và ngoài địa phương tham gia trẩy hội.Đây còn là dịp giao lưu, trao đổi tình cảm làm tăng thêm nét đẹp văn hóa truyền thống của làng quê, thắt chặt mối quan hệ cộng đồng...Ông Nguyễn Minh Tân - Trưởng thôn chia sẻ: “Mặc dù đô thị hóa ngày càng hối hả, phong cách Phố thị ngày càng xuất hiện nhiều trong cộng đồng, nhưng văn hóa tín ngưỡng dân gian vẫn luôn trường tồn, ngày càng bén rễ sâu trong lòng dân, mỗi gia đình, dòng tộc, ở đó tạo nên sức mạnh vô hình, gắn kết tình làng nghĩa xóm, góp phần tạo nên “thành trì” tinh thần quý báu, sức sống của làng Lễ Nhuế trước những thử thách của thời đại”. Với người dân Lễ Nhuế, mái đình là Nơi lòng người hội tụ, là sức mạnh nội lực giúp người dân chống chọi với thiên tai, vượt qua những khó khăn trong lao động, cuộc sống; để rồi trong tâm thức của người đi xa mỗi lần nghĩ về quê hương lại thấy lòng đau đáu, còn người ở lại thấy mình cần có trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị của ông cha để lại. Sáng Mồng một, Tết âm lịch hằng năm, dân làng tập trung về ngôi đình cổ kính với các nghi lễ trang trọng, trong sự thành kính trang nghiêm, trong sự thành kính tri ân của con người hôm nay đối với các bậc tiền nhân và những ai đã từng gắn bó với mảnh đất này.Không chỉ mang ý nghĩa giáo dục tinh thần nhớ về tổ tiên cội nguồn mà còn thắt chặt tình đoàn kết, ra sức xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp… ( còn nữa)

ความคิดเห็น •