Bạn @longvubk07 mến, Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi. Câu hỏi của bạn thật khó để trả lời một cách đầy đủ, vì để viết phần đệm cho một nhạc cụ nào đó (trong đó có violin) thì chắc chắn người viết phải có được những kiến thức "tối thiểu" cơ bản của môn học Hòa âm (dịch từ harmony - phòng hờ có người lại thích gọi hòa thanh chứ không cho phép gọi là hòa âm!!!): đó là cấu tạo của các hợp âm (chord), rồi cũng phải có "máu" sáng tác một chút, để có thể tạo nên một giai điệu tốt cho nhạc cụ mình chọn mà lại phải hài hòa với bản nhạc cho trước, chưa kể là phải hài hòa với các nhạc cụ đệm chung với mình (vì một bè violin rất khó có thể tự mình tạo nên sự đầy đặn cho hòa âm). Và nếu đã có những điều cần thiết vừa nêu trên, thì việc viết giai điệu đệm cho violin xem ra "khá đơn giản": vừa phải phù hợp với tiến hành hòa âm (harmonic progression) đã có sẵn, vừa phải hài hòa với giai điệu bài hát, mà lại vừa có một "bản sắc" giai điệu tốt cho riêng mình. Đó là chưa nói đến việc phải nắm vững những khả năng, kỹ năng cũng như những đặc điểm mang tính bản chất của cây đàn violin nữa chứ! Hic, xem ra chẳng đơn giản chút nào bạn nhỉ?! Vì thế mình mới nói là khó trả lời cho bạn một cách đầy đủ là vậy! Việc viết phần đệm, nói chung, phụ thuộc vào quá nhiều kỹ năng của người viết! Nhưng có một cách luyện tập rất tốt mà không nhiều người để ý: đó là việc chúng ta muốn viết phần đệm tốt, hay muốn có sự "sáng tạo" tốt, hoặc nói chung, muốn thực hành âm nhạc có hiệu quả tốt, v.v... thì chúng ta phải tập cái lỗi tai của chúng ta trước đã! Một "lỗ tai" tốt là một "lỗ tai" biết chọn lọc những loại âm nhạc tốt thật sự để mà nghe, đồng thời lỗ tai ấy phải có "mắt" để "thấy" được những gì mình đã nghe! Nhờ thế, khi muốn làm một công việc cụ thể gì, lỗ tai ấy sẽ giúp cho ta biết cần phải làm gì, cần phải trau dồi thêm những gì. "Không ai biết nói trước khi biết nghe" là vậy. Trên đây là những suy nghĩ mà mình muốn trao đổi cùng bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn thấy rõ vấn đề thêm một chút nữa. Còn việc làm video hướng dẫn, thì có lẽ mình vẫn không đủ khả năng để diễn đạt về vấn đề này nếu không được nói về hòa âm - đối âm - tính năng nhạc cụ, v.v... mà những môn này đều "dài hơi" cả! Mong bạn thông cảm. Mình sẽ cố gắng suy nghĩ thêm nhiều xem sao. Thân mến, Lê Hồng Phúc P.s. Xin lỗi vì mình chêm vào đây một số từ gốc tiếng Anh. Vì ở VN ta, những thuật ngữ này được dịch khác nhau. Mình chỉ biết sử dụng cách dịch như thế này thôi.
Bạn làm video hướng dẫn viết phần đệm cho violin được ko ạ?
Bạn @longvubk07 mến,
Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi. Câu hỏi của bạn thật khó để trả lời một cách đầy đủ, vì để viết phần đệm cho một nhạc cụ nào đó (trong đó có violin) thì chắc chắn người viết phải có được những kiến thức "tối thiểu" cơ bản của môn học Hòa âm (dịch từ harmony - phòng hờ có người lại thích gọi hòa thanh chứ không cho phép gọi là hòa âm!!!): đó là cấu tạo của các hợp âm (chord), rồi cũng phải có "máu" sáng tác một chút, để có thể tạo nên một giai điệu tốt cho nhạc cụ mình chọn mà lại phải hài hòa với bản nhạc cho trước, chưa kể là phải hài hòa với các nhạc cụ đệm chung với mình (vì một bè violin rất khó có thể tự mình tạo nên sự đầy đặn cho hòa âm).
Và nếu đã có những điều cần thiết vừa nêu trên, thì việc viết giai điệu đệm cho violin xem ra "khá đơn giản": vừa phải phù hợp với tiến hành hòa âm (harmonic progression) đã có sẵn, vừa phải hài hòa với giai điệu bài hát, mà lại vừa có một "bản sắc" giai điệu tốt cho riêng mình. Đó là chưa nói đến việc phải nắm vững những khả năng, kỹ năng cũng như những đặc điểm mang tính bản chất của cây đàn violin nữa chứ!
Hic, xem ra chẳng đơn giản chút nào bạn nhỉ?! Vì thế mình mới nói là khó trả lời cho bạn một cách đầy đủ là vậy! Việc viết phần đệm, nói chung, phụ thuộc vào quá nhiều kỹ năng của người viết!
Nhưng có một cách luyện tập rất tốt mà không nhiều người để ý: đó là việc chúng ta muốn viết phần đệm tốt, hay muốn có sự "sáng tạo" tốt, hoặc nói chung, muốn thực hành âm nhạc có hiệu quả tốt, v.v... thì chúng ta phải tập cái lỗi tai của chúng ta trước đã! Một "lỗ tai" tốt là một "lỗ tai" biết chọn lọc những loại âm nhạc tốt thật sự để mà nghe, đồng thời lỗ tai ấy phải có "mắt" để "thấy" được những gì mình đã nghe! Nhờ thế, khi muốn làm một công việc cụ thể gì, lỗ tai ấy sẽ giúp cho ta biết cần phải làm gì, cần phải trau dồi thêm những gì. "Không ai biết nói trước khi biết nghe" là vậy.
Trên đây là những suy nghĩ mà mình muốn trao đổi cùng bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn thấy rõ vấn đề thêm một chút nữa. Còn việc làm video hướng dẫn, thì có lẽ mình vẫn không đủ khả năng để diễn đạt về vấn đề này nếu không được nói về hòa âm - đối âm - tính năng nhạc cụ, v.v... mà những môn này đều "dài hơi" cả! Mong bạn thông cảm. Mình sẽ cố gắng suy nghĩ thêm nhiều xem sao.
Thân mến,
Lê Hồng Phúc
P.s. Xin lỗi vì mình chêm vào đây một số từ gốc tiếng Anh. Vì ở VN ta, những thuật ngữ này được dịch khác nhau. Mình chỉ biết sử dụng cách dịch như thế này thôi.
bạn cho mình xin pdf bài này được không ạ .Mình cảm ơn .
Mình gửi bạn file pdf: bit.ly/40V28NE