Chào bạn, Hàm NPV trong excel tính giá trị hiện tại ròng của các luồng tiền trong tương lai. Nếu bạn áp dụng để tính cho các luồng tiền lợi nhuận hoặc doanh thu thì cần xác định các value 1,2,3... đều phải là cùng lợi nhuận hay doanh thu. Tuy nhiên thông thường thì khi nói đến đối số value của NPV thì hay nghĩ đến đó là lợi nhuận hơn, vì nhiều trường hợp value có thể âm.
4 ปีที่แล้ว +1
Cám ơn chia sẻ của anh, anh cho em hỏi: Guess trong RATE và IRR sẽ có ý nghĩa trong trường hợp nào ạ (Vì e thử thay giá trị guess nhưng thấy kết quả rate và irr không đổi)
Chào bạn, Hàm RATE được tính toán theo lần lặp và có thể không có đáp số hoặc có nhiều đáp số. Nếu các kết quả liên tiếp của hàm RATE không đồng quy về 0,0000001 sau 20 lần lặp, thì hàm RATE trả về giá trị lỗi #NUM! Tương tự, Excel dùng chức năng lặp trong phép tính IRR. Bắt đầu với giá trị guess, IRR lặp cho tới khi kết quả chính xác trong khoảng 0.00001%. Nếu IRR không thể đưa ra kết quả sau 20 lần lặp, IRR sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!.Trong trường hợp IRR trả về giá trị lỗi #NUM!, hoặc nếu kết quả không xấp xỉ giá trị mong đợi, ta có thể thử lại với một giá trị guess khác. Guess là một con số % ước lượng gần với kết quả của hàm. Nếu bỏ qua, thì mặc định guess = 10%. Con số này giúp cho Excel dễ dàng hơn trong việc xác định giá trị của RATE và IRR, chứ nó không quyết định giá trị trả về của hàm. Nhiều trường hợp người ta coi guess là giá trị lãi suất rào cản, ví dụ là lãi suất tiền gửi ngân hàng, lãi suất của một kênh đầu tư thay thế khác. Để hiểu rõ hơn về guess thì cần tìm hiểu bản chất kinh tế của các khái niệm này. Nội dung của video thì giúp mọi người sử dụng Excel như một công cụ để tính toán cho nhanh các bài toán kinh tế đó mà thôi. Bạn có thể đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu thêm về ý nghĩa và cách tính theo khía cạnh kinh tế: www.wikihow.vn/T%C3%ADnh-NPV#:~:text=N%C3%B3i%20chung%2C%20b%E1%BA%A1n%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83,ph%C3%AD%20%C4%90%E1%BA%A7u%20t%C6%B0%20Ban%20%C4%91%E1%BA%A7u. Chúc bạn thành công.
4 ปีที่แล้ว +1
@@TrongHuyTran Dạ vâng, em rất cám ơn câu trả lời chi tiết của anh. Anh cho em hỏi chút về chỉ số RATE trong NPV: Như em hiểu thì NPV là giá trị hiện tại thuần (giá trị của 1 dòng tiền từ tương lai được quy về hiện tại). Vậy trường hợp này thì em nghĩ rằng RATE nên lấy bằng tỉ lệ lạm phát chứ anh nhỉ (vì lạm phát sẽ trả về đúng giá trị của tiền trong tương lai) Nhưng thực tế em thấy hay lấy RATE = lãi suất gửi tiền kiệm hoặc lãi suất 1 khoản đầu tư khác hoặc = tỉ suất lợi nhuận kì vọng (để tính giá trị thực của 1 tài sản ở thời điểm hiện tại) Vậy vì sao lại hay dùng RATE = các chỉ số kia mà không phải dùng tỉ lệ lạm phát hả anh? Em cám ơn anh
@ Chào bạn, Như bên trên mình đã nói, ở đây chỉ là cách mà Excel lập trình các hàm để tính toán nhanh các giá trị, còn các giá trị đó tính theo kiểu nào thì nó thuộc phạm vi của các khối kiến thức kinh tế kinh điển mà người ta đã xây dựng và thống nhất từ rất lâu và tất cả mọi người đều sử dụng nó. Quay lại với hàm NPV, theo định nghĩa của giá trị hiện tại ròng thì nó cho biết mức chênh lệch giữa thu nhập thật của dự án so với thu nhập mong đợi của dự án (thể hiện qua tỉ lệ sinh lời kì vọng-expected rate of return). Do vậy đối số RATE ở đây được định nghĩa là lãi suất nếu đầu tư theo cách khác chứ không thể là tỉ lệ lạm phát. Lạm phát đơn giản là chỉ rằng sức mua bị giảm theo thời gian chứ không liên quan đến việc tính toán trong công thức này. Để hiểu rõ hơn về khái niệm kinh tế, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây: vietnambiz.vn/gia-tri-hien-tai-rong-net-present-value-npv-la-gi-20191016161552539.htm Chúc bạn thành công.
Chào bạn, Trong Excel không có hàm BCR nên không được đề cập trong video về nhóm hàm tài chính này. Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh tế, tài chính thì có khái niệm Tỉ lệ Lợi ích - Chi phí (Benefit-Cost Ratio). Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết sau: vietnambiz.vn/ti-le-loi-ich-chi-phi-benefit-cost-ratio-la-gi-dac-diem-20200517153438459.htm Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công.
Chào thầy. Thầy cho hỏi: theo lý thuyết số tiền bỏ ra đầu tư thì ghi âm (-) và thu về thì ghi dường + hoặc không ghi nhưng, trong dữ liệu thầy làm thì bỏ ra 300tr để đầu tư thì không ghi theo nguyên tắc và khi thu về cũng ngược nguyên tắc (lẽ ra phải ra kết quả dương). Thầy giải thích kỹ hơn tại sao lại thế được không ạ?
Chào bạn, bạn phát hiện ra vấn đề rất chính xác. Từ đầu video thì dùng hàm PV nên chưa cần dấu đúng của số 300, vì chỉ dùng giá trị tuyệt đối để so sánh với PV tính được. Nhưng từ phút thứ 29, 30, 31 là áp dụng hàm RATE, có dùng giá trị 300 đó, lúc này sẽ gặp lỗi khi tính toán và cần phải sửa lại thành -300 mới đúng. Video chủ đích để các bạn sẽ thấy nếu để không đúng dấu thì gặp lỗi như thế nào. Còn kết quả thu về thì hiểu là tương đương với việc bỏ ra số tiền như vậy nên mang dấu ngược. Chúc bạn thành công.
Chào bạn, bạn có thể tham khảo các bài viết sau về cách tính toán các giá trị nhé: - NPV: www.wikihow.vn/T%C3%ADnh-NPV#:~:text=N%C3%B3i%20chung%2C%20b%E1%BA%A1n%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83,ph%C3%AD%20%C4%90%E1%BA%A7u%20t%C6%B0%20Ban%20%C4%91%E1%BA%A7u. - IRR: chienluocsong.com/tham-dinh-du-an-dau-tu-cach-tinh-npv-irr-va-ung-dung-thuc-te/ Chúc bạn thành công
Chào bạn, các hàm Excel trong video đều tính theo lãi kép. Nếu muốn tính lãi đơn thì bạn đặt công thức khá đơn giản như sau: Lãi đơn = số tiền * lãi suất * số kì hạn Tính lãi kép phức tạp nên hàm sẽ giúp ta tính toán nhanh chóng, còn lãi đơn thì cứ đúng công thức nhân lên là ra thôi bạn ạ.
Thầy cho em hỏi, khi thực hiện bài 16 với hàm NPV với IRR, nếu so sánh giữa dự án B và dự án E, thì hàm NPV cho kết quả phần chênh giá trị ròng của dự án E tốt hơn dự án B (11,04>9,8), tuy nhiên khi dùng hàm IRR thì tỷ lệ nội hoàn của dự án B lại tốt hơn dự án E (19,31% > 19,25%) --> Vậy tại sao lại có sự khác biệt như vậy, và sẽ căn cứ vào hàm nào để đánh giá thì chính xác hơn ạ?
Chào bạn, Ở bài 16 thì vốn ban đầu của các dự án khác nhau, cụ thể B và E có PV là 40 và 50, do vậy khi tính toán thì thấy sự khác biệt như em đã nêu. Nếu như vốn ban đầu bằng nhau thì có thể căn cứ vào kết quả của NPV, IRR để xác định dự án nào tốt hơn dự án nào, nhưng nếu khác nhau thì chúng ta thường chỉ kết luận là dự án này có tốt hay không, chứ không so sánh giữa các dự án với nhau. Ví dụ: bán trà đá vỉa hè lãi 100%; bán xe máy lãi 30% nhưng vì vốn bỏ ra quá chênh lệch nhau nên khó có thể nói rằng bán cái gì tốt hơn cái gì. Chúc bạn thành công.
Thầy cho em hỏi thêm: định nghĩa pmt là số tiền thanh toán theo kỳ -> vậy pmt là số tiền bỏ ra theo kỳ giống nhau khoản pv, hay số tiền thu về giống như fv ạ? Hay có thể là cả hai và sẽ phân biệt bằng dấu (+) và (-) ạ (bỏ ra và thu về)?
@@LinhNguyen-ni8qm Chào em, PMT là các khoản tiền (phải) bằng nhau ở các kì hạn (năm hoặc tháng), còn PMT không liên quan, không cần bằng với PV hay FV. Còn muốn xác định dấu thì tất cả các khoản tiền pv, pmt, fv... cứ bỏ ra thì âm, thu về thì dương thôi em
Chào em, Lúc tính bằng hàm PV thì giá trị vốn ban đầu chỉ để so sánh giữa kết quả tính được và giá trị vốn nên tạm thời có thể để thế vì mình cũng chỉ so sánh 2 giá trị tuyệt đối với nhau. Còn lúc tính bằng Rate, vốn ban đầu là 1 đối số trong hàm nên chắc chắn phải để dấu đúng là dấu âm em ạ
Trong phần xây dựng công thức về giá trị dòng tiền theo thời gian. Em học thầy cô có nhấn mạnh dòng tiền đầu kỳ và cuối kỳ. Nên em có lăn tăn về vấn đề này. Anh có thể giải thích cụ thể giúp em được không anh.
Chào bạn, Về nguyên tắc tài chính thì các khoản tiền ở các thời điểm khác nhau thì không được cộng trừ trực tiếp mà phải quy về cùng một thời điểm nào đó ở hiện tại hay tương lai thì mới được phép làm phép toán cộng, trừ chúng với nhau. Các dòng tiền đầu kỳ được coi là PV, cuối kỳ được coi là FV, các dòng ở các kỳ hạn nếu bằng nhau thì được coi là PMT, nếu khác nhau thì coi là value 1, 2,... trong các hàm IRR, NPV. Các bài toán thường là cho một số giá trị và bắt tính toán giá trị còn thiếu. Vậy thì yêu cầu tính toán gì ta sẽ dùng hàm đó, các dữ kiện đề bài cho cứ lần lượt đọc kĩ và cho thành một đối số nào đó ở trong hàm là sẽ ổn thôi. Khi áp dụng đối số PMT thì còn phải lưu ý nếu luồng tiền đó vào đầu kì hạn (đầu từng năm, đầu từng tháng) thì đối số type sẽ bằng 1, còn nếu vào cuối kì hạn (cuối từng năm, cuối từng tháng) thì đối số type sẽ bằng 0. Còn một nguyên tắc khác nữa đó là nếu dòng tiền đi vào (thu về) thì coi là số dương, đi ra (bỏ ra) thì coi là số âm. Chúc bạn thành công.
Em dùng hàm PV để quy số tiền dự tính thu được trong tương lai về thời điểm hiện tại thì sẽ tương đương với việc em phải bỏ ra số tiền là bằng giá trị PV đó (số âm). Trong hàm tài chính thì luôn luôn ngược dấu kiểu đó, nếu em định bỏ tiền ta hiện tại đầu tư (âm) thì tương lai em sẽ thu được lợi nhuận (dương); hoặc nếu tương lai em bỏ tiền ra (ví dụ để trả nợ, âm) thì hiện tại em sẽ thu được tiền về (ví dụ đi vay, dương)
Chào bạn, Cần biết về số tiền nhận được sau 1 năm gửi tiết kiệm, đó sẽ là số tiền trong tương lai, bạn dùng hàm FV nhé. Lúc này đối số pv=-100000, rate=9%, nper=1, các đối số khác không đề cập đến thì bỏ qua.
Có điều em vẫn thắc mắc, đối với 5000 là gửi theo đầu kỳ, và 100 là gửi sau mỗi năm nếu tính ra vậy có phải là 100 đó là dòng tiền cuối kỳ ko ạ, và nếu gửi như thế liệu máy tính nó có tự hiểu đầu kỳ cuối kỳ không thầy.
Chào bạn, Khoản tiền 100usd gửi bổ sung mỗi năm sẽ được coi là đối số PMT, không phải là cuối kì, vì nó xuất hiện nhiều lần (cuối của từng năm, nếu đầu tư 5 năm thì xuất hiện 5 lần). Nếu cuối năm thứ 5 có một khoản tiền nào khác nữa, ngoài khoản 100usd nói trên, thì khoản đó mới được coi là cuối kì (xuất hiện chỉ 1 lần), đó sẽ là đối số FV. Các đối số này cần phải xác định trước và nhập đúng vào đối số tương ứng ở trong hàm, khi đó máy sẽ tính toán theo các đối số người dùng nhập vào, chứ máy không tự hiểu gì khác bạn ạ. Do vậy, đối với các bài phần hàm tài chính việc lập ra bảng trước là quan trọng nhất và khó nhất. Còn sau khi chuyển đề bài thành bảng xong rồi thì việc đưa các dữ liệu vào các đối số tương ứng của hàm là khá đơn giản vì chỉ bấm vào từng ô trong bảng thôi. Chúc bạn thành công!
Dạ em chào thầy cho em hỏi nếu đề ra đầu mỗi quý góp vào 50 tr trong vòng 2 năm liên tiếp với lãi là 6%/năm .yêu cầu tính số tiền cuối năm thứ năm .biết rằng kì ghép lãi hàng tháng. thì mình quy lãi về là tháng lun hay sao ạ .Mong thầy giúp em
Chào bạn, Nếu đề bài đưa ra là đầu mỗi quý thì kỳ hạn ở đây sẽ là tính theo quý. Lãi suất lúc này chia ra theo quý (lãi suất theo năm chia ra 4 quý). Vì em báo tiền góp chỉ trong 2 năm (8 quý) với lãi 6% nhưng lại tính đến cuối năm thứ 5, như vậy thì lãi suất từ năm 3 đến năm 5 là chưa rõ. Nếu biết rõ lãi suất của năm 3 đến năm 5 thì tính FV theo 2 đợt: đợt 1 tính đến hết 2 năm được X đồng, đợt 2 từ năm 3 đến năm 5 với PV là X đồng (kết quả của đợt 1).
Chào bạn, Bạn có thể tham khảo các bài tập trong video dưới đây nhé: th-cam.com/video/khzZPosTZZk/w-d-xo.html. Video này chữa chi tiết cụ thể từng bài một.
Chào bạn, Ở bài số 12, mục đích của hàm PV là quy toàn bộ các khoản tiền dự tính thu được ở trong tương lai về thời điểm hiện tại xem là bao nhiêu tiền. Sau khi áp dụng PV để tính thì số tiền thu được ở tương lai quy về hiện tại sẽ tương đương với việc bỏ ra 317,76 triệu, nhưng thực tế mình chỉ định bỏ ra 300 triệu thôi, như vậy là dự án này nên đầu tư. Chúc bạn thành công.
Em ơi bài 12 hàm PV đó không phải là lãi được 17tr đâu. Nếu tính lãi ở tương lai 6 năm sau thì tiền lãi có thể lên đến >160tr nhé (dùng FV). Thật ra RATE dự án này 12%/năm mà, cũng đủ cao để có thể tạm coi là nên đầu tư (lãi suất rào cản 10%)
thầy dạy dễ hiểu, cặn kẽ. Mong thầy ra nhiều video hơn nữa 🤩
Cảm ơn thầy rất nhiều ạ. Hi vọng thầy sẽ ra thêm nhiều bài giảng thế này, chúc thầy thật nhiều sức khoẻ ạ❤
Cám ơn bạn, rất vui nếu các bài giảng giúp ích được cho mọi người! Chúc bạn thành công!
Video rất hay và dễ hiểu nhưng lại ít người xem. Cảm ơn thầy !
Cám ơn bạn. Hy vọng video sẽ giúp ích được cho nhiều người hơn nữa
Em cảm ơn thầy nhiều ạ. Chúc thầy nhiều sức khỏe
Thầy giảng chi tiết và dễ hiểu lắm ạ! Cảm ơn Thầy!
Cám ơn bạn. Hy vọng video sẽ giúp các bạn tự học được nhiều điều
thầy giảng rất chi tiết và chuyên nghiệp
Cám ơn bạn :)
CẢM ON THẦY THÀY DẠY RẤT DỄ HIỂU CHÚC THẦY NHIỀU SỨC KHỎE
🥰🥰
Cám ơn bạn, chúc bạn thành công!!!
Thay trinh bay dễ hiểu nhất.cảm ơn thầy
Cám ơn bạn. Chúc bạn thành công!!!
Bài viết rất hay ạ
Cám ơn bạn. Chúc bạn thành công
Thầy dạy dễ hiểu ạ^^ cảm ơn thầy
Cám ơn bạn. Hy vọng video sẽ giúp các bạn tự học được nhiều điều
.
giảng quá hay
Cám ơn bạn :)
cho e hỏi trong hàm NPV thì giá trị value 1 mình coi là lợi nhuận thuần hay coi là doanh thu ạ
Chào bạn,
Hàm NPV trong excel tính giá trị hiện tại ròng của các luồng tiền trong tương lai. Nếu bạn áp dụng để tính cho các luồng tiền lợi nhuận hoặc doanh thu thì cần xác định các value 1,2,3... đều phải là cùng lợi nhuận hay doanh thu. Tuy nhiên thông thường thì khi nói đến đối số value của NPV thì hay nghĩ đến đó là lợi nhuận hơn, vì nhiều trường hợp value có thể âm.
Cám ơn chia sẻ của anh, anh cho em hỏi: Guess trong RATE và IRR sẽ có ý nghĩa trong trường hợp nào ạ (Vì e thử thay giá trị guess nhưng thấy kết quả rate và irr không đổi)
Chào bạn,
Hàm RATE được tính toán theo lần lặp và có thể không có đáp số hoặc có nhiều đáp số. Nếu các kết quả liên tiếp của hàm RATE không đồng quy về 0,0000001 sau 20 lần lặp, thì hàm RATE trả về giá trị lỗi #NUM!
Tương tự, Excel dùng chức năng lặp trong phép tính IRR. Bắt đầu với giá trị guess, IRR lặp cho tới khi kết quả chính xác trong khoảng 0.00001%. Nếu IRR không thể đưa ra kết quả sau 20 lần lặp, IRR sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!.Trong trường hợp IRR trả về giá trị lỗi #NUM!, hoặc nếu kết quả không xấp xỉ giá trị mong đợi, ta có thể thử lại với một giá trị guess khác.
Guess là một con số % ước lượng gần với kết quả của hàm. Nếu bỏ qua, thì mặc định guess = 10%.
Con số này giúp cho Excel dễ dàng hơn trong việc xác định giá trị của RATE và IRR, chứ nó không quyết định giá trị trả về của hàm. Nhiều trường hợp người ta coi guess là giá trị lãi suất rào cản, ví dụ là lãi suất tiền gửi ngân hàng, lãi suất của một kênh đầu tư thay thế khác.
Để hiểu rõ hơn về guess thì cần tìm hiểu bản chất kinh tế của các khái niệm này. Nội dung của video thì giúp mọi người sử dụng Excel như một công cụ để tính toán cho nhanh các bài toán kinh tế đó mà thôi. Bạn có thể đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu thêm về ý nghĩa và cách tính theo khía cạnh kinh tế:
www.wikihow.vn/T%C3%ADnh-NPV#:~:text=N%C3%B3i%20chung%2C%20b%E1%BA%A1n%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83,ph%C3%AD%20%C4%90%E1%BA%A7u%20t%C6%B0%20Ban%20%C4%91%E1%BA%A7u.
Chúc bạn thành công.
@@TrongHuyTran Dạ vâng, em rất cám ơn câu trả lời chi tiết của anh.
Anh cho em hỏi chút về chỉ số RATE trong NPV:
Như em hiểu thì NPV là giá trị hiện tại thuần (giá trị của 1 dòng tiền từ tương lai được quy về hiện tại). Vậy trường hợp này thì em nghĩ rằng RATE nên lấy bằng tỉ lệ lạm phát chứ anh nhỉ (vì lạm phát sẽ trả về đúng giá trị của tiền trong tương lai)
Nhưng thực tế em thấy hay lấy RATE = lãi suất gửi tiền kiệm hoặc lãi suất 1 khoản đầu tư khác hoặc = tỉ suất lợi nhuận kì vọng (để tính giá trị thực của 1 tài sản ở thời điểm hiện tại)
Vậy vì sao lại hay dùng RATE = các chỉ số kia mà không phải dùng tỉ lệ lạm phát hả anh?
Em cám ơn anh
@ Chào bạn,
Như bên trên mình đã nói, ở đây chỉ là cách mà Excel lập trình các hàm để tính toán nhanh các giá trị, còn các giá trị đó tính theo kiểu nào thì nó thuộc phạm vi của các khối kiến thức kinh tế kinh điển mà người ta đã xây dựng và thống nhất từ rất lâu và tất cả mọi người đều sử dụng nó.
Quay lại với hàm NPV, theo định nghĩa của giá trị hiện tại ròng thì nó cho biết mức chênh lệch giữa thu nhập thật của dự án so với thu nhập mong đợi của dự án (thể hiện qua tỉ lệ sinh lời kì vọng-expected rate of return). Do vậy đối số RATE ở đây được định nghĩa là lãi suất nếu đầu tư theo cách khác chứ không thể là tỉ lệ lạm phát. Lạm phát đơn giản là chỉ rằng sức mua bị giảm theo thời gian chứ không liên quan đến việc tính toán trong công thức này.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm kinh tế, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây: vietnambiz.vn/gia-tri-hien-tai-rong-net-present-value-npv-la-gi-20191016161552539.htm
Chúc bạn thành công.
Thầy ơi cho em hỏi còn công thức Hàm BCR thì như thế nào ạ? Em cám ơn Thầy
Chào bạn,
Trong Excel không có hàm BCR nên không được đề cập trong video về nhóm hàm tài chính này. Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh tế, tài chính thì có khái niệm Tỉ lệ Lợi ích - Chi phí (Benefit-Cost Ratio). Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
vietnambiz.vn/ti-le-loi-ich-chi-phi-benefit-cost-ratio-la-gi-dac-diem-20200517153438459.htm
Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn.
Chúc bạn thành công.
Dạ e cám ơn nhiều
Chào thầy. Thầy cho hỏi: theo lý thuyết số tiền bỏ ra đầu tư thì ghi âm (-) và thu về thì ghi dường + hoặc không ghi nhưng, trong dữ liệu thầy làm thì bỏ ra 300tr để đầu tư thì không ghi theo nguyên tắc và khi thu về cũng ngược nguyên tắc (lẽ ra phải ra kết quả dương). Thầy giải thích kỹ hơn tại sao lại thế được không ạ?
Chào bạn, bạn phát hiện ra vấn đề rất chính xác. Từ đầu video thì dùng hàm PV nên chưa cần dấu đúng của số 300, vì chỉ dùng giá trị tuyệt đối để so sánh với PV tính được. Nhưng từ phút thứ 29, 30, 31 là áp dụng hàm RATE, có dùng giá trị 300 đó, lúc này sẽ gặp lỗi khi tính toán và cần phải sửa lại thành -300 mới đúng. Video chủ đích để các bạn sẽ thấy nếu để không đúng dấu thì gặp lỗi như thế nào.
Còn kết quả thu về thì hiểu là tương đương với việc bỏ ra số tiền như vậy nên mang dấu ngược.
Chúc bạn thành công.
@@TrongHuyTran Vâng, cảm ơn thầy đã phản hồi.
32:00
15:15
Cám ơn thầy
Thầy chỉ con. Cái công thức tính tay của Npv và IRR
Chào bạn, bạn có thể tham khảo các bài viết sau về cách tính toán các giá trị nhé:
- NPV: www.wikihow.vn/T%C3%ADnh-NPV#:~:text=N%C3%B3i%20chung%2C%20b%E1%BA%A1n%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83,ph%C3%AD%20%C4%90%E1%BA%A7u%20t%C6%B0%20Ban%20%C4%91%E1%BA%A7u.
- IRR: chienluocsong.com/tham-dinh-du-an-dau-tu-cach-tinh-npv-irr-va-ung-dung-thuc-te/
Chúc bạn thành công
Thầy ơi cho em hỏi hàm tính lãi đơn trong excel với ạ.
Chào bạn, các hàm Excel trong video đều tính theo lãi kép. Nếu muốn tính lãi đơn thì bạn đặt công thức khá đơn giản như sau:
Lãi đơn = số tiền * lãi suất * số kì hạn
Tính lãi kép phức tạp nên hàm sẽ giúp ta tính toán nhanh chóng, còn lãi đơn thì cứ đúng công thức nhân lên là ra thôi bạn ạ.
Thầy cho em hỏi, khi thực hiện bài 16 với hàm NPV với IRR, nếu so sánh giữa dự án B và dự án E, thì hàm NPV cho kết quả phần chênh giá trị ròng của dự án E tốt hơn dự án B (11,04>9,8), tuy nhiên khi dùng hàm IRR thì tỷ lệ nội hoàn của dự án B lại tốt hơn dự án E (19,31% > 19,25%) --> Vậy tại sao lại có sự khác biệt như vậy, và sẽ căn cứ vào hàm nào để đánh giá thì chính xác hơn ạ?
Chào bạn,
Ở bài 16 thì vốn ban đầu của các dự án khác nhau, cụ thể B và E có PV là 40 và 50, do vậy khi tính toán thì thấy sự khác biệt như em đã nêu. Nếu như vốn ban đầu bằng nhau thì có thể căn cứ vào kết quả của NPV, IRR để xác định dự án nào tốt hơn dự án nào, nhưng nếu khác nhau thì chúng ta thường chỉ kết luận là dự án này có tốt hay không, chứ không so sánh giữa các dự án với nhau.
Ví dụ: bán trà đá vỉa hè lãi 100%; bán xe máy lãi 30% nhưng vì vốn bỏ ra quá chênh lệch nhau nên khó có thể nói rằng bán cái gì tốt hơn cái gì.
Chúc bạn thành công.
@@TrongHuyTran vâng cảm ơn thầy
Thầy cho em hỏi thêm: định nghĩa pmt là số tiền thanh toán theo kỳ -> vậy pmt là số tiền bỏ ra theo kỳ giống nhau khoản pv, hay số tiền thu về giống như fv ạ? Hay có thể là cả hai và sẽ phân biệt bằng dấu (+) và (-) ạ (bỏ ra và thu về)?
@@LinhNguyen-ni8qm Chào em,
PMT là các khoản tiền (phải) bằng nhau ở các kì hạn (năm hoặc tháng), còn PMT không liên quan, không cần bằng với PV hay FV. Còn muốn xác định dấu thì tất cả các khoản tiền pv, pmt, fv... cứ bỏ ra thì âm, thu về thì dương thôi em
thầy ơi cho em hỏi ở bài 12 tại sao khi tính theo PV thì pv dương, còn khi theo RATE pv lại âm ạ
Chào em,
Lúc tính bằng hàm PV thì giá trị vốn ban đầu chỉ để so sánh giữa kết quả tính được và giá trị vốn nên tạm thời có thể để thế vì mình cũng chỉ so sánh 2 giá trị tuyệt đối với nhau. Còn lúc tính bằng Rate, vốn ban đầu là 1 đối số trong hàm nên chắc chắn phải để dấu đúng là dấu âm em ạ
Trong phần xây dựng công thức về giá trị dòng tiền theo thời gian. Em học thầy cô có nhấn mạnh dòng tiền đầu kỳ và cuối kỳ. Nên em có lăn tăn về vấn đề này. Anh có thể giải thích cụ thể giúp em được không anh.
Chào bạn,
Về nguyên tắc tài chính thì các khoản tiền ở các thời điểm khác nhau thì không được cộng trừ trực tiếp mà phải quy về cùng một thời điểm nào đó ở hiện tại hay tương lai thì mới được phép làm phép toán cộng, trừ chúng với nhau. Các dòng tiền đầu kỳ được coi là PV, cuối kỳ được coi là FV, các dòng ở các kỳ hạn nếu bằng nhau thì được coi là PMT, nếu khác nhau thì coi là value 1, 2,... trong các hàm IRR, NPV. Các bài toán thường là cho một số giá trị và bắt tính toán giá trị còn thiếu. Vậy thì yêu cầu tính toán gì ta sẽ dùng hàm đó, các dữ kiện đề bài cho cứ lần lượt đọc kĩ và cho thành một đối số nào đó ở trong hàm là sẽ ổn thôi.
Khi áp dụng đối số PMT thì còn phải lưu ý nếu luồng tiền đó vào đầu kì hạn (đầu từng năm, đầu từng tháng) thì đối số type sẽ bằng 1, còn nếu vào cuối kì hạn (cuối từng năm, cuối từng tháng) thì đối số type sẽ bằng 0.
Còn một nguyên tắc khác nữa đó là nếu dòng tiền đi vào (thu về) thì coi là số dương, đi ra (bỏ ra) thì coi là số âm.
Chúc bạn thành công.
Thầy ơi, cho em hỏi với ạ, tại số tiền dự định thu về lại mang dấu âm ạ
Kết quả bài 13 ạ
Em dùng hàm PV để quy số tiền dự tính thu được trong tương lai về thời điểm hiện tại thì sẽ tương đương với việc em phải bỏ ra số tiền là bằng giá trị PV đó (số âm).
Trong hàm tài chính thì luôn luôn ngược dấu kiểu đó, nếu em định bỏ tiền ta hiện tại đầu tư (âm) thì tương lai em sẽ thu được lợi nhuận (dương); hoặc nếu tương lai em bỏ tiền ra (ví dụ để trả nợ, âm) thì hiện tại em sẽ thu được tiền về (ví dụ đi vay, dương)
Thầy cho em hỏi là:
Số tiền gửi:100000
Lãi suất: 9%
Số năm: 1
Thì số tiền nhận đc sẽ tính theo công thức nào ạ
Chào bạn,
Cần biết về số tiền nhận được sau 1 năm gửi tiết kiệm, đó sẽ là số tiền trong tương lai, bạn dùng hàm FV nhé. Lúc này đối số pv=-100000, rate=9%, nper=1, các đối số khác không đề cập đến thì bỏ qua.
Có điều em vẫn thắc mắc, đối với 5000 là gửi theo đầu kỳ, và 100 là gửi sau mỗi năm nếu tính ra vậy có phải là 100 đó là dòng tiền cuối kỳ ko ạ, và nếu gửi như thế liệu máy tính nó có tự hiểu đầu kỳ cuối kỳ không thầy.
Chào bạn,
Khoản tiền 100usd gửi bổ sung mỗi năm sẽ được coi là đối số PMT, không phải là cuối kì, vì nó xuất hiện nhiều lần (cuối của từng năm, nếu đầu tư 5 năm thì xuất hiện 5 lần). Nếu cuối năm thứ 5 có một khoản tiền nào khác nữa, ngoài khoản 100usd nói trên, thì khoản đó mới được coi là cuối kì (xuất hiện chỉ 1 lần), đó sẽ là đối số FV. Các đối số này cần phải xác định trước và nhập đúng vào đối số tương ứng ở trong hàm, khi đó máy sẽ tính toán theo các đối số người dùng nhập vào, chứ máy không tự hiểu gì khác bạn ạ.
Do vậy, đối với các bài phần hàm tài chính việc lập ra bảng trước là quan trọng nhất và khó nhất. Còn sau khi chuyển đề bài thành bảng xong rồi thì việc đưa các dữ liệu vào các đối số tương ứng của hàm là khá đơn giản vì chỉ bấm vào từng ô trong bảng thôi.
Chúc bạn thành công!
Cảm ơn anh rất nhiều.
3:13
Dạ em chào thầy cho em hỏi nếu đề ra đầu mỗi quý góp vào 50 tr trong vòng 2 năm liên tiếp với lãi là 6%/năm .yêu cầu tính số tiền cuối năm thứ năm .biết rằng kì ghép lãi hàng tháng. thì mình quy lãi về là tháng lun hay sao ạ .Mong thầy giúp em
Chào bạn,
Nếu đề bài đưa ra là đầu mỗi quý thì kỳ hạn ở đây sẽ là tính theo quý. Lãi suất lúc này chia ra theo quý (lãi suất theo năm chia ra 4 quý). Vì em báo tiền góp chỉ trong 2 năm (8 quý) với lãi 6% nhưng lại tính đến cuối năm thứ 5, như vậy thì lãi suất từ năm 3 đến năm 5 là chưa rõ. Nếu biết rõ lãi suất của năm 3 đến năm 5 thì tính FV theo 2 đợt: đợt 1 tính đến hết 2 năm được X đồng, đợt 2 từ năm 3 đến năm 5 với PV là X đồng (kết quả của đợt 1).
em xin file bài tập để thực hành được hông ạ
Chào bạn,
Bạn có thể tham khảo các bài tập trong video dưới đây nhé: th-cam.com/video/khzZPosTZZk/w-d-xo.html. Video này chữa chi tiết cụ thể từng bài một.
Thầy cho em hỏi về câu số 12, tại sao PV là số tiền bỏ ra mà thầy lại gọi nó là số tiền thu về á thầy?
Chào bạn,
Ở bài số 12, mục đích của hàm PV là quy toàn bộ các khoản tiền dự tính thu được ở trong tương lai về thời điểm hiện tại xem là bao nhiêu tiền. Sau khi áp dụng PV để tính thì số tiền thu được ở tương lai quy về hiện tại sẽ tương đương với việc bỏ ra 317,76 triệu, nhưng thực tế mình chỉ định bỏ ra 300 triệu thôi, như vậy là dự án này nên đầu tư.
Chúc bạn thành công.
@@TrongHuyTran dạ em cảm ơn bài dạy của thầy ạ, chúc thầy sức khỏe ạ.
e không hiểu cho lắm ạ có phải pv cứ lớn hơn là quyết định đầu tư không ạ, chứ em thấy bỏ 300tr mà sau mấy năm thu về (trừ vốn) có 17tr thì ăn gì ạ
Em ơi bài 12 hàm PV đó không phải là lãi được 17tr đâu. Nếu tính lãi ở tương lai 6 năm sau thì tiền lãi có thể lên đến >160tr nhé (dùng FV). Thật ra RATE dự án này 12%/năm mà, cũng đủ cao để có thể tạm coi là nên đầu tư (lãi suất rào cản 10%)
Thầy có thể cho em xin file dữ liệu để thực hành được không ạ. Mail em là: binhnd@uel.edu.vn
Bạn vui lòng check email giúp.
Chúc bạn thành công!
cho e xin file bài tập với ạ, e cảm ơn thầy nguyenvantuananhfbu@gmail.com
Chào bạn, bạn check email cho phần bài tập nhé. Chúc bạn thành công
Thầy có thể chia sẻ qua foxriver@gmail.com được không ạ
Rất hay và chi tiết ạ. Thầy có thể cho e xin file bài giảng, bài tập vào mail: toannddss@gmail.com ạ, e cám ơn!
Chào bạn, bạn vui lòng check email nhé. Chúc bạn thành công!
Thầy cho em xin file bài tập với ạ: hangnguyen0104ufm@gmail.com. Em cảm ơn thầy ạ !
Bạn vui lòng check email giúp.
Chúc bạn thành công!
Chào thầy, thầy cho em xin file bài tập nha. Em cám ơn thầy!
pdhckd@gmail.com
Chào bạn, bạn tham khảo bài tập trong email nhé. Trân trọng.
@@TrongHuyTran em cám ơn thầy
thầy cho em xin file bài tập với ạ cuonghkt007@gmail.com. em cảm ơn thầy.
Chào bạn, bạn vui lòng check email nhé. Chúc bạn thành công!
Dạ cho em xin thêm file bài tập với ạ. Email: linhtri94qt@gmail.com. Em cám ơn ạ!
Chào bạn,
Bạn check email nhé. Chúc thành công!!!
Em chào thầy ạ. Thầy cho em xin file bài tập với ạ: phuong210520@gmail.com . Em cảm ơn thầy ạ
Chào bạn,
Bạn vui lòng check email nhé.
Chúc bạn thành công!
Thầy ơi, thầy cho em xin file bài tập vào mail: vananh2681999@gmail.com . Em cảm ơn thầy nhiều ạ.
cho e xin file bài tập với ạ , mail e là tuananhtl86@gmail.com .em cảm ơn anh nhé.
Chào bạn, bạn check email nhé!!!
26:00