Đây là chủ đề rất khó nên mình cần cân nhắc kỹ để bình luận, riêng mình thì mình có được rất nhiều thứ qua tự học, tự quan sát, nghiền ngẫm và vấp ngã cũng rất nhiều… à mà giọng bạn nữ rất dễ nghe nhé, càng ngày càng làm rất tốt, nhện à❤
Lời dẫn video làm mình nhớ đến 1 câu từng nghe qua "hiểu được người thì có thể xem là thông minh, nhưng hiểu được chính mình mới được gọi là có trí tuệ"
Khái niệm của từ “học” ở nước ta đang bị bóp méo trầm trọng và thay vì hoàn thiện, nâng cấp một con người theo điểm mạnh thì nó đang chi phối mọi người học theo một mô hình chung của bộ máy(ở đây t sẽ ko đề cập đến các kiến thức cơ bản bắt buộc).Những ai có thể theo và làm tốt nó thì không nói, còn những người ko thì sẽ bị mất giá trị(quá trình này sẽ diễn ra hầu hết ở môi trường học đường).Và hậu quả là các nhóm ngành nước ta không thể phát triển vượt bậc vì bị sắp xếp quá loạn, việc làm trái ngành và sở trường đang trở nên phổ biến.Để thuyết phục hơn với quan điểm này thì t sẽ lấy vd về nhật bản, một cường quốc trong rất nhiều lĩnh vực và cái gì cũng có quá trình của nó.Ở nhật, khi các hs học hết cấp 2 và hầu hết đã nắm rõ các kiến thức cơ bản cần thiết thì các học sinh sẽ được lựa chọn học cấp 3 và đại học theo một chuyên môn riêng biệt như thể thao, ngoại ngữ, nghệ thuật.Với họ thì việc hoàn thiện một bộ máy toàn diện trong mọi lĩnh vực thì trong mỗi lĩnh vực ấy cần những người giỏi nhất và chuyên sâu nhất, nếu có thể đọc được tiếng nhật bạn sẽ bất ngờ vì các tài liệu của họ về một lĩnh vực rất chuyên sâu và mở rộng cả trong lịch sử, toán, lí hay thậm chí các môn mà bị gd ta đánh giá thấp như mĩ thuật, thể thao…Đây là quan điểm cá nhân có dẫn chứng, ai muốn phản bác cứ việc
đồng ý. cha mẹ vì không muốn con cái thua thiệt, sau này khổ cũng phải bắt con học những môn, ngành nghề được xã hội đề cao, như cha mẹ tôi nghe từ "họa sĩ" là cười khinh rồi. Đến cả trong môi trường học tập từ cấp 2 đến cấp 3 còn bị thầy cô đì bắt học thêm nữa, giờ mà không học thêm thì điểm thấp thua thiệt bạn bè, sợ ba mẹ buồn cũng phải đi;-;
Góc nhìn của bạn là góc nhìn của 1 con người đã trải qua quá trình học, và dựa trên cảm xúc thất vọng, cảm thấy thừa thãi. Góc nhìn đấy mình đánh giá là nhỏ và có 1 phần đúng. 1, Đứng về phía xã hội, Quá trình học phổ thông không chỉ là quá trình truyền dạy kiến thức, mà còn là 1 quá trình chọn lọc nhân tài. 2, Tạo nền tảng cơ bản cho những học sinh đi làm sớm để trở thành những thợ giỏi. ( Bạn ko học 3 cấp thì ra đời bạn lấy kỹ năng, ăn, ngủ, và sức để làm dc ko ) 3, Thực ra ba mẹ người ta từng trải rồi, người khác trò chuyện, thì toán lý hoá mới dc đề cao, là xã hội, quy luật chọn lọc thôi ( bắt buộc ) đừng đổ lỗi cho giáo dục, Nghệ thuật có kiếm ra tiền , nhưng nó chỉ dành cho 1 số rất ít người. Nếu bạn xuất ngày vẽ,hát,đàn trong thực tế người xung quanh chưa chắc đã thích so với bản thân tưởng tưởng nó huy hoàng, bay bổng, con người cần ăn, ngủ ,nghỉ đáp ứng dc thì mới có nhu cầu nghệ thuật. Vì thế đứng trách bố mẹ. 4, Giáo dục bắt buộc hoàn toàn đúng và không thừa thãi, nó cho bạn trải nghiệm để biết mình giỏi và thích lĩnh vực gì. 5, Bạn đi làm trái nghành đó là do chất lượng giáo dục, và bản thân mình. Nhà trường ko trang bị đủ và đúng kiến thức cho bạn. Bạn chọn nghề theo sở thích mà ko tìm hiểu, ra trường rồi là thôi, ngừng tiếp thu kiến thức mới.
Mình thấy có một số mô hình đào tạo ở Việt Nam đang phát triển theo hướng trao nhiều quyền tự quyết hơn cho người học, phần lớn là các trung tâm ngoại ngữ. Người học có quyền lựa chọn mục tiêu của quá trình học, phía người dạy học sẽ đưa ra một giáo trình phù hợp với mục tiêu mà học viên đã định sẵn. Trong quá trình học, ng học có thể lựa chọn phần kiến thức nào muốn học trước hay học sau, hay muốn đi sâu vào điều gì và chỉ dừng ở mức nhận biết ở điều khác. Mặc dù vậy nhưng tự do nào cũng cần phải đc giữ trong khuôn khổ. Người học cần phải học đủ các kiến thức được đề ra trong giáo trình trong thời gian khoá học quy định và phải đạt được một mức độ đánh giá nhất định
Mình chỉ mô tả cái đạo ở phút thứ 02:59 không nhồi sọ ai nhé. Chỉ tôn giáo mới thực hiện được cái gọi là nhồi sọ. * Với ngôn ngữ Việt thì "Đạo" là tự nhiên thì làm gì có ai hay thần thánh chúa phật can thiệp được. Không nên nhầm lẫn chữ Đạo. Lâu lâu góp vài dòng để tránh hiểu lầm. Vấn đề nhỏ nhưmg ảnh hưởng rất lớn cho cái thế hệ sau.❤
Mình thấy rất nhiều người hiểu nhầm giữa đạo với tôn giáo. Ví dụ như đạo phật, có nhiều người họ thắp hương khói thờ cúng đủ điều nhưng tâm họ không phải để kính trọng, mà để cầu may cầu phúc cho bản thân. Vốn dĩ đạo không tồn tại những thứ ấy, đạo chỉ dạy ta cách làm người theo lời của phật thôi
à, nhưng bạn đang nói ở thời điểm hiện tại, chứ quá khứ thì thời đó người ta dùng đạo để nhồi sọ, đảm bảo trật tự xã hội và quyền lực của giai cấp thống trị, nên quan điểm của video là không sai
@@BinhNguyen-tm1ul Thời điểm nào cũng không đúng với chữ đạo nếu nói dùng để nhồi sọ, bản chất của đạo là để sống trong nó, không thể nào dùng nó như phương tiện, có muốn dùng cũng không được vì đó không phải là công cụ phương tiện. ***Tôn giáo và đạo cần hiểu rõ, hoàn toàn không giống nhau. Mình không nói tổng thể video đó mà chỉ nói tác giả đã hiểu nhầm giữa đạo và tôn giáo nên mới viết như vậy, vì còn nhấn mạnh thêm chữ "hoặc đạo" cho thấy sự rõ ràng rồi. Nếu xem hết clip thì ý tưởng dạy học đó phù hợp với đại chúng nhưng chỉ tiếc là có trục trặc trong chuỗi hoạt động. P/s Trong đạo phật nếu hiểu là công cụ phương tiện thì đó là tôn giáo. ĐẾN VỚI ĐẠO LÀ ĐỂ SỐNG TRONG HIỆN TẠI ĐANG DIỄN RA [hiện tại đang là] [đang là như kim giây đồng hồ chạy liên tục đúng với chức năng của nó] . hơi khó hiểu nhưng ngôn từ, ngữ nghĩa không lột tả phát một hiểu liền được.
@@ThuanCK-PR2020 à, về ý nghĩa ban đầu của đạo và các tôn giáo tín ngưỡng thì tôi đồng ý. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thì bất kỳ đạo, hay tôn giáo, tín ngưỡng nào phổ biến thì ít nhiều đều có liên quan đến chính trị, thao túng số đông, hơi khó nghe nhưng... đây mới thế giới thực tế của con người, càng tìm hiểu sâu về lịch sử và mối quan hệ chính trị với tôn giáo thì càng chán bác ạ. Giống như 1 con dao sắc bén vậy, bản thân nó sinh ra vì mục đích cao đẹp, cắt thức ăn bảo vệ con người, vào tay bác sĩ thì cứu người, nhưng vào tay kẻ xấu thì đe dọa, thâu tóm quyền lực, tàn sát nhân loại.
đôi khi mình nghĩ thật buồn cười khi bố mẹ đẩy hết trách nhiệm giáo dục cho ngành giáo dục, thầy cô giáo dục học sinh lên đến hàng nghìn trong cả đời giáo viên, trong khi bây giờ bố mẹ lại chỉ có 1-2 hoặc thậm chí 10 đứa con và đa số giáo viên không thể chọn học sinh, nhưng bố mẹ học sinh lại có thể chọn giáo viên cho con mình, vậy vấn đề hiểu mình không phải nên là do bố mẹ định hướng con cái sao, lắng nghe con xem con có tài gì, hứng thú gì để bổ sung hay bỏ bớt yêu cầu. Bố mẹ mới là người lựa chọn con có thể chỉ cần 4-5 điểm toán (không nên quá thấp )để tập trung học môn yêu thích như văn, ngoại ngữ, lịch sử thậm chí múa, hát, vẽ. có thể cho con nhận hạnh kiểm trung bình để thể hiện cá tính, v.v
Đổ thừa là nhanh nhất và dễ nhất, bạn không giỏi cái này thì tự học cái kia. Không thuyết phục được cha mẹ thì có thể thuyết phục ai vì họ là người mà bạn tiếp xúc nhiều và có thể hiểu bạn nhất. Còn cha mẹ thì thực sự muốn gì và có thật sự hiểu con hay đến chính trong cái tế bào xã hội có 4 ,5 người đó còn chả dạy bảo, thấu hiểu nhau được mà lại đòi hỏi GV phải ABC...XYZ. Thật buồn......cười.
bố mẹ đẩy hết cho giao dục cho thầy cô, là những người còn đang bị nhồi sọ chưa thoát li ra khỏi nền giáo dục bắt buộc, hoặc đơn giản chỉ là lúc đó họ muốn đổ lỗi cho ai đó vì cuộc sống chán ngắt của mình (cuộc sống khó khăn con cái quậy phá) :D
Đây chỉ là ý kiến riêng của mình trên cương vị là 1 người đang đi học thì nền giáo dục bắt buộc đang dần phá hủy sự sáng tạo và khả năng tư duy của người học hơn là phát triển nó, tuy nhiên lại không thể thay thế nó ngay được. Cách học tập của nước ta nói riêng và hầu hết các nước châu á nói chung đã chịu ảnh hưởng ít nhiều từ nền hán học của trung quốc, khi mà việc học là để thăng quan tiến chức nên sẽ chú trọng về văn chương và toán học hơn các môn khác, cũng như việc cố gắng học giỏi cũng chỉ là bàn đạp cho việc làm quan sau này nên sẽ chú trọng vào thành tích hơn là thực lực. Tuy sau này các nước cũng có thay đổi trong giáo dục nhưng các thay đổi chủ yếu là giáo trình thay vì cách dạy học, bằng chứng là các lớp học tập trung đã có từ rất lâu và vẫn tồn tại đến tận bây giờ, và tuy nó là 1 cách hiệu quả để dạy học nhưng chỉ là học một cách cơ bản chứ không thật sự phù hợp với yêu cầu các kiến thức chuyên sâu như bây giờ. Với đại đa số mọi người thì việc học tập trung thành 1 nhóm 30-50 người không đem lại hiệu quả cao. Việc học, nhất là học nhóm, yêu cầu sự tiếp nhận và trao đổi thông tin giữa mọi người, nhưng nếu nhóm trở nên quá lớn sẽ gây ra sự mất trật tự và cách giải quyết thường là bầu ra một người đứng đầu, vô hình chung đã phân cấp mọi người với nhau. Tất nhiên là các nhóm nhỏ tầm 3-6 người vẫn có sự phân cấp nhất định nhưng nó không quá đáng kể vì thường đó sẽ là nhóm những người đã biết nhau từ trước nên việc nói chuyện sẽ thoải mái và bình đẳng hơn. Còn về mô hình học của mĩ được nhắc đến trong bài viết là một mô hình hay nhưng lại không khả thi với nước ta trong thời điểm này. Việc đưa cho học sinh quyền tự quyết hầu hết vấn đề có khả năng sẽ còn dẫn đến nhiều vấn đề hơn. Sẽ có những cá nhân nổi trội hơn hẳn phần còn lại và trở nên quá khác biệt so với phần còn lại, hoặc một số sẽ không đồng thuận với những quyết định đã đưa ra. Nó như một mô hình xã hội thu nhỏ vậy, và vấn đề của xã hội thì khó giải quyết hơn nhiều các vấn đề khác. Việc này có thể tạm giải quyết qua quá trình chọn lọc, nhưng làm vậy sẽ tiêu tốn rất nhiều công sức, và các chỉ tiêu đôi khi lại quá đặc thù làm việc chọn lọc trở nên khó khăn. Theo mình, cách học tập tốt nhất là 1 nhóm nhỏ được kèm bởi 1 giáo viên giúp đỡ trong quá trình học, nhưng điều này lại yêu cầu rất nhiều giáo viên và tài nguyên để thiết kế lại hệ thống giáo dục nên chưa thể khả thi trong tương lai gần được. Hiện tại đang có những thay đổi trong giáo trình từ bộ, tuy không quá mong đợi nhiều nhưng mong rằng nó sẽ giúp cải thiện đôi chút tình hình ở nước ta. PS: các ý kiến trên chỉ là ý kiến cá nhân, chưa qua tham khảo các nguồn tư liệu nên nếu có sai sót mong mọi người nhẹ tay với em ạ.
Không phải thay thế, mà là "giác ngộ" để những người có lý tưởng hãy chú trọng và tạo dựng một nơi dành riêng cho giáo dục khai phóng (vốn k dành cho số đông) để những phụ huynh như mình có nhu cầu có thể tìm tới. Vì chỉ cần một phần nhỏ những người có đủ nguồn lực trong xã hội Vn thôi nói về bds mỗi khi có tiền mà dành một phần để đầu tư giáo dục. Giáo dục phổ cập vốn k thể thay thế, nhưng ít nhất thì ai có nhu cầu phát triển hướng đi riêng có thể được tách ra và dc xã hội công nhận như giáo dục phổ thông. Bạn nhìn nhận hay ở chỗ đúng là trao quyền cho "trẻ em" quá nhiều thì ở Vn đa phần là chọn chơi game, tíc tốp với chim mơ thôi :)))) Thế mới thấy cái này k thể dành cho số đông, nó nên dành cho giới "có nhu cầu"
Tôi mong rằng ad sẽ có thêm những bài viết về nền gd khai phóng như ở một số nc khác. Còn ở nc ta hiện nay , các môn học đang hành hạ những đứa trẻ đáng thương của chúng ta. Cũng như công trinh nghiên cứu của GS HỒ SĨ ĐẠI cung có ý rất hay nhưng có biết bao người chê bai , phản bác. Con về CCGD thì mỗi lần cải cách lại nặng hơn. Các cha mẹ dù có kêu cũng khong làm j dc ? Xin cảm ơn kênh vì đã có những bài viết hay nt này .
bước đầu của tự học là phải có nền tảng và định hướng. đánh giá kết quả qua thực nghiệm và trao đổi và tự bản thân họ phải có ý muốn dẫn đầu về lĩnh vực đấy thì sự giáo dục bắt buộc ở các bậc thấp mới có giá trị.
ai cũng cần có 1 lượng kiến thức cơ bản để biết mình giỏi và yêu thích môn học, nhóm ngành nào. Vấn đề là giáo dục bắt buộc nên dừng lại ở độ tuổi, hay thời điểm nào. chứ không bỏ hẳn được
Tôi nghĩ chúng ta cần phân ra kiến thức bắt buộc/ tự chọn cho mỗi môn, phần bắt buộc thì rải đều 12 năm học từ cơ bản đến nâng cao, còn lại phần kiến thức tự chọn sẽ được định hình theo các khối ngành lớn, học càng cao càng chia nhỏ, cũng đi từ cơ bản đến nâng cao như vậy sẽ đảm bảo tối ưu chi phí, nhân lực và thời gian để đào tạo 1 con người đúng nghĩa chứ không phải 1 cái máy.
truyền kiến thức đến cho người học là cả một quá trình phức tạp, và cực kỳ khó đánh giá vì nó phải thông qua các tiêu chuẩn từ hướng giáo dục như việc của đưa ra nội dung, chắc lọc thông tin, người quản lý, truyền tải thông tin, người trực tiếp truyền tải thông tin, bối cảnh xã hội,... đến hướng tiếp nhận giáo dục như tính cách người học, kiến thức nền, độ tuổi,... rất rất nhiều thứ. Vậy nên việc giáo dục đã được đưa ra sau một loạt đánh gía để phù hợp với thực tiễn thời điểm đó, và quá trình đánh giá ấy mất một khoảng thời gian đáng kể đến nỗi lúc nó được ban hành thì nhiều kiến thức khác đã lỗi thời. Nhưng dù gì đi nữa, đó là quy luật và rất khó để thay đổi ngày một ngày hai vì kiến thức luôn được khai phá ra và con ngừoi không thể vừa sinh ra đã có thể có được những kiến thức tại thời điểm đó, mà cần phải trải qua một quá trình học bài bản.
bruh làm gì căng. tôi chỉ hứng thú 1 việc thôi . tại sao hệ thống giáo dục của VN đưa những topic thuộc giáo trình của các môn tương đương đai cương để mà dạy HS cấp 3 và cấp 2 . trong khi đó lại không đầy đủ . Tôi sẽ phản biện luôn những người nói "do cuốn chiếu " thì xin lỗi bạn luôn sách viết về fundamental đều tiếp cận ở góc nhìn "không biết gì" được dạy cho SV dự bị đại học , việc đưa 1 kiến thức 1 cách đầy đủ sẽ cho người học có cái nhìn tốt hơn và thể hiện tư duy cá nhân khác nhau , tuy là nặng nếu học nhưng nếu đưa sự chọn ( tức cá nhân ) sẽ là 1 phiễu lọc tốt cho những ai muốn học cao hơn . trong khi đó từ lớp 1 tơi 12 là 1 cô hội tốt để hình thành tư duy ngôn ngữ ,tự học và kỹ năng mềm ( do độ tuổi phát triển ) . thầy tôi cứ nói là " làm sao em nói kiến thức này cho 1 bạn nhỏ hơn mình - tôi trả lời không có 1 cách nào để hiểu toàn vẹn nếu cậu ấy không đủ kiến thức, nhưng em sẽ đơn giản hóa nó bằng 1 câu hỏi cho cậu ta" . tôi cũng thay đổi quan điểm sau khi tiếp cận những môn như vậy . rất đáng tìm hiểu sâu hơn .nhưng khi ở cấp 3 đó chỉ là 1 chuỗi ký tự công thức để đi thi.
Nói cho cùng cần phân ra những môn bắt buộc và những môn tự chọn, như mình thấy phổ cập hết cấp 2 như vn mình là hợp lý. Học để có kiến thức cơ bản, ít nhất cũng phải tiếp xúc với môn học để biết bạn có khả năng hay năng khiếu với môn gì, từ đó cấp 3 bạn định hướng chuyên sâu và thi vào đại học, học lên tiếp cao học để phát triển về thế mạnh bản thân. Chứ ở các cấp dưới cấp1, cấp 2 không thể nói là học theo sở thích đc. Theo sở thích thì chắc hs h nó chỉ học mấy môn nhẹ đầu như nhạc, hoạ, thể dục cho nhẹ đầu, và chắc 90% mù chữ hết. Tuổi quá nhỏ chưa phân biệt đc cái gì là cần thiết đâu. Nói chuyện học theo sở thích nó chỉ đúng với lứa tuổi cấp 3 và học chuyên sâu để làm nghề ở cấp đại học và sau đại học thôi.
bạn nói đúng, với lại đây là bài viết theo quan điểm nước ngoài, ta nên xem để tham khảo thôi. Chứ đấy cấp 3 cho học tự do, các cháu bỏ hết KHTN toàn học toán văn anh rồi thi bài KHXH, như thế mà đòi phát triển đất nước, rồi gì cơ hợp tác với mỹ phát triển chip, trí tuệ nhân tạo bla bla :)))
Tôi thắc mắc là tại sao mọi người cứ thích gán ghép con người với thứ mà ta gọi là "đam mê" hay "sở trường" nhỉ ? Tôi không phủ định nó là xấu vì làm những thứ mình thích sẽ "vui" hơn thứ mình không thích rồi! Những hay thử nghĩ xem, chưa nói đến các viêc bạn có theo đuổi nó được không, giả dụ : nếu ai cũng có sở trường vẽ và thi nhau học vẽ ai sẽ là người ra ruộng cuốc đất? Hoặc bạn có chắc là thứ người ta ép bạn học là không cần thiết ? => tôi thấy cái đam mê mà t đang nói vô hình chung làm cho con người ta mù quáng theo đuổi những thứ vô nghĩa. Hơi lạc đề tí những t chỉ muốn nói giáo bắt buộc thật sự cần thiết theo một hướng khác với suy nghĩ tác giả (và gần đây t cảm thấy bài viết trên spiderum có vẻ càng gày càng loãng ý, không biết ai đọc hết bình luộn và thấy như t không)
1. Mình nghĩ nội dung bài viết muốn tập trung nói về việc "tự hiểu mình". Nó liên quan tới việc bạn có nhận ra bản thân có sở trường, sở thích, đam mê, điểm mạnh, điểm yếu,.. nào ko? 2. "Bạn có chắc là thứ người ta ép bạn học là không cần thiết ?" => Mình rất chắc chắn ở điểm giáo dục Việt Nam dạy rất nhiều thứ vớ vẩn, ko cần thiết, khiến người học ko liên kết được kiến thức với ứng dụng thực tế 3. Tác giả có nói " Giáo dục bắt buộc có nhiều khuyết điểm không đồng nghĩa rằng không giáo dục thì sẽ tốt hơn". Bạn nên nghe hoặc đọc kỹ hơn 4. Mình đồng tình với bạn về việc spiderum có vẻ ngày càng loãng. Đơn giản là các vấn đề loanh quanh vẫn chỉ có vậy nên có rất nhiều bài viết mới cùng chủ đề hoặc mở rộng ra hơn. Ít nhất đọc xong có thêm 1 chút xíu kiến thức mới là đc rồi
Cái sở trường bạn nói đâu phải thích là giống nhau.Cái cần nhìn là thực tế hiện nay rất nhiều hs chạy đua theo những ngành hot trend(vậy ai cày ruộng cuốc đất).Và hậu quả ai cũng biết do gd bắt buộc k có định hướng.Thứ 2 trong video tác giả k phủ nhận hoàn toàn nền gd bắt buộc mà muốn nó giảm đi những thứ k cần thiết,định hướng cho hs biết mình muốn gì chứ k phải những con robot.Thử hỏi những kiến thức bao la trong trường ấy hs đọng lại đc những gì và áp dụng đc bao nhiêu
Bạn phải nhìn ra thực tế. Không phải ai cũng thích mỗi một cái này hay cái kia đâu. Con người đa dạng về sở trường nên cái sở thích thường là do điểm mạnh của người đó tạo nên. Còn với người đam mê với thứ mình ko sở trường thì họ có nghị lực để vượt qua. Chứ 1 ông đang muốn học về ngành chuyên ngoại ngữ vì bạn ấy giỏi ngoại ngữ, nhưng mà mọi người lại khuyên bạn ấy sang học điện, vì " thằng hàng xóm kia kìa lương trăm ngàn đô đó" và thế là bạn ấy học điện. Nhưng nhận ra điều cay đắng là bạn ấy chả có hiểu cái mô tê gì về cái đó, rồi từ đó chán nản cuối cùng thành vô dụng, ko phát huy tiềm năng của mình. Mà học đh thường phải cuối năm đầu năm 3 thì mới nhận ra cái ngành đấy thế nào nên là bạn ơi đừng nghĩ máy móc quá😢
Bạn nên nhớ, ngành nghề mà xã hội cần tự khắc lương và tiền mà kiếm được từ ngành đó sẽ cao, mà con người khi chọn nghề đa phần ai cũng sẽ tìm cho mình những nghề phù hợp vs năng lực bản thân và lương đủ cao để có cuộc sống ổn định. Thế nên tự xã hội sẽ tự có thể cân bằng được thôi, không cần đến " giáo dục bắt buộc". Mặt khác thì giáo dục bắt buộc cũng đang giết chết rất nhiều tiềm năng của người học sinh, có những học sinh là thiên tài trong những ngành nghề nhất định nhưng việc gd bắt buốc khiến chúng không thể phát huy đc tài năng của chúng, khiến chúng phải đi theo ngành mà ko phải sở trường và sở thích của bản thân. Chưa kể nên giáo dục 12 năm của VN chủ yếu là để nhồi sọ 1 lượng lớn kiến thức ko cần thiếc cho cuộc đời của hs, hs học xong 12 năm hầu như là quên hết mà chả vận dụng đc gì
Bài viết nói về giáo dục và điều tác giả nói là để phát triển nx thứ bạn khi bạn sinh ra bạn giỏi là sở trường ,có thể tìm hiểu về thuyết đa trí tuệ để bt thêm thì phải nói đến đam mê và sở trường .Giáo dục bắt buộc chỉ có thể có một số ít chứ ko chuyên sâu về mỗi người .Sở trường là thứ bạn giỏi mà bạn ko đc học nx thứ bạn giỏi cứ học nx thứ giáo dục bắt buộc dạy mà ko học sở trường thì bạn snh ra có sở trường và đam mê để không à ?
Hầu hết các quốc gia muốn giáo dục bắt buộc hay khuyến khích (gọi là bắt buộc nhưng thực tế ai đó không cho con đi học nhiều khi cũng không thể cản được. Điều này chính do người phương tây nghĩ ra trước, sau đó xã hội phương tây văn minh khoảng cách công nghệ rất lớn so với các nền văn hoá quân chủ ở Châu Á. Nhật Bản là quốc gia Châu Á đầu tiên khuyến học thời Minh Trị và trong thời thực dân, và thế chiến 2, Nhật Bản do có nền giáo dục và khoa học tốt có công nghệ vượt trội các quốc gia Châu Á khác, thậm chí trở thành nước Đế Quốc. Mỗi cá nhân thời còn là trẻ nhỏ, thậm chí nhận thức nhiều gia đình (ví dụ một số hộ đồng bào dân tộc) chưa nhận thức được tầm quan trọng của học thức với năng lực tư duy, khả năng làm việc của họ trong tương lai. Vì thế, nhiều quốc gia phải khuyến học hay thậm chí bắt buộc để phổ cập giáo dục, để người dân biết đọc, biết viết, biết hành xử đúng ở mức độ nhất định khiến họ có thể hoà nhập xã hội, trở thành công dân tốt. Về cơ bản, giáo dục bắt buộc ở cấp tiểu học, THCS là hợp lý, mang lại cho quốc gia các thế hệ công dân có tri thức hơn. Vì thế mọi quốc gia trên thế giới đều áp dụng. Thậm chí UN còn quy định quyền học hành là quyền của trẻ em và các nhà nước, cá nhân phải tôn trọng quyền đó nếu tham gia công ước bảo vệ trẻ em. Tất nhiên, trong xã hội có những người dị biệt, thậm chí là tài năng dị biệt thì học theo cách thông thường chưa phù hợp với họ. Với những người này thì gia đình có điều kiện có thể đào tạo theo chương trình riêng (nếu đủ điều kiện). Tuy nhiên, không phải xã hội nào cũng có thể phục vụ được số lớn như vậy nên một số nền kinh tế chỉ đào tạo nhân tài (kiểu trường chuyên, trường năng khiếu cũng là một cách đào tạo nhân tài khác biệt hay phục vụ mục tiêu phát triển dân trí vùng) phục vụ đất nước thôi. Kết luận : Giáo dục phổ cập cho trẻ em là chính sách đúng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tất nhiên, 8 tỷ dân trên thế giới thì có nhiều quan điểm nhưng giáo dục phổ cập cho trẻ em là quan điểm đã thực chứng và được các nền văn minh cho là đúng đắn, phù hợp với quyền trẻ em. Còn những người có trình độ đặc biệt, năng khiếu, thậm chí là nhận thức kém (tức là quá giỏi hay quá kém tư duy so với người bình thường) thì có thể phù hợp với chương trình đào tạo riêng, đào tạo bổ sung, xã hội và gia đình cần quan tâm tới nhóm trẻ đặc biệt này.
Bắt buộc ở đây là kiến thức ko đc lựa chọn , còn về chỉ việc mà không đi học ấy là do không có tiền là bởi vì là một khi mà đi học có rất nhiều chi phí ở Việt Nam .
@@Iudoiiuem Tôi không nghĩ Giáo dục Việt Nam kém vì trình độ học sinh vượt trội so với các nước có cùng GDP. Đôi khi chúng ta hơi đề cao nước phát triển nhưng nếu cho họ ngân sách như Việt Nam họ sẽ không làm tốt được. Tốt ở đây là tốt trong tầm ngân sách bỏ ra.
@@IudoiiuemBạn so nước nào có GDP/người bằng Việt Nam và có kết quả giáo dục, y tế hơn Việt Nam? Bạn so nước nào năm 1990 thuộc nhóm nghèo nhất thế giới giờ được như Việt Nam? Bạn xem nước nào có tiềm năng tăng trưởng trong 20 năm tới hơn Việt Nam? Do xuất phát điểm Việt Nam thuộc nhóm nghèo nhất thế giới năm 1990 nên tăng trưởng rất nhanh cũng phải có thời gian. Việt Nam vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng nhanh, tiềm năng nhân lực tốt. Thêm 20 năm nữa thì sẽ ở tầm cao hơn giờ nhiều. Lịch sử Việt Nam có chiến tranh liên miên nhưng lịch sử cũng thấy cứ 50 năm hoà bình là Việt Nam lại mạnh mẽ ở ASEAN. Trước đây, người Việt Nam không có cái xe đạp mà đi giờ ô tô cũng đầy đường. Đó là sự tiến bộ. Bạn hãy xem các tổ chức quốc tế họ nói gì về Việt Nam tron hơn 30 năm qua.
t k biết có ai như t không chứ sau khi đi học 12 năm + đh . và t k hầu như không nhờ được đa phần các thứ được học ( ý t ở đây đa là đa phần các môn như sinh học, hoá lý, văn, toán gdcd...). Mọi người có thể cho t là đần và k vận dụng nhưng vấn đề là không cần thứ đó t chỉ cần với kiến thức khác t học được các nguồn khác cuộc sống của t vẫn ok. Và nếu như mà nhưng thứ t học được t không nhớ và t k cần nó cuộc sống vẫn ok như vậy thì cái thời gian công sức bỏ ra trong quá khứ học nhưng kiến thức vậy cho không hả? nếu chỉ riêng t cảm thấy như vậy thì có lẽ hệ thống giáo dục k có vấn đề nhưng nếu hàng triệu người chưa bao h sử dụng như t thì ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ LỚN CỦA GD hàng triệu người bỏ ra thời gian công sức ( vài nắm đi học ) cho cái thứ gần như chả tác động j đến cs sống của họ . và nếu có người bảo là học để vào trường và lấy cái bằng vậy thì kiến thức là để lấy bằng ? thay vì khiến cho não to ra và vận dụng khiến cho cs dễ dàng hơn. và kể cả lấy cái bằng vậy tại sao ra trường lại trái ngành ( 24% 2022 , số liệu này k hể nhỏ) . v tại sao không thay bằng những môn học hầu như chả có tác dụng nhiều như vậy ( cái này là sự thật công , GDcc,cnmln... ngay cả lịch sử ) bằng việc cho hs tự chọn + với một số thứ khác có ý nghĩa hơn? hay là bê cả giáo trinh của các nới có gd tốt như cách hàn lấy của nhật v? ( VÀ t nhấn mạnh là đấy là cách t cảm nhận riêng về những thứ đã học, nếu k ai thấy như t có lẽ t là vấn đề, nhưng nhưng nếu nhiều người cũng như vậy thì hàng triệu người giảnh hạng năm học chỉ để đối lấy cái thư họ k nhớ và k thể vận dụng
T nghĩ tác giả đang muốn nói về cách dạy và học của học bắt buộc. Nó làm thôi chột khả năng tự học và ham muốn tự tìm tòi của học sinh. Và đó mới là thứ quan trọng giúp HS có thể tự phát triển sau này, cho mn cái tư duy.Chứ nhồi nhét kiến thức của mười mấy môn và bắt học thuộc thì ai mà nhớ cho được. Giờ phát triển, có mạng, trợ lý ảo rồi, việc học thuộc mấy cái đấy không còn quá cần thiết nữa. Giờ phải có tư duy mới sống sót được.
Vì những kiến thức đó họ đào tạo ra lao động phức tạp chứ k phải là lao động giản đơn.Nếu k hiểu 2 khái niệm này thì b có thể tìm hiểu trong môn kinh tế chính trị Mác-Lê Nin
@@VuHoaiNam-zt1ls ý bạn là nếu bạn k thể giỏi nhưng môn như lịch sử , giáo dục công dân , sinh học , quốc phóng, lý.... thì khó tư duy trong lao động phúc tạp như công nghệ thông tin?t k nghĩ như vây. và tương tự so với các ngành nghề khác?
không hoàn hảo thì làm sao làm số 0? không làm số 0 thì làm sao an toàn tuyệt đối? sống bấp bênh thì sống làm gì? không thích cũng phải cố mà thích!!!!
Tiểu học, trung học, thpt, đại học, cao học, bằng cấp này nọ, học thêm, học đàn học hát, học thêm online, kỳ vọng, theo xu hướng, áp lực.... Xong xuôi ở lại nc làm việc hoặc xuất ngoại:D
Tôi thì thấy trước khi thay đổi hệ thống thì thay đổi cách dạy của giáo viên nhiều giáo viên quá nghiêm khắc và cộc cằn cảm giác đi học mà cứ như ở tù ấy chả thoải mái gì cả
Giáo dục mà không bắt buộc thì chỉ có trên cung Tiên. Nơi không làm mà cũng có ăn,lại được ăn thỏa thích. Giáo dục mà không bắt buộc thì không còn ai học nữa,kể cả bạn và tôi. Các bạn đừng mơ mộng viễn vông nữa. Học hành là một loại lao động vất vả,chuẩn bị cho một đứa trẻ bước vào đời sống trưởng thành. Và đời sống trưởng thành không bao giờ hoa mĩ nuông chiều các bạn trẻ. Đời sống trưởng thành luôn luôn bắt người ta đi làm đúng giờ,hoàn thành và vượt chỉ tiêu được giao,phải biết tuân lệnh cấp trên,phải biết nhịn nhục với khách hàng……Còn trẻ mà không chịu học thì làm sao gánh vác được những việc nặng nhọc như trên .
thử để 1 đứa học hành tử tế ( trong trường học) và 1 đứa không học hành gì xem. nó khác nhau cái gì. đừng cố để nói việc học không quan trọng. học xong để có kiến thức cơ bản và đạo đức.
Bạn Có Thực sự nghe cái video không hả bạn giáo dục bắt buộc ở đây là cái kiến thức nó bắt buộc và những cái hệ quả của cái kiến thức bắt buộc đấy chứ không phải là các bạn không có cái quyền để các bạn tự học mà nói thật tự học ở Việt Nam mình một ngày Các bạn đi học từ sáng đến tối thì các bạn lấy đâu ra thời gian để các bạn tự học chỉ có là tự học ở cái lúc thời gian nhỏ thôi nhưng mà nó không có được khuyến khích và còn kiểu bị bố mẹ cấm đoán trước mặt các bạn muốn học một bộ môn nào đó
@@khanhsink7965cờ của Đức quốc xã ko phủ chữ vạn nhé . Hitler đã tạo nên một lá cờ có nền màu đỏ, ở giữa có hình tròn màu trắng tương đối lớn, bên trong có in chữ thập ngoặc là biểu tượng Swastika của người Aryan - chủng tộc mà ông cho là thượng đẳng và có quyền lực tối cao.
Nên giáo dục không bắt buộc sẽ như giáo dục vui vẻ tại Mỹ . Có rất nhiều người nói Việt Nam giáo dục những tri thức vô dụng không dùng được trong cuộc sống cũng như nghề nghiệp sau này cho học sinh; chỉ nên dạy những tri thức mà học sinh cần dùng đến , nhưng giáo dục đâu phải là đang sản xuất óc vít, thứ quan trọng nhất trong giáo dục là giúp học sinh xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức quan đúng đắn, ít nhất ở Việt Nam sẽ không ai cho rằng trái đất phẳng là 1 điều đúng đắn và tự hào nói mình tin nó ! Giáo dục nhằm sản xuất ốc vít thì bạn nên nhìn đến nước Mỹ, nhất là giáo dục vui vẻ .
Phần Lan được đánh giá là hàng đầu thế giới về giáo dục, ở Mỹ giáo dục vẫn bị kiểu cổ hủ nhồi nhét bao nhiêu thứ, nợ học phí cao đẳng, đại học cũng cao kinh dị. Mỹ chưa phải thiên đường giáo dục, còn kém xa Phần Lan lắm... 🤔...
@@the_infinity_snake đang nói đến giáo dục có nên bắt buộc hay không mà bạn. Chúng ta đều đã trải qua thời học sinh, thử hỏi nếu không bắt buộc thì có bao nhiếu đứa học sinh lựa chọn học tập? Ở Mỹ có rất nhiều loại hình giáo dục, trường công thì đa số là giáo dục vui vẻ vì mục đích không phải lên đại học nên sao cũng được, tới tuổi là tống cổ ra đường , còn trường tư với học phí đắt đỏ thì mục đích chính là lên đại học nên áp lực học tập cực kỳ nặng . Nước ta tinh hoa của cả nền giáo dục đều đổ dồn ở trung học cơ sơ và phổ thông, thứ mà tại Mỹ chỉ học sinh đóng học phí đắt đỏ mới có được, đó là giáo dục bắt buộc, mục đích chính là xây dựng nhân sinh đạo đức thế giới quan đung đắn khoa học nên mới phải học nhiều thứ kiến thức ít áp dục vào đời sống như vậy..
Nhưng không có giáo dục bắt buộc thì sẽ chả thể cân bằng nhu cầu của các ngành nghề . Giống như có nhiều người muốn làm ông chủ trong khi ít người làm công nhân
@mosskat5981 Vậy hãy tưởng tượng dễ hơn này , đó là nếu ai cũng sản xuất mỗi thép thì những ngành khác như nông nghiệp sẽ thiếu nhân lực do ai cũng đc tự do học và làm việc mình thích thay vì cố gắng cân bằng
Nhưng mà bạn ơi. Bắt buộc thì nó mới bị như bạn nói chứ tự do chọn đúng ngành sở trường mới phải. Chứ bây giờ chọn theo hot với trend thì đứa bị bắt học sẽ bị hội chứng khủng hoảng danh tính, làm cho nó ko tha thiết gì học nữa đâu. Cái ví dụ của ông là hậu quả của bắt buộc đấy. Phụ huynh ép con vào ngành hot nếu nó may mắn cũng ko trái ngành lắm mà ra trường thì lại bị bão hoà. Lúc đó lại đổ tại ai bây giờ😂
@@leminhtungfplhn2203những ngành thiếu nhân lực, mà xã hội có nhu cầu cần cao thì tự khắc lương và tiền từ lĩnh vực đó sẽ cao. Lúc đó tự khắc con người sẽ tìm đến và theo làm ngành đó thôi. Tự xã hội sẽ có thể cân bằng được mà không cần đến " giáo dục bằt buộc "
Các bạn toàn chạy theo hướng lập luận là bỏ hay phải thay đổi nền giáo dục tập trung. Cái đó rõ ràng là không thể, ai cũng hiểu số đông nên dành cho giáo dục tập trung. Nhưng phân tích để những người có nhu cầu (số ít) hiểu gía trị của giáo dục khai phóng. Ví dụ để luật pháp công nhận tính chính danh của mô hình này tương đương giáo dục tập trung (k phân biệt). Ví dụ xã hội dành thêm nguồn lực cho nó (hiện nay cũng có rồi nhưng ít người biết). Chứ cứ bàn về bỏ hay k thể thay thế giáo dục tập trung thì là bàn lùi rồi
Có những người người muốn giữ lại những cái cũ vag thay đổi nó như bạn thôi quan điểm của bạn quan điểm của tác giả là bỏ luôn cái lý do mà số đông nên dành cho giáo dục tập trung để nó biến con người thành công cụ phục vụ xã hội mà giáo dục tập trung là cái gì hai bạn viết sai chính tả
Nhưng mà mình hỏi ở Việt Nam ấy mấy ai biết đến là những thứ đấy ngày các bạn suốt ngày bị bắt học Toán Văn Anh ngày giáo dục bắt buộc ấy nó còn không làm được những cái điều tương tự như các bạn kể ông này đang nói là toàn thế giới luôn Còn ở Việt Nam về kiến thức sinh học hay luật pháp chắc chắn có nhiều người không biết và họ còn không được dạy
Việc học k phải việc chơi mà cần tự do hay thoả mái nó là thứ để con người có thể tạo ra 1 giá trị nào đó cho cái xã hội này đổi lại b đc quyền sinh tồn tiếp ở cái thế giới này cái mình công nhận ở cái bài viết này là trc khi học khoa học hay nghề nghiệp j đó thì hãy học làm người trc đã,tuy vn lúc nào cx có câu tiên học lễ hậu học văn nhưng nên giáo dục vn hiện nay chả thấy dạy lễ nghĩa làm ng j cả làm cho những thg giỏi tự nhiên thì thiếu kn mềm còn bọn k giỏi đã đành lễ nghĩa tư duy sống ở đời cx chả biết gì ra đời cứ như mấy con gà công nghiệp vậy
@@Fielechaosko phải ai cũng được tự chọn đâu bạn ạ. Đa số là bị ép hết. Vấn đề này nó điển hình cả châu Á chứ ko chỉ riêng VN. Kiểu" đứng núi này trông núi nọ" ko chịu nghe con cái xong đến lúc bết bát đổ hết lên đầu nó. Đầu óc lúc đó kiểu hết mục đích để sống rồi. Ông nào mà được tự chọn rồi bết bát thì xứng đáng lắm. Nhưng mà trường hợp này ít lắm. Thường là mấy bố nhà giàu thôi, mà mấy đứa giàu thường học cho vui để biết cách tiêu tiền bố mẹ là chính😂
@@cazador8744 mấy trường hợp bỏ học ra ngoài làm tôi thấy tầng lớp thấp hay xảy ra hơn là nhà giàu, chẳng bt mấy thành phố lớn như nào chứ chỗ tôi bố mẹ giàu k cho con cái tiêu tiền xả láng đâu, nhưng họ thoáng hơn trong khoản học tập thật
@@Fielechaos nếu ra đại học thì sẽ có đủ kiểu cám dỗ. Từ cờ bạc tệ nạn đến " em ơi anh kẹt tiền có 5 triệu ko vay hộ anh"( ko phải để anh vay) thì sẽ thấy quý trọng đồng tiền. Còn ông bạn tôi thừa kế tầm trên 200 tỷ nên chắc ko cần lắm😂
Hoạ sĩ, ca sĩ được ngưỡng mộ, ca ngợi; tác phẩm của họ đc thưởng thức mỗi ngày. Nhưng bố mẹ chta lại cho rằng nghề đấy có cái j đâu, lm bác sĩ, nhà khoa học ms ổn
Ờm thế có bn họa sĩ ca sĩ đạt đc nhx điều bạn nói , nếu theo đuổi đam mê mà ko thật sự có tài năng , quyết tâm và định hướng thì ngta gọi là mù quáng , bố mẹ chỉ nhìn vào thực tế và muốn chúng ta đi theo con đường ổn định hơn thôi , đầy họa sĩ , ca sĩ phải sống cuộc đời nghèo khó
Bên cạnh những bất cặp mà nền giáo dục đang có. Giáo dục bắt buộc làm rất tốt 1 việc là giúp cho người học có khả năng đọc và hiểu các văn bản phổ thông 1 cách đầy đủ. 1 học sinh khá giỏi lớp 1ư hoàn toàn có thể đọc và hiểu tương đối đầy đủ nội dung 1 báo cáo khoa học, 1 tờ tóm tắt bệnh án hoặc 1 văn bản hành chính pháp luật do nhà nước vừa phát hành. Điều này sẽ rất khó đạt được nếu cho học sinh lựa chọn chỉ học 1 vài môn năng khiếu mà họ thích, đây chính là lợi ích lớn nhất của nền giáo dục bắt buộc. Ngoài ra chi phí rẻ cũng chính là lý do vì sao giáo dục bắt buộc được phố biến như thế.
mục đích cuối cùng của giáo dục tự do là để con người tự tìm tòi học hỏi. nếu kiến thức đó bạn muốn học và cần phải biết đọc để học thì tôi ko nghĩ bạn ko tự học cách đọc. ưu điểm của nó rất lớn so với giáo dục bắt buộc. nhìn vào thực tế hiện tại có thể thấy giáo dục bắt buộc làm lãng phí nhân lực, ko có ham muốn tìm tòi phát triển cũng như làm mất đi những người có tài thực sự.
Mục đích chính của bài viết này dẫn các bạn đọc nhìn nhận cái mà họ gọi "Giáo dục tự chọn", wow. Thật đáng ngạc nhiên khi tư tưởng này được nhiều người nhìn nhận gián tiếp hoặc trực tiếp. Về lâu dài những người ấy "họ" đòi bỏ lượt môn Lịch sử đất nước. Các bạn hiểu tầm quan trọng về để những tư tưởng không cội nguồn mà chỉ biết bản thân hiện tại và sẵn sàng đạp đổ những giá trị lịch sử dựng nên con người của một quốc gia. Có tí mùi gì đó "tự do" lắm ở đây! Đây là quan điểm cá nhân của mình. Các bạn đọc nghe có cùng gốc nhìn nhận không ạ?
dạy lịch sử như chương trình hiện tại thì bỏ hay ko cũng chả quan trọng lắm, đứa nào thích nó sẽ tự tìm hiểu=)), chứ đa phần học xong chúng nó có nhớ cái qq gì đâu. Ai đạp mún đạp đỏ giá trí lịch sử chứ
@@quangcaoucanh5718 Chả có việc lên án phải "lượt bỏ lịch sử" cả. Chỉ vài cá nhân lên phản ánh nhưng không nhìn theo hướng vậy mà đánh giá khách quan. Nếu bạn sống tốt việc hiểu rõ những giá trị xung quanh ta, tôi chắc những ai đòi hay muốn cái gọi là "giáo dục tự do" ấy là những ae dân chủ đấy ạ. Hãy nhìn các nước khác xem? Họ có giáo dục kiểu đó bao giờ? Ngoài trừ những đất nước lịch sử nước họ là một vết nhơ.
@@HuyNguyen-qj1vf chỉ cải thiện nhưng chung quy vẫn phải giữ cái chất giáo dục "đạo đức, xã hội, lịch sử" đó là cốt lỗi làm nên con người trong cái xã hội ấy.
Ông tonard này mấy bài cách đây 3 năm tuy vẫn có vài điểm khá cá nhân nhưng tổng thể vẫn có ý tứ rất tốt. Vậy mà sao mấy bài viết gần đây lại tệ đến thế nhỉ, haizzzz
Nhưng ngày nay mạng xã hội quá phát triển khiến cho đa số người trẻ ngày càng nghiện mạng xã hội hay thiết bị điện tử khiến cho họ ngày càng thụ động trong việc tiếp thu kiến thức . Vì vậy giáo dục bắt buộc là điều thiết yếu.
nghĩa vụ quân sự nó lại khác nha, như hàn, nhật, úc kia cũng chả 18 tuổi đi nghĩa vụ hết cả thôi. Ko có nghĩa vụ quân sự đến lúc có chiến tranh lấy đâu ra lính bổ xung vậy bạn? Con người cũng là 1 loại tài nguyên tiêu hao trong chiến tranh nha bạn
@@minhtritran8043 thì ai mong chiến tranh làm gì hả ông. ý tôi là chính quyền cũng lợi dụng, thao túng tâm lý ép mình đi lính, dùng mình như 1 loại tài nguyên giống như trong video nói thôi. Cũng là cùng 1 kiểu nhồi sọ, thao túng tư tưởng. Hàn là bắt buộc đi lính thôi chứ Nhật thì không ông ơi.
@@hungviet8333 cũng ko hẳn ông ah. Ông sống ở đâu, nhập quốc tịch nước nào đi nữa nếu trong độ tuổi quân dịch thì đều phải đi nghĩa vụ quân sự cả thôi. Ông hưởng quyền lợi từ đất nước thì cũng nên có nghĩa vụ với nó chứ.
@@minhtritran8043Cái này mình thấy cũng tuỳ nha! Tại sao những đứa học đại học hay cao đẳng (nói chung là tiếp tục học) thì sẽ có giấy chuyển nghĩa vụ quân sự). Đó là bởi vì có thể trong số này sẽ có những đứa sau này sẽ đóng góp vào nền kinh tế của đất nước)! 2 cái này là song hành: bảo vệ đi đôi với phát triển!
@@aiemstylix 1. Tôi đồng tình với việc tornad khá toxic trong giọng văn lẫn phản hồi 2. Nhưng ko đồng tình lắm với "văn dắt mũi + định hướng" mà bạn nói vì sự thực ai viết bài nào đó cũng có mục đích tương tự mà nhỉ? Bỏ việc cảm xúc qua 1 bên mà phân tích thì luận điểm ông ấy nói có đúng, có sai, có hợp lý và ko phù hợp . Chúng ta cứ comment góp ý tích cực như ở trong video trên chẳng hạn
cơ bản của cấp 3 thật ra nhiều cái hơi nặng và thừa, học 9 năm cx dc, bên tôi học 9 năm xong bọn nó đi học nghề hoặc theo đam mê j đấy đầy ra chứ có "tẩy não, định hướng" như mấy bố trên kia nói đâu :V
Tui thì hồi cấp cũng xác định rồi. Tui rất giỏi toán và tiếng Anh, trong khi đó vật lý, đặc biệt là điện tui lại ngu vl. Nên là tui sẽ vào các ngành liên quan đến công nghệ thông tin hoặc nếu đủ điểm thì vào CNTT luôn. Nhưng bố mẹ tui bảo " học điện đi con hot lắm thằng hàng xóm kia lương 80 90 củ tháng kìa" và thế là tui toang😅
@@cazador8744 vl trước bố mẹ tôi cx toàn bảo tôi đi công an bộ đội các thứ, mà sức khỏe tôi yếu vc và thích ngành công nghệ sinh học hơn nên chống đối thăng luôn, h bố mẹ cx chẳng ép j nx
Đây là chủ đề rất khó nên mình cần cân nhắc kỹ để bình luận, riêng mình thì mình có được rất nhiều thứ qua tự học, tự quan sát, nghiền ngẫm và vấp ngã cũng rất nhiều… à mà giọng bạn nữ rất dễ nghe nhé, càng ngày càng làm rất tốt, nhện à❤
Lời dẫn video làm mình nhớ đến 1 câu từng nghe qua "hiểu được người thì có thể xem là thông minh, nhưng hiểu được chính mình mới được gọi là có trí tuệ"
bạn nói rất đúng, trí tuệ đến tử sự hiểu mình, muốn gì và cần biết gì?
Khái niệm của từ “học” ở nước ta đang bị bóp méo trầm trọng và thay vì hoàn thiện, nâng cấp một con người theo điểm mạnh thì nó đang chi phối mọi người học theo một mô hình chung của bộ máy(ở đây t sẽ ko đề cập đến các kiến thức cơ bản bắt buộc).Những ai có thể theo và làm tốt nó thì không nói, còn những người ko thì sẽ bị mất giá trị(quá trình này sẽ diễn ra hầu hết ở môi trường học đường).Và hậu quả là các nhóm ngành nước ta không thể phát triển vượt bậc vì bị sắp xếp quá loạn, việc làm trái ngành và sở trường đang trở nên phổ biến.Để thuyết phục hơn với quan điểm này thì t sẽ lấy vd về nhật bản, một cường quốc trong rất nhiều lĩnh vực và cái gì cũng có quá trình của nó.Ở nhật, khi các hs học hết cấp 2 và hầu hết đã nắm rõ các kiến thức cơ bản cần thiết thì các học sinh sẽ được lựa chọn học cấp 3 và đại học theo một chuyên môn riêng biệt như thể thao, ngoại ngữ, nghệ thuật.Với họ thì việc hoàn thiện một bộ máy toàn diện trong mọi lĩnh vực thì trong mỗi lĩnh vực ấy cần những người giỏi nhất và chuyên sâu nhất, nếu có thể đọc được tiếng nhật bạn sẽ bất ngờ vì các tài liệu của họ về một lĩnh vực rất chuyên sâu và mở rộng cả trong lịch sử, toán, lí hay thậm chí các môn mà bị gd ta đánh giá thấp như mĩ thuật, thể thao…Đây là quan điểm cá nhân có dẫn chứng, ai muốn phản bác cứ việc
đồng ý. cha mẹ vì không muốn con cái thua thiệt, sau này khổ cũng phải bắt con học những môn, ngành nghề được xã hội đề cao, như cha mẹ tôi nghe từ "họa sĩ" là cười khinh rồi. Đến cả trong môi trường học tập từ cấp 2 đến cấp 3 còn bị thầy cô đì bắt học thêm nữa, giờ mà không học thêm thì điểm thấp thua thiệt bạn bè, sợ ba mẹ buồn cũng phải đi;-;
học giúp mn suy nghĩ giống nhau
Chuẩn
Quá đúng
Góc nhìn của bạn là góc nhìn của 1 con người đã trải qua quá trình học, và dựa trên cảm xúc thất vọng, cảm thấy thừa thãi.
Góc nhìn đấy mình đánh giá là nhỏ và có 1 phần đúng.
1, Đứng về phía xã hội, Quá trình học phổ thông không chỉ là quá trình truyền dạy kiến thức, mà còn là 1 quá trình chọn lọc nhân tài.
2, Tạo nền tảng cơ bản cho những học sinh đi làm sớm để trở thành những thợ giỏi. ( Bạn ko học 3 cấp thì ra đời bạn lấy kỹ năng, ăn, ngủ, và sức để làm dc ko )
3, Thực ra ba mẹ người ta từng trải rồi, người khác trò chuyện, thì toán lý hoá mới dc đề cao, là xã hội, quy luật chọn lọc thôi ( bắt buộc ) đừng đổ lỗi cho giáo dục, Nghệ thuật có kiếm ra tiền , nhưng nó chỉ dành cho 1 số rất ít người. Nếu bạn xuất ngày vẽ,hát,đàn trong thực tế người xung quanh chưa chắc đã thích so với bản thân tưởng tưởng nó huy hoàng, bay bổng, con người cần ăn, ngủ ,nghỉ đáp ứng dc thì mới có nhu cầu nghệ thuật. Vì thế đứng trách bố mẹ.
4, Giáo dục bắt buộc hoàn toàn đúng và không thừa thãi, nó cho bạn trải nghiệm để biết mình giỏi và thích lĩnh vực gì.
5, Bạn đi làm trái nghành đó là do chất lượng giáo dục, và bản thân mình. Nhà trường ko trang bị đủ và đúng kiến thức cho bạn. Bạn chọn nghề theo sở thích mà ko tìm hiểu, ra trường rồi là thôi, ngừng tiếp thu kiến thức mới.
Mình thấy có một số mô hình đào tạo ở Việt Nam đang phát triển theo hướng trao nhiều quyền tự quyết hơn cho người học, phần lớn là các trung tâm ngoại ngữ. Người học có quyền lựa chọn mục tiêu của quá trình học, phía người dạy học sẽ đưa ra một giáo trình phù hợp với mục tiêu mà học viên đã định sẵn. Trong quá trình học, ng học có thể lựa chọn phần kiến thức nào muốn học trước hay học sau, hay muốn đi sâu vào điều gì và chỉ dừng ở mức nhận biết ở điều khác. Mặc dù vậy nhưng tự do nào cũng cần phải đc giữ trong khuôn khổ. Người học cần phải học đủ các kiến thức được đề ra trong giáo trình trong thời gian khoá học quy định và phải đạt được một mức độ đánh giá nhất định
Mình chỉ mô tả cái đạo ở phút thứ 02:59 không nhồi sọ ai nhé. Chỉ tôn giáo mới thực hiện được cái gọi là nhồi sọ.
* Với ngôn ngữ Việt thì "Đạo" là tự nhiên thì làm gì có ai hay thần thánh chúa phật can thiệp được. Không nên nhầm lẫn chữ Đạo.
Lâu lâu góp vài dòng để tránh hiểu lầm. Vấn đề nhỏ nhưmg ảnh hưởng rất lớn cho cái thế hệ sau.❤
Quá đúng
Mình thấy rất nhiều người hiểu nhầm giữa đạo với tôn giáo. Ví dụ như đạo phật, có nhiều người họ thắp hương khói thờ cúng đủ điều nhưng tâm họ không phải để kính trọng, mà để cầu may cầu phúc cho bản thân. Vốn dĩ đạo không tồn tại những thứ ấy, đạo chỉ dạy ta cách làm người theo lời của phật thôi
à, nhưng bạn đang nói ở thời điểm hiện tại, chứ quá khứ thì thời đó người ta dùng đạo để nhồi sọ, đảm bảo trật tự xã hội và quyền lực của giai cấp thống trị, nên quan điểm của video là không sai
@@BinhNguyen-tm1ul
Thời điểm nào cũng không đúng với chữ đạo nếu nói dùng để nhồi sọ, bản chất của đạo là để sống trong nó, không thể nào dùng nó như phương tiện, có muốn dùng cũng không được vì đó không phải là công cụ phương tiện.
***Tôn giáo và đạo cần hiểu rõ, hoàn toàn không giống nhau.
Mình không nói tổng thể video đó mà chỉ nói tác giả đã hiểu nhầm giữa đạo và tôn giáo nên mới viết như vậy, vì còn nhấn mạnh thêm chữ "hoặc đạo" cho thấy sự rõ ràng rồi. Nếu xem hết clip thì ý tưởng dạy học đó phù hợp với đại chúng nhưng chỉ tiếc là có trục trặc trong chuỗi hoạt động.
P/s Trong đạo phật nếu hiểu là công cụ phương tiện thì đó là tôn giáo.
ĐẾN VỚI ĐẠO LÀ ĐỂ SỐNG TRONG HIỆN TẠI ĐANG DIỄN RA [hiện tại đang là] [đang là như kim giây đồng hồ chạy liên tục đúng với chức năng của nó] . hơi khó hiểu nhưng ngôn từ, ngữ nghĩa không lột tả phát một hiểu liền được.
@@ThuanCK-PR2020 à, về ý nghĩa ban đầu của đạo và các tôn giáo tín ngưỡng thì tôi đồng ý. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thì bất kỳ đạo, hay tôn giáo, tín ngưỡng nào phổ biến thì ít nhiều đều có liên quan đến chính trị, thao túng số đông, hơi khó nghe nhưng... đây mới thế giới thực tế của con người, càng tìm hiểu sâu về lịch sử và mối quan hệ chính trị với tôn giáo thì càng chán bác ạ.
Giống như 1 con dao sắc bén vậy, bản thân nó sinh ra vì mục đích cao đẹp, cắt thức ăn bảo vệ con người, vào tay bác sĩ thì cứu người, nhưng vào tay kẻ xấu thì đe dọa, thâu tóm quyền lực, tàn sát nhân loại.
Giáo sư Dương Ngọc Dũng nói rằng mô hình này phá sản nhiều nơi trên đất Mỹ rồi. Vì nó quá tốn kém. Nhưng ông không bác bỏ một nền giáo dục tự do
đôi khi mình nghĩ thật buồn cười khi bố mẹ đẩy hết trách nhiệm giáo dục cho ngành giáo dục, thầy cô giáo dục học sinh lên đến hàng nghìn trong cả đời giáo viên, trong khi bây giờ bố mẹ lại chỉ có 1-2 hoặc thậm chí 10 đứa con và đa số giáo viên không thể chọn học sinh, nhưng bố mẹ học sinh lại có thể chọn giáo viên cho con mình, vậy vấn đề hiểu mình không phải nên là do bố mẹ định hướng con cái sao, lắng nghe con xem con có tài gì, hứng thú gì để bổ sung hay bỏ bớt yêu cầu. Bố mẹ mới là người lựa chọn con có thể chỉ cần 4-5 điểm toán (không nên quá thấp )để tập trung học môn yêu thích như văn, ngoại ngữ, lịch sử thậm chí múa, hát, vẽ. có thể cho con nhận hạnh kiểm trung bình để thể hiện cá tính, v.v
Đổ thừa là nhanh nhất và dễ nhất, bạn không giỏi cái này thì tự học cái kia. Không thuyết phục được cha mẹ thì có thể thuyết phục ai vì họ là người mà bạn tiếp xúc nhiều và có thể hiểu bạn nhất. Còn cha mẹ thì thực sự muốn gì và có thật sự hiểu con hay đến chính trong cái tế bào xã hội có 4 ,5 người đó còn chả dạy bảo, thấu hiểu nhau được mà lại đòi hỏi GV phải ABC...XYZ. Thật buồn......cười.
bố mẹ đẩy hết cho giao dục cho thầy cô, là những người còn đang bị nhồi sọ chưa thoát li ra khỏi nền giáo dục bắt buộc, hoặc đơn giản chỉ là lúc đó họ muốn đổ lỗi cho ai đó vì cuộc sống chán ngắt của mình (cuộc sống khó khăn con cái quậy phá)
:D
Đây chỉ là ý kiến riêng của mình trên cương vị là 1 người đang đi học thì nền giáo dục bắt buộc đang dần phá hủy sự sáng tạo và khả năng tư duy của người học hơn là phát triển nó, tuy nhiên lại không thể thay thế nó ngay được. Cách học tập của nước ta nói riêng và hầu hết các nước châu á nói chung đã chịu ảnh hưởng ít nhiều từ nền hán học của trung quốc, khi mà việc học là để thăng quan tiến chức nên sẽ chú trọng về văn chương và toán học hơn các môn khác, cũng như việc cố gắng học giỏi cũng chỉ là bàn đạp cho việc làm quan sau này nên sẽ chú trọng vào thành tích hơn là thực lực. Tuy sau này các nước cũng có thay đổi trong giáo dục nhưng các thay đổi chủ yếu là giáo trình thay vì cách dạy học, bằng chứng là các lớp học tập trung đã có từ rất lâu và vẫn tồn tại đến tận bây giờ, và tuy nó là 1 cách hiệu quả để dạy học nhưng chỉ là học một cách cơ bản chứ không thật sự phù hợp với yêu cầu các kiến thức chuyên sâu như bây giờ. Với đại đa số mọi người thì việc học tập trung thành 1 nhóm 30-50 người không đem lại hiệu quả cao. Việc học, nhất là học nhóm, yêu cầu sự tiếp nhận và trao đổi thông tin giữa mọi người, nhưng nếu nhóm trở nên quá lớn sẽ gây ra sự mất trật tự và cách giải quyết thường là bầu ra một người đứng đầu, vô hình chung đã phân cấp mọi người với nhau. Tất nhiên là các nhóm nhỏ tầm 3-6 người vẫn có sự phân cấp nhất định nhưng nó không quá đáng kể vì thường đó sẽ là nhóm những người đã biết nhau từ trước nên việc nói chuyện sẽ thoải mái và bình đẳng hơn. Còn về mô hình học của mĩ được nhắc đến trong bài viết là một mô hình hay nhưng lại không khả thi với nước ta trong thời điểm này. Việc đưa cho học sinh quyền tự quyết hầu hết vấn đề có khả năng sẽ còn dẫn đến nhiều vấn đề hơn. Sẽ có những cá nhân nổi trội hơn hẳn phần còn lại và trở nên quá khác biệt so với phần còn lại, hoặc một số sẽ không đồng thuận với những quyết định đã đưa ra. Nó như một mô hình xã hội thu nhỏ vậy, và vấn đề của xã hội thì khó giải quyết hơn nhiều các vấn đề khác. Việc này có thể tạm giải quyết qua quá trình chọn lọc, nhưng làm vậy sẽ tiêu tốn rất nhiều công sức, và các chỉ tiêu đôi khi lại quá đặc thù làm việc chọn lọc trở nên khó khăn. Theo mình, cách học tập tốt nhất là 1 nhóm nhỏ được kèm bởi 1 giáo viên giúp đỡ trong quá trình học, nhưng điều này lại yêu cầu rất nhiều giáo viên và tài nguyên để thiết kế lại hệ thống giáo dục nên chưa thể khả thi trong tương lai gần được. Hiện tại đang có những thay đổi trong giáo trình từ bộ, tuy không quá mong đợi nhiều nhưng mong rằng nó sẽ giúp cải thiện đôi chút tình hình ở nước ta.
PS: các ý kiến trên chỉ là ý kiến cá nhân, chưa qua tham khảo các nguồn tư liệu nên nếu có sai sót mong mọi người nhẹ tay với em ạ.
Không phải thay thế, mà là "giác ngộ" để những người có lý tưởng hãy chú trọng và tạo dựng một nơi dành riêng cho giáo dục khai phóng (vốn k dành cho số đông) để những phụ huynh như mình có nhu cầu có thể tìm tới. Vì chỉ cần một phần nhỏ những người có đủ nguồn lực trong xã hội Vn thôi nói về bds mỗi khi có tiền mà dành một phần để đầu tư giáo dục. Giáo dục phổ cập vốn k thể thay thế, nhưng ít nhất thì ai có nhu cầu phát triển hướng đi riêng có thể được tách ra và dc xã hội công nhận như giáo dục phổ thông. Bạn nhìn nhận hay ở chỗ đúng là trao quyền cho "trẻ em" quá nhiều thì ở Vn đa phần là chọn chơi game, tíc tốp với chim mơ thôi :)))) Thế mới thấy cái này k thể dành cho số đông, nó nên dành cho giới "có nhu cầu"
Tôi mong rằng ad sẽ có thêm những bài viết về nền gd khai phóng như ở một số nc khác. Còn ở nc ta hiện nay , các môn học đang hành hạ những đứa trẻ đáng thương của chúng ta. Cũng như công trinh nghiên cứu của GS HỒ SĨ ĐẠI cung có ý rất hay nhưng có biết bao người chê bai , phản bác. Con về CCGD thì mỗi lần cải cách lại nặng hơn. Các cha mẹ dù có kêu cũng khong làm j dc ? Xin cảm ơn kênh vì đã có những bài viết hay nt này .
bước đầu của tự học là phải có nền tảng và định hướng. đánh giá kết quả qua thực nghiệm và trao đổi và tự bản thân họ phải có ý muốn dẫn đầu về lĩnh vực đấy thì sự giáo dục bắt buộc ở các bậc thấp mới có giá trị.
ai cũng cần có 1 lượng kiến thức cơ bản để biết mình giỏi và yêu thích môn học, nhóm ngành nào. Vấn đề là giáo dục bắt buộc nên dừng lại ở độ tuổi, hay thời điểm nào. chứ không bỏ hẳn được
Những thông tin này tôi ko thể tiếp thu và hiểu ngay được, nó cứ nhức nhức cái đầu ý @@
Tôi nghĩ chúng ta cần phân ra kiến thức bắt buộc/ tự chọn cho mỗi môn, phần bắt buộc thì rải đều 12 năm học từ cơ bản đến nâng cao, còn lại phần kiến thức tự chọn sẽ được định hình theo các khối ngành lớn, học càng cao càng chia nhỏ, cũng đi từ cơ bản đến nâng cao như vậy sẽ đảm bảo tối ưu chi phí, nhân lực và thời gian để đào tạo 1 con người đúng nghĩa chứ không phải 1 cái máy.
Đc xem những thứ như video này thật là 1 điều tuyệt vời đối với tôi ! Respect !
Bài chia sẻ xuất sắc 👍👍👍
Học học nữa học mãi!
truyền kiến thức đến cho người học là cả một quá trình phức tạp, và cực kỳ khó đánh giá vì nó phải thông qua các tiêu chuẩn từ hướng giáo dục như việc của đưa ra nội dung, chắc lọc thông tin, người quản lý, truyền tải thông tin, người trực tiếp truyền tải thông tin, bối cảnh xã hội,... đến hướng tiếp nhận giáo dục như tính cách người học, kiến thức nền, độ tuổi,... rất rất nhiều thứ. Vậy nên việc giáo dục đã được đưa ra sau một loạt đánh gía để phù hợp với thực tiễn thời điểm đó, và quá trình đánh giá ấy mất một khoảng thời gian đáng kể đến nỗi lúc nó được ban hành thì nhiều kiến thức khác đã lỗi thời. Nhưng dù gì đi nữa, đó là quy luật và rất khó để thay đổi ngày một ngày hai vì kiến thức luôn được khai phá ra và con ngừoi không thể vừa sinh ra đã có thể có được những kiến thức tại thời điểm đó, mà cần phải trải qua một quá trình học bài bản.
bruh làm gì căng. tôi chỉ hứng thú 1 việc thôi . tại sao hệ thống giáo dục của VN đưa những topic thuộc giáo trình của các môn tương đương đai cương để mà dạy HS cấp 3 và cấp 2 . trong khi đó lại không đầy đủ . Tôi sẽ phản biện luôn những người nói "do cuốn chiếu " thì xin lỗi bạn luôn sách viết về fundamental đều tiếp cận ở góc nhìn "không biết gì" được dạy cho SV dự bị đại học , việc đưa 1 kiến thức 1 cách đầy đủ sẽ cho người học có cái nhìn tốt hơn và thể hiện tư duy cá nhân khác nhau , tuy là nặng nếu học nhưng nếu đưa sự chọn ( tức cá nhân ) sẽ là 1 phiễu lọc tốt cho những ai muốn học cao hơn . trong khi đó từ lớp 1 tơi 12 là 1 cô hội tốt để hình thành tư duy ngôn ngữ ,tự học và kỹ năng mềm ( do độ tuổi phát triển ) . thầy tôi cứ nói là " làm sao em nói kiến thức này cho 1 bạn nhỏ hơn mình - tôi trả lời không có 1 cách nào để hiểu toàn vẹn nếu cậu ấy không đủ kiến thức, nhưng em sẽ đơn giản hóa nó bằng 1 câu hỏi cho cậu ta" . tôi cũng thay đổi quan điểm sau khi tiếp cận những môn như vậy . rất đáng tìm hiểu sâu hơn .nhưng khi ở cấp 3 đó chỉ là 1 chuỗi ký tự công thức để đi thi.
Quá hay bạn ơi
Nói cho cùng cần phân ra những môn bắt buộc và những môn tự chọn, như mình thấy phổ cập hết cấp 2 như vn mình là hợp lý. Học để có kiến thức cơ bản, ít nhất cũng phải tiếp xúc với môn học để biết bạn có khả năng hay năng khiếu với môn gì, từ đó cấp 3 bạn định hướng chuyên sâu và thi vào đại học, học lên tiếp cao học để phát triển về thế mạnh bản thân. Chứ ở các cấp dưới cấp1, cấp 2 không thể nói là học theo sở thích đc. Theo sở thích thì chắc hs h nó chỉ học mấy môn nhẹ đầu như nhạc, hoạ, thể dục cho nhẹ đầu, và chắc 90% mù chữ hết. Tuổi quá nhỏ chưa phân biệt đc cái gì là cần thiết đâu. Nói chuyện học theo sở thích nó chỉ đúng với lứa tuổi cấp 3 và học chuyên sâu để làm nghề ở cấp đại học và sau đại học thôi.
bạn nói đúng, với lại đây là bài viết theo quan điểm nước ngoài, ta nên xem để tham khảo thôi. Chứ đấy cấp 3 cho học tự do, các cháu bỏ hết KHTN toàn học toán văn anh rồi thi bài KHXH, như thế mà đòi phát triển đất nước, rồi gì cơ hợp tác với mỹ phát triển chip, trí tuệ nhân tạo bla bla :)))
Tôi thắc mắc là tại sao mọi người cứ thích gán ghép con người với thứ mà ta gọi là "đam mê" hay "sở trường" nhỉ ?
Tôi không phủ định nó là xấu vì làm những thứ mình thích sẽ "vui" hơn thứ mình không thích rồi!
Những hay thử nghĩ xem, chưa nói đến các viêc bạn có theo đuổi nó được không, giả dụ : nếu ai cũng có sở trường vẽ và thi nhau học vẽ ai sẽ là người ra ruộng cuốc đất? Hoặc bạn có chắc là thứ người ta ép bạn học là không cần thiết ? => tôi thấy cái đam mê mà t đang nói vô hình chung làm cho con người ta mù quáng theo đuổi những thứ vô nghĩa.
Hơi lạc đề tí những t chỉ muốn nói giáo bắt buộc thật sự cần thiết theo một hướng khác với suy nghĩ tác giả (và gần đây t cảm thấy bài viết trên spiderum có vẻ càng gày càng loãng ý, không biết ai đọc hết bình luộn và thấy như t không)
1. Mình nghĩ nội dung bài viết muốn tập trung nói về việc "tự hiểu mình". Nó liên quan tới việc bạn có nhận ra bản thân có sở trường, sở thích, đam mê, điểm mạnh, điểm yếu,.. nào ko?
2. "Bạn có chắc là thứ người ta ép bạn học là không cần thiết ?" => Mình rất chắc chắn ở điểm giáo dục Việt Nam dạy rất nhiều thứ vớ vẩn, ko cần thiết, khiến người học ko liên kết được kiến thức với ứng dụng thực tế
3. Tác giả có nói " Giáo dục bắt buộc có nhiều khuyết điểm không đồng nghĩa rằng không giáo dục thì sẽ tốt hơn". Bạn nên nghe hoặc đọc kỹ hơn
4. Mình đồng tình với bạn về việc spiderum có vẻ ngày càng loãng. Đơn giản là các vấn đề loanh quanh vẫn chỉ có vậy nên có rất nhiều bài viết mới cùng chủ đề hoặc mở rộng ra hơn. Ít nhất đọc xong có thêm 1 chút xíu kiến thức mới là đc rồi
Cái sở trường bạn nói đâu phải thích là giống nhau.Cái cần nhìn là thực tế hiện nay rất nhiều hs chạy đua theo những ngành hot trend(vậy ai cày ruộng cuốc đất).Và hậu quả ai cũng biết do gd bắt buộc k có định hướng.Thứ 2 trong video tác giả k phủ nhận hoàn toàn nền gd bắt buộc mà muốn nó giảm đi những thứ k cần thiết,định hướng cho hs biết mình muốn gì chứ k phải những con robot.Thử hỏi những kiến thức bao la trong trường ấy hs đọng lại đc những gì và áp dụng đc bao nhiêu
Bạn phải nhìn ra thực tế. Không phải ai cũng thích mỗi một cái này hay cái kia đâu. Con người đa dạng về sở trường nên cái sở thích thường là do điểm mạnh của người đó tạo nên. Còn với người đam mê với thứ mình ko sở trường thì họ có nghị lực để vượt qua. Chứ 1 ông đang muốn học về ngành chuyên ngoại ngữ vì bạn ấy giỏi ngoại ngữ, nhưng mà mọi người lại khuyên bạn ấy sang học điện, vì " thằng hàng xóm kia kìa lương trăm ngàn đô đó" và thế là bạn ấy học điện. Nhưng nhận ra điều cay đắng là bạn ấy chả có hiểu cái mô tê gì về cái đó, rồi từ đó chán nản cuối cùng thành vô dụng, ko phát huy tiềm năng của mình. Mà học đh thường phải cuối năm đầu năm 3 thì mới nhận ra cái ngành đấy thế nào nên là bạn ơi đừng nghĩ máy móc quá😢
Bạn nên nhớ, ngành nghề mà xã hội cần tự khắc lương và tiền mà kiếm được từ ngành đó sẽ cao, mà con người khi chọn nghề đa phần ai cũng sẽ tìm cho mình những nghề phù hợp vs năng lực bản thân và lương đủ cao để có cuộc sống ổn định. Thế nên tự xã hội sẽ tự có thể cân bằng được thôi, không cần đến " giáo dục bắt buộc". Mặt khác thì giáo dục bắt buộc cũng đang giết chết rất nhiều tiềm năng của người học sinh, có những học sinh là thiên tài trong những ngành nghề nhất định nhưng việc gd bắt buốc khiến chúng không thể phát huy đc tài năng của chúng, khiến chúng phải đi theo ngành mà ko phải sở trường và sở thích của bản thân. Chưa kể nên giáo dục 12 năm của VN chủ yếu là để nhồi sọ 1 lượng lớn kiến thức ko cần thiếc cho cuộc đời của hs, hs học xong 12 năm hầu như là quên hết mà chả vận dụng đc gì
Bài viết nói về giáo dục và điều tác giả nói là để phát triển nx thứ bạn khi bạn sinh ra bạn giỏi là sở trường ,có thể tìm hiểu về thuyết đa trí tuệ để bt thêm thì phải nói đến đam mê và sở trường .Giáo dục bắt buộc chỉ có thể có một số ít chứ ko chuyên sâu về mỗi người .Sở trường là thứ bạn giỏi mà bạn ko đc học nx thứ bạn giỏi cứ học nx thứ giáo dục bắt buộc dạy mà ko học sở trường thì bạn snh ra có sở trường và đam mê để không à ?
Hầu hết các quốc gia muốn giáo dục bắt buộc hay khuyến khích (gọi là bắt buộc nhưng thực tế ai đó không cho con đi học nhiều khi cũng không thể cản được. Điều này chính do người phương tây nghĩ ra trước, sau đó xã hội phương tây văn minh khoảng cách công nghệ rất lớn so với các nền văn hoá quân chủ ở Châu Á. Nhật Bản là quốc gia Châu Á đầu tiên khuyến học thời Minh Trị và trong thời thực dân, và thế chiến 2, Nhật Bản do có nền giáo dục và khoa học tốt có công nghệ vượt trội các quốc gia Châu Á khác, thậm chí trở thành nước Đế Quốc.
Mỗi cá nhân thời còn là trẻ nhỏ, thậm chí nhận thức nhiều gia đình (ví dụ một số hộ đồng bào dân tộc) chưa nhận thức được tầm quan trọng của học thức với năng lực tư duy, khả năng làm việc của họ trong tương lai. Vì thế, nhiều quốc gia phải khuyến học hay thậm chí bắt buộc để phổ cập giáo dục, để người dân biết đọc, biết viết, biết hành xử đúng ở mức độ nhất định khiến họ có thể hoà nhập xã hội, trở thành công dân tốt.
Về cơ bản, giáo dục bắt buộc ở cấp tiểu học, THCS là hợp lý, mang lại cho quốc gia các thế hệ công dân có tri thức hơn. Vì thế mọi quốc gia trên thế giới đều áp dụng. Thậm chí UN còn quy định quyền học hành là quyền của trẻ em và các nhà nước, cá nhân phải tôn trọng quyền đó nếu tham gia công ước bảo vệ trẻ em.
Tất nhiên, trong xã hội có những người dị biệt, thậm chí là tài năng dị biệt thì học theo cách thông thường chưa phù hợp với họ. Với những người này thì gia đình có điều kiện có thể đào tạo theo chương trình riêng (nếu đủ điều kiện). Tuy nhiên, không phải xã hội nào cũng có thể phục vụ được số lớn như vậy nên một số nền kinh tế chỉ đào tạo nhân tài (kiểu trường chuyên, trường năng khiếu cũng là một cách đào tạo nhân tài khác biệt hay phục vụ mục tiêu phát triển dân trí vùng) phục vụ đất nước thôi.
Kết luận : Giáo dục phổ cập cho trẻ em là chính sách đúng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tất nhiên, 8 tỷ dân trên thế giới thì có nhiều quan điểm nhưng giáo dục phổ cập cho trẻ em là quan điểm đã thực chứng và được các nền văn minh cho là đúng đắn, phù hợp với quyền trẻ em. Còn những người có trình độ đặc biệt, năng khiếu, thậm chí là nhận thức kém (tức là quá giỏi hay quá kém tư duy so với người bình thường) thì có thể phù hợp với chương trình đào tạo riêng, đào tạo bổ sung, xã hội và gia đình cần quan tâm tới nhóm trẻ đặc biệt này.
Bắt buộc ở đây là kiến thức ko đc lựa chọn , còn về chỉ việc mà không đi học ấy là do không có tiền là bởi vì là một khi mà đi học có rất nhiều chi phí ở Việt Nam .
Cái tác giả muốn đề cập ở đây không phải là đi học bắt buộc hay không mà là kiến thức nó bắt buộc
@@Iudoiiuem Tôi không nghĩ Giáo dục Việt Nam kém vì trình độ học sinh vượt trội so với các nước có cùng GDP. Đôi khi chúng ta hơi đề cao nước phát triển nhưng nếu cho họ ngân sách như Việt Nam họ sẽ không làm tốt được. Tốt ở đây là tốt trong tầm ngân sách bỏ ra.
@@nguyenthanhbinh434 học sinh vượt trội ở đây là về điển số chứ không phải là về các công trình khoa học ,...
@@IudoiiuemBạn so nước nào có GDP/người bằng Việt Nam và có kết quả giáo dục, y tế hơn Việt Nam?
Bạn so nước nào năm 1990 thuộc nhóm nghèo nhất thế giới giờ được như Việt Nam?
Bạn xem nước nào có tiềm năng tăng trưởng trong 20 năm tới hơn Việt Nam?
Do xuất phát điểm Việt Nam thuộc nhóm nghèo nhất thế giới năm 1990 nên tăng trưởng rất nhanh cũng phải có thời gian. Việt Nam vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng nhanh, tiềm năng nhân lực tốt. Thêm 20 năm nữa thì sẽ ở tầm cao hơn giờ nhiều. Lịch sử Việt Nam có chiến tranh liên miên nhưng lịch sử cũng thấy cứ 50 năm hoà bình là Việt Nam lại mạnh mẽ ở ASEAN.
Trước đây, người Việt Nam không có cái xe đạp mà đi giờ ô tô cũng đầy đường. Đó là sự tiến bộ. Bạn hãy xem các tổ chức quốc tế họ nói gì về Việt Nam tron hơn 30 năm qua.
❤, tuyệt vời 👍. Mình mong thêm những bài viết tuyệt vời này của tác giả tô nát:)) và động bàn tơ
t k biết có ai như t không chứ sau khi đi học 12 năm + đh . và t k hầu như không nhờ được đa phần các thứ được học ( ý t ở đây đa là đa phần các môn như sinh học, hoá lý, văn, toán gdcd...). Mọi người có thể cho t là đần và k vận dụng nhưng vấn đề là không cần thứ đó t chỉ cần với kiến thức khác t học được các nguồn khác cuộc sống của t vẫn ok. Và nếu như mà nhưng thứ t học được t không nhớ và t k cần nó cuộc sống vẫn ok như vậy thì cái thời gian công sức bỏ ra trong quá khứ học nhưng kiến thức vậy cho không hả? nếu chỉ riêng t cảm thấy như vậy thì có lẽ hệ thống giáo dục k có vấn đề nhưng nếu hàng triệu người chưa bao h sử dụng như t thì ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ LỚN CỦA GD hàng triệu người bỏ ra thời gian công sức ( vài nắm đi học ) cho cái thứ gần như chả tác động j đến cs sống của họ . và nếu có người bảo là học để vào trường và lấy cái bằng vậy thì kiến thức là để lấy bằng ? thay vì khiến cho não to ra và vận dụng khiến cho cs dễ dàng hơn. và kể cả lấy cái bằng vậy tại sao ra trường lại trái ngành ( 24% 2022 , số liệu này k hể nhỏ) . v tại sao không thay bằng những môn học hầu như chả có tác dụng nhiều như vậy ( cái này là sự thật công , GDcc,cnmln... ngay cả lịch sử ) bằng việc cho hs tự chọn + với một số thứ khác có ý nghĩa hơn? hay là bê cả giáo trinh của các nới có gd tốt như cách hàn lấy của nhật v? ( VÀ t nhấn mạnh là đấy là cách t cảm nhận riêng về những thứ đã học, nếu k ai thấy như t có lẽ t là vấn đề, nhưng nhưng nếu nhiều người cũng như vậy thì hàng triệu người giảnh hạng năm học chỉ để đối lấy cái thư họ k nhớ và k thể vận dụng
T nghĩ tác giả đang muốn nói về cách dạy và học của học bắt buộc. Nó làm thôi chột khả năng tự học và ham muốn tự tìm tòi của học sinh. Và đó mới là thứ quan trọng giúp HS có thể tự phát triển sau này, cho mn cái tư duy.Chứ nhồi nhét kiến thức của mười mấy môn và bắt học thuộc thì ai mà nhớ cho được. Giờ phát triển, có mạng, trợ lý ảo rồi, việc học thuộc mấy cái đấy không còn quá cần thiết nữa. Giờ phải có tư duy mới sống sót được.
Vì những kiến thức đó họ đào tạo ra lao động phức tạp chứ k phải là lao động giản đơn.Nếu k hiểu 2 khái niệm này thì b có thể tìm hiểu trong môn kinh tế chính trị Mác-Lê Nin
@@VuHoaiNam-zt1ls ý bạn là nếu bạn k thể giỏi nhưng môn như lịch sử , giáo dục công dân , sinh học , quốc phóng, lý.... thì khó tư duy trong lao động phúc tạp như công nghệ thông tin?t k nghĩ như vây. và tương tự so với các ngành nghề khác?
Fan Tornad 22 năm.
không hoàn hảo thì làm sao làm số 0? không làm số 0 thì làm sao an toàn tuyệt đối? sống bấp bênh thì sống làm gì?
không thích cũng phải cố mà thích!!!!
"bắt buộc" là ai cũng phải có những kiến thức cơ bản
Tiểu học, trung học, thpt, đại học, cao học, bằng cấp này nọ, học thêm, học đàn học hát, học thêm online, kỳ vọng, theo xu hướng, áp lực.... Xong xuôi ở lại nc làm việc hoặc xuất ngoại:D
Tôi thì thấy trước khi thay đổi hệ thống thì thay đổi cách dạy của giáo viên nhiều giáo viên quá nghiêm khắc và cộc cằn cảm giác đi học mà cứ như ở tù ấy chả thoải mái gì cả
Giáo dục mà không bắt buộc thì chỉ có trên cung Tiên. Nơi không làm mà cũng có ăn,lại được ăn thỏa thích. Giáo dục mà không bắt buộc thì không còn ai học nữa,kể cả bạn và tôi. Các bạn đừng mơ mộng viễn vông nữa. Học hành là một loại lao động vất vả,chuẩn bị cho một đứa trẻ bước vào đời sống trưởng thành. Và đời sống trưởng thành không bao giờ hoa mĩ nuông chiều các bạn trẻ. Đời sống trưởng thành luôn luôn bắt người ta đi làm đúng giờ,hoàn thành và vượt chỉ tiêu được giao,phải biết tuân lệnh cấp trên,phải biết nhịn nhục với khách hàng……Còn trẻ mà không chịu học thì làm sao gánh vác được những việc nặng nhọc như trên .
H
nếu giáo dục mà miễn phí thì có bắt buộc học 16 tiếng 1 ngày mình cũng vui vẻ học
thử để 1 đứa học hành tử tế ( trong trường học) và 1 đứa không học hành gì xem. nó khác nhau cái gì. đừng cố để nói việc học không quan trọng. học xong để có kiến thức cơ bản và đạo đức.
Giáo dục bắt buộc nhưng đâu ai cấm tự học đâu nhỉ. Chỉ là khi bạn còn nhỏ bạn có suy nghĩ được nên làm gì thích gì để theo đuổi đâu.
Bạn Có Thực sự nghe cái video không hả bạn giáo dục bắt buộc ở đây là cái kiến thức nó bắt buộc và những cái hệ quả của cái kiến thức bắt buộc đấy chứ không phải là các bạn không có cái quyền để các bạn tự học mà nói thật tự học ở Việt Nam mình một ngày Các bạn đi học từ sáng đến tối thì các bạn lấy đâu ra thời gian để các bạn tự học chỉ có là tự học ở cái lúc thời gian nhỏ thôi nhưng mà nó không có được khuyến khích và còn kiểu bị bố mẹ cấm đoán trước mặt các bạn muốn học một bộ môn nào đó
Vấn đề bằng cấp nữa . Kiểu bạn tự học thì bạn làm chỗ người quen đc nhưng ko có bằng cấp thì khó ai nhận dù thời nay ko yêu cầu bằng cấp nhiều
Chữ VẠN không phải là biểu tượng của Đức Quốc Xã nhé ad.
ko phải của đcx tc khi đcx lấy nó làm biểu tượng.
@@khanhsink7965cờ của Đức quốc xã ko phủ chữ vạn nhé . Hitler đã tạo nên một lá cờ có nền màu đỏ, ở giữa có hình tròn màu trắng tương đối lớn, bên trong có in chữ thập ngoặc là biểu tượng Swastika của người Aryan - chủng tộc mà ông cho là thượng đẳng và có quyền lực tối cao.
là của Đức b ơi :vv Hít-le đặt đó :vv Thế chiến 1 thì k có nhưng thế chiến 2 có tổng tư lệnh Hít-le dẫn đầu và lấy chữ Vạn là biểu tượng của Đúc
Mình có phải cần giấy phép khi đăng tải lại video này của các bạn lên kênh của mình được không?
kỹ năng quan trọng nhất khi học 12 năm + 4 hay 6 năm đại học là "Tự Học"
Nên giáo dục không bắt buộc sẽ như giáo dục vui vẻ tại Mỹ . Có rất nhiều người nói Việt Nam giáo dục những tri thức vô dụng không dùng được trong cuộc sống cũng như nghề nghiệp sau này cho học sinh; chỉ nên dạy những tri thức mà học sinh cần dùng đến , nhưng giáo dục đâu phải là đang sản xuất óc vít, thứ quan trọng nhất trong giáo dục là giúp học sinh xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức quan đúng đắn, ít nhất ở Việt Nam sẽ không ai cho rằng trái đất phẳng là 1 điều đúng đắn và tự hào nói mình tin nó ! Giáo dục nhằm sản xuất ốc vít thì bạn nên nhìn đến nước Mỹ, nhất là giáo dục vui vẻ .
Phần Lan được đánh giá là hàng đầu thế giới về giáo dục,
ở Mỹ giáo dục vẫn bị kiểu cổ hủ nhồi nhét bao nhiêu thứ, nợ học phí cao đẳng, đại học cũng cao kinh dị.
Mỹ chưa phải thiên đường giáo dục, còn kém xa Phần Lan lắm...
🤔...
@@the_infinity_snake đang nói đến giáo dục có nên bắt buộc hay không mà bạn. Chúng ta đều đã trải qua thời học sinh, thử hỏi nếu không bắt buộc thì có bao nhiếu đứa học sinh lựa chọn học tập? Ở Mỹ có rất nhiều loại hình giáo dục, trường công thì đa số là giáo dục vui vẻ vì mục đích không phải lên đại học nên sao cũng được, tới tuổi là tống cổ ra đường , còn trường tư với học phí đắt đỏ thì mục đích chính là lên đại học nên áp lực học tập cực kỳ nặng . Nước ta tinh hoa của cả nền giáo dục đều đổ dồn ở trung học cơ sơ và phổ thông, thứ mà tại Mỹ chỉ học sinh đóng học phí đắt đỏ mới có được, đó là giáo dục bắt buộc, mục đích chính là xây dựng nhân sinh đạo đức thế giới quan đung đắn khoa học nên mới phải học nhiều thứ kiến thức ít áp dục vào đời sống như vậy..
Isla thích viết đây mà. nghe hay quá :))
Nhưng không có giáo dục bắt buộc thì sẽ chả thể cân bằng nhu cầu của các ngành nghề . Giống như có nhiều người muốn làm ông chủ trong khi ít người làm công nhân
@mosskat5981 Vậy hãy tưởng tượng dễ hơn này , đó là nếu ai cũng sản xuất mỗi thép thì những ngành khác như nông nghiệp sẽ thiếu nhân lực do ai cũng đc tự do học và làm việc mình thích thay vì cố gắng cân bằng
Nhưng mà bạn ơi. Bắt buộc thì nó mới bị như bạn nói chứ tự do chọn đúng ngành sở trường mới phải. Chứ bây giờ chọn theo hot với trend thì đứa bị bắt học sẽ bị hội chứng khủng hoảng danh tính, làm cho nó ko tha thiết gì học nữa đâu. Cái ví dụ của ông là hậu quả của bắt buộc đấy. Phụ huynh ép con vào ngành hot nếu nó may mắn cũng ko trái ngành lắm mà ra trường thì lại bị bão hoà. Lúc đó lại đổ tại ai bây giờ😂
@@leminhtungfplhn2203mày đang vẽ ra cái viễn cảnh hư cấu 😅 hiểu ko
@@leminhtungfplhn2203 ngược lại mới đúng chứ ạ, ước mơ hồi bé của t là lm vườn vs nuôi chó, bố mẹ nào có để t đi học nông nghiệp r về nuôi chó đâu
@@leminhtungfplhn2203những ngành thiếu nhân lực, mà xã hội có nhu cầu cần cao thì tự khắc lương và tiền từ lĩnh vực đó sẽ cao. Lúc đó tự khắc con người sẽ tìm đến và theo làm ngành đó thôi. Tự xã hội sẽ có thể cân bằng được mà không cần đến " giáo dục bằt buộc "
Các bạn toàn chạy theo hướng lập luận là bỏ hay phải thay đổi nền giáo dục tập trung. Cái đó rõ ràng là không thể, ai cũng hiểu số đông nên dành cho giáo dục tập trung. Nhưng phân tích để những người có nhu cầu (số ít) hiểu gía trị của giáo dục khai phóng. Ví dụ để luật pháp công nhận tính chính danh của mô hình này tương đương giáo dục tập trung (k phân biệt). Ví dụ xã hội dành thêm nguồn lực cho nó (hiện nay cũng có rồi nhưng ít người biết). Chứ cứ bàn về bỏ hay k thể thay thế giáo dục tập trung thì là bàn lùi rồi
Có những người người muốn giữ lại những cái cũ vag thay đổi nó như bạn thôi quan điểm của bạn quan điểm của tác giả là bỏ luôn cái lý do mà số đông nên dành cho giáo dục tập trung để nó biến con người thành công cụ phục vụ xã hội mà giáo dục tập trung là cái gì hai bạn viết sai chính tả
Không phải giọng đọc pinkdot? 😭😭😭😭😭
Giáo dục bắt buộc là đương nhiên; gồm: Hệ thống luật pháp hiện hành và nhiều thứ khác nữa. Không thế thì loạn.
Nhưng mà mình hỏi ở Việt Nam ấy mấy ai biết đến là những thứ đấy ngày các bạn suốt ngày bị bắt học Toán Văn Anh ngày giáo dục bắt buộc ấy nó còn không làm được những cái điều tương tự như các bạn kể ông này đang nói là toàn thế giới luôn Còn ở Việt Nam về kiến thức sinh học hay luật pháp chắc chắn có nhiều người không biết và họ còn không được dạy
Mấy ai biết đấy là mấy ai được dạy chứ không phải là họ tự tìm hiểu nhé
Giáo dục bắt buộc là điều mà tất cả quốc gia trên tg đều lựa chọn. Môi trường ,lịch sử khác nhau sẽ nhồi sọ ra những con người không giống nhau.
Ở Phần Lan được đánh giá giáo dục tốt nhất thế giới,
liệu ở đó có tệ vậy ko?...
😄
27aug23 tks team
Tưởng ở nước mình bắt buộc là hết cấp 2 thôi chứ cấp 3 là do mình lựa chọn mà ta
Phổ cập chứ ai dùng bắt buộc
@@VuHoaiNam-zt1ls ông tác giả bài này cũng bất mạn lắm
Việc học k phải việc chơi mà cần tự do hay thoả mái nó là thứ để con người có thể tạo ra 1 giá trị nào đó cho cái xã hội này đổi lại b đc quyền sinh tồn tiếp ở cái thế giới này cái mình công nhận ở cái bài viết này là trc khi học khoa học hay nghề nghiệp j đó thì hãy học làm người trc đã,tuy vn lúc nào cx có câu tiên học lễ hậu học văn nhưng nên giáo dục vn hiện nay chả thấy dạy lễ nghĩa làm ng j cả làm cho những thg giỏi tự nhiên thì thiếu kn mềm còn bọn k giỏi đã đành lễ nghĩa tư duy sống ở đời cx chả biết gì ra đời cứ như mấy con gà công nghiệp vậy
mục đích là tẩy não chứ gì , tao muốn mày giống tao thì mày phải học những thứ tao học ,không được học cái khác
tôi thì không biết sao chứ mấy đứa bỏ học giữa chừng để học mấy cái khác tôi gặp toàn đi độ xe hoặc định cư trong quán net cả :V
mà tôi tưởng học xong 9 năm thì đi làm nghề hay theo đam mê cái đ gì kệ bạn chứ, chọn theo r đổ lỗi thì hài phết
@@Fielechaosko phải ai cũng được tự chọn đâu bạn ạ. Đa số là bị ép hết. Vấn đề này nó điển hình cả châu Á chứ ko chỉ riêng VN. Kiểu" đứng núi này trông núi nọ" ko chịu nghe con cái xong đến lúc bết bát đổ hết lên đầu nó. Đầu óc lúc đó kiểu hết mục đích để sống rồi. Ông nào mà được tự chọn rồi bết bát thì xứng đáng lắm. Nhưng mà trường hợp này ít lắm. Thường là mấy bố nhà giàu thôi, mà mấy đứa giàu thường học cho vui để biết cách tiêu tiền bố mẹ là chính😂
@@cazador8744 mấy trường hợp bỏ học ra ngoài làm tôi thấy tầng lớp thấp hay xảy ra hơn là nhà giàu, chẳng bt mấy thành phố lớn như nào chứ chỗ tôi bố mẹ giàu k cho con cái tiêu tiền xả láng đâu, nhưng họ thoáng hơn trong khoản học tập thật
@@Fielechaos nếu ra đại học thì sẽ có đủ kiểu cám dỗ. Từ cờ bạc tệ nạn đến " em ơi anh kẹt tiền có 5 triệu ko vay hộ anh"( ko phải để anh vay) thì sẽ thấy quý trọng đồng tiền. Còn ông bạn tôi thừa kế tầm trên 200 tỷ nên chắc ko cần lắm😂
Hoạ sĩ, ca sĩ được ngưỡng mộ, ca ngợi; tác phẩm của họ đc thưởng thức mỗi ngày. Nhưng bố mẹ chta lại cho rằng nghề đấy có cái j đâu, lm bác sĩ, nhà khoa học ms ổn
Nghệ sĩ là người ít tên tuổi sống không ổn định đâu.
Ờm thế có bn họa sĩ ca sĩ đạt đc nhx điều bạn nói , nếu theo đuổi đam mê mà ko thật sự có tài năng , quyết tâm và định hướng thì ngta gọi là mù quáng , bố mẹ chỉ nhìn vào thực tế và muốn chúng ta đi theo con đường ổn định hơn thôi , đầy họa sĩ , ca sĩ phải sống cuộc đời nghèo khó
Nhưng cũng mấy ai từng theo đuổi đam mê bác sỹ nhưng vẫn từ bỏ nữa đường thôi
Ngay cả mấy ngành ca sỹ hoạ sỹ cũng thế
@@khoiNguyen-xj6fhđấy ko phải đam mê , mà ước mơ từ bé , còn sau này chúng ta làm nghề j thì tôi thấy nó vẫn thực tế hơn là làm nghệ thuật
@@DuyminhTrần-u4b thế nghệ thuật trong công việc không có à hả
Nghe tới tác giả Tormad là tắt luôn, cám ơn là ko hẹn gặp lại.
Bên cạnh những bất cặp mà nền giáo dục đang có. Giáo dục bắt buộc làm rất tốt 1 việc là giúp cho người học có khả năng đọc và hiểu các văn bản phổ thông 1 cách đầy đủ.
1 học sinh khá giỏi lớp 1ư hoàn toàn có thể đọc và hiểu tương đối đầy đủ nội dung 1 báo cáo khoa học, 1 tờ tóm tắt bệnh án hoặc 1 văn bản hành chính pháp luật do nhà nước vừa phát hành. Điều này sẽ rất khó đạt được nếu cho học sinh lựa chọn chỉ học 1 vài môn năng khiếu mà họ thích, đây chính là lợi ích lớn nhất của nền giáo dục bắt buộc.
Ngoài ra chi phí rẻ cũng chính là lý do vì sao giáo dục bắt buộc được phố biến như thế.
mục đích cuối cùng của giáo dục tự do là để con người tự tìm tòi học hỏi. nếu kiến thức đó bạn muốn học và cần phải biết đọc để học thì tôi ko nghĩ bạn ko tự học cách đọc. ưu điểm của nó rất lớn so với giáo dục bắt buộc. nhìn vào thực tế hiện tại có thể thấy giáo dục bắt buộc làm lãng phí nhân lực, ko có ham muốn tìm tòi phát triển cũng như làm mất đi những người có tài thực sự.
Mục đích chính của bài viết này dẫn các bạn đọc nhìn nhận cái mà họ gọi "Giáo dục tự chọn", wow. Thật đáng ngạc nhiên khi tư tưởng này được nhiều người nhìn nhận gián tiếp hoặc trực tiếp. Về lâu dài những người ấy "họ" đòi bỏ lượt môn Lịch sử đất nước. Các bạn hiểu tầm quan trọng về để những tư tưởng không cội nguồn mà chỉ biết bản thân hiện tại và sẵn sàng đạp đổ những giá trị lịch sử dựng nên con người của một quốc gia. Có tí mùi gì đó "tự do" lắm ở đây! Đây là quan điểm cá nhân của mình. Các bạn đọc nghe có cùng gốc nhìn nhận không ạ?
Bn xem bài tại sao lại chỉ trích việc bỏ lịch sử chx?
dạy lịch sử như chương trình hiện tại thì bỏ hay ko cũng chả quan trọng lắm, đứa nào thích nó sẽ tự tìm hiểu=)), chứ đa phần học xong chúng nó có nhớ cái qq gì đâu. Ai đạp mún đạp đỏ giá trí lịch sử chứ
@@quangcaoucanh5718 Chả có việc lên án phải "lượt bỏ lịch sử" cả. Chỉ vài cá nhân lên phản ánh nhưng không nhìn theo hướng vậy mà đánh giá khách quan. Nếu bạn sống tốt việc hiểu rõ những giá trị xung quanh ta, tôi chắc những ai đòi hay muốn cái gọi là "giáo dục tự do" ấy là những ae dân chủ đấy ạ. Hãy nhìn các nước khác xem? Họ có giáo dục kiểu đó bao giờ? Ngoài trừ những đất nước lịch sử nước họ là một vết nhơ.
@@HuyNguyen-qj1vf chỉ cải thiện nhưng chung quy vẫn phải giữ cái chất giáo dục "đạo đức, xã hội, lịch sử" đó là cốt lỗi làm nên con người trong cái xã hội ấy.
@@HuyNguyen-qj1vfcười vào mặt khi b nói bỏ hay k không quan trọng,xin phép cười vào mặt lần nữa
Thấy tô nát t tắt vid ngay và luôn
Ông tonard này mấy bài cách đây 3 năm tuy vẫn có vài điểm khá cá nhân nhưng tổng thể vẫn có ý tứ rất tốt. Vậy mà sao mấy bài viết gần đây lại tệ đến thế nhỉ, haizzzz
Hehe toàn thi toán văn anh là chính chứ méo quan tâm mấy môn kia :))
Bạn nói đúng ý tôi luôn , năm lớp 9 vừa qua tui chỉ học mỗi toán văn anh còn mấy môn kia gần như không học mấy .
@@longvu3552 ờ bạn
❤❤❤🎉🎉😊
7:30
Mấy thằng chửi người khác không yêu nước. Bọn này chắc bị nhồi sọ hơi nặng.
👌
Cơ sở GIÁO DỤC BẮT BUỘC
Nhưng ngày nay mạng xã hội quá phát triển khiến cho đa số người trẻ ngày càng nghiện mạng xã hội hay thiết bị điện tử khiến cho họ ngày càng thụ động trong việc tiếp thu kiến thức . Vì vậy giáo dục bắt buộc là điều thiết yếu.
Vẫn thụ động và độc hại. 😐
Tẩy não, định hướng
cái này thấy đúng với cả cái nghĩa vụ quân sự nữa. Ch,ết tiệ,t tự nhiên mất 2 năm cuộc đời.
nghĩa vụ quân sự nó lại khác nha, như hàn, nhật, úc kia cũng chả 18 tuổi đi nghĩa vụ hết cả thôi. Ko có nghĩa vụ quân sự đến lúc có chiến tranh lấy đâu ra lính bổ xung vậy bạn? Con người cũng là 1 loại tài nguyên tiêu hao trong chiến tranh nha bạn
@@minhtritran8043 thì ai mong chiến tranh làm gì hả ông. ý tôi là chính quyền cũng lợi dụng, thao túng tâm lý ép mình đi lính, dùng mình như 1 loại tài nguyên giống như trong video nói thôi. Cũng là cùng 1 kiểu nhồi sọ, thao túng tư tưởng. Hàn là bắt buộc đi lính thôi chứ Nhật thì không ông ơi.
@@hungviet8333 cũng ko hẳn ông ah. Ông sống ở đâu, nhập quốc tịch nước nào đi nữa nếu trong độ tuổi quân dịch thì đều phải đi nghĩa vụ quân sự cả thôi. Ông hưởng quyền lợi từ đất nước thì cũng nên có nghĩa vụ với nó chứ.
@@hungviet8333 nhật ko có nghĩa vụ quân sự? Vậy quân đội dự bị họ lấy đâu ra. Ngoài lượng quân chính quy nếu có chiến tranh họ ko có bổ xung ah?
@@minhtritran8043Cái này mình thấy cũng tuỳ nha! Tại sao những đứa học đại học hay cao đẳng (nói chung là tiếp tục học) thì sẽ có giấy chuyển nghĩa vụ quân sự). Đó là bởi vì có thể trong số này sẽ có những đứa sau này sẽ đóng góp vào nền kinh tế của đất nước)! 2 cái này là song hành: bảo vệ đi đôi với phát triển!
lại tô nát à :))
Có các ngài hay bảo "không xem thì cúc" nên tôi lựa chọn lượn khi thấy tên người viết 😂
Ủa tornad như thế nào mà mấy ông phản ứng thế v:))??
@@HiepNguyen-fv8pdvăn dắt mũi + định hướng. Nói thì hay giãy nãy lên, nguyên cái internet ai cũng gây sự được=))
@@aiemstylix
1. Tôi đồng tình với việc tornad khá toxic trong giọng văn lẫn phản hồi
2. Nhưng ko đồng tình lắm với "văn dắt mũi + định hướng" mà bạn nói vì sự thực ai viết bài nào đó cũng có mục đích tương tự mà nhỉ? Bỏ việc cảm xúc qua 1 bên mà phân tích thì luận điểm ông ấy nói có đúng, có sai, có hợp lý và ko phù hợp . Chúng ta cứ comment góp ý tích cực như ở trong video trên chẳng hạn
@@aiemstylix @@ bác nên nói rõ hắn dắt mũi + định hướng thế nào để mn cùng thảo luận
thật ra là 12 năm bắt buộc để các bạn hiểu đc những điều cơ bản! còn sau đó bạn lm gì tuỳ bạn mà?
cơ bản của cấp 3 thật ra nhiều cái hơi nặng và thừa, học 9 năm cx dc, bên tôi học 9 năm xong bọn nó đi học nghề hoặc theo đam mê j đấy đầy ra chứ có "tẩy não, định hướng" như mấy bố trên kia nói đâu :V
Bạn học xong 12 năm đó là não bạn đã được định hướng thành Robot r=))))
Những điều cơ bản nó chỉ tới lớp 6-7 lên trên nữa thì hết cơ bản=)))
Tui thì hồi cấp cũng xác định rồi. Tui rất giỏi toán và tiếng Anh, trong khi đó vật lý, đặc biệt là điện tui lại ngu vl. Nên là tui sẽ vào các ngành liên quan đến công nghệ thông tin hoặc nếu đủ điểm thì vào CNTT luôn. Nhưng bố mẹ tui bảo " học điện đi con hot lắm thằng hàng xóm kia lương 80 90 củ tháng kìa" và thế là tui toang😅
@@cazador8744 vl trước bố mẹ tôi cx toàn bảo tôi đi công an bộ đội các thứ, mà sức khỏe tôi yếu vc và thích ngành công nghệ sinh học hơn nên chống đối thăng luôn, h bố mẹ cx chẳng ép j nx
vấn đề là nó có cơ bản đâu :D, càng cải cách càng nhồi thêm
10:14
giáo dục tự do ư, chính ng viết bài cx phải qua giáo dục bắt buộc (dạy chữ) mới viết đc đó
😝😝😝
ko đi học thêm sử bị cho 2 con 0 thẳng vô sổ
giáo viên kiểu đó thì xin đổi lớp luôn đi bạn
lần đầu nghe đến học thêm sử v:
Tôi bật bà cô dạy hóa liên tục trên lớp mà bà vẫn phải sửa con 0 thành con 10 , vì tôi là hsg hóa tp:)))))))))))
a
❤
😊
Chán cái giáo dục Việt Nam dùng từ xấu nào miêu tả cũng thấy đúng
Nền giáo dục nào chả có mặt tốt bên cạnh mặt xấu. Miễn sao nó cho chúng ta biết “thế nào là dân trí”, “thế nào là tư duy đúng đắn” là được rồi! 😂
@@DndhfhDbh chuẩn rồi ông. Đọc một vòng comment toàn thấy chửi đổng
8:50