Trải nghiệm với quan điểm của mình cũng giống như bạn này. Lúc mình học bên Quebec có vài người bạn Quebecois nói không rành tiếng Anh, chưa bao giờ đi thi chứng chỉ và trường tuy dạy tiếng Anh nhưng không yêu cầu chứng chỉ. Các bạn ấy vẫn học xuất sắc và hoà đồng với cộng đồng bình thường. Bản chất ngôn ngữ là để giao tiếp nhưng quá là nhiều người nghĩ mình đỉnh vì “giỏi” tiếng Anh. Mình thấy khá buồn cười vì nếu bạn chỉ có “giỏi” tiếng Anh thì nếu bạn qua một đất nước nói tiếng Anh thì bạn cũng tầm thường như hàng chục triệu người khác 😂
@@Tranpham12989đúng rồi á, giờ nhiều người gt tên + điểm IELTS kèm theo. một phần nào đó cũng hướng người nghe đến việc học Ielts như một cái đích cho học t.anh. điểm IELTS cũng một phần thôi. Còn mình thấy học ngôn ngữ còn nhiều mức cao hơn nhiều, như phiên, biên dịch, lúc đó vốn t.viet của b cũng phải giỏi cơ. Chẳng thấy ng làm nghề đó đc lên báo tôn vinh như IELTS
Mình là phóng viên và có phụ trách mảng Giáo dục của một tờ báo lớn. Mình có thể tạm gọi là leak một fact trong ngành là hầu hết các bài về người đạt IELTS cao là bài booking (từ trung tâm, trường học và cả cá nhân). Mình hầu như không được phép từ chối booking nhưng là một người có học tiếng Anh và tìm hiểu về IELTS một thời gian khá dài (dù không giỏi), mình không bao giờ chấp nhận dạng headline (tít) “Đạt … IELTS sau chỉ … tháng”. Dạng tít này gây ảnh hưởng rất nhiều nhưng không phải phóng viên nào cũng để ý đến: - Thứ nhất, các nhân vật trong bài hầu hết là đã có nền tảng tiếng Anh tốt, học tập trong môi trường quốc tế… Và việc đi thi chỉ đơn giản là nắm chắc format. Còn các vấn để căn bản khác của tiếng Anh, các bạn ấy đã có đủ. Tức đây là một cú lừa với người đọc. - Thứ hai, điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý người học. Khi các bạn không thể đạt được mục tiêu sau 1-2 tháng, các bạn sẽ rất dễ nản và mất niềm tin vào bản thân. Hoặc có thể học 1 cách vội vàng để cán mốc thời gian, thay vì cán mốc tri thức. - Thứ ba, việc học cấp tốc có thể giúp bạn đạt aim bằng nhiều cách nào đó nhưng không đồng nghĩa với việc các bạn nắm được cốt lõi và có thể ứng dụng. Ngoại ngữ là công cụ. Và công cụ là thứ sử dụng để đạt được mục tiêu trong cuộc sống. P/s: mình viết thế này không phải để nói các phóng viên hay bất kỳ ai đưa tin có hại. Về bản chất, họ làm đúng nhiệm vụ và thông tin không sai sự thật. Nhưng chúng ta có thể chọn là một người đọc thông thái, đừng ép bản thân hay phụ huynh đừng ép con theo một timeline của ai đó nha. Mình học vì bản thân cần thôi.
Mình có thể tạm gọi là leak một fact trong ngành là hầu hết các bài về người đạt IELTS cao là bài booking (từ trung tâm, trường học và cả cá nhân). -> cái này đúng với mọi ngành. fact ảnh hưởng tới các friends đọc báo trên mạng xã hội, nó thu thập sở thích rồi tưởng vũ trụ đồng tình với mình :)))
Hôm nay mình tình cờ biết đến kênh của bạn. Thật là đáng quý khi bạn làm những nội dung đi ngược với số đông như thế này. Còn về việc dùng IELTS để xét tuyển vào đại học thì đây sẽ tạo ra một sự bất công lớn trong giáo dục. Bởi vì đã là một kì thi quốc gia thì tất cả phải thi cùng một đề, một thời gian và khối lượng câu hỏi như nhau. Việc dùng IELTS sẽ làm cho các bạn học sinh ôn luyện trước, nhiều bạn lớp 11 đã có IELTS rồi thì lên lớp 12 thay vì thi 3 môn thì các bạn chỉ cần thi 2 môn, đây rõ ràng là một sự bất công. Chưa kể học sinh ở thành phố có điều kiện học và thi tốt hơn học sinh ở nông thôn.
Trào lưu học IELTS bây giờ mình thấy cũng giống như trào lưu học lấy TOEIC với TOEFL hồi gần 20 năm trước vậy. Nhà nhà TOEFL, người người TOEFL, trung tâm nào mà không căng biển TOEFL là bèo. Với quá trình tự học, "được" học và "bị" học tiếng Anh của mình thì mình nhận ra là ngay cả người học cũng không biết mình muốn cái gì. Người đăng ký học IELTS, TOEFL thì đông nhưng trong quá trình học rơi rụng rất nhiều. Có khi người ta không cần chứng chỉ, người ta chỉ cần học để nói để viết tiếng Anh trôi chảy thôi, daily situations thôi nhưng cũng đâm đầu vô lò luyện để học mẹo đi thi chứng chỉ academic. Người ta bị tác động rồi tưởng muốn trôi chảy English chỉ có con đường học IELTS, TOEFL thôi. Không đi đến đâu và tốn kém! Thậm chí lầm tưởng đó làm cho những anh chị lớn tuổi đăng ký học đại học ngành ngôn ngữ Anh tận 4 năm, khối lượng academic quá trời nặng, chỉ để "nói chuyện được với khách tốt hơn", "được tăng lương trong công ty". Có khi 4 năm đó đi học tiếng Anh kiểu khác lại hợp lý hơn. English frenzy!!!
Mình lo lắng đến việc ngày càng đi sai lệch của việc học đặc biệt là thế hệ càng trẻ, vào tầm thời điểm trước thì người ta đi học là để học cách làm người có ích cho xã hội, thì nay càng ngày càng trở nên thay đổi khi việc học trở thành là để kiếm tiền, là để có mối quan hệ, là để có quyền lực, là để đè đầu cưỡi cổ lên người khác, hơn người, mình tự đặt câu hỏi liệu những cái quan điểm thay đổi như thế này đặc biệt hình thành dần mạnh mẽ và vững chắc cho một thế hệ trẻ liệu nó có đúng có đáng không, đúng ở đây thì tại sao đúng, thế nào là đúng, thế nào là đáng thì nó làm con người ngày càng mất tính người hơn khi mà nhìn vào lịch sử phát triển họ tạo ra luật lệ tạo ra văn minh để con người sống hòa hợp với nhau, con người tôn trọng con người, coi trọng nhân tính thì nay, liệu xã hội của chúng ta có đang đi ngược lại với lịch sử hay không
Ui em từ video ngành công nghiệp giáo dục nhảy sang video này để nghe chị nói về vđ về giáo dục. Em cũng không biết nói thế nào, nhưng hai video này thực sự rất hay lun ạ.
mình thi ielts 5 lần để đủ 6.5 và trong 4 band ko có band nào dưới 6. thi ielts tốn tiền và chỉ có thời hạn 2 năm. Nếu có 1 phàn nàn về ielts thì mình đề nghị cho valid kết quả đến 5 năm để đỡ tốn tiền thi tới lui để nộp hồ sơ, còn lại thì ielts nó đủ khó để giúp người học tiến lên.
Mới xem và rất thích luôn hahah 😂 mình xin chia sẻ thêm một điều nữa là càng học nhiều ngôn ngữ chữ latin thì mình sẽ càng hiểu hơn về tiếng Anh á. Hồi đó Cindy có học tiếng pháp thì thấy ủa sao học tiếng pháp mà như tiếng anh cái thầy cô mới giải thích là tiếng anh mượn nhiều từ của tiếng pháp tiếng đức lắm (lúc sau tự research thì thấy đúng vậy thiệt). Nên mình càng biết nhiều ngôn ngữ nói chung thì tự dưng mình bớt tôn sùng một thứ tiếng và thấy tiếng nào cũng đẹp một kiểu, như tiếng anh mượn từ tiếng pháp, tiếng việt cũng "việt hoá" mấy nhiều từ tiếng pháp luôn do có thời đô hộ. Hi vọng video này của An sẽ đc lên top và đến đc với nhiều bạn. Chúc An trung thu vui vẻ heheh 🥮🌕
trời càng nói càng thấy mình có nhiều điểm chung 😂 hxua An cũng học tiếng Pháp 2 năm mới biết là tiếng Anh lấy gốc từ ngôn ngữ Latin như tiếng Pháp/Tây Ban Nha/Ý vvv. Càng học mới càng thấy biển trời kiến thức rộng lớn cỡ nào. Cám ơn Cindy nhiều nha happy mid autumn to you too 🍂 ♥️
Cảm ơn bạn An Le nghen. Mới coi video nữ quyền của bạn hôm qua mà tui ghiền quá nên theo dõi luôn nè. Nội dung dễ hiểu, nhẹ nhàng mà còn dễ thương nữa!
Vì nước Anh có nhiều thuộc địa nên việc truyền bá ngôn ngữ tiếng Anh cũng theo chân những thực dân đi khắp mọi nơi, hơn nữa ngữ pháp tiếng Anh tương đối dễ hơn tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức... do đó trên thế giới có xu hướng sử dụng tiếng Anh như là một ngôn ngữ quốc tế mà ngôn ngữ Esperanto đã gần như ít người biết đến. Tuy nhiên vấn đề bắt buộc các học sinh phải thi tiếng Anh trong cuộc thi tốt nghiệp phổ thông ở Việt nam thì cô thấy không hợp lý bởi vì việc học ngoại ngữ là cần thiết đối với những bạn học những ngành nghề cần nghiên cứu tài liệu bằng tiếng nước ngoài như ngành Y, hoặc IT howajc một số ngành kỹ thuật. Còn lại những ngành khác như Lịch Sử, Địa lý thì không thể bắt buộc các bạn ấy học ngoại ngữ bởi vì không phải ai cũng có năng khiếu học tiếng nước ngoài. Ngay cả ngành sử học nếu các sinh viên có thể nghiên cứu thư tịch cổ như chữ Nôm hoặc chữ Hán thì khi thi vào trường đại học sẽ có chương trình bắt buộc thì tốt hơn là bắt buộc tất cả phải thi môn Tiếng Anh khi tốt nghiệp phổ thông.
Nếu mà chỉ cần IELTS để apply đại học thì người ta đi du học hết rồi. Để vào đại học thì phải thi thêm SAT, lên cao học thì GRE, GMAT. VN làm ngược đời !
mê kênh của chị quá điiii, đây là video thứ 2 em xem trên kênh và thật sự em rất thích cách nói chuyện của chị, rất rõ ràng và đưa luận điểm cụ thể, content rất thiết thực luôn 🥺
Sau bao nhiêu năm trời mà có em vẫn chưa hiểu vì sao cái trào lưu đua nhau học tiếng Anh lại được nhiều người săn đón, tới chính phủ cũng theo 1 cách mù quáng như vậy. Ở trường của em thì để tốt nghiệp ra trường cần phải có bằng tiếng Anh B1 với những kỹ năng là "nghe- viết- đọc- nói" và yêu cầu tất cả sinh viên (ngành gì cũng như nhau) phải có bằng B1 thì mới xét những yếu tố khác để ra trường....... mà trong số đó có rất nhiều người ra trường xong thì tấm bằng ấy vứt xó🤣 đơn giản vì có dùng đến đâu🤣🤣🤣. Trừ những người có cơ hội làm việc ở nước ngoài hoặc phải giao tiếp với người ngoại quốc mới (cộng lại cũng chỉ là phần nhỏ) mới cần dùng đến cái bằng ấy, không là tấm bằng ấy vô giá trị, trong khi việc theo đuổi tiếng Anh với những người không có năng khiếu và trình độ môn này phải nói là cực khó vô cùng, tốn kém biết bao nhiêu thời gian, công sức và tiền của, thậm chí có người ra trường muộn vài năm chỉ vì thiếu cái bằng tiếng Anh. Ở các cấp học phổ thông người ta chạy đua IELTS chắc chỉ có những người có tham vọng đi du học nước ngoài mới ham chứ thực ra họ cũng chỉ là những người "có giá" khi ở trong nước, còn khi ra các nước dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ bản địa thì họ cũng chỉ là "tầm thường" vì họ giỏi tiếng Anh nhưng chắc gì những thứ khác họ đã giỏi????
Em gấc đồng ý với quan điểm của chị, với vị trí là 1 ngừi học và "yêu" môn tiếng Anh thì em đã luôn thấy VN đã biến từ "tận dụng" thành "lạm dụng" ielts hoặc tiếng Anh nói chung.
Mình chuẩn bị tốt nghiệp đại học và đã đủ chuẩn ngoại ngữ để tốt nghiệp. Tháng vừa rồi khi đi xin intern thì mình vô cùng shock vì cái bằng Toeic 925 và Toeic SW 300 (hoàn toàn tự ôn chứ mình không có học thêm ở TT) của mình nó chả có giá trị gì khi đi ghi vào CV để nộp cho các công ty đa quốc gia vì họ yêu cầu thẳng IELTS 6.0 trở lên hoặc TOEFL còn với các công ty Việt Nam thì không có tiếng anh cũng vào làm được. Hiện tại mình vẫn chưa hết shock nên mình nghĩ mình sẽ bắt đầu ôn thi IELTS để có thể mở rộng cơ hội hơn cho bản thân vì cái bằng Toeic của mình tuy cao nhưng chả ai để ý đến.
Quá đúng luôn, mình phản đối việc dùng chứng chỉ IELTS để tuyển sinh đại học, dù con trai mình thi IELTS 8.0 (vì con mình đi du học nên là bắt buộc phải thi), nên ở VN thì chỉ nên cộng điểm khuyến khích cho bạn nào có IELTS cao thôi
Em cũng đang học tại RMIT và em nhận ra một bạn IELTS 6.5 lúc mới vào trường sau khoảng thời gian nỗ lực học tập thì thành tích học có thể cao hơn rất rất nhiều so với những bạn IELTS 8.0🥲
Trải nghiệm với quan điểm của mình cũng giống như bạn này. Lúc mình học bên Quebec có vài người bạn Quebecois nói không rành tiếng Anh, chưa bao giờ đi thi chứng chỉ và trường tuy dạy tiếng Anh nhưng không yêu cầu chứng chỉ. Các bạn ấy vẫn học xuất sắc và hoà đồng với cộng đồng bình thường. Bản chất ngôn ngữ là để giao tiếp nhưng quá là nhiều người nghĩ mình đỉnh vì “giỏi” tiếng Anh. Mình thấy khá buồn cười vì nếu bạn chỉ có “giỏi” tiếng Anh thì nếu bạn qua một đất nước nói tiếng Anh thì bạn cũng tầm thường như hàng chục triệu người khác 😂
Tiếng Anh là công cụ để giao tiếp, giao tiếp phải có kiến thức, chuyên môn, khả năng tư duy phản biện, đó mới là điều kiện quan trọng
chuẩn luôn bạn ơi, mệt nhất là mấy bạn lấy Ielts làm personality của mình luôn lol
đúng rồi bên Anh cũng vậy, nhiều bạn từ liên minh Châu Âu sang học cũng k cần nộp chứng chỉ gì hết mà các bạn vẫn giao tiếp làm việc OK thuii
@@Tranpham12989đúng rồi á, giờ nhiều người gt tên + điểm IELTS kèm theo. một phần nào đó cũng hướng người nghe đến việc học Ielts như một cái đích cho học t.anh. điểm IELTS cũng một phần thôi. Còn mình thấy học ngôn ngữ còn nhiều mức cao hơn nhiều, như phiên, biên dịch, lúc đó vốn t.viet của b cũng phải giỏi cơ. Chẳng thấy ng làm nghề đó đc lên báo tôn vinh như IELTS
Mình là phóng viên và có phụ trách mảng Giáo dục của một tờ báo lớn. Mình có thể tạm gọi là leak một fact trong ngành là hầu hết các bài về người đạt IELTS cao là bài booking (từ trung tâm, trường học và cả cá nhân).
Mình hầu như không được phép từ chối booking nhưng là một người có học tiếng Anh và tìm hiểu về IELTS một thời gian khá dài (dù không giỏi), mình không bao giờ chấp nhận dạng headline (tít) “Đạt … IELTS sau chỉ … tháng”.
Dạng tít này gây ảnh hưởng rất nhiều nhưng không phải phóng viên nào cũng để ý đến:
- Thứ nhất, các nhân vật trong bài hầu hết là đã có nền tảng tiếng Anh tốt, học tập trong môi trường quốc tế… Và việc đi thi chỉ đơn giản là nắm chắc format. Còn các vấn để căn bản khác của tiếng Anh, các bạn ấy đã có đủ.
Tức đây là một cú lừa với người đọc.
- Thứ hai, điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý người học. Khi các bạn không thể đạt được mục tiêu sau 1-2 tháng, các bạn sẽ rất dễ nản và mất niềm tin vào bản thân. Hoặc có thể học 1 cách vội vàng để cán mốc thời gian, thay vì cán mốc tri thức.
- Thứ ba, việc học cấp tốc có thể giúp bạn đạt aim bằng nhiều cách nào đó nhưng không đồng nghĩa với việc các bạn nắm được cốt lõi và có thể ứng dụng.
Ngoại ngữ là công cụ. Và công cụ là thứ sử dụng để đạt được mục tiêu trong cuộc sống.
P/s: mình viết thế này không phải để nói các phóng viên hay bất kỳ ai đưa tin có hại. Về bản chất, họ làm đúng nhiệm vụ và thông tin không sai sự thật.
Nhưng chúng ta có thể chọn là một người đọc thông thái, đừng ép bản thân hay phụ huynh đừng ép con theo một timeline của ai đó nha.
Mình học vì bản thân cần thôi.
Trân trọng chia sẻ này của bạn!
Mình có thể tạm gọi là leak một fact trong ngành là hầu hết các bài về người đạt IELTS cao là bài booking (từ trung tâm, trường học và cả cá nhân). -> cái này đúng với mọi ngành. fact ảnh hưởng tới các friends đọc báo trên mạng xã hội, nó thu thập sở thích rồi tưởng vũ trụ đồng tình với mình :)))
Đây là một trong những kênh có nội dung bằng tiếng Việt tinh tế nhất trên cái không gian TH-cam này, SO cho những gì bạn đã và đang mang đến!!
mình cám ơn bạn nhiều ạ!
Hôm nay mình tình cờ biết đến kênh của bạn. Thật là đáng quý khi bạn làm những nội dung đi ngược với số đông như thế này. Còn về việc dùng IELTS để xét tuyển vào đại học thì đây sẽ tạo ra một sự bất công lớn trong giáo dục. Bởi vì đã là một kì thi quốc gia thì tất cả phải thi cùng một đề, một thời gian và khối lượng câu hỏi như nhau. Việc dùng IELTS sẽ làm cho các bạn học sinh ôn luyện trước, nhiều bạn lớp 11 đã có IELTS rồi thì lên lớp 12 thay vì thi 3 môn thì các bạn chỉ cần thi 2 môn, đây rõ ràng là một sự bất công. Chưa kể học sinh ở thành phố có điều kiện học và thi tốt hơn học sinh ở nông thôn.
Trào lưu học IELTS bây giờ mình thấy cũng giống như trào lưu học lấy TOEIC với TOEFL hồi gần 20 năm trước vậy. Nhà nhà TOEFL, người người TOEFL, trung tâm nào mà không căng biển TOEFL là bèo. Với quá trình tự học, "được" học và "bị" học tiếng Anh của mình thì mình nhận ra là ngay cả người học cũng không biết mình muốn cái gì. Người đăng ký học IELTS, TOEFL thì đông nhưng trong quá trình học rơi rụng rất nhiều. Có khi người ta không cần chứng chỉ, người ta chỉ cần học để nói để viết tiếng Anh trôi chảy thôi, daily situations thôi nhưng cũng đâm đầu vô lò luyện để học mẹo đi thi chứng chỉ academic. Người ta bị tác động rồi tưởng muốn trôi chảy English chỉ có con đường học IELTS, TOEFL thôi. Không đi đến đâu và tốn kém! Thậm chí lầm tưởng đó làm cho những anh chị lớn tuổi đăng ký học đại học ngành ngôn ngữ Anh tận 4 năm, khối lượng academic quá trời nặng, chỉ để "nói chuyện được với khách tốt hơn", "được tăng lương trong công ty". Có khi 4 năm đó đi học tiếng Anh kiểu khác lại hợp lý hơn. English frenzy!!!
Mình lo lắng đến việc ngày càng đi sai lệch của việc học đặc biệt là thế hệ càng trẻ, vào tầm thời điểm trước thì người ta đi học là để học cách làm người có ích cho xã hội, thì nay càng ngày càng trở nên thay đổi khi việc học trở thành là để kiếm tiền, là để có mối quan hệ, là để có quyền lực, là để đè đầu cưỡi cổ lên người khác, hơn người, mình tự đặt câu hỏi liệu những cái quan điểm thay đổi như thế này đặc biệt hình thành dần mạnh mẽ và vững chắc cho một thế hệ trẻ liệu nó có đúng có đáng không, đúng ở đây thì tại sao đúng, thế nào là đúng, thế nào là đáng thì nó làm con người ngày càng mất tính người hơn khi mà nhìn vào lịch sử phát triển họ tạo ra luật lệ tạo ra văn minh để con người sống hòa hợp với nhau, con người tôn trọng con người, coi trọng nhân tính thì nay, liệu xã hội của chúng ta có đang đi ngược lại với lịch sử hay không
Một cô bé trẻ tài năng .
Ui em từ video ngành công nghiệp giáo dục nhảy sang video này để nghe chị nói về vđ về giáo dục. Em cũng không biết nói thế nào, nhưng hai video này thực sự rất hay lun ạ.
mình thi ielts 5 lần để đủ 6.5 và trong 4 band ko có band nào dưới 6. thi ielts tốn tiền và chỉ có thời hạn 2 năm. Nếu có 1 phàn nàn về ielts thì mình đề nghị cho valid kết quả đến 5 năm để đỡ tốn tiền thi tới lui để nộp hồ sơ, còn lại thì ielts nó đủ khó để giúp người học tiến lên.
thật sự thích cái giọng của của chị này nói nghe cuốn quá đi à
mà nói câu nào ra là gẫm tới câu đó nói chung là meeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee
Awww hahaha chị này cám ơn em nhaaa
Mới xem và rất thích luôn hahah 😂 mình xin chia sẻ thêm một điều nữa là càng học nhiều ngôn ngữ chữ latin thì mình sẽ càng hiểu hơn về tiếng Anh á. Hồi đó Cindy có học tiếng pháp thì thấy ủa sao học tiếng pháp mà như tiếng anh cái thầy cô mới giải thích là tiếng anh mượn nhiều từ của tiếng pháp tiếng đức lắm (lúc sau tự research thì thấy đúng vậy thiệt). Nên mình càng biết nhiều ngôn ngữ nói chung thì tự dưng mình bớt tôn sùng một thứ tiếng và thấy tiếng nào cũng đẹp một kiểu, như tiếng anh mượn từ tiếng pháp, tiếng việt cũng "việt hoá" mấy nhiều từ tiếng pháp luôn do có thời đô hộ. Hi vọng video này của An sẽ đc lên top và đến đc với nhiều bạn. Chúc An trung thu vui vẻ heheh 🥮🌕
trời càng nói càng thấy mình có nhiều điểm chung 😂 hxua An cũng học tiếng Pháp 2 năm mới biết là tiếng Anh lấy gốc từ ngôn ngữ Latin như tiếng Pháp/Tây Ban Nha/Ý vvv. Càng học mới càng thấy biển trời kiến thức rộng lớn cỡ nào. Cám ơn Cindy nhiều nha happy mid autumn to you too 🍂 ♥️
@@hoaian_le happy learning and sharing nhen 🥳🥳🥳
Hay quá chị ạ, kênh tiếng Việt chất lượng mà em rất hay theo dõi
chị nói quá chuẩn ạ, em thấy quá bất công ạ. thật không thể chấp nhận được nền công nghiệp kinh doanh giáo dục hiện nay
Cảm ơn bạn An Le nghen. Mới coi video nữ quyền của bạn hôm qua mà tui ghiền quá nên theo dõi luôn nè. Nội dung dễ hiểu, nhẹ nhàng mà còn dễ thương nữa!
Vì nước Anh có nhiều thuộc địa nên việc truyền bá ngôn ngữ tiếng Anh cũng theo chân những thực dân đi khắp mọi nơi, hơn nữa ngữ pháp tiếng Anh tương đối dễ hơn tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức... do đó trên thế giới có xu hướng sử dụng tiếng Anh như là một ngôn ngữ quốc tế mà ngôn ngữ Esperanto đã gần như ít người biết đến. Tuy nhiên vấn đề bắt buộc các học sinh phải thi tiếng Anh trong cuộc thi tốt nghiệp phổ thông ở Việt nam thì cô thấy không hợp lý bởi vì việc học ngoại ngữ là cần thiết đối với những bạn học những ngành nghề cần nghiên cứu tài liệu bằng tiếng nước ngoài như ngành Y, hoặc IT howajc một số ngành kỹ thuật. Còn lại những ngành khác như Lịch Sử, Địa lý thì không thể bắt buộc các bạn ấy học ngoại ngữ bởi vì không phải ai cũng có năng khiếu học tiếng nước ngoài. Ngay cả ngành sử học nếu các sinh viên có thể nghiên cứu thư tịch cổ như chữ Nôm hoặc chữ Hán thì khi thi vào trường đại học sẽ có chương trình bắt buộc thì tốt hơn là bắt buộc tất cả phải thi môn Tiếng Anh khi tốt nghiệp phổ thông.
Nếu mà chỉ cần IELTS để apply đại học thì người ta đi du học hết rồi. Để vào đại học thì phải thi thêm SAT, lên cao học thì GRE, GMAT. VN làm ngược đời !
mê kênh của chị quá điiii, đây là video thứ 2 em xem trên kênh và thật sự em rất thích cách nói chuyện của chị, rất rõ ràng và đưa luận điểm cụ thể, content rất thiết thực luôn 🥺
Sau bao nhiêu năm trời mà có em vẫn chưa hiểu vì sao cái trào lưu đua nhau học tiếng Anh lại được nhiều người săn đón, tới chính phủ cũng theo 1 cách mù quáng như vậy. Ở trường của em thì để tốt nghiệp ra trường cần phải có bằng tiếng Anh B1 với những kỹ năng là "nghe- viết- đọc- nói" và yêu cầu tất cả sinh viên (ngành gì cũng như nhau) phải có bằng B1 thì mới xét những yếu tố khác để ra trường....... mà trong số đó có rất nhiều người ra trường xong thì tấm bằng ấy vứt xó🤣 đơn giản vì có dùng đến đâu🤣🤣🤣. Trừ những người có cơ hội làm việc ở nước ngoài hoặc phải giao tiếp với người ngoại quốc mới (cộng lại cũng chỉ là phần nhỏ) mới cần dùng đến cái bằng ấy, không là tấm bằng ấy vô giá trị, trong khi việc theo đuổi tiếng Anh với những người không có năng khiếu và trình độ môn này phải nói là cực khó vô cùng, tốn kém biết bao nhiêu thời gian, công sức và tiền của, thậm chí có người ra trường muộn vài năm chỉ vì thiếu cái bằng tiếng Anh. Ở các cấp học phổ thông người ta chạy đua IELTS chắc chỉ có những người có tham vọng đi du học nước ngoài mới ham chứ thực ra họ cũng chỉ là những người "có giá" khi ở trong nước, còn khi ra các nước dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ bản địa thì họ cũng chỉ là "tầm thường" vì họ giỏi tiếng Anh nhưng chắc gì những thứ khác họ đã giỏi????
Em gấc đồng ý với quan điểm của chị, với vị trí là 1 ngừi học và "yêu" môn tiếng Anh thì em đã luôn thấy VN đã biến từ "tận dụng" thành "lạm dụng" ielts hoặc tiếng Anh nói chung.
Em ko nghĩ là e tìm được 1 kênh phù hợp với em tới vậy luôn😍
Mình chuẩn bị tốt nghiệp đại học và đã đủ chuẩn ngoại ngữ để tốt nghiệp. Tháng vừa rồi khi đi xin intern thì mình vô cùng shock vì cái bằng Toeic 925 và Toeic SW 300 (hoàn toàn tự ôn chứ mình không có học thêm ở TT) của mình nó chả có giá trị gì khi đi ghi vào CV để nộp cho các công ty đa quốc gia vì họ yêu cầu thẳng IELTS 6.0 trở lên hoặc TOEFL còn với các công ty Việt Nam thì không có tiếng anh cũng vào làm được. Hiện tại mình vẫn chưa hết shock nên mình nghĩ mình sẽ bắt đầu ôn thi IELTS để có thể mở rộng cơ hội hơn cho bản thân vì cái bằng Toeic của mình tuy cao nhưng chả ai để ý đến.
đợt này chị năng suốt quá! :33
Quá đúng luôn, mình phản đối việc dùng chứng chỉ IELTS để tuyển sinh đại học, dù con trai mình thi IELTS 8.0 (vì con mình đi du học nên là bắt buộc phải thi), nên ở VN thì chỉ nên cộng điểm khuyến khích cho bạn nào có IELTS cao thôi
Thích quan điểm của chị, em có quan điểm hoàn toàn giống chị trong toàn video:), mong chị ra nhiều video hơn nữa
Chị cám ơn em nhiềuu
Quá hay chị
Woww hay quá chị
hừmmmm, kênh bạn khá là hay, mình đánh gia cao khả năng đưa ra luận điểm thú vị và khả năng lập luận dẫn chứng của bạn, thú vị.
Mình cám ơn ạ!
Your smile melts my heart😊
Recommend bạn nên làm podcast ạ😄
hay quá
❤ rất vui vì được xem video của An, quan điểm rất hay!
Bìa cuốn sách mới ra của nhà Tao Đàn giống y bức tranh phía sau An
"Thời của mình" nghe sao mà nhừ quá cô nương ơi =))
Bây giờ mà em muốn tìm kiếm thông tin gì hay học gì cũng điều phải tìm bằng tiếng anh, tại search bằng tiếng việt không có haizzzz
Chị làm vid hay quá ạ ❤❤. Btw, chị có phải cựu hs của PTNK k ạ 🥲
Theo mình biết thì Chị này là cựu hs Trường chuyên TDN, C học ĐH RMIT , học ở Mỹ, cao học ở Luân Đôn, giờ sao lại ở Mỹ ta
chị ui accept following request của em với
fan chị 2 ngày.
xinh
Em cũng đang học tại RMIT và em nhận ra một bạn IELTS 6.5 lúc mới vào trường sau khoảng thời gian nỗ lực học tập thì thành tích học có thể cao hơn rất rất nhiều so với những bạn IELTS 8.0🥲
Giỏi hơn 12 chấm chứ ???
Một câu vô nghĩa!
Rất hay