Gốm sứ Long Tuyền Nem Ngọc cuối thời Nam Tống, đầu thời Nguyên , Mình , Thanh
ฝัง
- เผยแพร่เมื่อ 8 เม.ย. 2022
- Cho đến giai đoạn cuối giữa thời Nam Tống, các thợ gốm Long Tuyền giới thiệu một sản phẩm tráng men hoàn toàn mới lạ. Men đá vôi truyền thống được thay thế bằng men vôi-kiềm. Men vôi-kiềm có độ nhớt cao và độ bóng nhẹ nhàng hơn nhiều. Để mô phỏng các hiệu ứng nhìn ấn tượng giống như ngọc bích, độ dày của men đã được tăng lên bởi kĩ thuật tráng phủ đa lớp. Rất nhiều mảnh men ngọc được sản xuất trong suốt giai đoạn cuối thời Tống đến đầu thời Nguyên có nhiều lớp tráng men. Đá gốm được sử dụng trong các loại bình được trộn với đất sét “zijin” (màu tím đỏ). Chính hỗn hợp mới này giúp sản xuất ra một sản phẩm bằng sứ nhẹ và mỏng với chất lượng cao. Hiện nay, nhiều quan điểm cho rằng các thợ gốm Long Tuyền học và áp dụng kỹ thuật này từ đồ gốm Guan thời Nam Tống.
Cho đến nay, các mẫu vật có niên đại cổ nhất là hai bình với họa tiết là các đường cung được khai quật từ mộ của Cheng Daya (程大雅) ở Zhejiang Songyang (浙江松阳). Ngôi mộ này có niên đại từ năm Thanh Viễn (庆元元年) thứ nhất, nghĩa là năm 1197 trước CN. Các bình này cho thấy dấu hiệu hai lớp tráng men đã được sử dụng. Các bình này tương tự như các mẫu vật dưới đây.
Men ngọc Long tuyền quý hiếm (phần 2)
Hai loại men ngọc chất lượng cao được sản xuất. Một loại là một lớp men dày được phủ lên đồ nung lần một có màu trắng (với số lượng đất sét zijin ít hơn), và loại thứ hai là một lớp men dày theo kiểu Guan với đồ nung lần mootf có màu đen mỏng hơn (với số lượng đất sét zijin được sử dụng nhiều hơn). Giai đoạn từ cuối thời Nam Tống đến đầu thời Nguyên là kỷ nguyên vàng cho việc sản xuất men ngọc. Các loại bình gốm sứ Long Tuyền được làm ra rất tinh xảo, tráng men mỏng với kỹ thuật cao. Lớp men ánh màu ngọc bích dày có chất lượng tuyệt vời từ màu xanh lá cây bột mềm (fenqing (粉青)) và màu xanh lá cây mận (meizhiqing (梅子青)) thể hiện cho hai loại men thành công nhất được săn lùng bởi nhiều nhà sưu tập. Cả hai loại đều được nung dưới nhiệt độ thấp hơn. Màu xanh lá cây mận được nung với nhiệt độ cao hơn và có màu xanh ngọc bích rõ ràng và trong suốt. Màu xanh lá cây bột mềm được nung với nhiệt độ thấp hơn cho ra lớp men kém trong suốt nhưng ánh ngọc bích nhẹ nhàng hơn. Trong giai đoạn thời Nam Tống và đầu thời Nguyên, men fenqing chiếm ưu thế trong khi men meizhiqing thường được tìm thấy trong thời Nguyên. Ngoài ra còn có một số sản phẩm gốm sứ Long Tuyền với men màu vàng nhạt hoặc màu cam, là kết quả của quá trình ôxi hóa vô tình xảy ra trong quá trình nung.
Men ngọc Long tuyền quý hiếm (phần 2)