Kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 7 ก.ย. 2024
  • 1. Yêu cầu sinh thái
    1.1 Nhiệt độ và ẩm độ
    Cây tiêu có khả năng chịu được nhiệt độ thấp nhất 10oC, cao nhất 40oC, phát triển tốt ở nhiệt độ không khí 20-32oC, ẩm độ tương đối trên 70% và nhiệt độ đất ở độ sâu 30cm khoảng 25-28oC.
    1.2 Lượng mưa
    Cây tiêu cần lượng mưa cao, phân bố đều trong mùa mưa nhưng phải có mùa khô rõ rệt, tổng lượng mưa hàng năm thích hợp cho cây tiêu trong khoảng 1.500 - 2.500mm.
    1.3 Ánh sáng và gió
    Cây tiêu ưa ánh sáng tán xạ và thích môi trường lặng gió.
    1.4 Cao độ
    Cây tiêu có thể trồng đến cao độ 1.200m so với mặt nước biển, nhưng phát triển tốt trên đất cao vùng đồng bằng, cao độ dưới 600m.
    1.5 Đất trồng
    Cây tiêu phát triển tốt trên đất phì nhiêu, giàu hữu cơ, tơi xốp, thoát nước tốt; pH đất thấp nhất 4,5; tốt nhất trong khoảng 5,5-6,5; tầng đất canh tác trên 70cm, tốt nhất trên 1m; đất có độ dốc dưới 10%, tốt nhất 3-5%; mực nước ngầm sâu hơn 2m vào mùa mưa.
    2. Giống
    Các giống tiêu được trồng phổ biến trong sản xuất ở các tỉnh phía Nam:
    2.1 Vĩnh Linh
    - Lá có màu xanh đậm, khi đưa lên soi ánh nắng mặt trời thấy loang lổ màu vàng nhạt, đây là đặc điểm riêng biệt để nhận diện giống;
    - Chiều dài cành cấp 1 khá dài, trung bình 51cm, gié quả dài trung bình 10cm, tỷ lệ hạt tươi/khô đạt 2,67;
    - Cho năng suất cao trong điều kiện thâm canh, ít bị nhiễm bệnh chết nhanh và vàng lá chết chậm.
    2.2 Tiêu Trung
    - Có nơi gọi là tiêu sẻ Mỡ, lá có màu xanh nhạt, hiện được trồng phổ biến ở Bình Phước, Đăk Nông và Đăk Lăk, giống cho năng suất cao, ít bị dịch hại.
    2.3 Tiêu Sẻ
    - Lá nhỏ, chiều dài lá trưởng thành trung bình 12,3cm, chiều rộng lá 6,8cm, lá màu xanh nhạt;
    - Cành nhỏ và ngắn, chiều dài trung bình 38,4cm; gié quả ngắn, quả nhỏ, tỷ lệ hạt tươi/khô đạt bình quân 3,21;
    - Cho năng suất khá ở những vụ thu hoạch đầu trong điều kiện thâm canh;
    - Nhược điểm là dễ bị nhiễm bệnh, nhất là bệnh chết nhanh.
    2.4 Tiêu Ấn Độ
    - Có hai dạng, dạng đọt xanh và dạng đọt tím;
    - Mắt cuối của cành cho quả (cành ác) thường mang hai gié hoa, giống cho chùm quả dài, đóng hạt dày;
    - Cho thu hoạch sớm và năng suất cao ở những vụ thu hoạch đầu;
    - Nhược điểm của giống này là tăng trưởng mạnh dẫn đến năng suất giảm sau 3-4 vụ thu hoạch.
    2.5 Tiêu Phú Quốc và tiêu Hà Tiên
    - Có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, cho thu hoạch quả sớm, khoảng năm thứ hai sau trồng;
    - Chiều dài gié quả 7,6 cm; dung trọng hạt đạt bình quân 545g/L.
    Các giống tiêu thích nghi tốt, được khuyến cáo trồng cho các vùng trồng tiêu chính:
    - Duyên hải miền Trung: giống Vĩnh Linh
    - Tây Nguyên: giống Vĩnh Linh, tiêu Trung và tiêu Sẻ
    - Đông Nam bộ: giống Vĩnh Linh, tiêu Trung, tiêu Sẻ và tiêu Ấn Độ
    - Phú Quốc: giống tiêu Phú Quốc và tiêu Hà Tiên
    3. Phương thức nhân giống
    Chọn giống tiêu cho năng suất cao, chất lượng hạt tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng. Chọn hom giống từ cây tiêu khỏe mạnh, ở vườn tiêu không có dấu hiệu sâu bệnh, nhất là bệnh tiêu điên (virus).
    + Hom giống
    Dây thân: tiêu trồng từ dây thân mau cho quả, thường năm thứ 3 sau khi trồng, năng suất cao và tuổi thọ kéo dài trên 10 năm, tỷ lệ hom sống cao (khoảng 90%).
    Dây lươn: tiêu trồng từ dây lươn cho quả chậm hơn và phải đôn tiêu, thường từ năm thứ 4 sau khi trồng, tuy vậy cây tiêu cho năng suất cao, ổn định và lâu già cỗi (trên 15 năm).
    + Kỹ thuật cắt hom
    Chọn hom bánh tẻ, không quá non và quá già, mỗi hom có 4-6 đốt, thông thường 5 đốt, không sử dụng đoạn hom cách ngọn 20-25cm.
    Cắt hom tiêu vào mùa mưa, hom thân lấy trên cây mẹ 1-2 năm tuổi. Cắt chừa gốc một đoạn 40-60cm, không làm tổn hại đến cây mẹ và hom giống, phần dưới của hom cắt xéo cách đốt cuối cùng khoảng 2cm, cắt bỏ lá ở những đốt được vùi vào đất, cắt 1/2-2/3 các lá còn lại để giảm bớt sự thoát hơi nước của hom. Hom tiêu cắt xong cần ươm ngay, nếu vận chuyển đi xa cần bó mỗi bó 50 hom, đặt trong thùng xốp, phun nước đều.
    + Xử lý hom giống
    Để hom tiêu mau ra rễ và ít nhiễm bệnh, trước khi giâm hom tiêu được ngâm ngập phần gốc 2-3cm trong dung dịch nước đường (1-2%) có pha chế phẩm Trichoderma spp., Pseudomonas fluorescens, Azospirillum spp. trong 30 phút.
    + Ươm hom
    Sau khi xử lý xong có thể ươm hom vào luống hoặc vào bầu.
    Luống: có chiều dài 5-6m, rộng 1,0-1,2m; đất trên luống cần trộn đều phân theo liều lượng 25-30kg phân chuồng hoai + 0,5kg super lân cho 10m2 luống. Ươm hom cách hom 15-20cm.
    Bầu: Dùng bầu PE hoặc giỏ tre, bầu có kích thước dài 23-25cm, rộng 15-17cm, bầu PE được đục 8-10 lỗ để dễ thoát nước. Đất vào bầu cần trải phơi nắng để diệt vi sinh vật gây bệnh, trộn 2 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng hoai, trộn đều 0,5kg phân super lân cho 200kg hỗn hợp đất và phân chuồng, mỗi bầu ươm 2 hom.
    Đất trên luống ươm và đất vào bầu ươm cần được xử lý với chế phẩm vi sinh vật có ích (Trichoderma spp.) và hóa chất bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Ethoprophos để hạn chế dịch hại.

ความคิดเห็น • 12