Pháp Thoại Mới "RẤT HAY VÀ THỰC TẾ" Ngày 08. 01. 2025 - Thầy Pháp Hòa Tu Viện Tây Thiên CaNaDa

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 7 ม.ค. 2025

ความคิดเห็น • 12

  • @HoaHoang-iw9yg
    @HoaHoang-iw9yg 18 ชั่วโมงที่ผ่านมา +1

    A di đà phật con kính chúc thầy luôn vui khor an la tất cả các quý phật tử bình an A di đà phật

  • @ThihaNguyen-ml1vs
    @ThihaNguyen-ml1vs วันที่ผ่านมา +4

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Con xin cảm ơn Thầy Pháp Hòa đã giảng dạy cho con nghe những bài học sâu sắc trong đời sống. Con kính chúc Quý Thầy thân tâm thường an lạc.

  • @NguyenAn-hn1gl
    @NguyenAn-hn1gl วันที่ผ่านมา +1

    Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật 🙏🏻🙏🏻🙏🏻❤️

  • @MK-vanes
    @MK-vanes วันที่ผ่านมา +1

    Nam mô a di đà Phật ist 🙏🙏🙏

  • @HieuVo-n6z
    @HieuVo-n6z วันที่ผ่านมา +2

    🙏🙏🙏🙏🙏🙏

  • @thuhienle1475
    @thuhienle1475 วันที่ผ่านมา +2

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Dạ, con xin trân trọng cảm ơn Người Thầy Vĩ Đại Kính yêu thật là cao quý 💐, con kính nguyện Quý Thầy luôn khoẻ mạnh, an vui. Nam Mô A Di Đà Phật 🌹🍀❤️🌲

  • @thiduongnguyen3354
    @thiduongnguyen3354 วันที่ผ่านมา +2

    A di đà phật

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 16 ชั่วโมงที่ผ่านมา

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ).
    Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
    Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
    Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
    Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
    + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Giới Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới Luật “
    Nam Mô Đệ Nhất Về Tu Thiền Ly Bà Đa ( Kaṅkhārevata ) Tôn Giả.
    + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở.
    Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả.
    Nam Mô Phúc Lành Đầu Tiên ( s, p : Piṇḍola - Bharadvāja, 賓頭盧頗羅墮 ), Phúc Điền Đệ Nhất ) Tân Đầu Lô Phả La Đọa Xà ( Tân Đầu Lô Phả La Đọa Thệ ( 賓頭盧頗羅墮誓 ), Phả La Đọa ( s : Bharadvāja, 頗羅墮 ), Tân Đầu Lô ( 賓頭盧 ) hay Tân Đầu ( 賓頭 ); Trường Mi Tăng ( 長眉僧 ) hay Trường Mi Sa Môn ( 長眉沙門 ) ).
    Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Đại Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Tôn Giả.
    Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Bồ Tát.
    ( ……Dù Cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành - Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau ……).
    Nam Mô Tây Thiên ( Ấn Độ ), Đông Độ ( Trung Hoa ), An Nam ( Việt Nam ), Xiêm La ( Thái Lan ) Truyền Giáo Lịch Đại Tổ Sư Giác Linh.
    Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    Vui thay, Phật ra đời !; Vui thay, Pháp được giảng !; Vui thay, Tăng hòa hợp !; Hòa hợp tu, vui thay !.
    Khó thay, được làm người; Khó thay, được sống còn; Khó thay, nghe diệu pháp; Khó thay, Phật ra đời !.
    Chúng con thành tâm cầu nguyện, cầu mong cho tất cả pháp giới chúng sinh dù tu theo tông ( tôn ) nào, môn nào trong đạo Phật thì luôn luôn cố gắng nương về, quay về bên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Thánh Chúng, Tứ Chúng trong tăng đoàn của Ngài. Luôn luôn khắc nhớ, hành theo những lời dạy căn bản, xuyên suốt của Ngài : Ba mươi bảy phẩm trợ đạo; Thập nhị nhơn duyên; Lấy giới Luật làm Thầy, nghiêm trì Giới luật; Giữ vững tinh thần “ Lục Hòa “ trong đạo Phật và áp dụng vào đời sống thực tiễn của mỗi người; Đừng làm các điều ác, siêng làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch, là lời Chư Phật dạy; Cố gắng giữ được Thiền định trong từng sát na, hơi thở, ……
    Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo : ( Đoạn 1 ) :
    + Tứ Niệm Xứ ( Bốn Món Niệm Xứ )
    + Tứ Chánh Cần ( Bốn Món Chánh Cần )
    + Tứ Như Ý Túc ( Bốn Món Như Ý Túc )
    + Ngũ Căn ( Năm Căn )
    + Ngũ Lực ( Năm Lực )
    + Thất Bồ Đề Phần ( Bảy phần Bồ Đề )
    + Bát Chánh Đạo Phần ( Tám Phần Chánh Đạo ).
    TỨ DIỆU ĐẾ
    Tứ Diệu đế là : Khổ Diệu Đế ( Dukkha ariyasacca ), Tập Diệu Đế ( Samudaya ariyasacca ), Diệt Diệu Đế ( Nirodha ariyasacca ), Đạo Diệu Đế ( Magga ariyasacca ).
    Sau khi đắc đạo thành bậc Chánh đẳng Chánh giác, Đức Thế Tôn, mới Chuyển Pháp Luân, Ngài ngự đến rừng Lộc Giả
    ( Isipatanamigadayavana ), gần thành Baranasi thuyết pháp độ năm vị tỳ khưu, bọn Kiều Trần Như và 18 vạn Phạm thiên.
    1. Khổ Diệu Đế : Đức Thế Tôn tự thuyết rằng :
    Tatthakatama jatipidukkha jarapidukkha byadhi pidukkha maranampidukkha sokaparidevadukkha domanassupayasapidukkha appiyehisampayogodukkha piyehivippayogodukkho yampicchamnalabhati tampidukkha samkhittenapancupadanakkhandhapidukkha
    Nầy các vị tỳ khưu ! Những sự thống khổ mà Như Lai diễn giải đây, nó hằng phá hại chúng sanh phải chịu nhiều sự khổ não không ngừng nghỉ, đeo đuổi mà làm cho chúng sanh phải chịu điêu đứng không cùng, những sự khổ ấy như thế nào ? Nầy các vị tỳ khưu! Sự khổ có tất cả 13 điều :
    1.1. Jati dukkha: khổ vì sự sanh ;
    Như Lai gọi khổ vì sự sanh, bởi chúng sanh đều phải có sự khổ từ khi di chuyển sanh trong 4 loại: andaja: loài noãn sanh, trước sanh trong trứng, sau mới nở ra thành con vật; jalambuja: loài thai sanh, sanh vào bào thai mẹ (như loài người); samsedaja: loài thấp sanh, sanh nơi ẩm thấp (như côn trùng); upapatika: loài hóa sanh, hóa sanh nguyên hình, như Chư thiên, một phen sanh ra thì đều đủ các thể chất, như một người tuổi lên mười sáu. Cách hóa sanh, chẳng phải chỉ có Chư thiên, mà nhơn loại cũng có khi được như nàng Ambapasika, cùng người Bà-la-môn Pokkharasāti.
    Tất cả chúng sanh trong 4 loại này đều phải chịu chi phối của sự sanh, đó là duyên khởi luân hồi trong tam giới, sanh diệt, diệt sanh khắp loài, khắp cõi, không nơi cùng tột. Dầu chúng sanh, thuộc loại Thai sanh, hoặc có lục căn đầy đủ, hoặc không đầy đủ, thuộc loại Noãn sanh, Thấp sanh hay Hóa sanh chẳng hạn đều phải chịu các sự khổ sanh như nhau không sao tưởng được, nhưng loại Thai sanh thường chịu nặng nề hơn.
    ............

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 16 ชั่วโมงที่ผ่านมา

    Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo : ( Đoạn 4 ) :
    1. Khổ Diệu Đế : Đức Thế Tôn tự thuyết rằng :
    Trong kinh Pāli, Phật có thuyết: Loài thai sanh, từ lúc mới sanh đến chết, tùy duyên nghiệp mà chịu 10 điều thống khổ như:
    1.13. Pāncupadanakhanda dukkha : khổ vì sự chấp trước ngũ uẩn.
    Chấp thân ngũ uẩn - Ngũ uẩn trong thân tứ đại hiệp tan chẳng định, chúng sanh vì hôn muội cho là bền bỉ lâu dài, cố chấp những thứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức ấy thiệt thuộc của ta, sự cố chấp ấy chẳng qua là miếng mồi của lòng ái dục. Bởi sự cố chấp vì quá mến yêu, một khi các uẩn tiêu tan chúng sanh phải âu sầu khổ não. Trái lại, thân của các bậc Thánh nhơn còn trong cõi thế gian này, thì chỉ có một sắc uẩn mà thôi, còn về thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn, cả bốn uẩn ấy đã về thánh vức, cho nên chỉ các bậc Thánh nhơn mới thoát khổ vì không chấp trước ngũ uẩn.
    Ngũ uẩn trong thế gian này Đức Thế Tôn cho là cội nguồn, phát sanh tất cả tội khổ, các bậc thiện trí thức có trí huệ thông minh, muốn hiểu biết rõ rệt cái khổ diệu đế, nên suy xét theo những điều giảng giải sau đây.
    Trong Kinh Visuddhimagga Phật có giải rõ rệt như vầy :
    Các bậc tu hành có trí huệ muốn tham cứu về Tứ Diệu Đế phải biết rằng sự cố chấp thân ngũ uẩn là nơi phát sanh tất cả 12 tội khổ, cũng như mặt quả địa cầu là nơi phát sanh các loài thảo mộc.
    Các sự khổ não hằng vấn vương theo sự chấp thân ngũ uẩn không rời, dứt khi nào. Dầu chúng sanh có thọ sanh vào cảnh giới nào mà còn chấp thân ngũ uẩn, thì tất cả 12 điều khổ nó vẫn theo đuổi, dính liền theo trong cảnh giới ấy, cũng như bóng theo hình, không trông dứt bỏ được.
    Bởi thế, nên Phật dạy các bậc tu hành, phải lần lần xa lìa các sự khổ não, chẳng nên xu hướng theo sự cố chấp, phải suy xét cho thấy ngũ uẩn là giả dối chấp thân ngũ uẩn là cái mầm phát sanh lòng ái dục mà ái dục tức mẹ đẻ các sự thống khổ.
    Sự mê chấp theo ngũ uẩn Phật chia ra thành 2 pháp là sắc pháp ( rupadhamma ) và danh pháp ( namadhamma ), sắc uẩn ( rupakhandha ) là sắc pháp phải chịu cho phối bởi thời tiết lạnh nóng mà tiêu tan, còn thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn đều là danh pháp chỉ nương theo các cảnh trần nhứt là sắc trần mà thôi.
    Các bậc tu hành khi biết chắc chắn dầu cho sắc pháp hay danh pháp cũng điều là khổ, phải hằng niệm ( namarupam dukkham ). “ Sanh ra có danh pháp và sắc pháp này thì hằng chịu những sự khổ não nhứt là khổ sanh, khổ già, khổ bệnh, khổ chết, những sự khổ ấy không chừa chúng sanh nào tất cả ”. Niệm như thế cho tâm an tịnh xa lìa các sự thống khổ.
    Chúng sanh nào chẳng có duyên lành không nghe được lời giảng thuyết này, bao giờ hoạn họa lâm thân tất nhiên phải buồn rầu sợ sệt, trái lại hạng Thánh Thinh-văn hữu duyên được nghe pháp của Như Lai giảng giải rồi, khi nào có tai nạn chi xảy đến cũng có thể vùi lấp một cách dĩ vãng, vì các Ngài đã dùng trí huệ suy xét thấy chắc rằng tất cả chúng sanh trong thế gian, dầu cho có thế lực đến đâu, gia tài sự sản, bạc vàng châu báu nhiều đến bao nhiêu, quyền cao tước cả thế nào, những sự khổ cũng không nể sợ mà tránh xa ai cả. Vì những lẽ xác thật như thế cho nên Đức Như Lai mới cho là khổ diệu đế, bởi Phật cùng các vị A La Hán thấy rõ rệt các điều khổ não do nhờ cái Diệu giác viên minh là nhờ cái huệ sáng suốt của các Ngài, còn hành Thinh-văn chỉ nhờ có nghe giảng giải mới biết đặng các sự khổ thường vương vấn cho tất cả chúng sanh dầu các bậc A La Hán nhứt là Phật mà còn thân tứ đại trong trần ai này cũng không tránh thoát, bao giờ các Ngài bỏ lìa xác thân mà nhập vào cõi tịch tịnh Niết Bàn chừng ấy mới được khỏi thôi.
    2. Dukkha samudaya ariyasacca - Tập Khổ Diệu Đế :
    Đức Thế Tôn tự lập lời hỏi, mà giải về tập khổ diệu đế như vầy : Này các vị tỳ khưu ! Tập khổ diệu đế là gì ?
    Ngài tự giải đáp : Lòng ái dục làm cho chúng sanh thọ sanh mà sanh vào các cảnh giới mới, ái dục là sự khao khát, ưa muốn, vui thích trong tam giới cho nên chúng sanh sanh vào cảnh giới nào cũng tại nó dắt dẫn và đeo đuổi trong cảnh giới ấy, không rời bỏ bao giờ. Sự ưa muốn về sắc trần, thinh trần, hương trần, vị trần và xúc trần, nó ôm ấp, khắn khít trong tâm, chẳng khác dây thiết tỏa trói buộc chúng sanh trong tam giới mà phải chịu cái nạn tử sanh, sanh tử, chịu khổ sanh trong các cảnh giới nhỏ to, khổ già, khổ bệnh làm cho tiều tụy xác thân, rồi khổ chết chực hờ mà đoạn đứt mạng căn.
    Lòng ái dục của chúng sanh có 03 bực : kama tanha : ái dục trong cảnh dục giới; bhava tanha : ái dục trong cõi trời sắc giới; vibhava tanha : ái dục trong cõi trời vô sắc giới.
    Ái dục trong dục giới - Thuộc về cái tâm tham luyến theo ngũ dục và vọng móng cho được sanh làm người và làm Chư thiên trong sáu tầng trời dục giới ( Chakamavacara ), tất cả chúng sanh hằng bố thí, trì giới và làm các điều phước thiện, chỉ mong cho kết quả đặng mà sanh làm người, làm trời trong các cảnh trời dục giới, ấy gọi là ái dục trong dục giới.
    Ái dục trong sắc giới - Thuộc về tâm tham muốn của một hạng tu hành, vì lòng thường kiến, tưởng rằng: Nếu đặng sanh vào cõi trời sắc giới hoặc vô sắc giới thì tránh khỏi đặng những khổ già, đau, chết. Tin chắc như thế mới ráng tinh tấn tu hành chỉ ước mong sanh vào cõi sắc ấy, cho nên gọi là ái dục trong sắc giới.
    Ái dục trong vô sắc giới - Là sự tham lam của tâm đoạn kiến, cho rằng: nếu sanh vào được cõi trời vô sắc rồi tự nhiên đoạt tuyệt nguồn sanh tử luân hồi, cho nên có hạng tu hành chấp theo đoạn kiến ấy rồi tham vọng cho đặng sanh vào cõi ấy, cho nên gọi là ái dục trong vô sắc giới.
    Ba cái tâm ái dục ấy gọi là tập khổ diệu đế, bởi nói là cái tập nhân sanh các quả khổ, tâm ái dục (kama bhaba); tâm ái dục trong sắc giới, và tâm ái dục trong vô sắc giới đều là tập nhân phiền não trong cõi sắc (rupa bhaba) và cõi vô sắc (arupa bhaba).
    Ngoài ba cái tâm ái dục, các sự khổ não không do đâu mà phát sanh ra được. Nếu có thể đoạn tuyệt được lòng ái dục, thì những sự khổ sanh, lão, bịnh, tử, cũng đồng thời tiêu diệt.
    Bởi cái tâm ái dục, hằng dắt dẫn xô đẩy làm cho chúng sanh phải trầm luân đời đời kiếp kiếp trong biển khổ. Cái biển chính là tam giác mênh mông không bến không bờ, không nơi cho chúng sanh nương dựa, cho nên Như Lai mới gọi ái dục là mẹ đẻ các tội khổ vậy.
    Rồi đó Đức Thế Tôn giảng giải về nhân sanh ái dục trong các trần cảnh, Ngài nói: Nầy các vị tỳ khưu ! Cái tâm ái dục phát sanh nơi nào, muốn diệt nó thì cũng diệt tại nơi ấy. Nghĩa là cái chi ta yêu mến, hạp ý, vừa lòng, do đó mà lòng ái dục phát sanh.
    Cái tâm ái dục nếu giải rộng ra thì có 108 : tâm ái dục trong dục giới có 36, tâm ái dục trong sắc giới có 36, tâm ái dục trong vô sắc giới có 36. Tất cả tâm ái dục trong 03 cõi có 108 như sau đây : 36 cái tâm ái dục trong dục giới chia ra làm 3 thời kỳ: thời kỳ quá khứ 12, thời kỳ hiện tại 12 và thời kỳ vị lai 12. Lại, mỗi thời kỳ là 12 đó chia ra làm hai : 6 cái tâm ái dục do nơi lục căn là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn và ý căn; 6 cái tâm ái dục do nơi lục trần là sắc trần, thinh trần, hương trần, vị trần, xúc trần và pháp trần.
    ............

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 16 ชั่วโมงที่ผ่านมา

    Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo : ( Đoạn 3 ) :
    1. Khổ Diệu Đế : Đức Thế Tôn tự thuyết rằng :
    Trong kinh Pāli, Phật có thuyết: Loài thai sanh, từ lúc mới sanh đến chết, tùy duyên nghiệp mà chịu 10 điều thống khổ như:
    1.4. Marana dukkha : khổ vì chết;
    Đức Thế Tôn giải về sự khổ vì chết: Này các vị tỳ khưu ! Pháp nào mà vùi dập cái tâm, làm cho tiêu tan ngũ uẩn, làm cho thức thần lìa bỏ xác dơ, làm cho đứt đoạn sự sống của chúng sanh, Như Lai gọi là pháp làm cho chết.
    Bởi khi thức thần sắp lìa xác thịt thì chất lửa trong thân tứ đại phát lên rất mạnh, làm cho thân thể nóng hầm, tinh thần mê sảng, cũng như ai đem lò lửa để bên mình. Nếu chúng sanh trước kia đã tạo nhiều nghiệp dữ do nơi thân, khẩu chẳng hề thương xót nhau, khi sắp chết thì những hiện tượng của tâm tưởng ( gatinimitta ) hoặc khổ nghiệp ( dukkha nimitta ) lần lượt hiện lên làm cho thấy rõ ràng. Cái khổ nghiệp biến hiện ra cho thấy nhiều cái quái tượng như thấy lửa nơi địa ngục, thấy quỷ sứ cầm khí giới muốn xẻ thịt phân thây, thấy bị xiềng xích trói trăn, thấy quạ, kên kên bao vây cắn mổ. Những cái quái tượng nó làm cho người sắp chết phải hãi hùng, hối tiếc sự sanh tồn của mình, làm cho thân thể bứt rứt, vẫy vùng, tâm thần hỗn loạn, chẳng còn thế ức niệm việc lành nào đặng.
    Bởi thế, nên tất cả chúng sanh trong tam giới, trừ Phật và các vị A La Hán, đều hết lòng sợ sệt sự chết. Như chúng ta có sự sống trên đời này, đến khi cái thức thần muốn lìa bỏ cái thân tứ đại, chúng ta hối tiếc và tham luyến sự sống vô ngần. Các sự thống khổ trong khi chết không sao nói được, cho nên Như Lai gọi là khổ vì sự chết.
    Những bậc hiền triết có trí tuệ sáng suốt nên suy xét xem, bốn điều khổ là sanh, già, đau, chết chẳng khác chi bốn kẻ cướp, thân ta chẳng khác thù địch bốn kẻ cướp ấy, nên chúng chỉ tìm dịp sát hại sanh mạng ta. Kẻ cướp thứ nhứt là sự sanh, trước hết nó tìm làm bạn với ta, nó ton hót, dỗ dành làm cho ta yêu mến tin tưởng không muốn rời nó. Khi bị mãnh lực ám ảnh đã đem hết lòng tin cậy nơi nó rồi, thừa dịp nó lừa dẫn ta vào nơi rừng vắng, chực sẵn đó tướng cướp thứ hai là sự già, xông ra vây đánh ta cho sức mòn hơi kiệt, tướng cướp thứ ba là sự bệnh, thừa dịp mà tàn phá, đánh đập thân làm cho thân thể ta chịu đau đớn nặng nề, tướng cướp thứ tư là sự chết, nhơn dịp ta thừa sống, thiếu chết mà nhảy ra cướp sự sống của ta làm cho thân, tâm chia rẽ mà phải tiêu hoại rã tan. Với bốn điều khổ não đại khái là sanh, già, đau, chết. Như Lai gọi là sự khổ chuyền kết trong tâm của tất cả chúng sanh trong tam giới ( Ajjhattika dukkha ).
    Sau khi diễn giải xong bốn điều khổ đại khái, Đức Thế Tôn tiếp tục giải về khổ vì uất ức, khổ vì sanh tử biệt ly, khổ vì các sự thống khổ, khổ vì trái ý nghịch lòng, khổ vì bực bội nóng nảy trong tâm.
    1.5. Soka dukkha : khổ vì sự uất ức;
    Này các vị tỳ khưu! Sự uất ức, có mãnh lực làm cho tâm của chúng sanh nóng nảy, bực bội, rắn khô, làm cho chúng sanh quên ăn, mất ngủ, đó gọi là khổ vì sự uất ức.
    1.6. Parideva dukkha : khổ vì sự sanh tử biệt ly;
    Sự sanh tử biệt ly có cách hành động làm cho chúng sanh phải tức tưởi, nước mắt nhỏ tuôn vì lẽ cha, mẹ, vợ, con, thân bằng quyến thuộc, một khi thần chết đến làm cho kẻ mất người còn, thiệt khổ không chi sánh được, đó gọi là khổ vì sự sanh tử biệt ly.
    1.7. Dukkha dukkha : khổ vì các sự thống khổ;
    Khổ khổ, là sự khổ nào làm cho tâm của chúng sanh phải hồi hộp rụt rè, làm cho hơi thở nặng nề mệt nhọc, tính toan nhiều kế, miệng nói chẳng ra lời, vì bị kẻ cường mãnh hà hiếp, hoặc có tội với quốc luật mà phải chịu hành phạt, như thế gọi là khổ vì các sự thống khổ.
    1.8. Domanassa dukkha : khổ vì sự trái ý nghịch lòng;
    Khổ vì trái ý nghịch lòng, là những khổ làm cho tâm của chúng sanh phải nóng nảy, phát sanh giận dữ, lửa lòng bồng bột, tâm phải chịu thắt thẻo thiết tha, nguyên nhân cũng vì chấp phân nhơn ngã, khổ ấy gọi là khổ vì trái ý nghịch lòng.
    1.9. Upayasa dukkha : khổ vì sự bực bội nóng nảy trong tâm;
    Khổ vì nóng nảy bực bội trong tâm, khi ta bị đánh đập, rày la hoặc bị vu oan giá họa, ta có lẽ phải mà không thể phô bày, tâm ta nóng nảy bực bội không sao nói được, ấy gọi là khổ vì nóng nảy bực bội trong tâm.
    Kế đó, Đức Thế Tôn giải về bốn điều khổ, không ưa mà phải gần, ưa mà phải xa, cầu không được, chấp thân ngũ uẩn.
    1.10. Appiyehi sampayoga dukkha : khổ vì sự không ưa mà phải gần;
    Không ưa mà phải gần - Ngũ trần là sắc, thinh, hương, vị, xúc mà không hạp, không phải nơi ưa muốn yêu thương, không vừa lòng đẹp ý, mà phải chịu gần gũi ấp yêu, tuy trong tâm hằng muốn rứt bỏ tránh xa, trái lại nó vấn vương gặp gỡ, khổ ấy gọi là khổ vì không ưa mà gần.
    1.11. Piyehivippayogadukkha : khổ vì sự ưa mà phải xa;
    Thương mà phải xa - Ngũ uẩn là sắc, thinh, hương, vị, xúc, chẳng hạn trần nào mà thích hợp, ta hằng muốn tiếp xúc, dựa kề, những trần ấy lại phải phân chia xa cách, chẳng đặng vừa lòng sở dục của ta; hoặc trong thế gian này ta phải chia lìa cha mẹ, vợ con, thân bằng quyến thuộc là những người thương yêu trìu mến, hoặc bị cảnh cửa mất nhà tiêu, thân danh hoại giá, những sự thương yêu tiếc mến trong cảnh chia ly gọi là sự khổ vì thương mà chẳng đặng gần.
    1.12. Yampicchamnalabhati dukkha : khổ vì sự thất vọng;
    Cầu mà không đặng - Khổ vì cầu không đặng phát khởi lên do lòng hy vọng một điều gì mà chẳng được toại. Hằng thấy biết bao người chán nản vì mong cầu việc chi mà không kết quả. Chúng sanh, sanh trong thế gian hằng có lòng ham muốn, trừ ra các bậc Thánh nhơn A La Hán. Vậy nên những nỗi khổ này gọi là khổ vì cầu không đặng.
    ............

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 16 ชั่วโมงที่ผ่านมา

    Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo : ( Đoạn 5 ) :
    2. Dukkha samudaya ariyasacca - Tập Khổ Diệu Đế :
    Tâm ái dục do lục căn - Khi nào ta đứng trước gương soi bóng ta, ta thấy mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hình ta rồi ta phát lòng yêu mến, hài lòng, phấn khởi làm vui mừng mà cho lục căn ta đều xinh đẹp, đó gọi là tâm ái dục phát khởi do lục căn.
    Tâm ái dục phát khởi do lục trần ‒ Khi nào ta thấy vật chi hoặc hữu tưởng hoặc vô tưởng mà ta cho là xinh đẹp; nghe tiếng chi dịu dàng êm ái; hửi mùi chi thơm tho; nếm mùi chi ngon ngọt, rờ đụng vật chi mềm mại, mát mẻ; gặp lý do nào vừa ý hạp lòng; rồi phát khởi lòng tham muốn, muốn cho đặng tất cả những sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp ấy thuộc về của ta. Đó gọi là lòng ái dục phát khởi do lục trần.
    Sáu cái tâm ái dục phát khởi do lục căn hiệp với 06 cái tâm ái dục phát khởi do lục trần là 12, cả 12 cái tâm ái dục trong kiếp hiện tại hiệp với 12 cái tâm ái dục trong kiếp quá khứ và 12 cái tâm ái dục trong kiếp vị lai đều đủ là 36 cái tâm ái dục. Cộng chung 36 cái tâm ái dục trong Dục giới, 36 cái tâm ái duc trong Sắc giới và 36 cái tâm ái dục trong Vô sắc giới. Tất cả là 108 cái tâm ái dục.
    Nếu đem ba cái tâm ái dục là ái dục trong Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới mà nhân cho 6 căn, thì 6 căn ấy phải 3 lần lên là 18; 3 cái tâm ái dục trong 3 cõi nhân cho 6 trần, thì cũng 3 lần 6 trần là 18. Cộng chung 2 lần 18 ấy là 36 cái tâm. Mỗi kiếp có 36 tính luôn ba kiếp là hiện tại, quá khứ và vị lai tất cả cũng có 108 cái tâm ái dục. Người trí thức nên biết lòng ái dục có năng lực làm cho phát sanh Phiền não dục (kilesa kama) và Vật dục (vattha kama).
    Lòng ái dục tùy kiến thức của chúng sanh. Lòng ái dục nào tùy thuộc thường kiến (sassataditthi) là kiến thức thấy vạn vật hằng còn, hễ sanh ra thế nào, chết đi rồi sanh lại cũng như thế ấy. Ái dục ấy gọi là ái dục trong dục giới do tâm thường kiến.
    Còn lòng ái dục trong Vô sắc gới, phát sanh do đoạn kiến (uchedaditthi) là kiến thức thấy tất cả chúng sanh chết đi thì tiêu tan, không luân hồi sanh tử chi nữa.
    Chúng sanh bao giờ còn mang lòng ái dục tự nhiên còn khổ, bằng dứt bỏ cho được rồi các sự buồn rầu khổ não, cái chi cũng đều diệt tận. Cho nên Phật dạy các bậc tu hành phải ráng trau dồi thân, tâm cho nhẹ nhàng trong sạch, xa lìa sự tham luyến ngũ trần, đến khi tâm chẳng còn duyên theo phiền não dục và vật dục nữa, thì các tội khổ cũng tiêu tan. Các bậc thánh nhân nhứt là Đức Thế Tôn, sau khi dứt bỏ được những điều ái dục, trong tâm của các ngài đã phủi sạch bụi trần chẳng còn vi tế phiền não nữa. Ấy vậy, Phật diễn giải cho là Tập khổ diệu đế.
    3. Nirodha ariyasacca - Diệt Diệu Đế :
    Khi Đức Thế Tôn giải đến pháp diệt diệu đế, Ngài tự lập lời hỏi: Nầy các vị tỳ khưu ! Diệt là pháp làm tiêu tan các sự khổ mà các bậc Thánh nhơn thấy đó là thế nào ?
    Ngài tự giải đáp : phương châm làm cho tiêu tan, không dư sót, 108 cái tâm ái dục, theo đường Thánh đạo, phương châm trừ tuyệt 108 cái tâm ái dục chẳng còn mến tiếc chi, các phương châm ấy Như Lai gọi là diệu đế.
    Hỏi rằng : Tại sao Đức Phật đương giảng giải về Diệt khổ diệu đế, là thuộc về pháp làm cho tiêu diệt các sự khổ não, mà Đức Phật lại thuyết về vấn đề diệt 108 cái tâm ái dục ? Phải, trong vấn đề diệt khổ chỉ là phương pháp làm cho tiêu tan nỗi khổ, nhưng nói Đức Phật giảng giải theo điều tận diệt 108 cái lòng ái dục cũng nhằm, bởi các sự khổ, chỉ là nhánh nhóc của lòng ái dục, lòng ái dục là cội là căn, khi nào mà lòng ái dục chưa trừ thì các sự khổ vẫn luôn luôn phát khởi. Ví như cây người đã đoạn ngang cội, phải chiết nhánh chồi, nhưng gốc rễ chưa đào bỏ, thì cây ấy cũng lần lần sanh chồi mọc nhánh như cũ. Khi người đã đào bới tận gốc tận căn, cây không sao mọc lại được. Vì lẽ ấy cho nên Đức Thế Tôn dạy phải diệt 108 cái tâm ái dục không cho sơ sót, đó gọi là Diệt khổ vậy.
    Những bậc tu hành muốn cho hết điều khổ não lo sợ trong tam giới, nên ráng xa lìa ái dục là nhân sanh tội khổ, dứt được nó khi nào, các quả khổ chắc hẳn không thể sanh trong khi ấy. Phương pháp diệt lòng ái dục đó là điều thiệt hành của chư Phật, các Ngài thiệt hành giống lực lượng con mãnh sư, trái lại kẻ bàn môn ngoại đạo cách hành động dường như con lang. Thế thường khi con lang thấy khúc cây hoặc hòn đất người liệng đến, lật đật cắn táp vật ấy, không lo cắn táp thân người. Những hạng ngoại đạo ấy chấp theo tà kiến, tưởng rằng tu hành theo cách: nằm đất, nằm gai, đốt lửa hơ mình, ngồi dòm trời lặn như thế sẽ tránh được các sự khổ trong tam giới, nào biết làm như thế chỉ tăng thêm sự khổ trong tam giới mà thôi. Tu như thế có khác chi con lang chỉ chực cắn cây hay đất mà người liệng đến, chớ chẳng lo cắn người.
    Người tu hành trong Phật Pháp nhờ trí huệ mà tinh tấn cắt bỏ tận tuyệt dục vọng trong tâm, cũng như kẻ làm rẫy kia, hễ thấy có loại mướp đắng rau hôi mọc cùng trong rẫy, lập tức nhổ tận gốc rễ chẳng để cho nó mọc lại mà phá hại mùa màng, Người làm rẫy ví như kẻ tu hành, miếng rẫy là lục căn và lục trần, sáu căn và sáu trần là nơi nảy sanh ra lòng ái dục, là cái giếng chứa lòng ái dục, cho nên Phật cho lòng ái dục là cội rễ của tất cả các sự khổ, hễ dứt đặng cội rễ, nhánh nhóc không do đâu mà sanh vậy.
    Phật giải : Này các vị tỳ khưu! Những lòng ái dục mà dứt bỏ đặng là dứt bỏ nơi nào ? Trong trần này, những pháp nào đáng thương yêu quí mến làm cho lòng ái dục phát sanh, lòng ái dục ấy khi dứt bỏ được cũng dứt bỏ trong những pháp thương yêu quí mến ấy, cho nên gọi là diệt diệu đế.
    Khi Phật giải về Diệt khổ diệu đế, Ngài dùng cái lý do tận diệt lòng ái dục là căn nguyên sự khổ, tận diệt không còn mến tiếc chi trong ngũ dục, mà gọi là Diệt khổ diệu đế, các bậc thức giả nên biết Ngài dùng pháp Tập - Diệt là dứt bỏ lòng ái dục để giảng giải cho được sự ích lợi cho có hiệu quả, và nên suy xét thấy cái căn nguyên sự khổ chỉ là lòng ái dục.
    Phật thuyết : asesaviraga nirodha, tiếng này nếu chia ra làm 03 phần thì : asesa: chẳng dư sót; viraga : đường của thánh nhơn; nirodha : dục tắt.
    Tiếng viraga, giải là thánh đạo, bởi nó có mãnh lực làm cho thấy trong bốn bậc thánh, tâm hằng lấy Niết Bàn làm nơi xu hướng, cho nên bậc Tu Đà Huờn dứt được lòng ngã chấp, mê tín và hoài nghi; Tư Đà Hàm thì dứt thêm lòng tình dục và oán hận thô thiển; A Na Hàm thì dứt bỏ lòng tình dục và oán hận vi tế; còn A La Hán thì dứt tuyệt mười điều chướng ngại.
    Những ngũ trần là sắc, thinh, hương, vị, xúc không còn dính dấp chi nữa, lòng ái dục là người thợ tạo tác xác thân tứ đại cũng không thể nào làm cho bảy thánh nhơn này phải lưu chuyển trong cảnh giới vị lai, vì đã giải thoát được tất cả ái dục trong dục giới, sắc giới và vô sắc giới, nên chẳng còn vui theo cảnh giới và dục vọng nào nữa.
    Viraga cũng gọi là tránh xa sự vui mừng, vì những người chỉ nhờ quyết chí lấy Niết Bàn làm nơi xu hướng, tránh xa được lòng ái dục nên đắt đạo Thánh nhơn. Bốn bậc Thánh nhơn nhờ có căn duyên cùng Niết Bàn, nên bậc Tu Đà Huờn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm đã dứt được các điều phiền não rồi về sau khi đắc A La Hán đạo hay rửa sạch bụi trần trong tâm khảm mà tránh xa các điều phiền não, ham muốn, quí mến, vui mừng trong ngũ dục. Trong bốn quả Thánh mà được như thế cũng chỉ nhờ xu hướng Niết Bàn. Cũng vì lẽ ấy mà gọi tránh xa sự vui mừng là Niết Bàn.
    Nirodha : là dục tắt, cũng kêu là Niết Bàn, bởi bốn bực Thánh nhơn hành động rất rõ ràng theo Niết Bàn khi nào đã quyết chí dụng Niết Bàn làm nơi xu hướng thì các đều ái dục phiền não trong tâm cũng tiêu diệt rã tan, Thế gọi dục tắt là Niết Bàn.
    ............

  • @ThuHuấnHoàngThị
    @ThuHuấnHoàngThị 2 ชั่วโมงที่ผ่านมา

    Nam mô a di đà Phật