2 Điểm yếu "C H Ế T N G Ư Ờ I" của Nga khiến quốc gia này mãi NGHÈO! | G Bật Mí | Kiến Thức Thú Vị

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 25 มิ.ย. 2024
  • 2 Điểm yếu "C H Ế T N G Ư Ờ I" của Nga khiến quốc gia này mãi NGHÈO! | G Bật Mí | Kiến Thức Thú Vị
    00:00 Tại sao nước Nga nghèo?
    04:07 Điểm yếu chí mạng của Nga ở Phương Tây
    05:47 Nga không có cảng để giao thương
    Nước Nga từ xưa đến nay, đã tồn tại rất nhiều nhân tố địa lý bất lợi, khiến quốc gia này khó phát triển nền kinh tế, cũng như rất dễ bị đe dọa và cô lập bởi Phương Tây, trong cuộc xung đột với Ukraine thời điểm hiện tại, các điểm yếu địa lý đó của Nga dần càng hiện rõ.
    1, Điểm yếu của Nga ở phương Tây, không thể ngáng đường quân xâm lược.
    Liên Bang Nga ngày nay hay Liên Bang Xô Viết ngày trước, đều là quốc gia rộng lớn nhất thế giới, cùng với nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ như dầu mỏ, khí đốt, và quặng kim loại,…
    Phía Bắc của Nga là vùng cực lạnh lẽo, không có mối đe dọa về quân sự, phía Đông giáp với Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản, và bán đảo Triều Tiên, phía Nam giáp với Kazakhstan thuộc Liên Bang Xô Viết cũ. Nếu như các nước lân cận này có xâm lược Nga, thì họ sẽ phải băng qua hoang mạc Siberia rộng hàng nghìn cây số, dưới một điều kiện cực kỳ khắc nghiệt, sau đó lại phải vượt qua núi Ural hoặc biển Caspi, để đến được khu vực châu u của nước Nga.
    Nga hiện tại có dân số hơn 145 triệu người, trong đó khoảng 110 triệu người sống trong 1/4 diện tích đất nước, ở phía tây dãy Ural, vì vậy có thể khẳng định, đa phần người dân Nga không cần lo lắng, về nguy cơ xâm lược từ từ các nước ở phía Đông và phía Nam.
    Còn về phía Tây của Nga thì nó lại là một câu chuyện khác, khi đa phần địa hình đều là các bình nguyên cò bay thẳng cánh, không có bất kỳ lá chắn địa lý tự nhiên nào để bảo vệ nòng cốt của Nga, đó là thủ đô Moscow, cùng các trung tâm dân cư còn lại. Đức trong Thế chiến thứ nhất rồi lại là Đức trong Thế chiến thứ hai, đều tấn công Liên Xô cũ từ phía Tây này.
    Sau đó Liên Xô đã phải điều động 32 sư đoàn từ vùng Viễn Đông, về bảo vệ thủ đô Moscow, khi phát xít Đức tiến công như vũ bão, trên những con đường không có nhiều trở ngại. Các cuộc xâm lược từ phía Tây đã khiến cho nước Liên Xô bị tàn phá nặng nề, hàng chục triệu người chết, nền kinh tế bị đẩy lùi nhiều thập kỷ, và nếu điều này so sánh với sự bình yên phát triển của nước Mỹ, thì Nga và Mỹ phát triển hoàn toàn trái ngược nhau.
    2, Nga thiếu cảng, mặc dù gần 38.000 km đường bờ biển.
    Bờ biển của Nga tiếp giáp với ba đại dương, đó là Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, và Thái Bình Dương, trớ trêu thay là Nga không có nổi một cảng nước ấm lớn.
    Đa phần đường bờ biển phía Bắc thường đóng băng nhiều tháng trong năm, do vậy mà Nga không thể tiếp nhận được tàu thuyền. Cảng Vladivostok ở Thái Bình Dương, và cảng St. Petersburg ở Biển Baltic cũng đông cứng trong mùa đông. Cảng Novorossiysk ở Biển Đen không bị băng tuyết bao phủ, nhưng quy mô lại tương đối nhỏ. Vấn đề nghiêm trọng hơn với Nga, là các cảng này đều rất khó tiếp cận, đặc biệt là trong thời chiến.
    Tàu thuyền ở Đại Tây Dương sẽ phải đi qua eo biển Gibraltar, để vào Địa Trung Hải, sau đó qua eo biển Bosporus và Dardanelles, để vào được Biển Đen, đường đi vòng vèo và rất dài, chứ không theo đường thẳng thuận lợi như các cảng của Mỹ.
    Những eo biển hẹp kể trên lại nằm sát bên các quốc gia NATO, như Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ, trong trường hợp Nga có gây thù chuốc oán với NATO, tàu thuyền của Nga sẽ không thể yên ổn qua lại, ở các tuyến đường giao thông huyết mạch độc nhất này.
    Cảng St. Petersburg thì nằm sâu trong Vịnh Phần Lan, tàu thuyền muốn ra đến Đại Tây Dương phải đi qua eo biển Đan Mạch - một nước thành viên thuộc khối NATO.
    Trong Thế chiến thứ hai, phát xít Đức đã giăng một tấm lưới thép ngang qua Vịnh Phần Lan, chặn đứng đường đi của tàu ngầm Liên Xô, máy bay Đức cũng kiểm soát cả bầu trời, không cho phép các tàu nổi rời khỏi cảng, kết quả là Hạm đội Baltic của Liên Xô bị giam lỏng hơn một năm, không thể can thiệp vào cuộc chiến.
    Còn cảng Vladivostok lại nằm trong vùng Biển Nhật Bản, mặc dù Nhật Bản không phải là thành viên của khối NATO, nhưng họ lại có quan hệ hợp tác chặt chẽ, và đồng thời là đồng minh thân thiết của Mỹ, có căn cứ quân sự của Mỹ, và nếu chiến tranh có nổ ra, Mỹ và NATO có thể dễ dàng cắt đứt đường ra đại dương của Nga.
    Theo các số liệu thống kê cho thấy, 18 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, đều là những nước giáp biển, và không phải ngẫu nhiên nền kinh tế của các nước này phát triển, vị đơn giản là họ có cảng để giao thương đường biển, còn riêng Nga thì thiếu mất điều này.
    Nếu so với siêu cường Mỹ, Nga hoàn toàn bất lợi khi thiếu cảng lớn, các cảng nhỏ có đường vào khó khăn, do phải đi vòng vèo qua các eo biển chật hẹp. Nga bị mất hoàn toàn khả năng đi ra đại dương, nền kinh tế của Nga sẽ càng lụi bại hơn, sau khi chịu các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và Phương Tây.
    Bản quyền video: O.C The Media
    Đừng quên để lại một Subcribe cho kênh G Bật Mí nhé cả nhà!
    #lienbangnga #nuocnga #gbatmi #batmi #kienthucthuvi

ความคิดเห็น • 5

  • @vuongcaotran1487
    @vuongcaotran1487 8 หลายเดือนก่อน

    Hayyy❤

    • @gbatmi
      @gbatmi  8 หลายเดือนก่อน

      Cảm ơn bạn nhaaa, hihi

  • @HienNguyen-yc5ne
    @HienNguyen-yc5ne 3 หลายเดือนก่อน

    nói khống đúng sự thaạt thế mà còn đòi làm

  • @suongnguyen4329
    @suongnguyen4329 หลายเดือนก่อน

    qua nga mà xem. Rồi lại làm vd0 nhé Bạn Tào lao Bí đao