Đà Nẵng - Những dấu vết thời chiến của quân đội Mỹ

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 21 ต.ค. 2024
  • Không gian này trưng bày những tư liệu, hiện vật lịch sử quý giá về chứng tích chiến tranh, ghi dấu tội ác của quân đội Mỹ gây ra ở Đà Nẵng và miền Nam Việt Nam. Chuyên đề này không chỉ có ý nghĩa là một bài học lịch sử mà còn hiện hữu trong cuộc sống đương đại qua những hậu quả mà chiến tranh để lại.
    Chỉ trong một thời gian ngắn từ tháng 3 - 9/1965, Mỹ đã xây dựng Đà Nẵng thành khu căn cứ liên hợp quân sự lớn nhất ở Miền Trung, và đứng thứ hai ở miền Nam. Bên cạnh việc xây dựng Khu căn cứ liên hợp quân sự tại Đà Nẵng, quân Mỹ đã không ngừng đưa các loại vũ khí tối tân, đặc biệt quân đội Mỹ đã sử dụng cả vũ khí hóa học để phục vụ ý đồ xâm lược của chúng.
    Trong phần trưng bày này, Bảo tàng giới thiệu hình ảnh lính Mỹ hành quân, bắn phá, càn quét, cày ủi nhà cửa, bắn giết thường dân vô tội, ném bom hủy diệt làng mạc, thôn xóm, phun rải chất độc hóa học phá hoại môi trường thiên nhiên, con người. Bên cạnh đó, Bảo tàng Đà Nẵng giới thiệu bộ sưu tập vũ khí: các loại súng hiện đại của quân đội Mỹ, các loại bom nổ, đầu đạn… Trong đó, bom CBU/55-B, bom Napalm là loại bom nằm trong trong danh mục cấm sử dụng theo Công ước quốc tế.
    Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Vì thế, nhân dân toàn thế giới đã lên tiếng phản đối và ủng hộ nhân dân Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh này, thể hiện qua các bộ sưu tập: Tranh cổ động, băng rôn, cờ, khẩu hiệu, bút tích, chữ ký của nhân dân các nước Ý, Pháp, Nhật…
    Cuộc chiến tranh hóa học mà Mỹ thực hiện ở Việt Nam đã gây ra những hậu quả nặng nề. Có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam đã bị phơi nhiễm chất độc, hàng vạn người đã chết, hàng triệu người bị ung thư và các bệnh nan y khác, con cháu họ bị dị dạng, dị tật đang sống trong đau khổ, nghèo khó. Riêng tại thành phố Đà Nẵng có hơn 7.000 người bị nhiễm chất độc da cam.
    - Giới thiệu một số tư liệu hiện vật khắc phục hậu quả dioxin tại Đà Nẵng, những hoạt động gây quĩ ủng hộ giúp đỡ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam, hoạt động của Hội nạn nhân chất độc Da cam - Dioxin Đà Nẵng, các tài liệu liên quan đến hoạt động từ thiện.

ความคิดเห็น • 16

  • @thanhtranngocminh2739
    @thanhtranngocminh2739 ปีที่แล้ว

    Vui lòng cho hỏi có ai biết tại sao Mỹ + Pháp khi xâm lược đều chọn đổ bộ tại Đà Nẵng?

  • @lanngo7902
    @lanngo7902 หลายเดือนก่อน

    Đừng có cắn , o liên quan đừng có cắn

  • @DungNguyen-yg4it
    @DungNguyen-yg4it 2 หลายเดือนก่อน

    Tham chiến

  • @caohung1445
    @caohung1445 3 ปีที่แล้ว +1

    Bảo tàng Đà Nẵng không thể không có clip sau đây :
    th-cam.com/video/ZN3EqlwHJj8/w-d-xo.html

  • @quanta9091
    @quanta9091 4 ปีที่แล้ว

  • @hoangang975
    @hoangang975 3 ปีที่แล้ว

    bôm đạn :))

  • @thihuonglienle74
    @thihuonglienle74 3 ปีที่แล้ว

    Khi đổ bộ ngáo lắm, khi về rầu chi đâu...

    • @gerneangthean4290
      @gerneangthean4290 3 ปีที่แล้ว +2

      Năm 1968 trong trận đánh tại Huế mẹ tui đã tiêu diệt được 18 tên Mỹ đấy

    • @chienthang106
      @chienthang106 2 ปีที่แล้ว

      @@gerneangthean4290 Chúc mừng bạn, bạn đã có người mẹ Tuyệt vời

  • @benguyen7639
    @benguyen7639 3 ปีที่แล้ว +1

    Xin.thuoc.my.ncv.ma.gio.nay.noi.
    De.quoc.ky.day.