[VĨNH PHÚC QUÊ TÔI] CẦU GẠO - LẬP THẠCH - VĨNH PHÚC

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 19 ต.ค. 2020
  • Vĩnh Phúc đi lên từ đổi mới, sáng tạo và quyết liệt
    Cầu bến gạo - huyện Lập Thạch
    Cầu bến gạo - huyện Lập Thạch
    Vẫn đó - dòng Lô uốn lượn đưa nước từ cội nguồn về biển cả, và Tam Đảo bồng bềnh giữa biển mây, Thiền viện Trúc Lâm nghiêng mái chùa rêu phong cổ kính, ẩn hiện trong sương mà thiêng liêng với triết lý nhân sinh… Không gian Vĩnh Phúc còn trải dài với ánh điện của các khu công nghiệp tỏa sáng đêm đêm, những nụ cười trên môi trẻ , niềm vui trong ánh mắt người già như một minh chứng về sự vươn lên của vùng đất nơi đây. Khai phá, mở đường và vươn lên cái chất người Vĩnh Phúc chưa bao giờ cạn kiệt.
    Vĩnh Phúc là vùng địa linh nhân kiệt, nằm trên vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, là nơi có truyền thống lịch sử và cách mạng, làm nên hào khí lịch sử đất và người Vĩnh Phúc suốt chiều dài ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trước đấy, vùng đất Phú Thọ người anh em sát cánh, kề bên, nơi Vua Hùng dựng nước, thì ở đây Vĩnh Phúc là nơi bắt đầu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân xâm lược những năm đầu công nguyên. Người phụ nữ anh hùng huyền thoại đi vào lịch sử đã có công trong sự nghiệp giữ nước và khơi nguồn độc lập của dân tộc. Nối tiếp truyền thống, trong cuộc kháng chiến kiến quốc, biết bao anh hùng, liệt sỹ là con em Vĩnh Phúc đã không hề tiếc xương máu để cống hiến cho sự trường tồn của đất nước, quê hương. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Vĩnh Phúc đã được Nhà nước phong tặng 37 đơn vị huyện, xã anh hùng, 24 anh hùng và 778 Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
    Vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX, kinh tế đất nước gặp nhiều thử thách, trong cái khô cứng của cơ chế quan liêu bao cấp đã bừng sáng tư duy sáng tạo, dũng cảm. Đây chính là nghị quyết lịch sử số : 68 ngày 10.9.1966 của tỉnh ủy Vĩnh Phúc về thực hiện khoán mới trong nông nghiệp; là một phát hiện và đổi mới hết sức quan trọng, gắn liền với tên tuổi của nguyên Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc. 22 năm sau, năm 1988, chính sáng kiến "khoán hộ" đã được khẳng định trong Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị; tháo bỏ sự ràng buộc, kìm hãm của cơ chế quản lý lạc hậu, giải phóng quan hệ sản xuất chật hẹp trong phát triển nông nghiệp, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, góp phần đưa đất nước bao năm thiếu ăn trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới. Tính khai phá, mở đường sáng tạo trong khó khăn phải chăng là nét đặc trưng, tiêu biểu của người Vĩnh Phúc.
    Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, do vậy, Vĩnh Phúc có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia. Vĩnh Phúc ôm trọn cả 3 vùng sinh thái: miền núi, trung du và đồng bằng với các con sông Hồng, sông Lô,… tạo nên các vùng trũng, đầm hồ đan xen, hình thành một miền sinh thái rất phong phú và đa dạng. Vĩnh Phúc cũng là đầu mối của các tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Tận dụng lợi thế và vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, Vĩnh Phúc đã có bước đi thích hợp, tìm ra giải pháp đột phá, thu hút mạnh các nguồn lực bên trong và bên ngoài cho đầu tư phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng.
    Năm 1997, khi tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc là tỉnh thuần nông, công nghiệp chưa phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thấp kém. Người nông dân vật lộn, đổ mồ hôi xuống đồng ruộng, luống cày nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo. Với những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, với bản lĩnh của mình, trong thời kỳ đổi mới và đặc biệt sau tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã tận dụng mọi trí lực, vật lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; nhanh chóng xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng mới công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Đó cũng chính là hướng đi táo bạo, tầm nhìn và năng lực sáng tạo, nắm bắt thời cơ của Vĩnh Phúc.
    Thấy rõ định hướng phát triển công nghiệp, bằng nội lực của mình, Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân và địa phương phát triển. Cho đến nay, tỉnh đã có hàng trăm doanh nghiệp tư nhân. Vĩnh Phúc đã tranh thủ thuận lợi, cơ hội, dùng đầu tư của tỉnh ngoài, nước ngoài để làm đòn bẩy, thúc đẩy nội lực đi lên. Để phát triển bền vững và trở thành một tỉnh công nghiệp thực sự, tạo ra động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhiệm vụ rất quan trọng đặt ra cho Vĩnh Phúc là phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, thu hút mọi nguồn lực cho phát triển. Đảng bộ và Chính quyền luôn coi trọng mọi thành công của các nhà đầu tư. Xem thành công của họ cũng chính là thành công của Vĩnh Phúc. Tỉnh thực hiện nhiều chính sách ưu đãi với các nhà đầu tư: giảm tiền thuê đất, hỗ trợ tiền đèn bù giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp, thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng đầu tư vào Vĩnh Phúc. Năm 2009, Vĩnh Phúc là tỉnh đứng thứ 3 toàn quốc về thu hút FDI.

ความคิดเห็น •