TÌM LONG MẠCH THEO HÌNH THẾ ĐẤT

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 6 ก.ย. 2024
  • Phương pháp tìm long mạch trong phong thủy theo phái hình thế
    Long mạch là địa mạch mạnh mẽ, mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng. Địa mạch lấy hướng núi sông làm tiêu chí. Vì vậy, các nhà phong thủy gọi địa mạch là long mạch, là khí mạch theo mạch núi.
    .........
    Hình dáng của huyệt phong thủy, thường do sự khác nhau của địa hình cục bộ nên chia ra làm các loại: Chính thể - Khai khẩu - Huyền nhũ - Cung cước - Song tý - Đơn cổ - Trắc não - Một cốt - Bình diện
    1. Chính thể
    Tinh thần khai diện, không xuất cước là Chính thể nên điểm Áp sát huyệt. Những sơn hình chính thể là bao hàm cả tạo hóa, thu hút cả tinh thần. Vậy là lực mạnh, cong to, khí thuần, nên bảo là Cát huyệt, nhưng phải là hoàn mãn: diện không vỡ lở, thân không nghiêng ngả. Xét cái động, tĩnh ở chỗ có vi mang ( khác tí chút), phân biệt cái cao, đê ở chỗ ẩn ước ( hơi lấp lí, không hiện rõ). Thấy có như thế là phải, nhưng chỉ hiềm thủy trực, và thân cô, thì sợ lắm! Vì thủy trực thì khiên động thổ ngưu, thân cô thì phiêu tán sinh khí! Vậy phải xem cẩn thận, chớ nên hồ đồ mà uổng phí công phu.
    2 Khai khẩu
    Khai khẩu là: Tinh thần bình khai lưỡng cước. Nghĩa là: tinh phong mở ra hai bên như hai chân bằng nhau, cân đối, là khai khẩu, thì nên điểm huyệt Tàng sát. Những sơn thể khai khẩu, thì cái khí linh quang tụ ở trong khoảng giữa, cái dư khí phân ra hai bên dẫn xuống dưới, thế là “ thư hùng tương cố, huyết mạch giao thông”.
    “Đường quyển thì không thu được ngoại khí.
    Lạc tào thì phá hoại cái tinh thể cát.
    Vậy phải xem xét cẩn thận, kẻo phí công phu.”
    3 Huyền vũ
    Phong thuỷ làm nhà huyền vũ là: Cái huyệt sơn có như cái sống mũi rủ xuống chính giữa chỗ khai khẩu, tựa hồ cái vú treo, nên gọi là Huyền vũ. Nếu mạch nhũ cấp, thì nên điểm Thoát sát; nhũ hoãn, thì điểm huyệt Tọa sát. Những cái sơn thể như huyền vũ là sinh khí ngưng tụ lại mà rủ xuống, cái linh quang phát lộ ra ngoài trông thấy, hai cung ( tả, hữu) tề đáo, một nhũ ở chính giữa, vậy là cát huyệt.
    4 Cung cước
    + Cung cước là: Cái sơn thể bình chính mà khai khẩu, có một chân, vòng chuyển ôm lại huyệt trông như cái khung nỏ, nên gọi là Cung cước. Có 2 thể là: Tả, hữu Tiên cung và Giao nha. Lập huyệt thì lựa ghé vào đấy mà tiếp tài nghinh lộc. Những cái tinh thể cung cước, thì cái linh quang nó hướng vào bên trong mà tiềm tàng, cái dư khí dẫn về đằng trước mà quay lại, ôm vào minh đường tụ ở trước mặt, hoặc có ứng lạc liên chi thì đúng là cát huyệt.Phong thuỷ làm nhà
    5 Song tý
    Tinh này thì thân cao, diện bình, hai bên khai hai cước, nên gọi là Song tý, tức là hai cánh tay, hai cẳng chân cũng vậy. Có ba thể: Có cái cả hai bên tả, hữu, đều có đôi - Có cái thì bên tả có đôi, bên hữu có một - Lại có cái bên hữu có đôi, bên tả chỉ có một, đấy là biến cách. Điểm huyệt thì phải tùy chỗ, lấy Tứ sát huyệt pháp mà làm, tất cả những cái tinh thể song tý là linh quang đầy đủ và thứ thái, cái chân khí có dư dật đầy rẫy, nên đông tây song đáo, nội ngoại trùng hồi, vậy là cát huyệt.
    6 Đơn cổ
    + Tinh này thân cao, diện bình, khai có một cước, nên gọi là Đơn cổ, tức là một vế hay một chân. Cũng có mấy thể dạng: Cái thì chân hơi cong như một tay mang xách đồ vật, đó là chính cách - Có cái ở dưới tinh não, một bên kết nhũ, một bên khai cước cung, đấy đều là biến cách. Vậy, điểm huyệt phải tùy chứng ứng ở bốn phía mà định.
    7 Trắc não
    Tinh này thân cao, đầu tròn, khai cước nhũ. Sinh cái vai ở phía dưới, đầu lệch về một bên, nên gọi là Trắc não. Có hai thể dạng: Cái có 2 chân đều nhau, gọi là Tiên cung - Cái có một chân dài, một chân ngắn, hình uốn cong như cái nỏ đưa qua bên kia, gọi là Nữu hội huyệt, ( như cái nút áo hợp lại). Có cái nảy ra ở dưới vai gọi là Giảo sát ( nhu con chấy, con rận bám cắn). Những cái tinh thể trắc não thì cái chân khí không ở dưới não, cái linh quang nó trú vào trong cái vai.
    8 Một cốt
    + Tinh này thân cao, khai khẩu ở dưới vai, gọi là Một cốt, tức là mất xương, chỉ thấy thịt mập vai. Cũng có mấy thể dạng: Cái khai khẩu một bên thì mềm khéo, ôm vòng cong lại, một bên thì thô xuẩn đườn ra. Vậy điểm huyệt phải tìm chỗ nhuyễn ngạnh giáp nhau mà triệt khí, đấy là chính cách. Còn những cái như lè lưỡi ra, hoặc như nắm đấm tay, hoặc tựa nhu cái bừu nảy, rủ xuống, đều là biến cách cả. Những cái tinh thể một cốt, là cái hình thể đã thấy rõ thiên tà, thì khí mạch tất thị chạy ra bên tả hoặc bên hữu, tiềm ẩn không thấy tông tích, chỉ nhận có khai khẩu làm bằng cớ, tuy là kỳ quái bất đồng, nhưng không khác gì cái đoan chính, nên bảo là cát huyệt.
    9 Bình diện
    + Tinh này thân như là cúi xuống, mặt thăng bằng, nên gọi là Bình diện, nhưng trung tâm cần phải có đột. Tinh này chỉ có một thể thôi, hay xuất hiện ở trong vùng Bình địa nhiều hơn: hoặc có xuất hiện ở miền Sơn cương, nhưng ở miền cao sơn mà bình thì phải lõm xuống, trong chỗ lõm mà lại có đột hơi gợn chút thì hay lắm. Ở miền Bình dương mà bình, thì cần phải có đột lên, trong chỗ đột mà lại có lõm tí chút thì quý. Huyệt thì đặt ở giữa ( trung tâm) là đúng.

ความคิดเห็น • 3

  • @GiaiNghiaBaiTarot-fv4to
    @GiaiNghiaBaiTarot-fv4to 2 หลายเดือนก่อน

    rất hay, cảm ơn kênh

  • @TienNguyen-nd4iz
    @TienNguyen-nd4iz ปีที่แล้ว

    Sách mà có nhưg đồg hjh như này là gj ạ

    • @TANPHATTAI_PT
      @TANPHATTAI_PT  11 หลายเดือนก่อน +1

      TÌM SÁCH CỦA CỤ TẢ AO NHÉ BẠN.