Bài văn của một học sinh Trung học TQ

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 17 ต.ค. 2024
  • Qua thư của nhiều bạn học sinh gửi đến, Ngọc Ánh biết, hầu như các bạn học sinh đang không ngừng cố gắng siêng năng cho việc học của mình, các em trưởng thành chính chắn dần trong từng giai đoạn học tập, đều khát khao đối với kiến thức, đều theo đuổi đời sống tinh thần phong phú, thế nhưng do bài tập nhiều vô kể, áp lực bài vở quá lớn, có em không thể dành ra nhiều thời gian để trao đổi tâm sự với cha mẹ mình được, thậm chí thường sơ xuất bày tỏ sự cảm tạ của mình đối với tình cha nghĩa mẹ. Trước hết Ngọc Ánh xin mời các bạn thưởng thức bài hài hát "Tấm lòng cảm tạ" để mở đầu cho chương trình hôm nay, một là để cảm ơn các bạn quan tâm ủng hộ chương trình Văn nghệ cuối tuần trong năm qua và những năm trước đây, hai là mong các bạn trong khi thưởng thức bài hát này cũng mời cha mẹ mình cùng nghe, và mong các bạn sau này thường xuyên dành thời gian chuyện trò với cha mẹ hơn, để tăng thêm sự hiểu biết và cả thông giữa tình cha con và tình mẹ con.
    Tấm lòng cảm tạ, con xin cảm ơn cha mẹ
    Suốt đời bên con, cho con dũng khí
    Tấm lòng cảm tạ, cảm ơn vận mệnh,
    Hoa nở hoa tàn, con đều nâng niu
    "Báo Thanh Niên Bắc Kinh" là tờ báo rất được độc giả và nhất là độc giả trẻ tuổu yêu thích, ngày 3 tháng 1 năm 2010 vừa qua, tờ báo này đã đăng bài văn của em Trương Kiêu Phấn học sinh lớp chín trường Trung học phổ thông số bốn thị trấn Hưởng Pha huyện Tích Xuyên tỉnh Hà Nam nhan đề "Từng chê cha quá quê mùa", khi đọc bài văn này, Ngọc Ánh rất cảm động, trong chúng ta ai cũng có cha mẹ, hình ảnh cha mẹ trong lòng bạn như thế nào nhỉ? Những bạn học tập xa nhà có nhớ cha mẹ còn ở dưới thôn quê không? Không hiểu bài văn "Từng chê cha quá nhà quê mùa" sau đây sẽ mang lại cho bạn cảm xúc như thế nào nhỉ?
    Bài văn
    Từng chê cha quá quê mùa
    Tuần trước, Giáo sư Lưu Diệu vĩ-Trưởng Đoàn Diễn thuyết Công ty truyền thông văn hóa Bắc Kinh đã đến thăm trường chúng tôi, bài diễn thuyết của giáo sư mang nội dung cảm tạ và động viên, thế nhưng vào trước thời khắc đến dự buổi diễn thuyết này, tôi như đã hiểu thấu lòng mình.
    Thực ra, vào buổi chiều thứ sáu trước khi đến nghe buổi diễn thuyết, thầy giáo nhiều lần dặn dò cả lớp chúng tôi rằng, về nhà thông báo phụ huynh, mời cha mẹ đến trường họp và nghe diễn thuyết. Lúc đó tôi nghĩ, mẹ đã qua đời, ở nhà chỉ có cha gà trống nuôi con, thế nhưng trông cha sao mà quê mùa vậy? lại thêm ngày thường cha ít để tâm đến việc ăn vận bên ngoài của mình, nếu cha mà đến trường chẳng phải sẽ bẽ mặt tôi hay sao? Thôi, tôi không đời nào mời cha đến trường được. Và như vậy, tôi quyết định không cho cha biết tin họp phụ huynh.
    Chẳng mấy hôm là đã đến thứ Tư, vào khoảng một rưỡi chiều, trên quảng trường phía tây nhà trường đã đứng đầy các bậc phụ huynh, chúng tôi còn chưa kịp xuống dưới sân trường, thì đã nghe thấy tiếng nói ồn ào ngoài quảng trường. Mà cũng đúng thôi, các trường nông thôn rất ít tổ chức họp phụ huynh, nhiều khi nhà trường đã thông báo rồi, nhưng các phụ huynh thường vì bận việc đồng áng cho nên rất ít đến dự, có những ông bố bà mẹ tuy đã có mặt trong buổi họp phụ huynh rồi, nhưng chỉ ngồi nghe một lát là lặng lẽ lẻn ra ngoài. Lần này, nhà trường nhắc nhở học sinh rất nhiều lần, mà các bạn cũng nhiều lần gọi điện thoại về nhà thông báo cha mẹ, cho nên mới có nhiều phụ huynh đến họp như vậy, mà tôi cũng không ngờ phụ huynh lại đông như vậy được.
    Không bao lâu, các học sinh đã bê ghế đến hội trường. Khi đi qua đám đông các phụ huynh, bố của bạn Quách Gia Tường trông thấy tôi liền nói: "Kiêu Phấn, cháu giỏi quá nhỉ. Cháu còn là học sinh giỏi nữa, bác thấy tên cháu trên tấm bảng danh dự rồi." Nói rồi ông liền giơ ngón tay cái ra khen tôi.

ความคิดเห็น •