09:00 Tổng kết CÔNG THỨC của quy luật NHỊ THỨC 10:12 Ý tưởng triển khai các câu hỏi về quy luật NHỊ THỨC 11:20 Ví dụ 1. Áp dụng các công thức Tham số, công thức Xác suất của quy luật 16:01 Ví dụ 2. Kết hợp HÀM MẬT ĐỘ XÁC SUẤT 19:22 Ví dụ 3. Biểu diễn Biến khác theo Biến phân phối Nhị thức 21:22 Ví dụ 4. Biểu diễn Biến khác theo Biến phân phối Nhị thức (phức tạp HƠN) 26:00 Ví dụ 5. Biểu diễn Biến khác theo Biến phân phối Nhị thức (phức tạp HƠN NỮA)
Nếu youtube có nút haha phải thả ngay cho anh mới được, vừa học bài vừa cười vì cái đề hài quá anh ạ! Cảm ơn công sức và tâm huyết của anh và team Eukera Uni! ạ
Những bài giảng rất tâm huyết, thú vị và cách giảng bài của anh thu hút người học, đặc biệt là với 1 người ghét XSTK như em. Cảm ơn anh rất nhiều, hi vọng anh sẽ ra nhiều nội dung hơn nữa :>
Cảm ơn những video giảng dạy của anh ạ, video anh làm rất công phu, dễ hiểu ạ, lời giảng dạy của anh cũng rất tuyệt ạ nó giúp em hiểu bài ra rất nhiều, bài tập nhiều dạng xoay quanh nội dung học giúp dễ hiểu kiến thức hơn. Khi xem em biết anh đã làm video rất công phu để tụi em dễ hiểu hơn ạ, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn anh và biết ơn công sức anh đã video giúp cho tụi em hiểu bài tốt hơn ạ, chúc anh luôn vui vẻ hạnh phúc và thành công trong cuộc sống ạ!
Cảm ơn em. Em like và share video để ủng hộ kênh nhé. Em có thể xem toàn bộ video XSTK tại đây. Chúc em học tốt! th-cam.com/play/PLsEmKKF4H46k013lBf0S_NFCMfU-JNZbd.html
Lịch chạy xe buýt tại một bến chờ xe buýt như sau: chuyến xe đầu tiên trong ngày là vào 7 giờ sáng và cứ sau mỗi 15 phút sẽ có một chuyến xe đến bến. Giả sử một hành khách đến bến trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 7 giờ 30 phút. Tìm xác suất để hành khách này chờ ít hơn 5 phút. bài này là chủ đề gì ạ
Anh ơi cho em hỏi bài này ạ:một công ty du lịch nhận đăng ký phòng khách sạn của 150 khách kinh nghiệm những năm trước cho biết có 15% khách đăng ký nhưng không nhận phòng. công ty cần phải chuẩn bị ít nhất bao nhiêu phòng để tỉ lệ khách đăng ký nhưng không có phòng ít hơn 1%
ĐỀ:. Tuổi thọ (năm) của một thiết bị điện tử là một biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ xác suất : f(x)=0,25.e^-0,25x nếu x không âm và bằng 0 nếu x âm
Bán được một thiết bị nếu không phải bảo hành thì lãi 15000 đồng, nhưng nếu phải bảo hành thì lỗ 5000 đồng. a)Tính P(X>2). b)Để trung bình mỗi thiết bị lãi 10000 đồng thì nên quy định thời gian bảo hành bao nhiêu năm?
Thầy cho em hỏi bài này với ạ. Một công ty sản xuất ống đồng với tỉ lệ sản phẩm lỗi là 2%. Ống đồng được sản xuất theo bó, mỗi bó 10 ống. Nếu trong mỗi bó có 2 sản phẩm lỗi thì sẽ bị trả lại hàng. Tính xác suất trả hàng. a. 0.0162, b. 0.0055, c. 0.0138, d. 0.1289, d. 0.3425 Em cảm ơn nhiều ạ.
A ơi, áp dụng quy luật nhị thức thì câu này khoanh vào C đúng ko ạ Một đội quản lý 12 cột thu phát tín hiệu di động và kiểm tra bảo dưỡng định kỳ. Chi phí kiểm tra bảo dưỡng X được tính theo công thức: X = 20 + 2Y (triệu đồng) với Y là số cột thu phát tín hiệu có linh kiện xuống cấp cần thay thế. Xác suất để một cột thu phát tín hiệu có linh kiện xuống cấp cần thay thế trong một định kỳ kiểm tra là 0.24. Tính chi phí trung bình (triệu đồng) cho một kỳ kiểm tra của đội. A. 35.5 B. 44 C. 25.76 D. 32.36 E.24.42
1 lô hàng có nhiều hàng giả với xs là 30%, lấy nn ra 10 sp, tính xs để có nhìu nhất 2 sp giả. Tại sao mình k dùng công thức bernouli đc ạ? Do e thấy lời giải không có tính C (k:n) vào
cho em hỏi Ex = x1p1 + x2p2...+ xnpn là của biến ngẫu nhiên rời rạc, còn Ex = np là của biến rời rạc đúng ko ạ? hay mình có cách phân biệt 2 công thức này ko ạ?
Không em. E(X)=np là của biến ngẫu nhiên tuân theo quy luật Nhị thức, đây là 1 trong các quy luật phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc. Còn công thức phía trên là công thức tính E(X) dùng chung cho tất cả các biến ngẫu nhiên rời rạc.
1 hộp có 4 sản phẩm, bỏ thêm vào hộp 1 chính phẩm sau đó lấy ra 2 sản phẩm. Giả sử lấy được 2 chính phẩm. Tính xác suất ban đầu hộp có tất cả là chính phẩm? Đại cưa nào làm hộ bài này giúp mình với
Thầy cho em hỏi, nếu ta tung 1 đồng xu đồng chất rất nhiều lần, chẳng hạn như 1,000,000 lần, thi ta sẽ gần như chắc chắn rằng số lần xuất hiện mặt sấp, hay ngửa sẽ là như nhau. (xap xi 500,000 lần). Goi X là số lần xuất hiện mặt ngửa, vậy thì khi số lần thực hiện thí nghiệm tăng lên, xác suất để X=1/2 số lần thí nghiệm sẽ dần tiến về 1. Ta lại có p xuất hiện mặt ngửa là 0.5 Em thắc mắc rằng càng tăng số lần thực hiện tung đồng xu thì xác suất để xuất hiện 1 nửa số lần là sấp hay ngửa càng xa số 1 ạ. (ví dụ như xác suất để có 5 lần xuất hiện mặt sấp hay ngửa trong 10 lần theo Bernoulli là 0.24 > xác suất để có 50 lần xuất hiện mặt sấp hay ngửa trong 100 lần thử nghiệm là 0.079 )? Trong khi nếu suy nghĩ bình thường thì số lần thực hiện càng tăng thì xác suất để xuất hiện 1 nửa số lần là sấp hay ngửa phải càng được tăng lên ạ. Em cảm ơn rất nhiều ạ.
1) Em hiểu là "gần như chắc chắn" số mặt sấp và ngửa là như nhau thì là không đúng với ý nghĩa của việc tăng số phép thử n. Khi n lớn dần thì X có nhiều giá trị khác nhau hơn: >> (i) khả năng xuất hiện các giá trị xung quanh n/2 luôn lớn hơn 2 đầu còn lại, nên cái "gần như" mà e tưởng, chính xác phải hiểu là "gần như chăc chắn thu được giá trị rơi vào nhóm xung quanh n/2" chứ không phải chính xác = n/2 >> (ii) % của sự khác nhau trong nhóm này cũng nhỏ lại => lấy tỉ số tần suất X/n (theo định nghĩa thống kê) sẽ dễ xấp xỉ 0,5 hơn. 2) P(X=n/2) càng ngày càng xa 1, chính xác là càng ngày càng nhỏ hơn 0,5; là bởi vì X có nhiều giá trị hơn trong khi tổng xác suất cố định P(U) = 1, giống như 1 miếng bánh mà càng nhiều người ăn thì phần của mỗi người càng ít đi vậy.
Eureka! Uni Em rất cảm ơn vì thầy đã reply ạ, giờ thì em hiểu rồi, bản chất tăng n lên ko phải là xác suất để X=n/2 tăng lên mà là xác suất để X nằm trong vùng n/2 sẽ tăng lên. Những video của thầy thực sự giúp em muốn tìm hiểu về xác suất và thống kê. Chúc thầy nhiều sức khoẻ
Cho em hỏi là "7 người bắn, mỗi người bắn 1 viên đạn vào mục tiêu" có phải là phép thử Bernoulli không ạ? Nếu có thì là 1 phép thử Bernoulli hay 7 phép thử Bernoulli? Em cảm ơn thầy nhiều lắm ạ.
Anh giúp em câu này với ạ. Một lô có 6 sản phẩm loại A; 5 sản phẩm loại B và 4 sản phẩm loại C. Lấy ngẫu nhiên 3 sản phẩm từ lô hàng này. Biết trong các sản phẩm lấy ra không có sản phẩm loại A. Lấy ngẫu nhiên them 1 sản phẩm từ lô hàng này. Tính xác suất lấy được sản phẩm loại A.
Người ta chỉ quan tâm xem nó là loại A hay không thôi, nên có thể đổi cơ cấu sản phẩm trong lô hàng thành: 6 sản phẩm loại A và 9 sản phẩm không phải loại A Tiếp theo dùng xác suất có điều kiện để tính.
E đọc đề bài, nhìn xác suất sẽ thấy là bắn 1 lần chắc chắn sẽ trúng. Hoặc trúng vòng trong, hoặc trúng vòng ngoài. Ít nhất 28 điểm thì phải túng vòng trong ít nhất 1 lần. 28 = 9+9+10 10 khi nào? khi trúng vòng trong
Bạn giải giúp mình bài tập này với ạ: Điều trị bệnh B bằng kháng sinh I có tỷ lệ khỏi bằng 0,82, bằng kháng sinh II có tỷ lệ khỏi bằng 0,89. Điều trị phối hợp cả 2 kháng sinh trên cho 100 bệnh nhân mắc bệnh B, tìm xác suất sao cho có 95 người khỏi. Mình cám ơn ạ!
P(khỏi bệnh khi điều trị phối hợp) = P(A)+P(B)-P(AB)=0,82+0,89-0,82.0,89 = 0,9802 Mỗi người trong 100 bệnh nhân được điều trị phối hợp đều có thể khỏi bệnh với xác suất 0,9802 và độc lập với nhau. Thỏa mãn Lược đồ Bernoulli với n = 100 và p = 0,9802 Áp dụng công thức Bernoulli thì tính được xác suất có 95 người khỏi bệnh là 100C5.p^95.(1-p)^5 = 0,0343
Luật số lớn chủ yếu là lý thuyết thôi e. Nội dung trọng tâm để vận dụng cho các phần sau là Định lý giới hạn trung tâm và luật số lớn của Bernoulli. Nắm đc nội dung của 2 cái đó là được.
Cảm ơn em. Em like và share video để ủng hộ kênh nhé. Em có thể xem toàn bộ video XSTK tại đây. Chúc em học tốt! th-cam.com/play/PLsEmKKF4H46k013lBf0S_NFCMfU-JNZbd.html
Cho em hỏi câu này với ạ: một lô hàng có 8 sản phẩm tốt và 2 phế phẩm chọn ngẫu nhiên 3 sản phẩm từ lô hàng đó( chọn 1 lần) goi x là số phế phẩm trong 3 sản phẩm đó tìm VarX.
Thầy oi cho em hỏi mấy câu dạng như này làm sao z ạ .Cho X, Y, Z là các biến ngẫu nhiên độc lập với X~ N(5; 4) ; Y~ P(3) ; Z~B(6; 0,3). Cho M = 4X- 3Y + Z+ 1. Phương sai của M là.
ĐỀ:. Tuổi thọ (năm) của một thiết bị điện tử là một biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ xác suất : f(x)=0,25.e^-0,25x nếu x không âm và bằng 0 nếu x âm
Bán được một thiết bị nếu không phải bảo hành thì lãi 15000 đồng, nhưng nếu phải bảo hành thì lỗ 5000 đồng. a)Tính P(X>2). b)Để trung bình mỗi thiết bị lãi 10000 đồng thì nên quy định thời gian bảo hành bao nhiêu năm? Thầy ơi! Giair giúp em bài ni,em giải miết mà không được thầy ơi
Xạ thủ dùng 4 viên đạn để tập bắn với quy định nếu bắn trúng hai viên liên tiếp hoặc hết đạn thì dừng bắn. Các viên đạn được bắn độc lập với xác suất trúng đều là 0,8. Tính trung bình số viên đạn xạ thủ sử dụng Thầy cho em xin cách giải với ạ.
E lập bảng xs chả X ra rồi tính kỳ vọng. X có thể bằng 2,3,4 P(X=2) = P(trúng 2 viên liên tiếp) P(X=3) = P(trượt viên 1, trúng viên 2 và 3) P(X=4) = 1 - P(X=2) - P(X=3)
Quy luật phân phối Bernoulli chính là Quy luật phân phối Không - Một Em cũng cần phân biệt Quy luật phân phối Bernoulli với Lược đồ Bernoulli, Công thức xác suất Bernoulli. Nó có liên quan đến nhau nhưng không đồng nhất với nhau.
Dạ cho em hỏi thêm bài này ạ. Quan sát trung bình 1 ngày có 12 chuyến tàu vào cảng A . Chọn ngẫu nhiên 6h trong một ngày. Tính xác suất để 2 trong 6 giờ ấy. , Mỗi giờ có đúng một tàu vào cảng A. Em cảm ơn ạ
1 ngày 24 tiếng trung bình có 12 chuyến => 1 tiếng (1/24 ngày) thì trung bình có 12/24 = 0,5 chuyến X: số xe vào cảng trong 1 tiếng bất kì. X~P(lambda = 0,5) P(1 tiếng có 1 xe vào tàu) = P(X=1) = p Xác suất trong 6 giờ bất kì, có 2 giờ mà mỗi giờ có 1 tàu vào cảng là: P = 6C2.p^2.(1-p)^4
Bài giảng rất hay ạ và cho em hỏi thêm ở ví dụ 5. Nếu đề bài cho dữ liệu mỗi con gà đẻ được 2 quả trứng thì phần doanh thu lúc này sẽ bằng (X1+X2)*10 đúng kh ạ? Em cảm ơn ạ
K đơn giản thế bởi vì liên quan cả tới xác suất để trứng nữa. Với gà loại I, 0.8 là xác suất đẻ trứng trong ngày. Nếu đẻ 1 trứng thì => p(đẻ 1 trứng) = 0.8 Nhưng nếu đẻ 2 trứng thì k phải như vậy nữa.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN: eurekauni-my.sharepoint.com/:b:/g/personal/hbmanh9492_eurekauni_onmicrosoft_com/ESViJ_6m6o1OomyFGUTN904B_CxkpF0Jx_--4kqVIq8nEQ?e=eARPlw
XÁC SUẤT THỐNG KÊ - FULL VIDEO
+ Chương 1. Biến cố & Xác suất: eureka-uni.tiny.us/XSTKFull
+ Chương 2. Biến ngẫu nhiên 1 chiều: eureka-uni.tiny.us/XSTKC2
+ Chương 3. Quy luật xác suất thông dụng: eureka-uni.tiny.us/XSTKC3
+ Chương 4. Biến ngẫu nhiên 2 chiều: eureka-uni.tiny.us/XSTKC4
+ Chương 5. Luật số lớn: eureka-uni.tiny.us/XSTKC5
+ Chương 6. Lý thuyết mẫu: eureka-uni.tiny.us/XSTKC6
+ Chương 7. Ước lượng tham số: eureka-uni.tiny.us/XSTKC7
+ Chương 8. Kiểm định giả thuyết: eureka-uni.tiny.us/XSTKC8
+ Chương 10. Hồi quy 2 biến: tinyurl.com/XSTKC10
+ Thực hành trên Excel: eureka-uni.tiny.us/XSTKExcel
+ XSTK Hỏi đáp: eureka-uni.tiny.us/XSTKHoiDap
Chương 5-6-7-8 ko thấy video nào thưa Thầy. Nhờ Thầy upload lại với.
DONATE cho Eureka! Uni
* Vietinbank: 107006662834 - Hoang Ba Manh
* Ví Momo: 0986.960.312
Thầy cho e xin lại link bài tập với ạ, link bên trên k vào đc ạ
@HuongNguyen-fe4sq Đã cập nhật lại link r e nhé
Anh giảng bài dễ hiểu cực, các ví dụ vô cùng thú vị, gần thi xác suất dành 1 ngày để coi toàn bộ video của anh là qua môn luôn. Cảm ơn anh nhiều ạ :))
09:00 Tổng kết CÔNG THỨC của quy luật NHỊ THỨC
10:12 Ý tưởng triển khai các câu hỏi về quy luật NHỊ THỨC
11:20 Ví dụ 1. Áp dụng các công thức Tham số, công thức Xác suất của quy luật
16:01 Ví dụ 2. Kết hợp HÀM MẬT ĐỘ XÁC SUẤT
19:22 Ví dụ 3. Biểu diễn Biến khác theo Biến phân phối Nhị thức
21:22 Ví dụ 4. Biểu diễn Biến khác theo Biến phân phối Nhị thức (phức tạp HƠN)
26:00 Ví dụ 5. Biểu diễn Biến khác theo Biến phân phối Nhị thức (phức tạp HƠN NỮA)
thật sự mấy video xác suất rất hay, dề hiểu. thầy e dạy mà ko hiểu gì hết trơn . mong a làm thêm video mấy phần sau. em học đến chương 5-6 rồi ạ.
Cảm ơn em. Subcribe ủng hộ kênh em nhé! Chúc em học tốt ^^
Nếu youtube có nút haha phải thả ngay cho anh mới được, vừa học bài vừa cười vì cái đề hài quá anh ạ!
Cảm ơn công sức và tâm huyết của anh và team Eukera Uni! ạ
Đề bài và cách giảng quá dễ hiểu, sát với thực tế =))
21:19 đi thi với tinh thần giao lưu cọ xát lấy kinh nghiệm, làm bài bằng " nhân phẩm" kaka
thầy chính là vị cứu tinh của em, em cảm ơn những bài giảng của thầy vì nó vô cùng bổ ích
Là một người không hiểu gì về xstk, sau khi xem hết những video của thầy em đã tự giải đc bài tập. Cảm ơn thầy rất nhiều ạ
Cứu e vs e k hiểu
Dạ em vô cùng biết ơn thầy đã tạo ra những bài học miễn phí và vô cùng dễ hiểu ạ. Em chúc thầy thật nhiều sức khỏe ạ!
Đương dịch phải học onl, tìm đc video của thầy, dễ hiểu lắm ạ
ad giảng rất dễ hiểu, vid trình chiếu đỉnh thật sự lun ạ
đề vừa hay vừa hài hước, anh giảng lại rất dễ hiểu, cảm ơn anh nhiều ạ
Cảm ơn e đã phản hồi nhé. E có thể lưu lại link này để tìm 1 lèo các video bài học cho tiện th-cam.com/play/PLsEmKKF4H46k013lBf0S_NFCMfU-JNZbd.html
Cảm ơn anh tụi em vừa học quy luật nhị thức với phân phối poisson cả pp chuẩn không hiểu gì hết, nhờ xem giảng hiểu hơn rồi ạ
Haha. Ngày mai sẽ có phần Xấp xỉ chuẩn e nhé 😁😁😁
Hôm nay em học chuyên đề toán 12 mà trên lớp ko hiều xem video em đã hiểu đc bài❤
Dễ hiểu lắm thầy. Cảm ơn thầy cho tụi em học Free!!
Cảm ơn anh vì đã đăng những video tuyệt vời như thế này trên TH-cam. Hi vọng anh sẽ ra được thêm nhiều những video như thế này.
Bài giảng của thầy giúp em lụm lại kiến thức năm 1 để đi thi sau đại học, cảm ơn thầy nhiều.
Cảm ơn e, chúc e ôn tập tốt nhé 💪
Like, share và subscribe kênh giúp thầy nhé. Thank em!
Dạ vâng ạ.
mất gốc coi anh này giảng 3 ngày xong tự tin lấy 9+ xstk luôn :))
1 từ thôi " Đỉnh" lắm thầy, quá dễ hiểu
Những bài giảng rất tâm huyết, thú vị và cách giảng bài của anh thu hút người học, đặc biệt là với 1 người ghét XSTK như em. Cảm ơn anh rất nhiều, hi vọng anh sẽ ra nhiều nội dung hơn nữa :>
Cảm ơn e :v
Nhưng nội dung xstk trên này a làm hoàn thiện rồi. hơn 60 video e tha hồ mà xem nhé.
Cảm ơn những video giảng dạy của anh ạ, video anh làm rất công phu, dễ hiểu ạ, lời giảng dạy của anh cũng rất tuyệt ạ nó giúp em hiểu bài ra rất nhiều, bài tập nhiều dạng xoay quanh nội dung học giúp dễ hiểu kiến thức hơn. Khi xem em biết anh đã làm video rất công phu để tụi em dễ hiểu hơn ạ, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn anh và biết ơn công sức anh đã video giúp cho tụi em hiểu bài tốt hơn ạ, chúc anh luôn vui vẻ hạnh phúc và thành công trong cuộc sống ạ!
Cảm ơn e và chúc e học tập đạt kết quả tốt hơn mong đợi nhé.
Bài tập CÓ GIẢI giành cho những bạn muốn luyện thêm: facebook.com/pg/eureka.uni.vn/photos/?tab=album&album_id=2861109247306466
a giảng bài rất hay , rất dễ hiểu ạ
Hê hê, chia sẻ kênh tới bạn bè giúp ad nha e 😋
E có thể xem full bài giảng tại đây nhé eureka-uni.tiny.us/XSTKFull
Tính ra a còn đc hơn thầy e lun, ít ra a còn giảng bài còn thầy e đọc LT r lm bt lun :((
A đã cứu vớt đời e😘
Hehee, chia sẻ kênh giúp a nhé 😁
cảm ơn bạn, video rất hay, rất dễ hiểu
Anh dạy rất hay ạ ❤
Cảm ơn e, chia sẻ video giúp a nếu tiện nhé 😁
Em thích video của anh lắm, cám mơn anh ạ ^^
Các bạn tham gia group Xác suất thống kê để hỏi đáp và thảo luận nhiều hơn về xác suất thống kê nhé:
facebook.com/groups/xacsuatneu/
Cảm thấy sợ hãi nếu thầy k dạy k biết em đi về đâu với môn này :(
cám ơn thầy ạ
DONATE cho Eureka! Uni
* Vietinbank: 107006662834 - Hoang Ba Manh
* Ví Momo: 0986.960.312
năm trước ôn rồi năm nay lại ôn lại, khổ ghê !!
cái đề bài chất lượng thật a ạ
Cảm ơn e. Like share cho bạn bè ủng hộ kênh với e nhé.
Thanks 10:07 18:28 19:16 25:35
Rất bổ ích ạ
Cảm ơn em. Em like và share video để ủng hộ kênh nhé.
Em có thể xem toàn bộ video XSTK tại đây. Chúc em học tốt!
th-cam.com/play/PLsEmKKF4H46k013lBf0S_NFCMfU-JNZbd.html
Lịch chạy xe buýt tại một bến chờ xe buýt như sau: chuyến xe đầu
tiên trong ngày là vào 7 giờ sáng và cứ sau mỗi 15 phút sẽ có một chuyến xe
đến bến. Giả sử một hành khách đến bến trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến
7 giờ 30 phút. Tìm xác suất để hành khách này chờ ít hơn 5 phút. bài này là chủ đề gì ạ
Anh ơi cho em hỏi bài này ạ:một công ty du lịch nhận đăng ký phòng khách sạn của 150 khách kinh nghiệm những năm trước cho biết có 15% khách đăng ký nhưng không nhận phòng. công ty cần phải chuẩn bị ít nhất bao nhiêu phòng để tỉ lệ khách đăng ký nhưng không có phòng ít hơn 1%
ở ví dụ 1 câu a 12:07 mình có cần kết luận thêm số lần bán được hàng tuân theo qui luật nhị thức hk ạ
Viết kí hiệu là được rồi.
quả đề bài quá chất :))) VD 4
17:54 em dùng 1-P(X < 9) được không ạ
Được
ĐỀ:.
Tuổi thọ (năm) của một thiết bị điện tử là một biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ xác suất :
f(x)=0,25.e^-0,25x nếu x không âm và bằng 0 nếu x âm
Bán được một thiết bị nếu không phải bảo hành thì lãi 15000 đồng, nhưng nếu phải bảo hành thì lỗ 5000 đồng.
a)Tính P(X>2).
b)Để trung bình mỗi thiết bị lãi 10000 đồng thì nên quy định thời gian bảo hành bao nhiêu năm?
ví dụ chất ghê :))))
Thầy ơi em hỏi Nếu vd1 câu d ở phút 14:21 mà ở khoảng 75 đến 90 thay vì 3 đến 5 thì làm như thế nào ạ , em không liệt kê được hết ạ
Hội tụ về quy luật Chuẩn để tính e.
Chi tiết e xem video XSTK 3.3.3
Cho em hỏi công thức ở 12:53 là công thức gì ạ? chỗ m0 ấy
Công thức đó để xác định Mốt. Có thể chứng minh công thức này theo cách tương tự như tìm hệ số lớn nhất trong khai triển Nhị thức Newton
Coi xong mấy bài này giải mấy bài này theo cách cấp 3 đúng kiểu ... thật :)))) giải dài
Anh ơi anh chỉ cách để chứng minh ra công thức V(X) trong qui luật này được không ạ ???
Đây e th-cam.com/video/_vVWsMkOVZEo/w-d-xo.html
A ơi, a có dạy quy luật rời rạc đều, quy luật hình học, quy luật siêu hình học ko ạ
Hiện chưa có e nhé
Đang nói về biến rời rạc tự nhiên ví dụ bài chuối là biến liên tục là sao?
Em đọc kĩ đề bài và lời giải xe biến rời rạc có cuất hiện không?
Thầy cho em hỏi bài này với ạ.
Một công ty sản xuất ống đồng với tỉ lệ sản phẩm lỗi là 2%. Ống đồng được sản xuất theo bó, mỗi bó 10 ống. Nếu trong mỗi bó có 2 sản phẩm lỗi thì sẽ bị trả lại hàng. Tính xác suất trả hàng. a. 0.0162, b. 0.0055, c. 0.0138, d. 0.1289, d. 0.3425
Em cảm ơn nhiều ạ.
Tức là có từ 2 bó trở lên là bị trả lại.
X: số ống lỗi trong 1 bó (10 ống) => X~b(n=10, p = 2% = 0,02)
P(nhận bó hàng) = P(X P(trả lại) = 1 - P(X
Em cảm ơn ạ.
Tìm số trái chuối dài hơn mức trung bình.
Não em: chỉ là chuối thôi mà
Anh ơi em anh làm video về giải tích 2 đi anh. Em học trong trường không hiểu j hết. Cái j mà có giải pt vì phân bằng pp đẳng cấp đó anh.
Các ad đang chuẩn bị làm em nhé. Em subscribe và nhấn chuông để theo dõi các video mới nhất em nhé!
A ơi, áp dụng quy luật nhị thức thì câu này khoanh vào C đúng ko ạ
Một đội quản lý 12 cột thu phát tín hiệu di động và kiểm tra bảo dưỡng định kỳ. Chi phí kiểm tra bảo dưỡng X được tính theo công thức: X = 20 + 2Y (triệu đồng) với Y là số cột thu phát tín hiệu có linh kiện xuống cấp cần thay thế. Xác suất để một cột thu phát tín hiệu có linh kiện xuống cấp cần thay thế trong một định kỳ kiểm tra là 0.24. Tính chi phí trung bình (triệu đồng) cho một kỳ kiểm tra của đội.
A. 35.5
B. 44
C. 25.76
D. 32.36
E.24.42
Đúng r e
18:12: tại sao tích phân từ 9->12 của hàm f(x) chứ ko phải của hàm xf(x) như ở tích phân trên thưa thầy??
E xem lại cách tính xác suất từ hàm mật độ và tính kì vọng nhé. Lẫn lộn hết cả thế này thì k được.
1 lô hàng có nhiều hàng giả với xs là 30%, lấy nn ra 10 sp, tính xs để có nhìu nhất 2 sp giả. Tại sao mình k dùng công thức bernouli đc ạ? Do e thấy lời giải không có tính C (k:n) vào
K dùng thì là sai.
Anh ơi, em thấy bài giảnh anh hữu ích quá ạ. Em có thể xin slide bài giảng về xstk được không ạ?
Thầy ơi ở phần bài tập tự luyện ấy ạ, ở bài 2 đó y có bảng phân phối và x~b(2;0,3) và tìm z=x-y+1 làm sao biết được các giá trị của z vậy ạ
Liệt kê thôi e, k có cách nào khác.
Y có ở trong bảng r
X thì ~B(2;0,3) nên X=0,1,2
@@EurekaUni nhưng làm sao biết x nhận 012 vậy ạ
Em xem video quy luật Nhị thức đi là hiểu :D
cho em hỏi Ex = x1p1 + x2p2...+ xnpn là của biến ngẫu nhiên rời rạc, còn Ex = np là của biến rời rạc đúng ko ạ? hay mình có cách phân biệt 2 công thức này ko ạ?
Không em.
E(X)=np là của biến ngẫu nhiên tuân theo quy luật Nhị thức, đây là 1 trong các quy luật phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc.
Còn công thức phía trên là công thức tính E(X) dùng chung cho tất cả các biến ngẫu nhiên rời rạc.
Cho e hỏi có video quy luật siêu bội không ạ
Siêu bội thì làm như bài toán lập bảng xác suất thông thường bằng tổ hợp. Nên a k làm riêng thành video vì có quá ít vấn đề để nói.
Rời rạc và nhị thức
anh có nhận dạy thêm học sinh trường khác không ạ?
Nhận thì nội dung cũng k khác gì video trên kênh đâu e.
E học theo rồi làm bài tập của trường mình a nghĩ là đủ dùng.
Thầy ơi cho em hỏi tại sao: P(X>9) = tích phân từ 9 đến 13 vậy ạ?
Vì tích phân từ 13 đến vô cùng của 0 thì =0 em nhé
Em ôn lại 1 chút về cách tính xác suất từ hàm mật độ xs tại đây là sẽ hiểu tường tận: th-cam.com/video/nMIV1fp41vk/w-d-xo.html
1 hộp có 4 sản phẩm, bỏ thêm vào hộp 1 chính phẩm sau đó lấy ra 2 sản phẩm. Giả sử lấy được 2 chính phẩm. Tính xác suất ban đầu hộp có tất cả là chính phẩm? Đại cưa nào làm hộ bài này giúp mình với
CT Bayes
Tình huống tương tự ví dụ trong này: th-cam.com/video/BGrx2DXI3kw/w-d-xo.html
Thầy cho em hỏi, nếu ta tung 1 đồng xu đồng chất rất nhiều lần, chẳng hạn như 1,000,000 lần, thi ta sẽ gần như chắc chắn rằng số lần xuất hiện mặt sấp, hay ngửa sẽ là như nhau. (xap xi 500,000 lần).
Goi X là số lần xuất hiện mặt ngửa, vậy thì khi số lần thực hiện thí nghiệm tăng lên, xác suất để X=1/2 số lần thí nghiệm sẽ dần tiến về 1. Ta lại có p xuất hiện mặt ngửa là 0.5
Em thắc mắc rằng càng tăng số lần thực hiện tung đồng xu thì xác suất để xuất hiện 1 nửa số lần là sấp hay ngửa càng xa số 1 ạ. (ví dụ như xác suất để có 5 lần xuất hiện mặt sấp hay ngửa trong 10 lần theo Bernoulli là 0.24 > xác suất để có 50 lần xuất hiện mặt sấp hay ngửa trong 100 lần thử nghiệm là 0.079 )?
Trong khi nếu suy nghĩ bình thường thì số lần thực hiện càng tăng thì xác suất để xuất hiện 1 nửa số lần là sấp hay ngửa phải càng được tăng lên ạ.
Em cảm ơn rất nhiều ạ.
1) Em hiểu là "gần như chắc chắn" số mặt sấp và ngửa là như nhau thì là không đúng với ý nghĩa của việc tăng số phép thử n.
Khi n lớn dần thì X có nhiều giá trị khác nhau hơn:
>> (i) khả năng xuất hiện các giá trị xung quanh n/2 luôn lớn hơn 2 đầu còn lại, nên cái "gần như" mà e tưởng, chính xác phải hiểu là "gần như chăc chắn thu được giá trị rơi vào nhóm xung quanh n/2" chứ không phải chính xác = n/2
>> (ii) % của sự khác nhau trong nhóm này cũng nhỏ lại => lấy tỉ số tần suất X/n (theo định nghĩa thống kê) sẽ dễ xấp xỉ 0,5 hơn.
2) P(X=n/2) càng ngày càng xa 1, chính xác là càng ngày càng nhỏ hơn 0,5; là bởi vì X có nhiều giá trị hơn trong khi tổng xác suất cố định P(U) = 1, giống như 1 miếng bánh mà càng nhiều người ăn thì phần của mỗi người càng ít đi vậy.
Eureka! Uni
Em rất cảm ơn vì thầy đã reply ạ, giờ thì em hiểu rồi, bản chất tăng n lên ko phải là xác suất để X=n/2 tăng lên mà là xác suất để X nằm trong vùng n/2 sẽ tăng lên. Những video của thầy thực sự giúp em muốn tìm hiểu về xác suất và thống kê.
Chúc thầy nhiều sức khoẻ
Cho em hỏi là "7 người bắn, mỗi người bắn 1 viên đạn vào mục tiêu" có phải là phép thử Bernoulli không ạ? Nếu có thì là 1 phép thử Bernoulli hay 7 phép thử Bernoulli? Em cảm ơn thầy nhiều lắm ạ.
Có sách họ gọi là "Dãy phép thử Bernoulli"
Cho em hỏi, nếu E(X) mà ra số thập phân ví dụ 6.75 nma biến ngẫu nhiên X: lại là số người thì mình có được lấy E(X)=6 không ạ
không e, giữ nguyên 6.75 nhé
@@EurekaUni em cảm ơn ạ, lần nào em hỏi anh cũng trả lời em, em cảm ơn 🤧anh
K có gì e, trùng hợp lúc a rảnh thôi :)))
hay quá ad ơi nhưng chỉ có điều chuối nhỏ quá :( kkk
Nhập khẩu chính ngạch từ Hàn, có lẽ vậy :))
Anh giúp em câu này với ạ. Một lô có 6 sản phẩm loại A; 5 sản phẩm loại B và 4 sản phẩm loại C. Lấy ngẫu nhiên 3 sản phẩm từ lô hàng này. Biết trong các sản phẩm lấy ra không có sản phẩm loại A. Lấy ngẫu nhiên them 1 sản phẩm từ lô hàng này. Tính xác suất lấy được sản phẩm loại A.
Người ta chỉ quan tâm xem nó là loại A hay không thôi, nên có thể đổi cơ cấu sản phẩm trong lô hàng thành:
6 sản phẩm loại A và 9 sản phẩm không phải loại A
Tiếp theo dùng xác suất có điều kiện để tính.
@@EurekaUni Em làm theo cách sau anh xem giúp em ạ: Không gian mẫu: 9C3.12C1. Phần biến cố: 9C3.6C1.
@@anhlam5882 Đúng r
@@EurekaUni Em cảm ơn anh ạ
Cho e hỏi ví dụ 3 có thể làm theo cách chương 1 được k ạ
được e
vd3 em kh hiểu lắm về X: số viên bắn vòng trong anh gt giup em voi. Nếu ít nhất 28đ thì làm sao vậy anh?
E đọc đề bài, nhìn xác suất sẽ thấy là bắn 1 lần chắc chắn sẽ trúng.
Hoặc trúng vòng trong, hoặc trúng vòng ngoài.
Ít nhất 28 điểm thì phải túng vòng trong ít nhất 1 lần.
28 = 9+9+10
10 khi nào? khi trúng vòng trong
Bạn giải giúp mình bài tập này với ạ:
Điều trị bệnh B bằng kháng sinh I có tỷ lệ khỏi bằng 0,82, bằng kháng sinh II có tỷ lệ khỏi bằng 0,89. Điều trị phối hợp cả 2 kháng sinh trên cho 100 bệnh nhân mắc bệnh B, tìm xác suất sao cho có 95 người khỏi.
Mình cám ơn ạ!
P(khỏi bệnh khi điều trị phối hợp) = P(A)+P(B)-P(AB)=0,82+0,89-0,82.0,89 = 0,9802
Mỗi người trong 100 bệnh nhân được điều trị phối hợp đều có thể khỏi bệnh với xác suất 0,9802 và độc lập với nhau.
Thỏa mãn Lược đồ Bernoulli với n = 100 và p = 0,9802
Áp dụng công thức Bernoulli thì tính được xác suất có 95 người khỏi bệnh là
100C5.p^95.(1-p)^5 = 0,0343
@@EurekaUni Cám ơn bạn nhé!
X~B(122,0.95) thì tính p(x nhỏ hơn hoặc bằng 120 ) thì tính như nào v thầy
Hội tụ về quy luật Chuẩn để tính e.
th-cam.com/video/gcfs-LqJkKA/w-d-xo.html
Chương 5 Luật số lớn bị xóa rồi Thầy ơi. Nhờ thầy upload lại với.
Luật số lớn chủ yếu là lý thuyết thôi e.
Nội dung trọng tâm để vận dụng cho các phần sau là Định lý giới hạn trung tâm và luật số lớn của Bernoulli.
Nắm đc nội dung của 2 cái đó là được.
Anh ơi bài tập thêm ở đâu vậy ạ ? video hay quá :>>
A quên khuấy :")) Mai a đăng bổ sung nhé
Cảm ơn em. Em like và share video để ủng hộ kênh nhé.
Em có thể xem toàn bộ video XSTK tại đây. Chúc em học tốt!
th-cam.com/play/PLsEmKKF4H46k013lBf0S_NFCMfU-JNZbd.html
Phần bài tập đây e nhé. Bận quá nay a mới cập nhật được: eureka-uni.com/2020/10/28/xstk-chuong-2-quy-luat-nhi-thuc-_-bien-ngau-nhien-roi-rac/
@@EurekaUni em cảm ơn anhhh nhiềuu
Cho em hỏi câu này với ạ: một lô hàng có 8 sản phẩm tốt và 2 phế phẩm chọn ngẫu nhiên 3 sản phẩm từ lô hàng đó( chọn 1 lần) goi x là số phế phẩm trong 3 sản phẩm đó tìm VarX.
Nếu tính theo quy luật thì đây là Quy luật Siêu bội.
X= 0, 1, 2, 3
E mở quy luật siêu bội ra là thấy công thức xác định E(X) và Var(X)
phút 18:18 sao P(X>9) ko có x.f(x) ạ
E xem lại cách tính xác suất từ hàm mật độ nhé
Cho em hỏi các video chương 4,5,6,7 đâu ạ em tìm ko thấy
E tìm ở comment được ghim ấy, a có để link tất cả các chương r đó
@@EurekaUni các video chương 5 6 7 bị xoá hết rồi anh à
@@nguyenhungtien8408 k phải bị xóa mà là chưa hoàn thiện như 3 chương đầu
Tuy nhiên vẫn đủ dùng để xử lý bài tập
chuối cho trong nháy là chuối j thế ạ
chuối mà chiều dài trung bình đạt 9cm thì là rất có thể chuối ở xứ sở Kim Chi
@@EurekaUni 🤣😂🤣
anh ơi cho em hỏi là
X ~ B(n,p) mà với p>1 hoặc p>n thì mình tính kiểu gì ạ
Em cảm ơn ạ
P(X>=1) = 1 - P(X
@@EurekaUni dạ em cảm ơn ạ nhưng còn nếu p>n thì mình làm như thế nào ạ
X>n có xảy ra được không? Nếu k thì là biến cố k thể có
20:55, sao ra 0,784 dc v ạ
E tính P(X=2) và P(X=3) rồi cộng 2 kết quả lại
@@EurekaUni em cảm ơn nhiều ạa
Nhưng làm như thế nào để xác định được đề bài khi sd quy luật ạ ?
Trước hết e phải hiểu đề bài đã, hiểu đề bài r thì e sẽ biết có áp dụng được Nhị thức hay k
Giả sử X ∼ B(2; 0, 4) và Y ∼ B(2; 0, 7). X và Y độc lập.
Chứng minh rằng X + Y không có phân bố nhị thức
Thầy cho e hỏi hướng làm bài này như nào ạ
E tính rồi vẽ bảng xác suất của X+Y ra là thấy
ở ví dụ 2 e nghĩ nó áp dụng trong biến ngẫu nhiên liên tục chứ ạ ? Sao thầy lại đưa vào trong bài giảng biến ngẫu nhiên rời rạc ạ ?
Nhị thức là biến rời rạc e: X= 0,1,2,3,...,n mà
Bài này là kết hợp giữa biến liên tục và biến rời rạc em nhé.
Đoạn outtro cuối video hơi to anh nhé!
Đoạn đó mình edit bị lỗi e. Các video sau này mình đã chỉnh lại rồi nha 😁
Thầy oi cho em hỏi mấy câu dạng như này làm sao z ạ .Cho X, Y, Z là các biến ngẫu nhiên độc lập với X~ N(5; 4) ; Y~ P(3) ; Z~B(6; 0,3). Cho M = 4X- 3Y + Z+ 1. Phương sai của M là.
E xem tính chất của phương sai rồi khai triển ra là xong th-cam.com/video/v7BAUGh6ffA/w-d-xo.html
ĐỀ:.
Tuổi thọ (năm) của một thiết bị điện tử là một biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ xác suất :
f(x)=0,25.e^-0,25x nếu x không âm và bằng 0 nếu x âm
Bán được một thiết bị nếu không phải bảo hành thì lãi 15000 đồng, nhưng nếu phải bảo hành thì lỗ 5000 đồng.
a)Tính P(X>2).
b)Để trung bình mỗi thiết bị lãi 10000 đồng thì nên quy định thời gian bảo hành bao nhiêu năm?
Thầy ơi! Giair giúp em bài ni,em giải miết mà không được thầy ơi
A ơi e có câu hỏi là
P(X=0)+P(X=1)+...+P(X=n)=1 có đúng k ạ ?
Đúng ròi e, tổng xác suất bằng 1
Xạ thủ dùng 4 viên đạn để tập bắn với quy định nếu bắn trúng hai viên liên tiếp hoặc hết đạn thì dừng bắn. Các viên đạn được bắn độc lập với xác suất trúng đều là 0,8. Tính trung bình số viên đạn xạ thủ sử dụng Thầy cho em xin cách giải với ạ.
E lập bảng xs chả X ra rồi tính kỳ vọng.
X có thể bằng 2,3,4
P(X=2) = P(trúng 2 viên liên tiếp)
P(X=3) = P(trượt viên 1, trúng viên 2 và 3)
P(X=4) = 1 - P(X=2) - P(X=3)
@@EurekaUni dạ vâng em làm đc r ạ.Em cảm ơn ạ
cho e hỏi làm sao để phân biệt được Bernouli và nhị thức ạ ?
Quy luật Bernouli là quy luật Nhị thức với n = 1
E cũng k cần quá lo vì chúng ta chỉ có bài tập cho quy luật Nhị thức thôi.
Quy luật phân phối Bernoulli chính là Quy luật phân phối Không - Một
Em cũng cần phân biệt Quy luật phân phối Bernoulli với Lược đồ Bernoulli, Công thức xác suất Bernoulli. Nó có liên quan đến nhau nhưng không đồng nhất với nhau.
A có thể phân b giúp em không ạ
Ví dụ 4b ấy ạ. Tại sao là 10 + 1 trong khi n =10 ạ? Theo em biết với pp nhị thức thì np-q
E còn nhớ cách tìm hệ số cực đại của dãy khai triển nhị thức Newton k? Làm tương tự thế để tìm xã suất to nhất
Anh ơi. Sao ví dụ 1 3.44 -4.44 mà chọn 4 vậy ạ 3 cũng là số nguyên mà
3 nó có lớn hơn 3,33 không e?
@@EurekaUni vậy là chọn số lớn nhất mà là số nguyên phải không ạ
Số nguyên và lớn hơn 3,44, nhỏ hơn 4,44 chỉ có 1 số duy nhất thôi em
Dạ cho em hỏi thêm bài này ạ. Quan sát trung bình 1 ngày có 12 chuyến tàu vào cảng A . Chọn ngẫu nhiên 6h trong một ngày. Tính xác suất để 2 trong 6 giờ ấy. , Mỗi giờ có đúng một tàu vào cảng A. Em cảm ơn ạ
1 ngày 24 tiếng trung bình có 12 chuyến => 1 tiếng (1/24 ngày) thì trung bình có 12/24 = 0,5 chuyến
X: số xe vào cảng trong 1 tiếng bất kì. X~P(lambda = 0,5)
P(1 tiếng có 1 xe vào tàu) = P(X=1) = p
Xác suất trong 6 giờ bất kì, có 2 giờ mà mỗi giờ có 1 tàu vào cảng là:
P = 6C2.p^2.(1-p)^4
10:07 xin đính chính với admin là "binomial" chứ không phải "binormial" nhé =))
Nhận sai luôn :D
Bài giảng rất hay ạ và cho em hỏi thêm ở ví dụ 5. Nếu đề bài cho dữ liệu mỗi con gà đẻ được 2 quả trứng thì phần doanh thu lúc này sẽ bằng (X1+X2)*10 đúng kh ạ? Em cảm ơn ạ
K đơn giản thế bởi vì liên quan cả tới xác suất để trứng nữa.
Với gà loại I, 0.8 là xác suất đẻ trứng trong ngày. Nếu đẻ 1 trứng thì => p(đẻ 1 trứng) = 0.8
Nhưng nếu đẻ 2 trứng thì k phải như vậy nữa.
cho e hỏi kỳ vọng và phương sai thụoooc bài nào ạ]
E xem tại đây nhé th-cam.com/video/v7BAUGh6ffA/w-d-xo.html
cho e hỏi chút là VD2 P(X>9)thì tích phần phải từ 10->13 chứ ạ
Thế chiều dài chuối không thể là 9,1cm à e?
ad ơi e chưa hiểu ví dụ 3 cái đoạn p̣̣(x=2) + p(x=3) dùng công thức nào ạ
Bạn xem lại bài 1 chương 2 nhé
Dùng công thức xác suất của quy luật Nhị thức ấy e :/
Đây là video về quy luật Nhị thức mà. Ở đầu video có tóm tắt lý thuyết r đó
ở vd 4 ạ. chỗ tính phương sai câu a ý ạ. ct tính V(x) là E(x^2)-(E(x))^2 . mà ấy kiểu j ra các con số 10*0.25*0.75 vậy ạ. e cảm ơn nhiều ạ
Chứng minh tổng quát đây e th-cam.com/video/_vVWsMkOVZE/w-d-xo.html
Hiic, mn cho mình hỏi tại sao xác suất lấy được chiều dài chuối lớn hơn 9 lại là 5 phần 9 vậy ( e tưởng 4 phần 9 chứ )? : ((
Cám ơn nhiều ạ !!
18:19 có tính P(X>9) rồi đó e. E có thể dùng máy tính bỏ túi bấm tích phân để kiểm tra lại xem
@@EurekaUni Em cám ơn, e quên mất tiêu "3
Phần bài tập anh nói lấy ở đâu ạ
Đây nha e, a ghim ở cmt đầu tiên đó. eureka-uni.com/2020/10/28/xstk-chuong-2-quy-luat-nhi-thuc-_-bien-ngau-nhien-roi-rac/
a ơi, ở vd4 phần b yêu cầu tính xs tương ứng a chưa giải đáp ạ. Em cũng chứ tìm ra đáp án, mong a hỗ trợ giúp em ạ☺️
Chính là P(X=2) đấy e
e thấy bài xác suất dc ít nhất 29d vẫn còn trường hợp 2 lần vào trong và 1 lần ra ngoài mà ạ? thầy thông não hộ em với
2 lần bắn vào trong thì là X=2 đấy e
2 lần vào trong, 1 lần ra ngoài có tất cả 3 trường hợp:
Phát đầu ra ngoài
Phát thứ 2 ra ngoài
Phát thứ 3 ra ngoài
@@EurekaUni cảm ơn thầy em hiểu rồi ạ