Giải thích về máy biến áp | Máy biến thế là gì? | Học Nghề Kỹ Sư Điện & Điện Tử

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 28 ก.ย. 2024
  • #hocnghekysudiendientu
    Giải thích về máy biến áp | Máy biến thế là gì? | Học Nghề Kỹ Sư Điện & Điện Tử
    Máy biến áp hay máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp, là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ.
    Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ. Khi đưa dòng điện với điện áp xác định vào cuộn sơ cấp, sẽ tạo ra trường điện từ. Theo định luật cảm ứng Faraday trường điện từ tạo ra dòng điện cảm ứng ở các cuộn thứ cấp. Để đảm bảo sự truyền đưa năng lượng thì bố trí mạch dẫn từ qua lõi cuộn dây. Vật liệu dẫn từ phụ thuộc tần số làm việc.
    Ở tần số thấp như biến áp điện lực, âm tần thì dùng lá vật liệu từ mềm có độ từ thẩm cao như thép silic, permalloy,... và mạch từ khép kín như các lõi ghép bằng lá chữ E, chữ U, chữ I.
    Ở tần số cao, vùng siêu âm và sóng radio thì dùng lõi ferrit khép kín mạch từ.
    Ở tần số siêu cao là vùng vi sóng và sóng truyền hình, vẫn có các biến áp dùng lõi không khí và thường không khép mạch từ. Tuy nhiên quan hệ điện từ của chúng khác với hai loại nói trên, và không coi là biến áp thật sự.
    Các cuộn sơ cấp và thứ cấp có thể cách ly hay nối với nhau về điện, hoặc dùng chung vòng dây như trong biến áp tự ngẫu. Thông thường tỷ số điện áp trên cuộn thứ cấp với điện áp trên cuộn sơ cấp tỷ lệ với số vòng quấn, và gọi là tỷ số biến áp. Khi tỷ số này lớn hơn 1 thì gọi là hạ áp, ngược lại nhỏ hơn 1 thì gọi là tăng áp.
    Các biến áp điện lực có kích thước và công suất lớn, thích hợp với tên gọi máy biến áp. Máy biến áp đóng vai trò rất quan trọng trong truyền tải điện năng.
    Biến áp cũng là một linh kiện điện tử quan trọng trong kỹ thuật điện tử và truyền thông.
    **********************************
    Xem thêm các video khác của kênh Học Nghề Kỹ Sư Điện & Điện Tử tại link dưới đây:
    Điện Tử Cơ Bản: • Điện Tử Cơ Bản
    Điện & Điện Tử: • Điện & Điện Tử
    Linh Kiện Điện Tử: • Linh Kiện Điện Tử
    Hoạt Động Như Thế Nào: • Hoạt Động Như Thế Nào?
    **********************************
    Tặng ly cà phê để ủng hộ kênh làm nhiều phim khác tốt hơn:
    Ủng hộ thông qua ví điện tử MoMo tới số điện thoại: 093 878 4520
    TK Ngân hàng Á Châu (ACB) - chi nhánh TPHCM - chủ TK: Nguyen Thanh Dung - số TK: 7382779
    PayPal: www.paypal.com...

ความคิดเห็น • 25

  • @tuanthanhsvlog
    @tuanthanhsvlog 2 หลายเดือนก่อน

    Nhà máy và nhà dân xài điện hạ áp chứ không phải trung áp
    Công nhận làm video có tâm ghê luôn 😊

  • @chicongle4176
    @chicongle4176 7 หลายเดือนก่อน

    rất dễ hiểu. cảm ơn kênh đã chia sẻ!!

  • @quoctule3509
    @quoctule3509 2 ปีที่แล้ว

    Kiến thức từ kênh rất hữu ích, cảm ơn kênh đã chia sẻ!

  • @atnguyenquoc7378
    @atnguyenquoc7378 2 ปีที่แล้ว

    kiến thức rất hữu ích rất hay , muốn biết mặt AD lắm luôn

  • @phuchoang1621
    @phuchoang1621 2 ปีที่แล้ว +1

    tkss ad

  • @truongminh3731
    @truongminh3731 2 ปีที่แล้ว

    cám ơn bài chia sẻ của ad

  • @contraigiaosu
    @contraigiaosu 2 ปีที่แล้ว +2

    Hình như dòng điện đi qua dây cáp là nó sinh ra điện trường , điện trường qua lõi sắt nó mới sinh ra từ trường mà , nhớ man mán là vậy.
    Còn biến áp thì điện một chiều cũng có tác dụng , miễn sao nó biến đổi độ lớn , điển hình là biến áp xung đang phổ biến hiện nay , chính là các xung một chiều.

    • @_huudanhvothuc_8503
      @_huudanhvothuc_8503 2 ปีที่แล้ว

      Máy biến áp không dùng đc cho điện DC đâu. Tôi đang học Điện - Điện tử đây, hỏi ông thầy một lần ổng cười cho rồi 😂

    • @_huudanhvothuc_8503
      @_huudanhvothuc_8503 2 ปีที่แล้ว

      Bởi vì cơ bản điện DC vốn không hề biến thiên nên chẳng có xung nào cả do đó không thể dùng nguyên lý cảm ứng điện từ để biến đổi điện áp giống AC. Mà muốn chuyển đổi U của nó, ta phải tạo 1 mạch tạo xung rồi nắn chỉnh độ rộng hoặc tần số xung đó, cuối cùng đánh phẳng và xuất điện áp đó ra ngoài

    • @_huudanhvothuc_8503
      @_huudanhvothuc_8503 2 ปีที่แล้ว

      Cái "biến áp xung" ông nói có lẽ là biến tần thì đúng hơn

    • @hieutranvan646
      @hieutranvan646 2 ปีที่แล้ว

      @@_huudanhvothuc_8503 bạn có thể giải thik giup mình dc ko. Có anh kia nối 1 cực của mobin xe máy vào 1 cực acquy, cực còn lại của mobin anh ta nối tiếp qua 1 bóng đèn xe máy rồi vào cực còn lại của acquy. Sau đó bên cuộn thứ cấp nó phát ra điện. Mình muốn hỏi, mobin vốn là biến áp tăng áp, nhưng sao khi dí nó vào bình acquy mà nó lại phát ra điện giật tê tay ở cuộn thứ cấp. Trong khi anh ta dí vào chứ ko dùng transitor tạo xung.

  • @tuyn04
    @tuyn04 ปีที่แล้ว

    Hay quá, tôi đang theo học môn điện tử

    • @hocnghekysudiendientu
      @hocnghekysudiendientu  ปีที่แล้ว

      Nếu bạn thấy video hữu ích thì cũng có thể chia sẻ cho bạn bè và người thân. Xin cảm ơn.

  • @tuanthanhsvlog
    @tuanthanhsvlog 2 หลายเดือนก่อน

    Điện trung áp không xài được trong nhà dân và nhà máy
    Nhà máy và nhà dân xài được ở điện áp 220v ; 110v ; 380v

  • @kienkhongngu8581
    @kienkhongngu8581 2 ปีที่แล้ว +1

    kênh kiến thức rất hay tại sao lại ra ít video vậy ạ, sao không đầu tư đội nhóm làm video mỗi ngày đều có video mới ạ?

  • @kiety2034
    @kiety2034 2 ปีที่แล้ว +2

    Tôi xem kênh này với kênh kìa miết à

  • @SangNguyen-yw9ni
    @SangNguyen-yw9ni 2 ปีที่แล้ว

    Hay

  • @kiety2034
    @kiety2034 2 ปีที่แล้ว +1

    Nice

  • @kiety2034
    @kiety2034 2 ปีที่แล้ว

    Nice

  • @Heloworld04
    @Heloworld04 2 ปีที่แล้ว

    Tại sao chúng ta không dùng nhiều máy biến áp nối tiếp để tăng điện áp từ một dòng nhỏ cỡ 10V lên thật cao mà lại phải xây những nhà máy điện to lớn ?

    • @vinagreen
      @vinagreen ปีที่แล้ว +2

      Vì máy biến áp chỉ như 1 cái máy bơm nước đẩy nước đi xa hay ko thì dùng máy bơm lớn. Điện ví như nước chảy trong ống. Cần có nhà máy điện để sản xuất ra điện ( nước) , nếu bạn có 1 khối nước thì bơm xíu hết, nhưng nếu có 1 tỷ khối nước thì bơm cả năm. Đó là lý do cần có nhà máy điện.