24 Duyên Hệ | Buổi 12 | HT Giới Đức | 07/09/2024 | Chùa Huyền Không Sơn Thượng

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 15 ก.ย. 2024
  • XXI- HIỆN HỮU DUYÊN
    (Atthi-paccaya).
    Atthi là hiện hữu, đang có mặt. Ở đây hàm chỉ duyên hệ của những trạng thái đồng phát sanh trong hiện tại, giống như Đồng Sanh Duyên. Thí dụ như lúc thấy đối tượng là do sự hiện hữu của ánh sáng.
    “Hiện hữu duyên” là năng lực trợ giúp theo phương cách “đang tồn tại”.
    Chú giải Pāḷi có giải thích:
    -“Paccupannalakkhaṇena atthibhāvena tādisasseva dhammassa upathaṃ bhakatthena upakārako dhammo = atthipaccayo: Nghĩa: “Pháp trợ giúp, ủng hộ pháp sở duyên bằng cách đang còn (đang hiện hữu), gọi là Hiện Hữu Duyên”.
    Có 7 trường hợp, pháp năng và pháp sở cùng hiện hữu với nhau, như sau:
    - Bốn uẩn vô sắc (thọ, tưởng, hành, thức) hiện hữu với nhau.
    - Tứ đại sắc hiện hữu với nhau.
    - Vào lúc nhập thai ở cõi ngũ uẩn, danh-sắc hiện hữu với nhau.
    - Tâm và tâm sở hiện hữu với sắc tâm tạo.
    - Tứ đại hiện hữu với sắc y sinh (ví dụ trong thân thập pháp).
    - Năm sắc thần kinh làm chỗ nương cho 5 thức, nên hiện hữu với năm thức.
    - Sắc Ý vật (tâm căn, ý căn sắc) làm chỗ nương cho Ý giới và Ý thức giới, nên hiện hữu với Ý giới và Ý thức giới.
    Như vậy, Hiện Hữu Duyên được phân tích thành 6 duyên:
    - Đồng sinh hiện hữu duyên, tức Đồng Sinh Duyên.
    - Cảnh sinh tiền hiện hữu duyên, tức Cảnh Tiền Sinh Duyên.
    - Vật sinh tiền hiện hữu duyên, tức Vật Tiền Sinh Y Duyên.
    - Sinh hậu hiện hữu duyên, tức Hậu Sinh Duyên.
    - Vật thực hiện hữu duyên, tức Sắc Vật Thực Duyên.
    - Quyền hiện hữu duyên, tức Sắc Mạng Quyền Duyên.
    XXII- VÔ HIỆN HỮU DUYÊN
    (Natthi-paccaya)
    Nghịch với trường hợp trên, lúc ánh sáng tan biến thì tiếp theo là bóng tối. Như vậy, ánh sáng diệt, bóng tối mới xuất hiện - cả hai được gọi là Vô Hiện Hữu Duyên. Đây là sự duyên hệ theo phương cách vô hiện hữu, tức là không có mặt. Ví dụ như Cái thấy (dassana) duyên hệ với cái tức khắc tiếp liền theo sau là Tiếp thọ tâm (sampaṭicchāna) theo cách Vô Hiện Hữu Duyên - vì Cái thấy và Tiếp thọ tâm không cùng có mặt, không cùng hiện hữu.
    Vô Hiện Hữu Duyên là năng lực trợ giúp bằng cách “vắng mặt”.
    Chú giải Pāli có giải thích:
    - “Paramattha sabhāvena natthitaya upakārako dhammo =natthipaccayo” Nghĩa: “Pháp trợ giúp bằng cách ‘vắng mặt’ đối với tất cả các pháp có thực tướng, gọi là Vô Hiện Hữu Duyên”.
    Theo cụm từ thực tưởng (paramattha) ở đoạn văn trên, chúng ta sẽ thấy hiển hiện Vô Hiện Hữu Duyên rất rõ, rất tế vi, như sau. Ví dụ, nhãn thức, ta thấy một sắc (thực tưởng (paramattha) rồi mình gọi cái bàn (paññatti) - vậy rõ là khi paramattha đã diệt rồi, paññatti mới xuất hiện - cả hai được gọi là Vô Hiện Hữu Duyên.
    Theo Thanh Tịnh Đạo còn rõ ràng và phổ quát hơn nữa:
    - “Attano anantarā uppajjamānānaṃ arūpadhammānaṃ pavatti-okāsadānena upakārakā samanantaraniruddhā arūpadhammā natthipaccayo”: Nghĩa: “Các pháp vô sắc theo diễn tiến của mình đã diệt, trợ giúp pháp vô sắc mới sinh lên theo cách diễn tiến của mình, gọi là Vô Hiện Hữu Duyên”.
    Theo định nghĩa trên, thì Vô Hiện Hữu Duyên chính là Vô Gián Duyên hay Đẳng Vô Gián Duyên, chỉ khác khía cạnh là “vắng mặt”.
    Vô Gián Duyên với ý nghĩa trợ giúp “không gián đoạn”.
    Đẳng Vô Gián Duyên với ý nghĩa trợ giúp “liên tiếp”.
    Nhưng năng duyên và sở duyên không cùng có mặt, xem như là “vô hữu”.
    Như vậy, cả ba duyên trên xem như “đồng nghĩa nhưng khác từ”.
    Hiện Hữu Duyên và Vô Hiện Hữu Duyên chỉ ra khía cạnh “liên hệ” bằng cách “có mặt” và “vắng mặt”.
    Mặt khác, cũng cần ghi nhận thêm, là “atthi-có” và “natthi-không có” chỉ ra 2 chủ thuyết “thường” và “đoạn”, là 2 quan điểm sai lầm “chấp vào tự ngã” ngàn xưa của hệ thống tư tưởng Ba-la-môn giáo.
    Đức Phật chỉ ra chủ thuyết cho rằng “có tự ngã”, thật ra đó chính là Hiện Hữu Duyên (Atthi-paccaya). Còn “cái gọi là đoạn diệt”, thật ra chúng không đoạn diệt, vì chúng còn trợ giúp cho pháp khác sinh lên, nhưng chúng vắng mặt nên gọi là Vô Hữu Duyên (Natthi-paccaya) có thế thôi.
    Ở đây có đoạn kinh minh chứng cho vấn đề này:
    “- Sabba matthīti kho, Kaccāna, ayam eko anto”. Nghĩa: “Này Kaccāna! Tất cả đều có là một cực đoan”.
    “- Sabbaṃ natthīti ayaṃ dutiyo antoti”. Nghĩa: “Tất cả đều không có là cực đoan thứ hai”.
    Đức Phật thuyết lên hai duyên “Hiện Hữu Duyên” và “Vô Hiện Hữu Duyên”, để chỉ rõ “sự sai lầm” khi cho rằng “có một tự ngã”.
    Thật ra “tự ngã” không hề có, nên không thể cho rằng “còn tự ngã” hay “không còn tự ngã”. Bao giờ “có tự ngã” khi ấy mới có thể cho rằng “còn tự ngã” hay “không còn tự ngã”. Ví như người có gia đình, vợ con mới bảo rằng tôi “có gia đình, vợ con” hoặc tôi “không có gia đình, vợ con”.
    Để nhấn mạnh vấn đề “còn tự ngã - không còn tự ngã” này, đức Phật còn thuyết tiếp thêm hai duyên nữa, là “Ly Khứ Duyên” và “Bất Ly Khứ Duyên”.
    ...

ความคิดเห็น • 1