Ta có hiểu nhầm ở đây. - Khi nói về cái chết của 1 thứ gì đó nếu nói trong 1 quãng thời gian dài thì đương nhiên sẽ luôn đúng, biết đâu 1000, 1 vạn năm sau con cháu chúng ta có thể ko còn dùng ôtô, thay vào đó là dùng thiết bị bay với động cơ phản trọng lực,...Cái gì cũng sẽ bị thay thế thôi. Xong nếu đem lên bàn cân thì ta nên đưa nó vào 1 điều kiện có tính công bằng nhất. Ở đây mình chỉ gói gọn trong 1-2 đời ng. Nó là khoảng thời gian hợp lí, ng ta sẽ chẳng dại chối bỏ hẳn thực tại để mà theo đuổi cái trong tương lai quá xa, ai cũng cần thực tại để sinh tồn mà. - Mình đưa luận điểm về tỉ lệ nhu cầu xăng dầu lên đầu là nhằm ý chỉ xét riêng khoảng nhu cầu năng lượng sản xuất. Và 3 luận điểm tiếp theo vẫn chỉ là xoáy vào sản xuất, vận tải. Chứ còn nói về môi trường, tải nhẹ như các loại ôtô dân dụng thì tất nhiên điện sẽ thắng thế chỉ cần giá của nó thấp đi trong tương lai rất gần. Mà khi xét về ôtô dân dụng thì vấn đề truyền tải điện năng này kia đâu còn là vấn đề do hệ số đồng thời cao. Tóm lại là mình chỉ xét riêng về mặt sản xuất vì nó chiếm tỉ trọng nhiều nhất và chủ yếu. Và 1 khi động cơ đốt trong ko còn cạnh tranh đc với động cơ điện trên ôtô dân dụng thì rõ ràng các vấn đề như thu nhỏ động cơ, mở rộng dải công suất sẽ ko đc chú trọng nữa mà thay vào đó là hiệu suất, tính kinh tế... - Về lực kéo, quá tải... Quá tải cũng có mức độ của nó, bao nhiêu % ? bạn lấy hình ảnh 1 chiếc xe tải lấy trớn từ xa để phủ định vấn đề thì ko đc thuyết phục. Và mình cũng thừa nhận rằng chỉ bằng ngôn từ thì rất khó để làm rõ "hệ quy chiếu" của mình và bạn. Vậy nên vấn đề này chỉ có thể để thực tế chứng minh qua giá thành và hiệu quả của 2 loại động cơ. - Còn việc sử dụng hydro, nó ưu việt hơn pin nhiều, đúng. Nhưng hiện nay nguồn tiếp cận rẻ nhất là từ dầu mỏ, chứ còn việc điện phân nước lại là 1 vấn đề lớn, hiệu suất quá thấp. Trong khi tỉ trọng điện mặt trời +gió hiện nay vẫn chỉ là con số lẻ. Nhiều khi đặt vấn đề cái chết của động cơ đốt trong trong 100 năm tới e là vẫn chưa thỏa đáng. -> Đó là gần như là tất cả những gì mình căn cứ để khẳng định động cơ đốt trong vẫn tồn tại dài, rất khó bị thay thế.
- Đầu tiên, đối với mình nếu nói về “cái chết” của một vật thì nó sẽ khác cái chết của một con người. Nếu “Cái chết” của một con người là sự biết mất mãi mãi về mặt vật chất của họ thì “Cái chết” của một vật, cụ thể đây là động cơ đốt trong, cụ thể hơn nữa là động cơ sử dụng nhiên liệu hóa thạch thì nó là quá trình diễn ra sự thay thế về số lượng của vật đó so với các vật khác. Ví dụ đến năm 2173 chỉ còn lại 1 triệu xe sử dụng động cơ đốt trong/ so với 100 triệu xe sử dụng động cơ điện, thì đối với mình đó chính là định nghĩa về “cái chết” của động cơ đốt trong. Thứ 2, bạn biết rằng xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong được ra đời từ năm 1874 tính đến bây giờ, năm 2023 thì nó đã ra đời và phát triển được 149 năm. Vì thế nếu như mình đưa giả thiết liên quan đến 1 quãng thời gian dài nhằm để phát triển động cơ điện, thì cũng hoàn toàn có thể chấp nhận được. Vì mặt dù xe ô tô sử dụng động cơ điện ra đời 1884, tuy nhiên ở khoảng gian đó, nó không có nhận được nhiều sự ưu ái về phát triển so với động cơ đốt trong, nó chỉ mới rầm rộ cách đây vài năm vì thế nó vẫn còn tgian để phát triển và cải thiện nhiều vấn đề. Vì vậy ở đây mình nói về một quãng thời gian dài cho động cơ điện thì sự so sánh đó cũng không thể nói là mất tính công bằng. - -Về luận điểm liên quan đến nhiên liệu, nếu bạn chỉ xét riêng về khoảng nhu cầu năng lượng sản xuất thì nó là một ưu điểm so với 3 nhược điểm của nhiên liệu mà mình đã nêu ra là: Tính môi trường, tính kinh tế - chính trị, tính trữ lượng nhiên liệu. Và mình nghĩ nếu chỉ nói riêng về vấn đề của nhiên liệu hóa thạch hoàn toàn có dẫn đến cái kết của động cơ đốt trong. Liên quan đến vấn đề vận tải thì có 2 loại là vận tải hành khách và vận tải hàng hóa. Đối với vận tải hành khách như mình đã nói xe khách thì gần như nó giống xe ô tô con, còn đối với vận tải hàng hóa vấn đề của nó là sức kéo( thì động cơ điện hoàn toàn chiếm ưu thế). Còn việc giải quyết các vấn đề về liên quan đến hệ thống truyền động, tính kinh tế, tính công nghệ thì hãy để các kĩ sư làm. - Về việc mình lấy hình ảnh một chiếc xe tải vì không thể “ khởi hành ngang dốc” và phải lấy đà thì mới có thể lên được ý để thể hiện rõ hơn về đặc tính của động cơ đốt trong là mô men ban đầu yếu. Ở đây mình cũng nói thêm, rằng chắc chắn chiếc xe đó chở hàng không vược quá % tải trọng cho phép. Tuy nhiên, việc nó không “khởi hành ngang dốc” được thì nó không chỉ liên quan đến động cơ, mà còn liên quan đến hệ thống truyển động. Chẳng hạn, ly hợp mòn( trượt), trục các đăng rơ… => Tất các các yếu tố trên thể hiện vấn đề nữa là liên quan đến tổn thất tỉ số truyền. Mà xe sử dụng động cơ điện thì có thể không cần những cái đó vì thế nó sẽ giảm thiểu các tổn thất đó. - Tiếp đến liên quan đến xe sử dụng nhiên liệu là hydro, thì mình sẽ nói về viễn cảnh sẽ diễn ra tuần tự như thế này. Giai đoạn 1:Xe sử dụng động cơ đốt trong - > Giai đoạn 2: Xe sử dụng động cơ Hybrid( tức là kết hợp nhiên liệu hóa thạch và điện) -> Giai đoạn 3: Xe điện (sử dụng accquy) -> Giai đoạn 4 :Xe điện( sử dụng bình chứa Hydro). Thế thì tất cả các vấn đề mình và bạn thảo luận nó đúng hay sai thì đều phải dự trên sự thay đổi của thị trường. Ngay bây giờ thì bạn sẽ thấy các nhà sản xuất đang ở Giai đoạn 2. Minh chứng bằng việc, hàng loạt các hãng đã cho ra các dòng xe sử dụng động cơ Hybrid, kể cả siêu xe như Lamborghini. Mục đích có các giai đoạn như vậy là để các hãng thích nghi dần với sự khắc khe về yêu cầu đối với phát thải ô nhiễm môi trường do nghành giao thông vận tải tạo ra, đồng thời tạo khoảng tgian đó để các hãng tập trung nghiên cứu và phát triển nhằm tiến đến các giai đoạn tiếp theo. - Kết luận: Cái mình muốn bày tỏ và mong muốn bạn hiểu rằng, mình không đề cao hay tôn thờ xe điện. Nhưng cái mình quan tâm là môi trường sống của chúng ta, vì thế cái mình muốn truyền tải và hy vọng bạn hiểu rằng là chúng ta phải thay đổi tư duy, dù muốn hay dù không. Tất cả vì một mục tiêu cao hơn hết là môi trường.
Ta có hiểu nhầm ở đây.
- Khi nói về cái chết của 1 thứ gì đó nếu nói trong 1 quãng thời gian dài thì đương nhiên sẽ luôn đúng, biết đâu 1000, 1 vạn năm sau con cháu chúng ta có thể ko còn dùng ôtô, thay vào đó là dùng thiết bị bay với động cơ phản trọng lực,...Cái gì cũng sẽ bị thay thế thôi. Xong nếu đem lên bàn cân thì ta nên đưa nó vào 1 điều kiện có tính công bằng nhất. Ở đây mình chỉ gói gọn trong 1-2 đời ng. Nó là khoảng thời gian hợp lí, ng ta sẽ chẳng dại chối bỏ hẳn thực tại để mà theo đuổi cái trong tương lai quá xa, ai cũng cần thực tại để sinh tồn mà.
- Mình đưa luận điểm về tỉ lệ nhu cầu xăng dầu lên đầu là nhằm ý chỉ xét riêng khoảng nhu cầu năng lượng sản xuất. Và 3 luận điểm tiếp theo vẫn chỉ là xoáy vào sản xuất, vận tải. Chứ còn nói về môi trường, tải nhẹ như các loại ôtô dân dụng thì tất nhiên điện sẽ thắng thế chỉ cần giá của nó thấp đi trong tương lai rất gần. Mà khi xét về ôtô dân dụng thì vấn đề truyền tải điện năng này kia đâu còn là vấn đề do hệ số đồng thời cao. Tóm lại là mình chỉ xét riêng về mặt sản xuất vì nó chiếm tỉ trọng nhiều nhất và chủ yếu. Và 1 khi động cơ đốt trong ko còn cạnh tranh đc với động cơ điện trên ôtô dân dụng thì rõ ràng các vấn đề như thu nhỏ động cơ, mở rộng dải công suất sẽ ko đc chú trọng nữa mà thay vào đó là hiệu suất, tính kinh tế...
- Về lực kéo, quá tải... Quá tải cũng có mức độ của nó, bao nhiêu % ? bạn lấy hình ảnh 1 chiếc xe tải lấy trớn từ xa để phủ định vấn đề thì ko đc thuyết phục. Và mình cũng thừa nhận rằng chỉ bằng ngôn từ thì rất khó để làm rõ "hệ quy chiếu" của mình và bạn. Vậy nên vấn đề này chỉ có thể để thực tế chứng minh qua giá thành và hiệu quả của 2 loại động cơ.
- Còn việc sử dụng hydro, nó ưu việt hơn pin nhiều, đúng. Nhưng hiện nay nguồn tiếp cận rẻ nhất là từ dầu mỏ, chứ còn việc điện phân nước lại là 1 vấn đề lớn, hiệu suất quá thấp. Trong khi tỉ trọng điện mặt trời +gió hiện nay vẫn chỉ là con số lẻ. Nhiều khi đặt vấn đề cái chết của động cơ đốt trong trong 100 năm tới e là vẫn chưa thỏa đáng.
-> Đó là gần như là tất cả những gì mình căn cứ để khẳng định động cơ đốt trong vẫn tồn tại dài, rất khó bị thay thế.
- Đầu tiên, đối với mình nếu nói về “cái chết” của một vật thì nó sẽ khác cái chết của một con người. Nếu “Cái chết” của một con người là sự biết mất mãi mãi về mặt vật chất của họ thì “Cái chết” của một vật, cụ thể đây là động cơ đốt trong, cụ thể hơn nữa là động cơ sử dụng nhiên liệu hóa thạch thì nó là quá trình diễn ra sự thay thế về số lượng của vật đó so với các vật khác. Ví dụ đến năm 2173 chỉ còn lại 1 triệu xe sử dụng động cơ đốt trong/ so với 100 triệu xe sử dụng động cơ điện, thì đối với mình đó chính là định nghĩa về “cái chết” của động cơ đốt trong. Thứ 2, bạn biết rằng xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong được ra đời từ năm 1874 tính đến bây giờ, năm 2023 thì nó đã ra đời và phát triển được 149 năm. Vì thế nếu như mình đưa giả thiết liên quan đến 1 quãng thời gian dài nhằm để phát triển động cơ điện, thì cũng hoàn toàn có thể chấp nhận được. Vì mặt dù xe ô tô sử dụng động cơ điện ra đời 1884, tuy nhiên ở khoảng gian đó, nó không có nhận được nhiều sự ưu ái về phát triển so với động cơ đốt trong, nó chỉ mới rầm rộ cách đây vài năm vì thế nó vẫn còn tgian để phát triển và cải thiện nhiều vấn đề. Vì vậy ở đây mình nói về một quãng thời gian dài cho động cơ điện thì sự so sánh đó cũng không thể nói là mất tính công bằng.
- -Về luận điểm liên quan đến nhiên liệu, nếu bạn chỉ xét riêng về khoảng nhu cầu năng lượng sản xuất thì nó là một ưu điểm so với 3 nhược điểm của nhiên liệu mà mình đã nêu ra là: Tính môi trường, tính kinh tế - chính trị, tính trữ lượng nhiên liệu. Và mình nghĩ nếu chỉ nói riêng về vấn đề của nhiên liệu hóa thạch hoàn toàn có dẫn đến cái kết của động cơ đốt trong. Liên quan đến vấn đề vận tải thì có 2 loại là vận tải hành khách và vận tải hàng hóa. Đối với vận tải hành khách như mình đã nói xe khách thì gần như nó giống xe ô tô con, còn đối với vận tải hàng hóa vấn đề của nó là sức kéo( thì động cơ điện hoàn toàn chiếm ưu thế). Còn việc giải quyết các vấn đề về liên quan đến hệ thống truyền động, tính kinh tế, tính công nghệ thì hãy để các kĩ sư làm.
- Về việc mình lấy hình ảnh một chiếc xe tải vì không thể “ khởi hành ngang dốc” và phải lấy đà thì mới có thể lên được ý để thể hiện rõ hơn về đặc tính của động cơ đốt trong là mô men ban đầu yếu. Ở đây mình cũng nói thêm, rằng chắc chắn chiếc xe đó chở hàng không vược quá % tải trọng cho phép. Tuy nhiên, việc nó không “khởi hành ngang dốc” được thì nó không chỉ liên quan đến động cơ, mà còn liên quan đến hệ thống truyển động. Chẳng hạn, ly hợp mòn( trượt), trục các đăng rơ… => Tất các các yếu tố trên thể hiện vấn đề nữa là liên quan đến tổn thất tỉ số truyền. Mà xe sử dụng động cơ điện thì có thể không cần những cái đó vì thế nó sẽ giảm thiểu các tổn thất đó.
- Tiếp đến liên quan đến xe sử dụng nhiên liệu là hydro, thì mình sẽ nói về viễn cảnh sẽ diễn ra tuần tự như thế này. Giai đoạn 1:Xe sử dụng động cơ đốt trong - > Giai đoạn 2: Xe sử dụng động cơ Hybrid( tức là kết hợp nhiên liệu hóa thạch và điện) -> Giai đoạn 3: Xe điện (sử dụng accquy) -> Giai đoạn 4 :Xe điện( sử dụng bình chứa Hydro). Thế thì tất cả các vấn đề mình và bạn thảo luận nó đúng hay sai thì đều phải dự trên sự thay đổi của thị trường. Ngay bây giờ thì bạn sẽ thấy các nhà sản xuất đang ở Giai đoạn 2. Minh chứng bằng việc, hàng loạt các hãng đã cho ra các dòng xe sử dụng động cơ Hybrid, kể cả siêu xe như Lamborghini. Mục đích có các giai đoạn như vậy là để các hãng thích nghi dần với sự khắc khe về yêu cầu đối với phát thải ô nhiễm môi trường do nghành giao thông vận tải tạo ra, đồng thời tạo khoảng tgian đó để các hãng tập trung nghiên cứu và phát triển nhằm tiến đến các giai đoạn tiếp theo.
- Kết luận: Cái mình muốn bày tỏ và mong muốn bạn hiểu rằng, mình không đề cao hay tôn thờ xe điện. Nhưng cái mình quan tâm là môi trường sống của chúng ta, vì thế cái mình muốn truyền tải và hy vọng bạn hiểu rằng là chúng ta phải thay đổi tư duy, dù muốn hay dù không. Tất cả vì một mục tiêu cao hơn hết là môi trường.