Nhớ Mãi Ân Tình Xưa - Mùa Vu Lan | HT.Thích Minh Thành, tại Chùa Pháp Bảo (Bình Chánh - TP.HCM)

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 9 ก.ย. 2024
  • Pháp thoại: Nhớ Mãi Ân Tình || HT,Thích Minh Thành giảng tại Chùa Pháp Bảo, Huyện Bình Chánh, TP,HCM.
    ---------------------------- -----------------------------
    ☛ Hãy ủng hộ kênh bằng cách ĐĂNG KÝ, nhấn LIKE & CHIA SẺ, xin chân thành cảm ơn!
    ☛ Quý vị và các bạn yêu thích văn nghệ mời xem các chương trình ca nhạc, văn nghệ từ thiện, cúng dường phật giáo tại đây: / @senhongmedia
    =====================================
    ©☒ Mọi vấn đề xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua email: senhongvideo@gmail.com
    ➥ SENHONG VIDEO Xin Cảm Ơn và Chúc Quý Phật Tử Thân Tâm Thường Lạc, Vạn Sự Cát Tường Như Ý. == Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
    #kenhvideosenhong #senghongvideo #videosenhong #phatphap # nghephapphatgiao #baigiangphatgiao #phatgiaovn

ความคิดเห็น • 50

  • @NenVo-sz4ze
    @NenVo-sz4ze 4 หลายเดือนก่อน +2

    Con xin tri ân công đức Thầy .Thầy giãng về đạo hiếu nghe hay quá Thầy ơi !Con xin ghi nhớ lời Thầy dạy .A di đà Phật ❤❤❤❤

  • @dunghuynh923
    @dunghuynh923 24 วันที่ผ่านมา

    NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT 🙏
    NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT 🙏
    NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT 🙏

  • @giauchau843
    @giauchau843 20 วันที่ผ่านมา

    南無阿彌陀佛🙏❤❤南無阿彌陀佛🙏南無阿彌陀佛🙏南無阿彌陀佛🙏南無阿彌陀佛🙏南無阿彌陀佛🙏南無阿彌陀佛🙏南無阿彌陀佛🙏南無阿彌陀佛🙏南無阿彌陀佛🙏南

  • @huecao4118
    @huecao4118 ปีที่แล้ว +1

    Nam mô a Di Đà Phật
    Nam mô quán thế âm bồ tát
    Nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật
    Con cầu nguyện cho su thầy thích Minh Thành được nhiều sức khỏe và an lạc

  • @user-ei6kb7lo4l
    @user-ei6kb7lo4l 9 หลายเดือนก่อน +1

    Nam mô a Di Đà phật .

  • @HOANguyen-rj7cs
    @HOANguyen-rj7cs ปีที่แล้ว +1

    Da mô phât ' con kính thương . Hòa thương quá da mô phât hòa thương giảng bài pháp này cảm súc quá đã đánh thức chúng con - da adidaphat

  • @tamvu2377
    @tamvu2377 2 ปีที่แล้ว +4

    Nam mô a Di Đà Phật thầy giảng hay tuyệt vời về vu Lan báo hiếu cha mẹ thật là vì đại

  • @thoilevan3940
    @thoilevan3940 ปีที่แล้ว +1

    Nam mô a Di Đà Phật

  • @HOANguyen-rj7cs
    @HOANguyen-rj7cs ปีที่แล้ว +1

    Da mô phât ! Con kính chúc thầy luôn manh khỏe . Con luôn tri ân công đức thầy đã đêm tất cả bài giảng rất hay đến hang phât tử chúng con da mô phât (adidaphat)

  • @loanle7496
    @loanle7496 ปีที่แล้ว +1

    Dạ con kính thăm sức khỏe sư phụ luôn luôn được nhiều sức khỏe để dạy chúng nhiều nhiều bài giảng để chúng con học nhiều chữ Hiếu 👍👍👍

  • @LoiNguyen-il6pl
    @LoiNguyen-il6pl ปีที่แล้ว +3

    Nam mo a đi da Phật ❤🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏

  • @tamphamchitam8177
    @tamphamchitam8177 ปีที่แล้ว +1

    Nam mô a Di Đà Phật ❤️ nam mô a Di Đà Phật ❤️ nam mô a Di Đà Phật ❤️

  • @KhoiNguyen-zi4gk
    @KhoiNguyen-zi4gk ปีที่แล้ว +1

    Nam mô a di đà phật 🙏🙏🙏

  • @phalili5691
    @phalili5691 2 ปีที่แล้ว +4

    Sự giảng nghe hay quá,
    Nam mô a di đà phật

  • @vannamnguyen2061
    @vannamnguyen2061 ปีที่แล้ว +3

    Thầy giải thích ý nghĩa một bức thư nghe rất cảm động,

  • @hienngothi3945
    @hienngothi3945 ปีที่แล้ว +1

    Con chúc thầy thật bình an Nam mô a di đà phật

  • @dongle7871
    @dongle7871 2 ปีที่แล้ว +6

    Con nghe thầy giảng mà còn đã hiểu và chân lý về cha mẹ

  • @thidungchu4499
    @thidungchu4499 ปีที่แล้ว +1

    Con Nam mô a Di Đà Phật

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 3 หลายเดือนก่อน +1

    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật :
    Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 29 ) :

    Chương IV - Phẩm Bốn Kệ :
    Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác :
    186 / Tôn Giả Nandaka ( Thera. 33 ) :
    Trong thời Ðức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi, trong một gia đình có gia tộc, và được gọi là Nandaka. Ngài xuất gia, sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, và phát triển thiền quán, Ngài chứng quả A La Hán. Sau đó khi đang sống trong an lạc giải thoát, Ngài được Bậc Ðạo Sư dạy thuyết pháp cho các Tỷ Kheo Ni và khiến cho năm trăm Vị chứng quả A La Hán. Ðức Phật ấn chứng cho Ngài là “ Vị khuyến giáo Tỷ Kheo, Tỷ Kheo Ni đệ nhất “.
    Rồi một ngày kia, khi đi khất thực ở Sàvatthi, một nữ nhân trước kia lập gia đình với Ngài, thấy Ngài và cười lớn tiếng với một tâm bất chánh. Vị Trưởng Lão thấy hành động của nàng liền dạy cho nàng về thân thể bất tịnh, với những bài kệ sau :
    Gớm thay, vật hôi thối !
    Ðầy sắc mùi hôi tanh,
    Vật sở hữu của ma,
    Chảy nhiều dòng nước,
    Thân này có chín dòng,
    Luôn luôn được tuôn chảy.
    Chớ khinh miệt cổ nhân !
    Chớ xúc phạm Như Lai,
    Họ không tham Thiên giới,
    Còn nói gì cõi người.
    Kẻ ngu, thiếu trí tuệ,
    Tà ý, si bao phủ,
    Kẻ ấy đầy tham đắm,
    Bị ma quăng dây trói.
    Những ai đã thoát ly,
    Tham, sân và vô minh,
    Ðây họ không tham đắm,
    Dây cắt, không trói buộc.
    187 / Tôn Giả Jambuka ( Thera. 34 ) :
    Trong thời Ðức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình rất nghèo. Như trong đời trước, Ngài dùng phân làm đồ ăn, và rời bỏ gia đình, làm Vị tu khổ hạnh. Thực hành nhiều khổ hạnh, ăn từng hạt đậu một, được chấm trên đầu ngọn rơm. Ngài đã năm lăm tuổi khi Đức Phật thấy Ngài căn cơ thuần thục, như ngọn đèn đặt trong cài ghè, đi đến Ngài, thuyết pháp và hóa độ cho Ngài. Rồi Thế Tôn gọi : “ Hãy đến, này Tỷ Kheo “ và cho Ngài xuất gia. Rồi Jambuka phát triển thiền quán và Thế Tôn ấn chứng Ngài chứng quả A La Hán. Ðây chỉ là sơ lược, trong đoạn sớ giải các câu kệ của Dhammapàda, câu chuyện được giải thích rộng rãi từ nơi câu : “ Ăn từng hạt đậu một, với ngọn rơm chấm đậu. Khi đến giờ mệnh chung, ngài nói lên rằng : dầu một lần sống theo tà hạnh, nhưng nếu dựa vào Đức Phật tối thượng, Ngài cũng có thể chứng quả như các đệ tử khác. Ngài nói lên những bài kệ :
    Trải năm mươi lăm năm,
    Thân đầy những bụi bặm,
    Ăn cơm tháng một lần,
    Tóc râu ta nhổ sạch.
    Ta đứng chỉ một chân,
    Ta không dùng giường nằm,
    Ta ăn phân phơi khô,
    Ta không nhận lời mời.
    Sở hành ta nhiều vậy,
    Dẫn ta đến ác thú,
    Bị nước lớn cuốn trôi,
    Cho đến khi quy Phật.
    Hãy nhìn Phật ta quy
    Hãy nhìn Pháp, pháp nhĩ
    Ba minh ta đạt được
    Lời Phật dạy làm xong
    188 / Tôn Giả Senaka ( Thera. 34 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình, con trai người chị của Trưởng Lão Kassapa ở Uruvela, và được đặt tên là Senaka. Khi học về văn hóa Vệ đà Bà La Môn, Ngài ở với gia đình. Trong thời ấy dân chúng tổ chức hàng năm vào tháng Thaggumà ( tháng ba ) một lễ quán đảnh một bến nước, lễ ấy được gọi là Gayà melà ( hay ngày trai giới Gayà ).
    Thế Tôn vì lòng thương tưởng đến những người có thể giáo hóa, ở lại gần bờ sông. Và khi quần chúng tụ họp lại, Senaka cũng đến, nghe Bậc Ðạo Sư thuyết giảng được cảm hóa xuất gia và không bao lâu chứng quả A La Hán. Sau đó, suy tuởng đến sự thắng trận của mình, Ngài cảm thấy hân hoan, và ứng khẩu nói lên những bài kệ này :
    Thật tốt lành cho ta,
    Khi ở thành Gayà,
    Trong tháng lễ mùa xuân,
    Tháng tên Phagguna,
    Ta thấy Bậc Chánh Giác,
    Thuyết Chánh pháp tối thượng.
    Bậc có hào quang lớn,
    Là Ðạo Sư hội chúng,
    Ðạt được Vị tối thắng,
    Bậc lãnh đạo nhiếp chúng,
    Chiến thắng giới Trời, Người,
    Bậc thấy khó cân lường.
    Ðại long tượng, đại hùng,
    Ðại quang minh, vô lậu,
    Mọi lậu hoặc đoạn tận,
    Ðạo Sư, không sợ hãi.
    Lâu nay ta uế nhiễm,
    Bị tà kiến trói buộc,
    Nay chính Thế Tôn ấy,
    Giải thoát Senaka,
    Thoát khỏi mọi buộc ràng,
    Ðược tự tại, giải thoát.
    189 / Tôn Giả Sambhùta ( Thera. 34 ) :
    Trong thời Ðức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình có giai cấp, và sau khi Bậc Ðạo Sư tịch diệt, Ngài được Ananda giáo hóa, xuất gia và chứng quả A La Hán. Ngài sống trong an lạc giải thoát, cho đến khi một trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, các Tỷ Kheo Vajjì đề xướng mười tà pháp bị Trưởng Lão Niyasa và các Tỷ Kheo Kàlanndaka chống lại và một kỳ kiết tập được tổ chức với bảy trăm Vị A La Hán. Ngài Sambhùta, bị xúc động bởi hành động xuyên tạc Pháp và Luật, nói lên những bài kệ này và tuyên bố chánh trí của Ngài :
    Ai khi phải từ từ
    Lại lội qua gấp gấp,
    Ai khi phải lội gấp,
    Lại từ từ lội qua,
    Kẻ ngu thiếu chánh lý,
    Ði đến cảnh khổ đau.
    Lợi ích bị tổn giảm,
    Như trăng vào thời đen,
    Gặp phải sự ô nhục,
    Chống đối các bạn bè.
    Ai khi phải từ từ,
    Lội qua rất từ từ,
    Ai khi phải lội gấp,
    Lội qua thật gấp gáp,
    Kẻ trí có chánh lý,
    Ði đến cảnh an lạc.
    Lợi ích được viên mãn,
    Như trăng vào thời sáng,
    Ðược danh tiếng vinh dự,
    Không chống đối bạn bè.

    190 / Tôn Giả Ràhula ( Thera. 35 ) :
    Ngài là con của Đức Phật và công chúa Yasodhàra, và được nuôi dưỡng với các hoàng tử khác. Trường hợp Ngài xuất gia đã được ghi trong tập Khandhaka. Nhờ những lời dạy trong nhiều bài kinh, trí tuệ Ngài thuần thục và phát triển thiền quán, Ngài chứng quả A La Hán. Suy tư đến sự thắng trận của mình, Ngài nói lên chánh trí :
    Nhờ ta được đầy đủ,
    Hai đức tánh tốt đẹp,
    Ðược bạn có trí gọi,
    “ Ra Hu La may mắn “
    Ta là con đức Phật,
    Ta lại được Pháp nhãn.
    Các lậu hoặc ta đoạn,
    Không còn có tái sanh,
    Ta là bậc La Hán,
    Ðáng được sự cúng dường.
    Ba minh ta đạt được,
    Thấy đuợc giới bất tử.
    Bị dục làm mù quáng,
    Bị lưới tà bao trùm,
    Khát ái làm màn che,
    Bao trùm che phủ kín.
    Do phóng dật trói buộc,
    Như cá mắc mắt lưới.
    Ta vượt qua dục ấy,
    Cắt đứt ma trói buộc,
    Nhổ lên gốc khát ái,
    Ta mát lạnh tịch tịnh.
    191 / Tôn Giả Candana ( Thera. 35 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài tái sanh trong một gia đình giàu có và đặt tên là Candana, Ngài sống một đời sống gia đình cho đến khi Ngài được nghe Bậc Ðạo Sư thuyết pháp. Và chứng quả Dự Lưu. Khi Ngài sanh được một người con, Ngài xuất gia, chọn lựa một đề tài thiền quán và sống ở trong rừng. Ði đến Sàvatthi để yết kiến Bậc Ðạo Sư, Ngài ở trong một bãi tha ma, vợ Ngài nghe tin Ngài đến, liền trang điểm, đem con theo, nghĩ rằng : “ Với nhan sắc nàng có thể khiến Ngài từ bỏ xuất gia “. Ngài thấy nàng từ xa đi đến nghĩ cách để thoát khỏi bị nàng cám dỗ, phát triển thiền quán và chứng được sáu thắng trí. Ngài thuyết giảng cho nàng, khiến nàng qui y và thọ các giới. Rồi Ngài trở lui ở chỗ cũ của Ngài. Khi các Tỷ Kheo bạn hỏi Ngài : “ Các căn của bạn chói sáng, bạn đã chứng sự thực gì ? “. Ngài nói lên quả chứng của mình, và với những bài kệ này, chứng minh chánh trí của mình.
    Với vàng che phủ kín,
    Chúng nữ tỳ vây quanh,
    Mang theo đứa con thơ,
    Người vợ đến với ta.
    Thấy Mẹ của con ta,
    Từ xa đang đi đến,
    Khéo trang điểm đẹp đẽ,
    Như ma gieo bẫy mồi.
    Rồi ta tự tác ý,
    Như lý khởi tư duy,
    Các hiểm nguy hiển lộ,
    Nhàm chán, ta an trú.
    Và tâm ta giải thoát,
    Thấy pháp nhĩ là vậy,
    Ba minh chứng đạt được,
    Lời Phật dạy làm xong.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 3 หลายเดือนก่อน

    Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… : ( đoạn 1 ) :
    Trưởng Lão Tăng Kệ là quyển thứ tám của Tiểu Bộ Kinh, một tập hợp 264 tích truyện trong dạng các câu kệ do các Vị Tỳ Kheo đệ tử của Ðức Phật thuật lại về cuộc đời, công phu tu tập và tinh tấn hành trì của quý Ngài trên đường đưa đến đạo quả A La Hán. Trong khi đó, Trưởng Lão Ni Kệ là quyển thứ chín, gồm 73 tích truyện về cuộc đời các Vị Tỳ Kheo Ni đệ tử A La Hán của Ðức Phật.
    Qua hai quyển kinh nầy, chúng ta biết được các nỗ lực tu tập, đấu tranh nội tâm, thanh lọc tâm ý để đưa đến giác ngộ giải thoát. Cuộc đời tu hành của Quý Vị Tăng Ni như đã ghi lại trong hai quyển kinh là những tấm gương sáng ngời để chúng ta cùng suy gẫm và noi theo trên con đường hành đạo của mỗi người con Phật chúng ta.
    Ngoài ra, các câu chuyện và vần kệ trong quyển Trưởng Lão Ni Kệ cũng là một chứng minh hùng hồn, cho thấy con đường của Chư Phật mở rộng cho mọi người, không phân biệt nam hay nữ. Tấm gương dũng cảm quyết tâm tu tập để đắc đạo quả cao thượng của các Vị Tỳ Kheo ni tiền phong trong Ni Ðoàn của Ðức Phật là một nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người con Phật trong hơn hai ngàn năm trăm năm qua - nam cũng như nữ, già lẫn trẻ, người tại gia cũng như xuất gia. Ðạo quả A La Hán, đạo quả giác ngộ toàn bích, mở rộng cho tất cả những ai tận lực tu học, giữ gìn giới hạnh, thanh lọc tâm ý, khai phát tuệ minh, như các Vị Đại Đệ Tử Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni đó.
    Chương I - Một Kệ - Phẩm Một :
    Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác :
    1 / Tôn Giả Subhùti ( Thera. 1 ) - Đệ Nhất Về Hạnh Từ Bi Vô Lượng, Xứng Đáng Được Cúng Dường :
    Trong thời đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi, trong gia đình vị Cố vấn Sumana, em trai Ông Anàthapindika ( Cấp Cô Ðộc ), được đặt tên là Subhùti. Trong ngày ông Cấp Cô Ðộc dâng cúng vườn Kỳ Viên cho Đức Phật, Ngài có chứng kiến. Sau khi nghe pháp, Ngài khởi lòng tin và xuất gia. Thọ Ðại giới xong, Ngài thâm hiểu hai loại Giới, Luật. Ðược Thế Tôn cho một đề tài để thiền quán, Ngài đi vào rừng để hành thiền. Sau khi triển khai thiền quán, Ngài chứng quả A La Hán. Rồi Ngài bắt đầu thuyết pháp, không phân biệt giới hạn, được trở thành Vị Tỷ Kheo đệ nhất về hạnh Từ Vô Lượng. Khi Ngài đi khất thực, Ngài vẫn hành thiền, và khi xuất thiền, Ngài mới nhận đồ ăn, và như vậy đem lại công đức lớn cho thí chủ và Ngài trở thành Vị xứng đáng được bố thí đệ nhất. Do vậy, Thế Tôn có nói : “ Này Các Tỷ Kheo, Subhùti được xem là Vị Tỷ Kheo đệ nhất về hạnh từ bi vô lượng, xứng đáng được cúng dường “.
    Bậc Ðại đệ tử này, trong khi đi khất thực đi đến Vương Xá, Vua Bimbisàra ( Bình Sa ) nghe Ngài đến, liền đến kính chào và xin dựng một chỗ ở cho Ngài, nhưng rồi Vua quên, Ngài không nhận được chỗ ở, nên hành thiền ngoài trời. Vì thái độ nghiêm túc của Ngài, trời không mưa và do vậy nạn hạn hán đe dọa dân chúng, quần chúng tụ họp than phiền ồn ào trước hoàng cung. Vua tìm hiểu nguyên nhân vì sao trời không mưa và nghĩ rằng có lẽ vì Ngài Subhùti hành thiền ngoài trời. Vua cho làm các am thất bằng lá cho Ngài, và khi Ngài vào ngồi thiền trong am thất ấy, trời bắt đầu mưa từng hột một chớ không mưa ào ào. Ngài muốn quần chúng khỏi sợ hạn hán, tuyên bố rằng, không có sự sợ hãi gì đe dọa Ngài, từ phía ngoài hay từ phía trong, với những bài kệ như sau :
    Am thất ta khéo lợp,
    An lạc, ngăn chận gió,
    Thần mưa, hãy mưa đi,
    Mưa như ý Ngươi muốn !
    Tâm ta khéo định tĩnh,
    Giải thoát, sống tinh cần,
    Thần mưa, hãy mưa đi !
    Thần mưa, hãy mưa đi !
    2 / Tôn Giả Mahàkotthita ( Thera. 1 ) - Đệ Nhất Bậc Thiền Quán :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh ở Sàvatthi, trong một gia đình Bà La Môn rất giàu có và được đặt tên là Kotthita ( Câu Hy La ). Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài học ba tập Veda và thành tựu các đức tánh của Vị Bà La Môn, Ngài nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp, khởi lòng tin và xuất gia. Thực hiện thiền quán từ khi mới xuất gia, Ngài chứng quả A La Hán, với hiểu biết về nghĩa và về pháp, Ngài thường hỏi bậc Ðạo Sư và các Vị Ðại Trưởng Lão về hai vấn đề ấy và trở thành rất lão luyện thuần thục. Rồi bậc Ðạo Sư, sau khi xác nhận các quả chứng Ngài đã được trong kinh Vedalla, xác nhận Ngài là “ bậc thiền quán đệ nhất “.
    Sau một thời gian, ý thức được sự an lạc giải thoát, Ngài nói lên bài kệ này :
    Tịch tịnh và chỉ tức,
    Tụng đọc lời trí tuệ,
    Tâm tư không tháo động,
    Ác pháp được vứt bỏ,
    Giống như những lá cây,
    Bị gió thổi phiêu bạt.
    3 / Tôn Giả Kankha - Revata ( Thera. 2 ) - Vị Tỷ Kheo Hành Thiền Đệ Nhất :
    Trong thời Đức Phật hiện tại Ngài sanh vào trong một gia đình giàu có ở Sàvatthi. Khi Ngài đứng vào vòng ngoài của những người đứng nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp, ngài khởi lòng tin và xuất gia. Ngài chứng quả A La Hán nhờ hành thiền, Ngài trở thành lão luyện trong thiền định và bậc Ðạo Sư tuyên bố Ngài là “ hành thiền đệ nhất “.
    Sự nghiệp đã thành tựu, Ngài nghĩ đến sự nghi ngờ lấn chiếm tâm tư, và nay nghi ngờ đã được đoạn tận, Ngài tán thán sức mạnh và trí tuệ của Bậc Ðạo Sư, nhờ vậy nay tâm tư Ngài được định tĩnh và kiên trì. Ngài nói :
    Hãy thấy trí tuệ này
    Của những bậc Như Lai,
    Như lửa cháy nửa đêm,
    Cho ánh sáng, cho mắt,
    Họ nhiếp phục nghi ngờ
    Cho những ai đi đến.
    4 / Tôn Giả Punna Mamtàniputta ( Thera. 2 ) - Thuyết Pháp Đệ Nhất :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh vào một gia tộc Bà La Môn, trong làng Bà La Môn Donavatthu, không xa Kapilavatthi ( Ca Tỳ La Vệ ). Ngài là con trai của người Chị của Trưởng Lão Kondanna và được đặt tên là Punna. Sau khi làm tròn bổn phận của một người Sa Di, Ngài tinh tấn nỗ lực cho đến khi chứng được quả cao nhất. Rồi Ngài đi với người Cậu Ngài đến sống gần bậc Ðạo Sư, từ bỏ miền phụ cận Kapilavatthu, chuyên tâm tu hành, không bao lâu Ngài chứng quả A La Hán.
    Ngài Punna có đến năm trăm đồ chúng cùng ở trong gia tộc Ngài, và tất cả đều xuất gia. Vì Ngài giỏi về mười căn bản của thuyết giảng, Ngài dạy cho các đệ tử của Ngài lão luyện về mười căn bản này cho đến khi các Vị này chứng quả A La Hán. Các đệ tử Ngài yêu cầu Ngài đưa họ đến yết kiến bậc Ðạo Sư, nhưng Ngài nghĩ không nên đi với số đồ chúng như vậy, liền bảo họ đi trước còn Ngài đi sau. Các Vị ấy là đồng hương với Đức Phật, đã đi bộ sáu mươi do tuần đến Vương Xá, đến tại ngôi tịnh xá Trúc Lâm và đảnh lễ bậc Ðạo Sư. Ðức Phật hỏi ai đồng hương với Ngài có thể giảng được về đời sống giản dị, và các Vị này giới thiệu Ngài Punna. Khi Bậc Ðạo Sư đi từ Vương Xá đến Sàvatthi, Ngài Punna cũng đi đến Sàvatthi, tại đây Ngài được dạy về Chánh pháp. Rồi Ngài đi vào rừng Andha để suy tư về Chánh pháp. Tôn Giả Sariputta cũng đi theo vào rừng và đàm đạo Chánh pháp với Punna. Bậc Ðạo Sư tuyên bố Punna là bậc “ thuyết pháp đệ nhất “.
    Một hôm, suy tư trên sự giải thoát chứng đạt, Ngài suy tư như sau : “ Ðối với ta và nhiều Vị khác đã thoát khỏi đau khổ, thật là giúp đỡ lớn nếu thân cận với bạn lành “. Với sự hoan hỷ phấn khởi, Ngài nói lên bài kệ này :
    Hãy thân cận người hiền,
    Bậc hiền minh thấy nghĩa,
    Nghĩa lớn và thâm sâu,
    Khó thấy, tế, tế nhị,
    Bậc trí chứng đạt được,
    Không phóng dật, chủ tâm.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 3 หลายเดือนก่อน

    Đức Phật Thích Ca
    Từ Đâu Suất giáng trần
    Nước Ca Tỳ La Vệ
    Vào Rằm Tháng Tư
    Hoa Vô Ưu bừng nở
    Tại vườn Lâm Tỳ Ni
    Trái đất sáu lần rung động
    Nhạc trời trỗi khúc hoan ca
    Thần dân vui khắp mọi nhà
    Chúc mừng Thái Tử Tất Đạt Đa
    Tịnh Phạn Vua Cha
    Rời hoàng cung đi đón
    Hoàng Hậu Ma Gia
    Sinh ra Ngài bảy ngày thì đã quy thiên
    Kiều Đàm Di Mẫu, thay thế Mẹ Hiền
    Nuôi Thái Tử cho đến ngày khôn lớn
    Tất Đạt Đa thông minh xuất chúng
    Thiên tư cốt cách siêu phàm
    Sở học không thể nghĩ bàn
    Bao nhiêu Thái Sư cũng đều bái phục
    Xuyên suốt cổ kim, không còn gì dạy nữa
    Lớn lên, lời A Tư Đà, Vua Cha chợt nhớ
    Mượn tay nguyệt lão kết tóc se tơ
    Công Chúa Gia Du kiều diễm như mơ
    Để cột chân trong lâu đài nhân thế
    La Hầu La, tiếng bí bô con trẻ
    Mở mắt chào đời, tập nói tiếng Mẹ Cha
    Ngài muốn nhìn nhân tình thế thái gần xa
    Nên dạo chơi ngoài bốn cửa thành : đông, tây, nam, bắc
    Thấy cảnh sanh già bịnh chết
    Ngài liền quyết chí xuất gia
    Vào nửa khuya Mồng Tám Tháng Hai
    Sa Nặc ơi, đưa ta vượt khỏi hoàng thành
    Xa lìa cung vàng điện ngọc
    Xa lìa vợ đẹp con ngoan
    Vì chúng sanh, ta ra đi quyết tìm ngôi báu
    Tới dòng A Nô Ma
    Ngài tự tay xuống tóc
    Sa Nặc ơi, thôi, ngươi hãy lui về
    Trở về thưa với Phụ Thân
    Và nhắn lời của ta từ biệt
    Còn riêng ta
    Đến khi nào, tìm ra đạo thì mới trở về
    Bằng ngược lại, thì xem như ta đã mất
    Từ đó, giữa trùng trùng Lạp Sơn Hy Mã
    Đêm ngày gội tuyết nếm sương
    Sáu năm khổ hạnh khôn lường
    Vẫn chưa tìm ra Ánh Đạo
    Bao nhiêu Đạo Sĩ, quyền cơ tuyệt xảo
    Bao nhiêu pháp thuật, huyền vi tuyệt trần
    Nhưng còn chỗ kẹt, không phải toàn chân
    Ngài lại một mình, đi tìm chân lý
    Bên cạnh dòng sông, Ni Liên Thuyền ý vị
    Đan cỏ làm tòa, rồi khẳng quyết một câu
    Chính nơi đây
    Nếu không thành đạo
    Thì ta quyết không rời chỗ nầy
    Dù cho bụi đá trơ cây
    Dù cho xương tan thịt nát
    Thất thất tham thiền nghiêm mật
    Cuối cùng chứng đắc Đạo ca
    Vô Thượng Chánh Đẳng Phật Đà
    Bồ Đề Đạo Tràng, sen báu nở hoa
    Vào ngày trăng tròn, tháng mười hai âm lịch
    Bốn mươi lăm năm trường vân du hóa độ
    Hơn ba trăm hội chuyển pháp thuyết kinh
    Hàng hàng lớp lớp đệ tử đảnh lễ nghiêng mình
    Sáu nẻo ba đường rợp bóng Đạo Vàng siêu tuyệt
    Thuận thế vô thường
    Có sinh phải có diệt
    Có diệt phải có sinh
    Nhưng đạo lý chơn thường
    Băng ngang dòng sinh diệt
    Tại rừng Sa La
    Đấng Cha Lành đã tám mươi năm tuổi già
    Bảy chúng đệ tử cùng quây quần câu hội
    Ngài bảo các con có còn gì muốn hỏi
    Những gì ta dạy xưa nay
    Đại chúng im lặng tỏ bày
    Nếu chúng con đã thông suốt
    Thì ta có mấy lời Di Giáo
    Giới Luật làm Thầy, đó là Bậc Nhất
    Giáo Pháp Ba Thừa, đó là vô song
    Khai thông vô thỉ vô chung
    Mở đường vô sinh vô tử
    Các con chớ có quên mình, gìn giữ
    Đó là lời cuối cùng của Đức Như Lai
    Tu chỉ một đường, không một không hai
    Phật tánh muôn đời, không thêm không bớt
    Mỗi mỗi chúng con, hãy chuyên tâm tu tập
    Cuộc đời, không có gì bằng đạo lý từ bi
    Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
    Ta từ giã các con, nơi Sa La Song Thọ
    Rừng núi hoang vu, im bặt tiếng gió
    Ngân hà nín thở, rơi rụng trăng sao
    Rằm Tháng Hai âm lịch, trăng thắm lệ đào
    Đức Từ Phụ Bổn Sư an nhiên Niết Bàn nhập diệt
    Đại chúng cất lên Thích Ca Mâu Ni tha thiết
    Núi rừng hòa vọng âm vang
    Lan xa thế giới ba ngàn
    Vượt qua mười phương tam thế
    Vũ trụ càn khôn nhỏ lệ
    Hướng về thế giới Ta Bà
    Hộ trì đạo lý Thích Ca
    Ngưỡng nguyện phổ chiếu Phật Đà
    Hằng hà pháp giới châu sa
    Nhất nhất chấp tay đồng Niệm Phật :
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 3 หลายเดือนก่อน

    Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… : ( đoạn 4 ) :
    Chương I - Một Kệ - Phẩm Hai :
    Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác :
    19 / Tôn Giả Kula ( Thera. 4 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn, xuất gia và vì tâm tư chưa được thăng bằng, Ngài không chú tâm được trên một đề tài nhất định. Một ngày kia đi khất thực, Ngài thấy người dẫn nước bằng cách đào cách kinh dẫn nước. Trong thành phố, Ngài thấy người làm cung tên uốn nắn cung tên bằng nheo một con mắt như thế nào, và khi trở về với bình bát đầy đồ ăn, Ngài thấy những người làm xe sửa soạn trục xe, bánh xe và vành xe như thế nào. Bước vào tịnh xá, dùng cơm xong, khi đang nghỉ trưa, Ngài nghĩ đến ba phương pháp nhiếp phục này, và lấy chúng làm khích lệ và dùng chúng để tự mình tu tập, không bao lâu Ngài chứng quả A La Hán. Liên hệ những bài học này với sự tu tập tâm của mình, Ngài nói lên lời chánh trí với bài kệ như sau :
    Người trị thủy dẫn nước,
    Kẻ làm nên nắn tên,
    Người thợ mộc uốn gỗ,
    Bậc tự điều, điều thân.
    20 / Tôn Giả Ajita ( Thera. 4 ) :
    Khi Bậc Ðạo Sư còn sống, Ngài được sanh ở Sàvatthi con của một Bà La Môn làm nghề đánh giá hàng hóa cho Vua Kosala. Ngài trở thành một ẩn sĩ tu theo Bàvari, một Vị Bà La Môn có học thức ở vườn Kapittha trên bờ sông Godhàvarì. Bàvarì bảo Ngài cùng với Tissa và Metteya đi đến Bậc Ðạo Sư. Ajita được Đức Phật cảm hóa, và xuất gia. Lựa một đề tài để thiền quán, Ngài phát triển thiền quán và chứng quả A La Hán. Ngài nói lên sự thắng trận của Ngài với bài kệ này :
    Ta không có sợ chết,
    Không ưa thích sanh mạng,
    Ta sẽ bỏ thân này,
    Tỉnh giác và chánh niệm.
    Chương I - Một Kệ - Phẩm Ba :
    21 / Tôn Giả Nigrodha ( Thera. 4 ) :
    Trong thời Đức Phật tại thế, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn có danh tiếng ở Sàvatthi. Khi tinh xá Jetavana được dâng cúng Đức Phật, trông thấy tướng tốt uy nghiêm của Đức Phật, Ngài được cảm hóa và xuất gia. Khi phát triển thiền quán, Ngài có thể đạt được sáu thắng trí, suy tư đến sự an lạc quả chứng, sự lợi ích của giáo pháp giúp thoát khỏi tái sanh, Ngài nói lên bài kệ này để tuyên bố chánh trí của Ngài :
    Ðối với ta, sợ hãi
    Không làm ta sợ hãi,
    Thâm hiểu đạo bất tử,
    Bậc Ðạo Sư chúng ta
    Không tìm được chân đứng,
    Ở đâu, sự sợ hãi,
    Chỗ ấy Vị Tỷ Kheo
    Dẫn bước trên đường ấy.
    22 / Tôn Giả Cittaka ( Thera. 4 ) :
    Ngài sanh ở Ràjagaha, con một gia đình Bà La Môn giàu có. Khi Bậc Ðạo Sư ở vườn Trúc Lâm, Cittaka đến nghe Đức Phật thuyết pháp, khởi lòng tin và xuất gia. Lựa Giới, Luật làm đề tài tu tập, Ngài vào một khu rừng và tu tập thiền định, với thiền quán khai triển, ngài chứng quả A La Hán. Rồi Ngài đi đến đảnh lễ Đức Phật, được các Vị đồng Phạm hạnh hỏi Ngài có tinh tấn tu hành khi ở trong rừng không, Ngài trả lời có và với bài kệ này, Ngài nói lên chánh trí của Ngài.
    Chim công, màu xanh biếc,
    Cổ đẹp, có màu tươi,
    Ðang gọi nhau trong rừng,
    Rừng Kà Ram Vi Yà,
    Với gió mát tiếng trong,
    Chúng gọi và thức dậy,
    Vị hành thiền đang ngủ.
    23 / Tôn Giả Gosàla ( Thera. 5 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Magadha giàu có, Ngài có quen với Sonakutikanna. Khi được biết Sonakutikanna xuất gia, Ngài bị dao động và suy nghĩ : “ Vị ấy có tài sản lớn mà còn xuất gia, sao ta lại không làm theo ? ”. Rồi Ngài xuất gia, dùng Giới, Luật làm đề tài thiền quán và tìm một chỗ thích hợp, Ngài lựa một cao nguyên không xa làng sanh quán. Mẹ Ngài ngày nào cũng bố thí cúng dường. Một hôm cúng cho Ngài cháo, cơm nấu với mật và đường, Ngài nhận đồ cúng dường, ngồi ăn dưới bóng một ngọn đồi có tre mọc dày. Với tay và bát rửa sạch, được ăn một bữa ăn thích hợp, Ngài phát tâm thiền quán và chú tâm vào vấn đề sanh diệt các pháp, đạt được thiền định cao nhất, chứng quả A La Hán, với hiểu biết về nghĩa, về pháp. Ngài muốn đi lên ngọn đồi để hưởng an lạc thiền vị, Ngài nói lên kinh nghiệm của Ngài với bài kệ :
    Ta ăn tại khóm trúc,
    Với cháo cơm và mật,
    Ta chấp nhận toàn diện,
    Lời dạy bậc đáng kính,
    Tánh sanh diệt các uẩn,
    Ta sẽ lên ngọn núi,
    Tăng trưởng hạnh viễn ly.
    24 / Tôn Giả Sugandha ( Thera. 5 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình giàu có ở Sàvatthi. Vì lời phát nguyện trong quá khứ, khi Ngài sanh ra, hương thơm tỏa khắp nhà, do vậy được đặt tên là Sugandha ( hương thơm ). Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài được khuyến khích xuất gia, khi nghe Trưởng Lão Mahà Sela thuyết pháp; sau bảy ngày, Ngài chứng quả A La Hán. Nói lên chánh trí của mình, Ngài thuyết bài kệ này :
    Xuất gia, mùa mưa qua,
    Thấy pháp tánh các pháp,
    Ba minh chứng đạt được,
    Làm xong lời Phật dạy.
    25 / Tôn Giả Nandiya ( Thera. 5 ) :
    Ngài được sanh ở Kapilavatthu, trong nhà một vương tộc Thích Ca, và Cha Mẹ Ngài nói : “ Con ta sanh đem lại hoan hỷ trong nhà “ và đặt tên Ngài là Nandiya. Lớn lên, Ngài xuất gia, khi Anuruddha và các bạn đều xuất gia. Nhờ chú tâm học tập và lời phát nguyện quá khứ, Ngài chứng quả A La Hán. Rồi Ngài sống với Trưởng Lão Anuruddha và các bạn tại rừng Trúc phía Ðông. Tại đấy, Ác ma muốn làm Ngài sợ hãi, hiện ra trong hình thù rất dễ sợ, nhưng Ngài đuổi Ác ma đi với những lời như sau : “ Này Ác ma, Ngươi làm gì với những người đã vượt qua cảnh giới của ngươi. Do vậy, Ngươi chỉ gặp thất bại và bất hạnh “.
    Với ai, tâm thường hằng,
    Hướng mạnh về Chánh pháp,
    Pháp phát sanh hào quang,
    Pháp đạt đến Thánh quả,
    Vị Tỷ Kheo như vậy,
    Nếu Nhà ngươi muốn chống,
    Hỡi này kẻ Quỷ đen !
    Ngươi đi đến đau khổ.
    26 / Tôn Giả Abhaya ( Thera. 5 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh là con Vua Bimbisàra ( Bình Sa ). Giáo Chủ Nàtaputta dạy Ngài một mưu chước để đánh bại Sa Môn Gotama trong cuộc tranh luận, nhưng trong câu trả lời của Sa Môn Gotama, Ngài thấy sự thất bại của giáo chủ phái Ni Kiền Tử và sự sáng suốt của Sa Môn Gotama. Do vậy, sau khi Vua từ trần, Abhaya xuất gia. Nhờ giảng Kinh Ví Dụ Cái Lỗ Trong Cây Gỏ, Ngài chứng quả Dự lưu. Rồi với sự cố gắng tinh cần, Ngài chứng quả A La Hán. Do vậy, phấn khởi trước thành quả đạt được, Ngài nói lên chánh trí của Ngài :
    Nghe được lời khéo giảng,
    Bậc bà con mặt trời,
    Ta đâm thủng tinh vi,
    Như tên chẻ ngọn tóc.
    27 / Tôn Giả Lomasakangìya ( Thera. 5 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Kapilavatthu, trong một gia đình họ Thích Ca. Ngài rất yếu đuối và thân Ngài có lông mịn nên được gọi là Lomasakangiya.
    Khi Anuruddha và một số hoàng tử trẻ Sakya xuất gia, Ngài không theo. Rồi Candana, một người bạn cũ thời trước, hỏi về “ Nhứt dạ hiền giả - Bhaddekaratta ”, Ngài trả lời không được và đến hỏi Đức Phật. Ðức Phật khuyên Ngài xuất gia và về xin phép Cha Mẹ. Khi Mẹ Ngài sợ Ngài yếu đuối, Ngài trả lời với bài kệ như sau :
    Cỏ dabba, kusa,
    Các loài cỏ đâm ngực,
    Loài cỏ tên munja,
    Cỏ tên pabbaja.
    Từ nơi ngực của ta,
    Ta sẽ đẩy chúng lui,
    Ta sẽ làm tăng trưởng,
    Hạnh cô độc viễn ly.
    Nghe xong, Mẹ Ngài bằng lòng để Ngài xuất gia, và được phép Bậc Ðạo Sư cho xuất gia. Sau thời gian học tập, Ngài muốn đi vào rừng để thiền quán. Các Tỷ Kheo ngăn lại, nói Ngài yếu đuối làm sao sống trong rừng núi được. Ngài lập lại bài kệ này và đi vào rừng tu thiền, chứng sáu thắng trí. Khi Ngài chứng quả A La Hán, Ngài tuyên bố chánh trí của Ngài với bài kệ nói trên.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 2 หลายเดือนก่อน

    Các Dòng Thiền Chính tại Việt Nam qua các thời kỳ : ( đoạn 4 ) :
    6. Thiền Phái Lâm Tế và Thiền Phái Tào Động :
    Tông Lâm Tế đầu tiên truyền vào Đại Việt do Thiền sư Thiên Phong người Trung Hoa khoảng thế kỷ XIII. Vua Trần Thái Tông và Quốc sư Đại Đăng là hai vị đệ tử đầu và xuất sắc nhất của phái này. Đến thời Nam Bắc phân tranh ở Đàng ngoài có Thiền sư Thuyết Chuyết ( hay Chuyết Công ) và đệ tử là Minh Hành đến xiển dương lần nữa.
    Thiền sư Thuyết Chuyết tên Thiên Tộ, họ Lý, pháp danh là Hải Trừng, pháp hiệu là Viên Văn, thường được gọi là Chuyết Công, sinh năm 1950, quê Tiệm Sơn, Hải Trừng, quận Thanh Chương, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ngài thuở nhỏ thông minh, lớn lên thông bác kinh sử, chăm chỉ học hành rồi tĩnh tập trong chùa Tiệm Sơn. Sau đó, Ngài bỏ học Nho, học Phật đến chùa Nam Sơn cầu pháp với trạng nguyên Tăng Đà Đà pháp sư, người được vua Minh Thái Tông phong hiệu là Khuông Quốc đại sư.
    Năm 1630, ông rời Trung Hoa đến đất Cao Miên, qua Chiêm Thành sang Đại Việt, từ Đàng trong, Ngài cùng các đệ tử ra Đàng ngoài dừng chân tại chùa Thiên Tượng ở Nghệ An và chùa Thạch Lâm ở Thanh Hóa hoằng pháp một thời gian. Đến năm 1633, tới được kinh thành Thăng Long, ông và đệ tử ở lại chùa Khán Sơn và bắt đầu giảng dậy Phật pháp, thuyết pháp giảng kinh, người người theo học rất đông. Vua Lê Huyền Tông cùng các bậc công thần tôn kính Ngài như bậc thầy. Ông thuộc thế hệ thứ 34, dòng Lâm Tế ở Trung Quốc, truyền bá thiền phái này ở Đại Việt. Đặc biệt, dòng Lâm Tế là hành pháp theo “ tứ liệu giản ”, công thức phân biệt và chọn lựa từng cấp bậc nhận thức nhìn theo chủ thể và khách thể.
    Thiền phái Tào Động : Đây là phái thiền do một cao tăng người Việt sang Trung Quốc thụ giáo, được nơi thiền sư Nhất Cú Trí Giáo rồi mang về Đại Việt truyền bá, đó là thiền sư Thủy Nguyệt. Tào Động từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam theo Thiền sư Thủy Nguyệt hiệu là Tông Giác, sinh năm 1936, quê làng Thanh Triều, ở Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình. Ngài vốn theo Nho học tại một ngôi chùa trên núi Hồng Lĩnh.
    Thiền phái này do thiền sư Động Sơn Lương Giới ( 807 - 869 ) và đệ tử của ông là Tào Sơn Bản Tịch ( 840 - 901 ) sáng lập. Phái Tào Động lấy nguyên tắc năm địa vị giữa thẳng ( chính ) tượng trưng cho tuyệt đối và nghiêng ( thiên ) tượng trưng cho tương đối làm tư tưởng chủ đạo của mình. Năm địa vị đó là : cái thẳng đi vào cái nghiêng ( cái tượng đối nằm trọn trong cái tương đối ); cái nghiêng đi vào cái thẳng ( trong cái tương đối phải có cái tuyệt đối ); cái thẳng trong tự thân của nó; cái nghiêng trong tự thân của nó; cái thẳng và cái nghiêng trong cùng một tự tính. Sau này phái Tào Động chủ trương : chỉ cần ngồi thiền mà không cần chủ đề thiền toạ; ngồi thiền và đạt đạo là một việc chứ không phải là hai việc; không trông chờ sự chứng đắc; không có đối tượng giác ngộ; tâm và thân nhất như.
    Thiền phái Tào Động được truyền Việt Nam từ thế kỷ 17 ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong :
    Ở Đàng Ngoài, Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt ( 1637 - 1704 ), người Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam. Năm 20 tuổi Sư đã từ bỏ nghiệp Nho và cuộc đời bọt bèo dâu bể xuống tóc xuất gia. Sư đã quyết chí sang Trung Quốc tìm học đạo. Sau bao ngày tháng vượt đường trường núi non hiểm trở, có lúc nguy hại đến cả tính mạng, cuối cùng Sư đã được báo mộng và tìm đến núi Phụng Hoàng. Sau thời gian sáu năm tu tập, nghiên cứu kinh luật miệt mài, Sư đã trở về nước truyền giảng tông chỉ Tào Động. Khác với các Thiền sư khác là người Trung Quốc đến Việt Nam truyền tông chỉ thiền, Thiền sư Thông Giác Thuỷ Nguyệt là người Việt Nam đã tìm con đường học đạo bên Trung Quốc, sau khi đã đắc đạo Sư lại trở về giảng dạy đạo thiền Tào Động tại Bắc Việt Nam. Sau đó Thiền sư đã trao mạch thiền Tào Động cho Thiền sư Tông Diễn. Phái Tào Động do Thiền sư Thuỷ Nguyệt và Tông Diễn truyền bá ở Đàng Ngoài rất thịnh hành vào cuối thế kỷ 17, và trong thế kỷ 18. Hiện nay các chùa như Hàm Long, Hoà Giai và Trấn Quốc ở Hà Nội đều thuộc tông phái Tào Động.
    Quốc sư Hưng Liên là người đầu tiên đem tông phái Tào Động vào Đàng Trong. Ông là đệ tử của thiền sư Thạch Liêm và đã giới thiệu thầy của mình với chúa Nguyễn Phúc Trăn. Do đó, sau này thiền sư Thạch Liêm được mời sang Việt Nam hoằng hoá. Thiền sư Thạch Liêm hiệu là Hán Ông, thường gọi là Thạch Đầu Đà, người Chiết Tây, Trung Quốc. Là người có học vấn rất uyên bác, đã xuất gia theo học đạo Phật. Theo lời thỉnh cầu của thiền sư Nguyên Thiều, Sư đã sang Việt Nam và được làm trụ trì chùa Thiên Mụ. Sư cùng với thiền sư Nguyên Thiều đã có công đem văn hoá và học thuật Trung Quốc khai hoá cho dân Việt Nam. Tư tưởng của thiền sư Thạch Liêm tiêu biểu là lối tu : thiền tịnh song tu, Thiền tông và Tịnh Độ tông được phối hợp làm một, Tịnh độ trở thành một phương pháp hành thiền giản dị mà đại chúng ai cũng có thể tu tập. Ông còn chủ trương Nho Phật nhất trí, và kết hợp cả hai lối tu phái Lâm Tế và Tào Động để bổ sung cho nhau.
    Kết luận :
    Các thiền phái của Thiền tông Trung Quốc được truyền sang Việt Nam là : phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường. Phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của thiền Ấn Độ, có xu hướng kết hợp với Mật giáo. Còn thiền phái Vô Ngôn Thông lại mang sắc thái thiền Trung Quốc rất đậm nét, chủ trương tu đốn ngộ, bằng phương pháp sử dụng các thoại đầu. Trong khi đó thiền phái Thảo Đường thì thường thiên về văn học và Mật giáo, chỉ được lưu truyền trong giới trí thức chứ không phổ biến rộng rãi trong dân gian. Chắt lọc và tổng hợp những tinh hoa từ ba dòng thiền sơ khởi trên, tiếp thu thiền Ấn Độ và Trung Quốc, dân tộc Việt Nam ta đã hình thành một thiền phái riêng cho mình, mang nét đặc trưng riêng của thiền Việt Nam, đó là phái thiền Trúc Lâm. Ngoài ra phải kể đến Thiền phái Lâm Tế và Tào Động đã tồn tại và phát triển tại Việt Nam, việt hóa để các dòng Thiền mang màu sắc Việt Nam.
    Tiếp nối những tinh hoa của cha ông, tư tưởng nhập thế của thiền Phật giáo ngày nay không chỉ gìn giữ nhưng nét riêng của thiền dân tộc mà còn phát huy tối đa vai trò của nó trong cuộc sống, phục vụ con người trong hoàn cảnh xã hội hiện đại, duy trì và phát triển mạch Thiền Phật giáo nói chung và Thiền Phật giáo Việt Nam nói riêng để góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
    ......

  • @DungNguyen-gw9zl
    @DungNguyen-gw9zl 2 ปีที่แล้ว +4

    Nam mô đại Hiếu mục kien liên Bồ Tát

  • @user-ei6kb7lo4l
    @user-ei6kb7lo4l 9 หลายเดือนก่อน +1

    😂

  • @caohue7980
    @caohue7980 2 ปีที่แล้ว +2

    Nam mô a Di Đà Phật
    Nam mô quán thế âm bồ tát
    Nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật
    Con cầu nguyện cho sư thầy thích Minh Thành được nhiều sức khỏe và an lạc

  • @nganguyen-kh8df
    @nganguyen-kh8df ปีที่แล้ว +1

    Nam Mô á Đi Đà Phật

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 3 หลายเดือนก่อน +1

    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật :
    Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 24 ) :

    Chương II - Hai Kệ - Phẩm Bốn :
    Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác :
    157 / Tôn Giả Kappata - Kura ( Thera. 25 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh tại Sàvatthi, trong tình cảnh nghèo nàn, Ngài chỉ biết tự nuôi sống, bằng cách mặc đồ rách rưới, bát ăn xin cầm tay, đi xin gạo cơm. Vì vậy Ngài được tên là Kappatakura ( rách và gạo ). Khi lớn lên, Ngài nuôi sống bằng cách bán cỏ. Một hôm, đang cắt cỏ trong rừng, Ngài gặp một Vị Trưởng Lão, Ngài đảnh lễ, ngồi xuống nghe pháp. Ngài khởi lòng tin, từ bỏ nếp sống cũ, xuất gia, cất đồ rách rưới vào một chỗ. Khi Ngài cảm thấy nhàm chán với đời sống mới, Ngài đi đến nhìn đồ rách rưới ấy, tâm Ngài trở thành bất an. Làm như vậy, bảy lần Ngài rời khỏi chúng Tăng. Các Tỷ Kheo báo cáo lên sự việc này. Một hôm, khi Ngài là một Tỷ Kheo đang ngồi giữa chúng Tăng tại giảng đường, Bậc Ðạo Sư giáo giới Ngài với những bài kệ như sau :
    Ðây là đồ rách rưới,
    Của Kappata - Kura,
    Y áo đang phủ đắp,
    Thật là quá nặng nề,
    Trong bình bát bất tử,
    Ðược đựng đầy Chánh pháp,
    Nhưng nó không thực hành,
    Con đường hành thiền định.
    Hỡi này Kappata,
    Chớ lắc qua lắc lại,
    Chớ khiến ta phải đánh,
    Các tiếng vào tai ông,
    Hỡi này Kappata,
    Chớ làm kẻ si mê,
    Ngồi lắc qua lắc lại,
    Giữa Tăng chúng hội họp.
    Bị Đức Phật quở trách mạnh mẽ, Ngài dao động mạnh, phát triển thiền quá, không bao lâu chứng quả A La Hán. Rồi Ngài lập lại các bài kệ đã khích lệ Ngài tu hành và những bài kệ này trở thành những lời tuyên bố chánh trí của Ngài.
    Chương II - Hai Kệ - Phẩm Năm :
    Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác :
    158 / Tôn Giả Kumàra - Kassapa ( Thera. 26 ) - Đệ Nhất Thuyết Pháp Lanh Lợi :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Ràjagaha ( Vương Xá ), Mẹ Ngài là con một vị chức sắc, Mẹ Ngài không được Cha Mẹ bằng lòng cho xuất gia khi còn là thiếu nữ, lập gia đình, được chồng bằng lòng cho xuất gia, nhưng bà không biết là đang có thai. Khi các Tỷ Kheo Ni thấy hiện trạng này, liền đến hỏi ý kiến Devadatta ( Ðề Bà Đạt Đa ), Vị này cho Mẹ Ngài là Tỷ Kheo Ni bất chánh. Các Tỷ Kheo Ni tới hỏi ý kiến Bậc Ðạo Sư, Bậc Ðạo Sư giao việc này cho Tôn Giả Upàli giải quyết. Upàli cho mời một số Vị cư sĩ ở Sàvatthi, gồm có nữ cư sĩ Visàkhà, và giữa hội nghị, có sự có mặt của Vua, Tôn Giả Upàli tuyên bố Vị Tỷ Kheo Ni đã có thai trước khi xuất gia, và Bậc Ðạo Sư đã chấp nhận sự kiện này. Mẹ Ngài nuôi dưỡng đứa con tại ngôi tịnh xá, đứa con như bức tượng bằng vàng, và Vua nuôi dưỡng đứa trẻ và Ngài được đưa đến cho Bậc Ðạo Sư xuất gia. Vì Ngài xuất gia khi còn thiếu niên, Ngài được gọi là Kumàra - Kassapa, dầu cho khi Ngài đã lớn.
    Trong khi Ngài tu tập thiền quán, học lời Phật dạy, Ngài ở tại rừng Andha. Rồi một Thiên Nhân, đã chứng quả Bất Lai, đã được làm Ðại Phạm Thiên ở Tịnh Cư Thiên, muốn chỉ cho Kumàra - Kassapa phương pháp chứng được đạo quả. Vị Thiên Nhân đến tại rừng Andha và hỏi Ngài mười lăm câu hỏi mà chỉ có Bậc Ðạo Sư mới có thể trả lời. Ngài hỏi Đức Phật các câu hỏi ấy và học thuộc lòng các câu Đức Phật trả lời, phát triển quán, chứng quả A La Hán.
    Ðược Bậc Ðạo Sư ấn chứng cho là “ Vị thuyết pháp lanh lợi đệ nhất “, Ngài nhớ lại quá trình tu hành của mình và dưới hình thức tán thán Ba ngôi báu, Ngài nói lên chánh trí của mình :
    Ôi Phật Đà, ôi Pháp !
    Ôi Ðạo Sư thành tựu !
    Ở đây, vị đệ tử,
    Chứng đạt Chánh pháp này.
    Trải qua vô lượng kiếp,
    Ta tác thành có thân,
    Thân này thân cuối cùng,
    Thân này hành trì xong,
    Trên con đường sống chết,
    Nay không còn tái sanh.
    159 / Tôn Giả Dhammapàla ( Thera. 26 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, khi Bậc Ðạo Sư qua đời, Ngài sanh ở Avanti con một Bà La Môn, được đặt tên là Dhammapàla. Khi Ngài đi từ Takkasilà về, học hành đã xong, Ngài thấy một Vị Trưởng Lão ngồi một mình trong thảo am, được Vị ấy thuyết pháp, Ngài khởi lòng tin, xuất gia và chứng được sáu thắng trí.
    Trong khi Ngài suy tư hoan hỷ trong vị ngọt giải thoát, hai Sa Di leo cây hái trái, bị cây gẫy ngã xuống. Thấy vậy Ngài lấy tay ôm đỡ hai người Sa Di, với thần thông đặt hai Vị ấy xuống đất, không có bị thương. Và Ngài dạy hai Vị ấy với những bài kệ :
    Ai Tỷ Kheo trẻ tuổi
    Chú tâm hành lời Phật,
    Tỉnh thức giữa người ngủ,
    Vị ấy, đời không uổng.
    Do vậy, bậc Hiền trí,
    Nhớ đến lời Phật dạy,
    Chuyên tu tín và giới,
    Hoan hỷ thấy Chánh pháp.
    160 / Tôn Giả Brahmàlì ( Thera. 26 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở nước Kosala, con một Bà La Môn, được đặt tên là Brahmàlì. Khi đến tuổi trưởng thành, thúc đẩy bởi những điều kiện chín muồi, do giao hảo với bạn lành, Ngài xuất gia, tu tập thiền định trong một ngôi rừng, nhờ trí tuệ chín muồi, Ngài phát triển thiền quán, chứng được sáu thắng trí.
    Sống trong vị an lạc giải thoát, Vị Trưởng Lão rất thuần thục pháp tinh tấn, một hôm sống ở trong rừng Ngài nói lên những bài kệ này, thay mặt cho các Tỷ Kheo ở trong rừng, những bài kệ tán thán hạnh tinh tấn :
    Với những ai, các căn,
    Ðã đi đến tịnh chỉ,
    Như được khéo điều phục,
    Bởi đánh xe điều ngự,
    Kiêu mạn được đoạn tận,
    Không còn có lậu hoặc,
    Chư Thiên rất ái mộ
    Những vị có hạnh ấy.
    Với chính ta, các căn,
    Ðã đi đến tịnh chỉ,
    Như được khéo điều phục,
    Bởi đánh xe điều ngự,
    Kiêu mạn được đoạn tận,
    Không còn có lậu hoặc,
    Chư Thiên ái mộ ta,
    Ta thành tựu hạnh ấy.
    161 / Tôn Giả Mogharàjam ( Thera. 27 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn, tên là Mogharàjam. Vị ấy tu học dưới sự lãnh đạo của Bà La Môn Bàvariya. Cảm thấy lo âu sợ hãi, Ngài trở thành một Vị tu khổ hạnh. Ngài là một trong mười sáu vị, trong ấy có Ajita và những vị khác, đã được Bàvariya đưa đến yết kiến Bậc Ðạo Sư. Sau khi Mogharàjam hỏi và được trả lời, Ngài chứng quả A La Hán.
    Sau đó, Ngài được biết đến vì Ngài mặc áo thô sơ do các nhà lữ hành, các thợ may, các thợ nhuộm quăng bỏ hai bên đường. Do vậy, Bậc Ðạo Sư ấn chứng cho Ngài là “ người đệ tử đệ nhất mặc áo thô sơ “. Như vậy Ngài thực hiện chí nguyện từ trước của Ngài.
    Một thời khác, do thiếu sự săn sóc chu đáo và do nghiệp đời trước, các mụt ghẻ lở xuất hiện và sanh ra nhiều trên thân của Ngài, nghĩ rằng chỗ trú ẩn của Ngài đã bị ô nhiễm, Ngài trải chỗ nằm của Ngài trên một thửa ruộng ở Magadha, và dầu lúc ấy thuộc mùa đông, Ngài vẫn ở tại đấy. Một hôm, hầu hạ Bậc Ðạo Sư và đảnh lễ Ngài, Bậc Ðạo Sư hỏi Ngài với những bài kệ như sau :
    Hỡi Mogharàja !
    Sống với da thô độc,
    Sống với tâm hiền thiện,
    Luôn luôn hành thiền định,
    Trong những đêm đông giá
    Thầy là một Tỷ Kheo,
    Vậy Thầy sống thế nào
    Thầy sẽ làm những gì ?
    Ðược hỏi vậy, Ngài trả lời và giải thích cho Bậc Ðạo Sư :
    Con có được nghe rằng :
    Ở nước Magadha,
    Ðất nước giàu thịnh vượng,
    Toàn dân sống đầy đủ,
    Những am lợp bằng rơm,
    Còn tốt đẹp hơn nhiều,
    Hơn đời sống an lạc,
    Của mọi người dân khác.
    ......

  • @thudao1938
    @thudao1938 ปีที่แล้ว +2

    nam mô a di đà phật

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 3 หลายเดือนก่อน

    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật :
    Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 26 ) :

    Chương III - Phẩm Ba Kệ :
    Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác :
    168 / Tôn Giả Paccaya ( Thera. 29 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở thành Rohi trong một gia đình hoàng tộc, và được đặt tên là Paccaya. Thọ hưởng gia tài khi phụ thân mệnh chung, Ngài tuyên bố tổ chức một đàn bố thí rất lớn và một số đông người tụ họp. Trong cuộc tụ họp này, Bậc Ðạo Sư ngồi trên một ngai vàng trong một ngôi nhà trang hoàng châu báu. Ðức Phật thuyết pháp, trong khi mọi người ngắm, chiêm ngưỡng Ngài. Phần lớn dân chúng hiểu lời Đức Bổn Sư dạy, nhưng Ngài Paccaya đi xa hơn. Thúc đẩy bởi nghiệp duyên đời trước, Ngài từ bỏ tài sản và xuất gia như trước kia Ngài đã phát nguyện dưới thời Đức Phật Kassapa, nay Ngài đã phát nguyện, khi đã vào am tranh tu hành, nếu chưa giải thoát thời không ra khỏi am này và cuối cùng thiền quán được phát triển, trí tuệ được thuần thục, Ngài chứng quả A La Hán. Ðể kỷ niệm thành quả này, Ngài nói lên quả chứng của Ngài, ngang qua những bài kệ như sau :
    Năm ngày ta xuất gia,
    Hữu học, ý chưa đạt,
    Ta trú hạnh viễn ly,
    Tâm phát nguyện như sau :
    Ta sẽ không ăn uống,
    Không ra ngoài tinh xá,
    Ta sẽ không nằm xuống,
    Không nằm một bên hông,
    Nếu mũi tên tham ái,
    Chưa rút nhổ lên được.
    Hạnh ta sống như vậy,
    Hãy nhìn ta tinh cần,
    Ba minh ta đạt được,
    Lời Phật dạy làm xong.
    169 / Tôn Giả Bàkula ( Thera. 29 ) - Vị đệ tử có sức khỏe đệ nhất :
    Ngài sanh ở Kosambi, trong một gia đình có chức vụ, trước khi Bậc Ðạo Sư sanh ra, và Ngài được đem đi tắm ở sông Yamunà để được sức khỏe, và một con cá nuốt Ngài trong tay người vú. Con cá bị người câu cá bắt được và đem bán cho vợ một vị chức sắc khác ở Ba La Nại. Khi con cá bị mổ ra, đứa con nít nhờ phước nghiệp đời trước, nên còn sống không bị thương tích. Vợ vị chức sắc thương Ngài như con đẻ, và khi bà nghe được câu chuyện của Ngài, và hỏi về Cha Mẹ. Vua trong nước quyết định cho Ngài thuộc quyền sở hữu của hai gia đình, và do vậy Ngài được tên là Bàkula ( hai gia đình ).
    Sau một đời sống giàu sang, Ngài nghe Đức Bổn Sư thuyết pháp, xuất gia khi tám mươi tuổi. Trong bảy ngày, Ngài chưa được giác ngộ, nhưng ngày thứ tám, Ngài chứng được quả A La Hán, thông hiểu nghĩa, thông hiểu pháp.
    Một hôm, khi ấn chứng vị trí tu hành cho các vị đệ tử, Bậc Ðạo Sư ấn chứng cho Ngài là “ vị đệ tử có sức khỏe đệ nhất “. Về sau, khi sắp sửa mệnh chung Ngài nói lên chánh trí của Ngài giữa hội chúng Tỷ Kheo như sau :
    Với ai những công việc
    Cần phải làm từ trước,
    Về sau, vị ấy mới
    Có ý định muốn làm.
    Vị ấy tự phá hoại
    Căn cứ địa an lạc,
    Về sau, chịu khổ đau
    Trong nung nấu hối tiếc.
    Hãy nói điều có làm,
    Không nói điều không làm,
    Bậc Hiền trí rõ biết,
    Người chỉ nói, không làm.
    Niết Bàn nhiệm màu lạc,
    Bậc Chánh Giác thuyết giảng,
    Không sầu muộn là tham,
    Thật sự là an ổn,
    Tại đấy, sự đau khổ,
    Ðược đoạn diệt hoàn toàn.
    170 / Tôn Giả Dhaniya ( Thera. 29 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Ràjagaha ( Vương Xá ) trong một gia đình thợ làm đồ gốm, được đặt tên là Dhaniya, và tiếp tục làm nghề của ông cha. Chính trong nhà của Ngài, Bậc Ðạo Sư giảng cho Pakkusati Kinh Dhàtuvibhangasutta. Dhaniya nghe tin Pukkasati ( đã thành bậc A La Hán ) mệnh chung đêm ấy. Ngài nghĩ : “ Lời Phật dạy thật là sức mạnh lãnh đạo, chỉ có một đêm đã đủ giải thoát một người khỏi sự đau khổ tái sanh “. Rồi Ngài xuất gia. Tuy vậy Ngài vẫn tiếp tục nghề làm ngói lợp nhà. Bị Đức Phật quở vì đã là am tranh bằng gạch, Ngài quyết định sống giữa các Tỷ Kheo, và tại đấy chứng quả A La Hán.
    Về sau, nhân dịp giáo giới các Tỷ Kheo tu tập khổ hạnh và xem hạnh mình cao hơn các người khác, Ngài tuyên bố chánh trí Ngài như sau :
    Nếu muốn mong đợi lạc
    Trong đời sống Sa Môn,
    Chớ khinh y Chúng Tăng,
    Chớ khinh Tăng ẩm thực.
    Nếu muốn mong đợi lạc
    Trong đời sống Sa Môn,
    Hãy sử dụng trú xứ,
    Như rắn và như chuột.
    Nếu muốn mong đợi lạc
    Trong đời sống Sa Môn,
    Hãy biết tự bằng lòng
    Với bất cứ việc gì,
    Và hãy cương quyết tu,
    Tu tập hạnh nhất pháp.
    171 / Con Của Màtanga ( Thera. 30 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Kosala, con một điền chủ tên Màtanga, và được gọi là con của Màtanga. Ngài lớn lên trong biếng nhác, và khi Ngài bị quần chúng la rầy, Ngài làm quen với các Tỷ Kheo, nhận thấy các Tỷ Kheo sống thật hạnh phúc. Nhưng khi nghe Bậc Ðạo Sư thuyết pháp, Ngài khởi lòng tin và xin xuất gia. Thấy các Tỷ Kheo sử dụng thần thông, Ngài muốn chứng đạt thần thông. Và thực hành các thiền quán, Ngài chứng được sáu thắng trí.
    Từ đấy, Ngài chỉ trích biếng nhác, tán thành sự tinh cần của Ngài với những bài kệ như sau :
    Ôi quá lạnh, quá nóng !
    Ôi, đã quá trễ rồi !
    Ðây là lời kêu than,
    Như vậy bỏ việc làm,
    Thời sát na quý báu
    Lặng lẽ vượt trôi qua.
    Ai nghĩ đến lạnh nóng,
    Không hơn loài cỏ rác,
    Làm bổn phận con người,
    Không hại đến an lạc.
    Cỏ dabba, ku sa,
    Loại cỏ gai đâm ngực,
    Ta dùng ngực đẩy chúng,
    Sống tăng trưởng viễn ly.
    172 / Tôn Giả Khujja Sobhita ( Thera. 30 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Pàtaliputta trong một gia đình Bà La Môn và được gọi là Sobhita. Vì Ngài hơi còm, Ngài được gọi là Khujja Sobhita ( còm lưng ). Khi đến tuổi trưởng thành, Đức Bổn Sư vừa diệt độ, Ngài được Tôn Giả Ananda độ cho xuất gia và chứng được sáu thắng trí.
    Trong kỳ kiết tập thứ nhất, Ngài được bảo mời Tôn Giả Ananda đến dự đại hội. Lúc ấy, các thiên nhân cử một thiên nhân đứng ở cửa hang để chận đứng các hành vi thù nghịch của Ác ma, và khuyên Sobhita tuyên bố sự có mặt của mình cho thiên nhân ấy, với những bài kệ như sau :
    Giữa các Vị Sa Môn,
    Sống Pàtaliputta,
    Những vị luận thuyết giỏi,
    Những vị có nghe nhiều,
    Có một vị tuổi lớn
    Ðứng ở tại cửa vào,
    Tên là Sobhita,
    Có tật, bị còm lưng.
    Rồi Vị Thiên Nhân tuyên bố cho Chúng Tỷ Kheo biết sự có mặt của Khujja Sobhita :
    Giữa các Vị Sa Môn,
    Sống Pataliputta,
    Những vị luận thuyết giỏi,
    Những vị có nghe nhiều,
    Có một vị tuổi lớn,
    Ðứng ở tại cửa vào,
    Vị ấy đã đến đây,
    Theo ngọn gió đưa đến.
    Rồi Chúng Tăng cho phép, Vị Trưởng Lão đến trước Chúng Tăng và nói lên chánh trí của mình.
    Vị ấy khéo chiến đấu,
    Vị ấy khéo tế tự,
    Trên chiến trường chiến đấu,
    Vị ấy đã chiến thắng,
    Với Phạm hạnh tích lũy,
    Vị ấy đạt an lạc.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 3 หลายเดือนก่อน

    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật :
    Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 30 ) :

    Chương IV - Phẩm Bốn Kệ :
    Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác :
    192 / Tôn Giả Dhammika ( Thera. 35 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn ở Kosala, tên là Dhammika. Khi Jetavana ( Kỳ Viên ) được dâng cúng, Ngài khởi lòng tin, và xuất gia. Sống tại một tinh xá ở làng, Ngài cảm thấy bất mãn và khó chịu đối với các công việc các Tỷ Kheo đến tinh xá. Do vậy các Tỷ Kheo đều bỏ đi và Ngài làm chủ một mình một ngôi tinh xá. Một cư sĩ báo cáo sự việc lên Bậc Ðạo Su, Bậc Ðạo Sư cho gọi Ngài lên để giải thích. Theo lời các Tỷ Kheo yêu cầu, Ngài nói lên những bài kệ như sau :
    Pháp che chở hộ trì,
    Người hành trì Chánh pháp,
    Pháp đem lại an lạc,
    Cho người khéo hành pháp,
    Ðây là những lợi ích,
    Khi pháp khéo hành trì,
    Người hành trì Chánh pháp,
    Không đi xuống ác thú.
    Cả hai pháp, phi pháp,
    Kết quả không giống nhau;
    Phi pháp, dẫn địa ngục,
    Pháp đưa đến cõi lành.
    Do vậy, đối Chánh pháp,
    Khởi ý muốn hành trì,
    Tâm tư sanh hoan hỷ,
    Khéo thiện lai như vậy.
    Vững trú trên Chánh pháp,
    Ðệ tử Bậc Thiện Thệ,
    Sáng suốt tiến bước lên,
    Quy y Bậc tối thượng.
    Phá vỡ cội ung nhọt,
    Nhổ lên lưới ái triền,
    Luân hồi được đoạn tận,
    Không còn có sanh y,
    Như trăng vào ngày rằm,
    Trong đêm thanh trong sáng.
    Khi Thế Tôn dạy ba bài kệ trên, Dhammika trên chỗ ngồi phát triển thiền quán và chứng quả A La Hán. Ðể nói lên quả chứng của mình cho bậc Ðạo Sư rõ, Ngài nói lên bài kệ cuối cùng để nói lên chánh trí của Ngài.
    193 / Tôn Giả Sabbaka ( Thera. 35 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi trong một gia đình Bà La Môn, Ngài nghe Thế Tôn thuyết pháp, khởi lòng tin và xuất gia. Lựa chọn một đề tài để thiền quán, Ngài đi đến tinh xá Lonagiri, trên bờ sông Ajakaranì và tại đấy, sau một thời gian chứng quả A La Hán. Ði đến Sàvatthi để yết kiến bậc Ðạo Sư, Ngài ở lại một thời gian và được bà con đón tiếp. Sau khi khuyên các bà con quy y và giữ giới, Ngài muốn trở về chỗ cũ. Các bà con yêu cầu Ngài ở lại để được bà con cúng dường, nhưng Ngài nói cho họ rõ vì sao Ngài đến đây, và sự ưa thích đời sống độc cư. Ngài nói lên bài kệ tán thán trú xứ của Ngài :
    Khi ta thấy con cò,
    Trương đôi cánh trắng tinh,
    Sợ hãi đám mây đen,
    Tìm chỗ kín ẩn nấp;
    Khi ấy chính con sông,
    Ajakaranì,
    Ðem hoan hỷ cho ta.
    Khi ta thấy con cò,
    Trương đôi cánh trắng sạch,
    Sợ hãi đám mây đen,
    Tìm hang để ẩn nấp,
    Nhưng tìm không có thấy.
    Khi ấy chính con sông,
    Ajakaranì,
    Ðem hoan hỷ cho ta.
    Ai lại không thích thú,
    Khi thấy ở tại đây,
    Trên cả hai dãy bờ,
    Có hàng cây Jambu,
    Làm chói sáng bờ sông,
    Sau lưng cái hang lớn.
    Hãy nghe những con nhái,
    Khéo thoát những đàn rắn,
    Kêu lên niềm hoan hỷ,
    Với tiếng kêu nhẹ nhàng:
    Nay không phải là thời,
    Buông thả với suối rừng,
    Thật an ổn con sông
    Ajakaranì,
    Thoải mái và yên lành,
    Thật an vui thích thú !
    Rồi các bà con thuận để Ngài đi. Vì Ngài thích sống nhàn tịnh, đây trở thành lời tuyên bố chánh trí của Ngài.
    194 / Tôn Giả Mudita ( Thera 36 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình thường dân và được đặt tên là Mudita. Khi Ngài đến tuổi trưởng thành, dòng họ Ngài vì một vài nguyên nhân, bị Vua chống đối Mudita, quá sợ Vua nên bỏ chạy, đi vào rừng và sống gần trú xứ của một Trưởng Lão đã chứng quả A La Hán. Vị này thấy Ngài quá sợ hãi, bảo Ngài chớ có sợ. Ngài hỏi cần phải bao nhiêu thời gian mới khỏi tai nạn, Vị A La Hán nói cần phải bảy hay tám tháng, Ngài nói Ngài không thể đợi lâu như thế nên xin xuất gia. Vị Trưởng Lão cho phép Ngài được xuất gia. Ngài xuất gia, học đạo, khởi lòng tin, không còn sợ hãi nữa, và tu tập thiền quán. Chưa chứng được quả A La Hán, Ngài nguyện không rời khỏi tinh xá cho đến khi chứng quả và cuối cùng Ngài đã thành công. Sau đó, Ngài sống trong an lạc giải thoát, các Tỷ Kheo đồng Phạm hạnh hỏi Ngài làm sao Ngài thành đạt được chí nguyện, Ngài nói lên kinh nghiệm của Ngài trong những bài kệ như sau :
    Ðể cứu mạng sống ta,
    Ta xuất gia tu hành,
    Ta được thọ đại giới,
    Nhờ vậy được lòng tin,
    Ta kiên trì tinh tấn,
    Hăng hái ta tiến bước.
    Dầu thân này hủy hoại,
    Từng miếng thịt tiêu mòn,
    Ðầu khớp xương hai gối,
    Ống chân làm ta ngã.
    Ta sẽ không ăn uống,
    Không ra ngoài tinh xá,
    Ta sẽ không nằm xuống,
    Không nằm một bên hông,
    Nếu mũi tên tham ái,
    Chưa được rút nhổ lên.
    Hạnh ta sống như vậy :
    Hãy nhìn ta tinh cần,
    Ba minh ta đạt được,
    Lời Phật dạy làm xong.
    Chương V - Phẩm Năm Kệ :
    Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác :
    195 / Tôn Giả Ràjadatta ( Thera. 37 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình của những người lữ hành, Cha Mẹ gọi Ngài là Ràjadatta ( Vua ban cho ), vì rằng sinh được Ngài là nhờ Cha Mẹ cầu nguyện Vesavana, một Vị Thiên thần hư không. Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài một lần dẫn năm trăm cỗ xe hàng hóa đến Ràjagaha ( Vương Xá ); tại đấy Ngài tiêu tất cả tiền, tiêu một ngàn đồng cho một kỹ nữ đẹp, đến nỗi Ngài hết cả tiền, không có đủ ăn, phải đi lang thang trong đói khổ. Rồi Ngài đến tinh xá Trúc Lâm ( Veluvana ) với các cư sĩ khác, tại đấy Bậc Ðạo Sư đang thuyết pháp với một thính chúng rất lớn. Rồi Rajadatta, ngồi ở phía ngoài thính chúng nghe, khởi lòng tin và xuất gia. Thực hành hạnh đầu đà, Ngài sống trong một nghĩa địa.
    Rồi một nhà lữ hành khác cũng tiêu hết một ngàn đồng cho người kỳ nữ, nhưng trên tay người này có một chiếc nhẫn rất có giá trị và người kỹ nữ thèm muốn lấy chiếc nhẫn. Nàng cho người đánh cắp. Nhưng người hầu hạ của người lữ hành tin cho cảnh sát biết, đến lục soát nhà nàng giết nàng và quăng thân nàng trong nghĩa địa.
    Trưỏng Lão Rajadatta, đang đi tìm một đối tượng để quán tưởng, thấy được thi hài của người kỹ nữ. Ngài tập trung tư tưởng, nhưng các phần thi hài nàng chưa bị chó hay chó rừng ăn, làm Ngài dao động và chi phối Ngài. Ngài lấy làm ảo não buồn phiền, lánh xa đi một lúc rồi lại bắt đầu tự mình khích lệ, tu thiền, phát triển thiền quán và chứng quả A La Hán.
    Rồi suy tư trên thành công của mình, cảm thấy hoan hỷ phấn khởi, Ngài nói :
    Một Tỷ Kheo đi đến
    Tại một bãi tha ma,
    Thấy thân một đàn bà,
    Bị quăng tại chỗ ấy,
    Vất bỏ trong nghĩa địa,
    Làm mồi cho sâu ăn.
    Có kẻ sinh nhàm chán,
    Thấy thân chết khốn nạn,
    Trong ta, dục tham hiện,
    Như mù, ta bị trói.
    Mau hơn cơm sôi trào,
    Chỗ ấy, ta đi thoát,
    Chánh niệm, ta tỉnh giác,
    Ta đến, ngồi một bên.
    Rồi ta tự ý tác,
    Như lý khởi tư duy,
    Các hiểm nguy hiển lộ,
    Nhàm chán ta an trú.
    Và tâm ta giải thoát,
    Thấy Pháp nhĩ là vậy,
    Ba minh chứng đạt được,
    Lời Phật dạy làm xong.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 3 หลายเดือนก่อน

    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật :
    Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 25 ) :
    Chương II - Hai Kệ - Phẩm Năm :
    Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác :
    162 / Tôn Giả Visàkha, Con Của Pancàlì ( Thera. 27 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở xứ Magadha ( Ma Kiệt Đà ), con một Vị Vua địa phương, được đặt tên là Visàkha. Vì Ngài là con trai một công chúa con Vua, về sau Ngài được biết là con trai của Pancàlì.
    Sau khi Phụ vương mất, Ngài nối ngôi Vua, nhưng khi Bậc Ðạo Sư đến gần chỗ Ngài ở, Ngài đến nghe Đức Phật thuyết pháp, khởi lòng tin rồi xuất gia. Theo Bậc Ðạo Sư đến Sàvatthi ( Xá Vệ ), Ngài phát triển thiền quán, chứng được sáu thắng trí.
    Với lòng từ mẫn nghĩ đến bà con, Ngài viếng thăm quê hương cũ, dân chúng đến nghe Ngài thuyết giảng rất đông. Một hôm có người hỏi : “ Có bao nhiêu đức tánh cần thiết để một người trở thành nhà thuyết pháp ? “. Ngài trả lời đại cương những đức tánh trong những bài kệ sau đây :
    Chớ có tự kiêu mạn,
    Chớ có khinh khi người,
    Không khinh, không hại người,
    Ðã đến bờ bên kia,
    Và chớ có khen mình,
    Trước mặt các hội chúng,
    Không dao động, khiêm tốn,
    Khéo nói, khéo chế ngự.
    Với người, thấy ý nghĩa,
    Tế nhị và kín đáo,
    Thiện xảo về trí tuệ
    Nếp sống khéo hộ trì,
    Thực hiện giới Chư Phật,
    Niết Bàn đối Vị ấy,
    Không gì khó chứng đạt.
    163 / Tôn Giả Cùlaka ( Thera. 27 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Ràjagaha, con một Vị Bà La Môn, được đặt tên là Culàka. Khi Ngài thấy Bậc Ðạo Sư nhiếp phục con voi Dhanapàla, Ngài phát khởi lòng tin xuất gia. Trong khi tu tập, Ngài trú ở hang cây Indra - Sàla. Một hôm ngồi trước cửa hang, nhìn xuống các thửa ruộng ở Magadha ( Ma Kiệt Đà ), một cơn giông tố khởi lên với những lớp mây trùng điệp ùn ùn khởi lên, sấm sét vang dậy, trời mưa ào ào đổ xuống, các đàn chim công nghe tiếng sấm sét, sung sướng kêu lên tiếng kêu la của chúng, và múa hát chung quanh. Làn gió giông tố đem lại cho Ngài cảm giác dễ chịu và thỏa thích khi Ngài đang ngồi trong hang, với nhiệt độ vừa phải, tâm Ngài được thiền định. Ngài bước vào con đường hành trì, và nhận thức được thời gian thích hợp đã đến, Ngài nói lên lời tán thán, sự tu hành của Ngài với những bài kệ sau :
    Những chim công kêu hót,
    Mào đẹp, lông đuôi xinh,
    Với cổ, màu xanh tươi,
    Mỏ đẹp, tiếng hót hay,
    Ðất này, khéo lát cỏ,
    Nước mắt khéo thấm nhuần,
    Với khoảng trời khéo che,
    Mây mưa khéo bao phủ.
    Thân người khéo khỏe mạnh,
    Tâm ý tốt, thiền tu,
    Lành thay, khéo khởi tâm,
    Trong lời khéo Phật dạy.
    Hãy cảm xúc con đường
    Ðưa đến cõi bất tử,
    Ðường ấy đường vô thượng,
    Ðường trong trắng lành mạnh,
    Ðường tế nhị nhỏ nhiệm,
    Con đường thật khéo thấy.
    Ngài tự giáo giới lấy mình, chứng được thiền định, và phát triển thiền quán, chứng quả A La Hán. Ôn lại những việc đã làm, với tâm hoan hỷ, Ngài nói lên những bài kệ này như là lời tuyên bố chánh kiến của Ngài.
    164 / Tôn Giả Anupama ( Thera. 27 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình giàu có ở Kosala, vì Ngài đẹp trai nên được đặt tên là Anùpama ( không thể so sánh được ). Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài cảm thấy sức mạnh của các nguyên nhân, xuất gia và sống trong một ngôi rừng để tu tập thiền quán, nhưng tâm Ngài chạy theo ngoại cảnh, xoay quanh những vấn đề đối tượng thiền định, Ngài tự trách mình như sau :
    Tâm đi đến hỷ mạn
    Như bị đâm giáo nhọn,
    Nếu người sống tâm ấy,
    Như sống với giáo, gậy.
    Này tâm, ta gọi ngươi,
    Kẻ bẻ gãy hạnh phúc,
    Này tâm, ta gọi ngươi,
    Kẻ phá hoại đời ta!
    Bậc Ðạo Sư của ngươi,
    Khó được nay đã được,
    Chớ có dắt dẫn ta,
    Ðến chỗ có hại ta !
    Như vậy Ngài giáo giới tâm Ngài, phát triển thiền quán, chứng quả A La Hán.
    165 / Tôn Giả Vajjita ( Thera. 27 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Kosala giàu có, sau khi từ Phạm Thiên giới hạ sanh, Ngài luôn luôn khóc trong bàn tay bà Mẹ, vì Ngài không chịu nổi xúc chạm của nữ nhân, Ngài được gọi là Vajjita ( vị từ bỏ ). Ðển tuổi trưởng thành, Ngài chứng kiến Thế Tôn hiện thần thông song hành, khởi lòng tin, xuất gia và chứng được sáu thắng trí. Nhớ đến đời sống quá khứ, Ngài cảm thấy xúc động nói :
    Trong thời luân hồi dài,
    Ta trôi lăn nhiều cõi,
    Ta không thấy Thánh Đế,
    Ta phàm phu mù lòa.
    Với hạnh không phóng dật,
    Ta phá vỡ luân hồi,
    Mọi sanh thú chặt đứt,
    Nay không còn tái sanh.
    Và bài kệ trở thành lời tuyên bố chánh trí của Ngài.
    166 / Tôn Giả Sandhita ( Thera. 28 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh trong một gia đình giàu có ở Kosala, tên là Sandhita. Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài nghe bài giảng về vô thường, hoảng hốt lo sợ, và xin xuất gia với trí tuệ chín muồi, Ngài an trú thiền quán và chứng đạt sáu thắng trí. Nhớ đến đời sống trước của mình, sau khi Đức Phật Sikhì ( Thi Khí ) mệnh chung. Ngài đảnh lễ tại cây Bồ đề và nhận thức được ý nghĩa vô thường, Ngài tuyên bố Ngài thành đạt ý tưởng, nhờ nguyên nhân ấy với những bài kệ như sau :
    Dưới gốc cây Bồ đề,
    Với ánh sáng lá xanh,
    Khi cây đang vươn lên,
    Trong sức sống lớn mạnh,
    Một tưởng về Phật hành,
    Chánh niệm ta đạt được.
    Ðã qua ba mốt kiếp,
    Tưởng ấy ta không chứng,
    Nay chính nhờ tưởng ấy,
    Ta đạt lậu hoặc diệt.
    Chương III - Phẩm Ba Kệ :
    Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác :
    167 / Tôn Giả Anganika Bhàradvàja ( Thera. 29 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh gần núi Hy Mã Lạp Sơn, trong thành phố Ukkattha, trong gia đình một Bà La Môn phú cường và được đặt tên là Anganika Bhàradvàja. Khi Ngài được học xong giáo điển và nghệ thuật Vệ đà, Ngài hướng về giải thoát. Trong khi bộ hành chỗ này chỗ khác, Ngài gặp Bậc Ðạo Sư khi Bậc Ðạo Sư đang du hành ở vùng quê, và với tâm tư tín thành, Ngài nghe Bậc Ðạo Sư thuyết giảng. Từ bỏ tà khổ hạnh, Ngài xuất gia, tu tập thiền quán, và sau một thời gian chứng được sáu thắng trí.
    Sau khi sống tận hưởng vị ngọt giải thoát, Ngài với lòng thương đối với bà con, đến thăm và dạy họ về quy y và Giới, Luật. Rồi từ giã các bà con, Ngài sống trong một ngôi rừng gần làng Kundiya của dân tộc Kuru. Khi có việc đi đến Uggàyàman, một số Bà La Môn quen biết đến hỏi : “ Thưa Tôn Giả Bhàradvàja, do Ngài thấy gì mà ngài từ bỏ giáo hội Bà La Môn, và chấp nhận giáo hội này ? “. Ngài nêu rõ, ngoài Giáo Hội Đức Phật, không có giới thanh tịnh, Ngài nói :
    Trong rừng ta thờ lửa,
    Truyền thống không chơn chánh,
    Không biết đường thanh tịnh,
    Theo khổ hạnh bất tử.
    Với lạc, ta được lạc,
    Hãy xem pháp, tùy pháp,
    Ba minh chứng đạt được,
    Lời Phật dạy, làm xong.
    Trước bà con Phạm Chí,
    Nay ta chính Phạm Chí,
    Ba minh, ta quán đảnh,
    An ổn ta đạt được,
    Thông hiểu đúng Chánh pháp,
    Thuần thục lời Phật dạy.
    Khi các Bà La Môn ấy nghe Ngài nói, các Vị ấy chấp nhận và từ bỏ rất là phấn khởi.
    ......