CÓ CẦN THIẾT Dùng DẦM GIẰNG Móng Cho MÓNG CỌC ĐƠN NHÀ PHỐ | XD&CS

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 3 ต.ค. 2024
  • Video trao đổi với các bạn vấn đề “Có cần thiết dùng dầm (giằng) móng cho móng cọc đơn nhà phố hay không”. Móng đơn nhà phố nếu không dùng dầm consol để đỡ cột hoặc nhà có lực xô ngang như có tầng hầm thì không cần dùng dầm, giằng móng để tránh chôn tiền vào đất, thuận tiện trong thi công, đảm bảo chất lượng.
    Móng loại phân bố là móng đặt trên nền tự nhiên, trên đệm cát hoặc trên nền đất được gia cố cọc tre, cọc cát, cọc tràm, ….
    Móng đơn là móng chỉ chịu tải trọng của một cột truyền xuống.
    Móng băng và móng bè là loại móng có thể chịu được tải trọng truyền xuống của hai cột trở lên. Tiết diện gần như nhau suốt móng, cọc đóng suốt móng, đoạn móng giữa hai cột, móng vẫn chịu phản lực của cọc hướng lên.
    Dầm móng là dầm trong móng băng, móng bè hoặc khi là dầm console đỡ cột cấy. Dầm móng trong móng băng, móng bè có chức năng phân bố tải trọng đứng từ cột truyền xuống sang nền móng loại phân bố hoặc nền cọc bê tông cốt thép.
    Giằng móng là dầm nối các móng đơn lại với nhau chủ yếu chịu lực xô ngang (như tải gió, hoặc áp lực đất khi có tầng hầm, hoặc áp lực do vật liệu khi có tường biên được tận dụng làm thành chứa vật liệu). Chức năng khác : giúp các móng lún đều hơn. Giằng móng không có phản lực hướng lên ở đoạn giữa hai cột.
    Khi nào dùng dầm móng trong móng băng, móng bè và dầm móng dạng consol?:
    1. Hai cột gần nhau thì người thiết kế sẽ ghép các móng gần nhau hoặc chồng lên nhau thành móng băng hoặc móng dưới các vách cứng.
    2. Khi tải lớn so với sức chịu tải của nền móng dưới móng đơn nên bắt buộc người thiết kế phải mở rộng móng. Khi đó các móng gần nhau hoặc chồng lên nhau. Hoặc người thiết kế không muốn mở rộng móng một phương nên phải mở rộng theo phương còn lại, do đó các móng gần nhau hoặc chồng lên nhau , lúc đó người thiết kế sẽ dùng móng băng. Nếu tải lớn hơn nữa bắt buộc người thiết kế dùng móng bè.
    3. Khi cột nằm xa tâm mặt bằng bố trí cọc bắt buộc người thiết kế bố trí dầm móng consol để đỡ cột. Đây là trường hợp thường gặp ở nhà phố hoặc móng ở khe lún. Do cột nằm sát ranh đất hoặc khe lún trong khi cọc được ép lùi vào trong làm cho cột nằm xa tâm mặt bằng bố trí cọc. Thường nếu móng có ít cọc, cọc lùi vào không nhiều thì người ta dùng móng chân vịt, mở rộng cổ cột nên không cần dầm móng.
    Như vậy, nếu móng đơn bắt buộc dùng dầm consol để đỡ cột hoặc nhà có lực xô ngang như có tầng hầm, hoặc vách tường biên được tận dụng làm thành chứa vật liệu thì cần dùng dầm (giằng) móng.
    Trước đây, khi đất nước còn nghèo, thiết kế móng đơn không có dầm (giằng) móng. Ngày nay, móng cọc xuất hiện nhiều hơn và ngạc nhiên hết sức khi thấy giằng móng rất phổ biến trong các móng cọc đơn. Móng phân bố có độ lún nhiều hơn móng cọc mà móng phân bố đơn không dùng giằng móng thì tại sao móng cọc đơn lại dùng giằng móng như vậy?.
    Thiết kế móng cho nhà phố đa số phải ép cọc lùi vào trong do nhà bên cạnh đã xây rồi hoặc cọc không được hạ sang đất người khác.
    Như vậy, dầm móng ở đây được dùng theo trường hợp thứ ba đã nói ở trên. Có lẽ người ta thấy thiết kế móng như vậy và mặc định móng cọc đơn thì phải dùng giằng móng (tương tự mặc định móng cọc đơn thì phải dùng vỉ thép dạng rọ mà tôi đã đề cập ở video “Có nên dùng thép dạng rọ cho móng cọc đơn”).
    Nhà phố hay nhà ít tầng không có lực xô ngang do gió và móng nhà thường là móng cọc đài thấp nên không cần giằng móng.
    Giằng móng hiện nay có tiết diện lớn, thép to và chạy suốt rất tốn kém. Giằng móng chạy ngang, dọc nhà rất không thuận tiện trong thi công (phải thi công đồng loạt toàn bộ móng, giằng móng nên tốn nhiều thời gian, đi lại khó khăn), khó đảm bảo chất lượng do đất, rác rơi vào, cản trở các công tác ngầm như hầm tự hoại, ống thoát nước, …. Ống thoát nước có độ dốc lớn chạy xuyên qua dầm móng vừa khó khăn trong thi công vừa có nguy cơ ống bị vỡ do công trình bị lún đè lên.
    Như vậy, nếu nhà phố không có tầng hầm hoặc vách tường biên được tận dụng làm thành chứa vật liệu, nhà không bắt buộc dùng dầm consol để đỡ cột thì móng cọc đơn không cần làm dầm móng (cả giằng móng cũng không). Vấn đề kiềng để chống lún lệch, giằng móng thì dùng hệ đà kiềng như trước nay dùng trong móng phân bố là đủ (mà đà kiềng cũng vừa đủ chịu tường tầng trệt thôi, không nên dùng đà kiềng, giằng móng cọc lớn hơn dầm sàn).
    Quan điểm cá nhân có thể chưa được đúng lắm, mong các bạn góp ý với tinh thần xây dựng, cùng nâng cao kiến thức chuyên môn, đảm bảo kết cấu an toàn, tiết kiệm.
    Mong các bạn ủng hộ kênh bằng cách nhấn vào nút đăng ký (subscribe), thích (like), chia sẻ (share) và có thể bình luận (comment) để trao đổi thêm kiến thức và đó là động lực để tôi ra những video khác. Chân thành cảm ơn các bạn!.
    Facebook: www.facebook.c...
    #xaydungvacuocsong #xaydungcuocsong #giangmong #dammong #mongcocdon

ความคิดเห็น • 31

  • @XDCS86
    @XDCS86  7 หลายเดือนก่อน

    Bạn có nhu cầu tham gia đầu tư chứng khoán?. Bạn nên xem hết bộ video trong danh sách “Đầu tư chứng khoán” của kênh XD&CS này và click vào đường link sau: shorten.asia/HF5rZ34r. Nếu cần hỗ trợ gì về đầu tư chứng khoán, bạn hãy comment nhé! Cảm ơn các bạn!

  • @lehai377
    @lehai377 ปีที่แล้ว +1

    Cực kỳ chính xác, lâu r mới thấy 1 ng đăng clip trình bày hợp lý như v❤, hầu hết các kỹ sư trẻ bây h toàn thiết kế kiểu mì ăn liền, gán etab sang safe r chạy nội lực mà chả hiểu gì hết, nhà có 3 4 tấm đã ép cọc r mà làm giằng móng chà bá, sắt thép thì như chung cư, còn đâu về yếu tố kinh tế.
    Thời còn đi học thầy Lê Bá Vinh ( trưởng bộ môn đcnm BkSG) k bao h đề cập đến giằng móng. Bởi vì khi thiết kế phải đặt c.trình vào trạng thái nguy hiểm và bất lợi nhất.
    Việc tk giằng móng hiện nay cũng là vấn đề tranh cãi. Nó k nằm trong tc 10304, nên việc tk còn khá mơ hồ. Xem đài cọc và tính toán nó như dầm console, chẳng ai đời đã bỏ tiền đi ép cọc lại đi làm giằng móng, sắt thép to lớn...qá phi lý

    • @XDCS86
      @XDCS86  ปีที่แล้ว +1

      Cảm ơn bạn đã xem video của kênh và có nhận xét quí báu! Hy vọng các video trong kênh có ích cho bạn.

  • @XDCS86
    @XDCS86  หลายเดือนก่อน

    Các bạn có thể bỏ qua, không xem quảng cáo youtube vì tôi chưa được bật kiếm tiền!.

  • @XDCS86
    @XDCS86  4 ปีที่แล้ว +2

    Lưu ý: Theo tiêu chuẩn phải tính lún với cọc treo : tính số lượng cọc, khoảng cách cọc. Khi đã tính lún thì các móng lún đều tương đối với nhau, mới không dùng giằng móng. Hiện nay đa số thiết kế móng cọc theo tải trọng : tổng tải xuống chân cột chia cho sức chịu tải của một cọc để ra số lượng cọc và bố trí khoảng cách cọc theo 3D. Cách làm này có thể làm các móng lún không đều nếu là cọc treo. Việc thiết kế móng cọc theo tải trọng như trên chỉ đúng khi cọc tựa trên nền đá hoặc ít lún (cọc chống). Tôi sẽ có video nói một số quan niệm chưa đúng khi thiết kế móng cọc.

  • @thinhxaydung
    @thinhxaydung 3 ปีที่แล้ว +1

    Thinh Xay Dung xin chao Thay !

    • @XDCS86
      @XDCS86  3 ปีที่แล้ว +1

      Cảm ơn bạn đã xem video và có lời chào! Tôi chỉ làm nghề xây dựng thôi, xin bạn đừng long trọng quá, tôi ngại lắm

    • @thinhxaydung
      @thinhxaydung 3 ปีที่แล้ว +1

      Anh lam video nghe co chuyen mon su pham

    • @thinhxaydung
      @thinhxaydung 3 ปีที่แล้ว +1

      Thinh at han kg duoc hoc nhu Anh , kenh cua Thinh co gi sai sot nho Anh gop y nhe, cam on Anh rat nhieu

    • @XDCS86
      @XDCS86  3 ปีที่แล้ว

      @@thinhxaydung ồ anh làm việc có tâm, tay nghề giỏi, khó tìm được người như anh

    • @thinhxaydung
      @thinhxaydung 3 ปีที่แล้ว +1

      Cảm ơn a da khen tang 😊

  • @lynquang175
    @lynquang175 2 หลายเดือนก่อน +1

    Consol momen thế nào và thường nằm ở đâu vậy Ad

    • @XDCS86
      @XDCS86  2 หลายเดือนก่อน

      Cấu kiện consol có dạng một đầu tự do, một đầu phải ngàm (vì không ngàm cứng thì bị xoay). Ví dụ ban công, cột cờ, ô văng, sê nô,.... Do ngàm cứng nên cấu kiện bị uốn cong theo lực tác dụng. Với dầm, bản chịu tải trọng đứng hướng xuống thì phía trên bị uốn nhiều hơn (thường nói thớ trên bị căng nhiều hơn). Tiết diện dầm, bản nào có thớ trên bị căng nhiều hơn thì tiết diện đó chịu momen âm. Thép chịu lực kéo tốt nên đặt vào miền có thớ bị căng nhiều.

    • @XDCS86
      @XDCS86  2 หลายเดือนก่อน +1

      @@lynquang175 Với cấu kiện chịu uốn thì ở mỗi tiết diện phân ra hai vùng, vùng chịu kéo và vùng chịu nén (hoặc chịu kéo nhỏ). Bê tông chịu kéo kém, còn thép chịu kéo tốt nên người ta đặt thép vào vùng chịu kéo để tiết diện không bị phá hoại. Trên mạng có rất nhiều hình chụp phá hoại do đặt thép sai vùng chịu lực.

    • @XDCS86
      @XDCS86  2 หลายเดือนก่อน +1

      @@lynquang175 Có nhiều trường hợp tuy đặt thép đúng vùng nhưng sai nguyên tắc vẫn phá hoại cấu kiện. Ví dụ thép gia cường cặp hông có khoảng cách đến thép chủ gần hoặc xa quá đều không tốt. Hoặc chiều dài thép gia cường không đủ, nối thép ở vùng có momen lớn, ... đều gây phá hoại kết cấu. Ở góc lõm cầu thang nếu không cắt rời thép thì cũng bị phá hoại (xem video Đề xuất cách bố trí thép THANG ZIGZAG - THANG XẾP cũng trong kênh này có hình chụp lại từ mạng trường hợp phá hoại này). Hoặc tuy đặt thép đúng hết nhưng chất tải cao hơn tính toán cũng gây sụp đổ. Ví dụ không giữ lại giàn giáo ở một tầng rưỡi phía dưới, gây nguy cơ sập sàn do tải trọng khi đổ bê tông lớn hơn tải tính toán.

    • @XDCS86
      @XDCS86  2 หลายเดือนก่อน +1

      @@lynquang175 Mỗi cấu kiện khác nhau chịu lực khác nhau. Vì vậy, không thể nói chung chung dài ngắn thế nào được. Bạn đã xem thép gia cường dầm rồi, có thể xem thêm các video về gia cường dầm móng, nối thép, thép sàn hai phương, móng chân vịt, ... trong kênh này.

    • @XDCS86
      @XDCS86  2 หลายเดือนก่อน +1

      @@lynquang175 Tôi chưa nghe ai bảo đặt thép sàn một lớp cả. Có thể các sàn có nhịp nhỏ thì có thể đặt một lớp vì bê tông đủ chịu kéo. Nhưng với sàn có nhịp lớn thì tôi không nghe ai dạy dùng lý thuyết khớp dẻo để bố trí một lớp. Bê tông là vật liệu giòn, khi quá khả năng chịu kéo thì bê tông bị phá hoại ngay chứ không tạo khớp dẻo. Với thép thì khác, thép có độ dẻo nhất định. Vì vậy, với dầm ví dụ tại gối, thép không đủ thì có thể tạo thành khớp dẻo tại đó. Lúc đó thép nhịp phải lớn vì momen gối lúc đó truyền bớt sang nhịp.

  • @truongvantran9110
    @truongvantran9110 3 ปีที่แล้ว +1

    Móng đơn lêch tâm cho nhà phố hai tầng có phải làm dầm móng không ad, tôi thấy dầm móng họ làm rất khủng.

    • @XDCS86
      @XDCS86  3 ปีที่แล้ว +1

      Như video có nói. Bạn có thể mở rộng cổ cột nếu lệch tâm ít, dùng dầm móng dạng consol nếu lệch tâm nhiều. Dầm móng này không cần kéo dài qua cột bên kia làm cản trở ống thoát nước và thi công khó khăn, mà dùng chính cọc trong móng làm đối trọng cho dầm.

    • @truongvantran9110
      @truongvantran9110 3 ปีที่แล้ว

      @@XDCS86 móng cua tôi trên nền đất đồi là móng không đóng cọc chịu lực sợ lún không đều. Còn trụ đối trọng là trụ nào vậy ad, tôi chưa hiểu rõ. Lượng bê tông cốt thép cho dầm móng mất 50 triệu rôi ạ

    • @XDCS86
      @XDCS86  3 ปีที่แล้ว +1

      @@truongvantran9110 vì bạn comment trong video móng cọc nên tôi trả lời theo móng cọc. Với nhà hai tầng, nhịp dưới 4m, bạn có thể dùng móng đơn được, bạn mở rộng cổ cột. Bạn có thể tham khảo ở video móng chân vịt hay chân người để làm móng hiệu quả. Nói chung bạn là kỹ sư thì ok, còn nếu không thì cần có kỹ sư tư vấn trực tiếp. Nếu bạn thấy dầm móng có bề rộng nhỏ so với tại cột thì gọi là giằng, là không cần làm lớn. Còn dầm móng có tiết diện không giảm suốt chiều dài, thì đó là dầm móng trong móng băng, có tính toán. Bạn cần xem thêm các video khác trong kênh để hiểu rõ hơn.