Chị chưa biết là Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa trung bình lớn nhất cả nước, thậm chí mưa rả rít cả tháng trời, nên việc có nhiều rong riêu là điều khó tránh khỏi và cũng là nơi mà bão thường xuyên ghé thăm, chỉ cần chị cần qua đèo Hải Vân tới Đà Nẵng là thấy khí hậu nó nắng ấm lên khác biệt liền. Trong văn hoá Á Đông người ta thích có nét gì đó cổ kính, chứ làm mới thì người ta không thích, bản thân các công trình đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới nên việc trùng tu bảo vệ phải làm một cách nghiêm ngặt, không phải cứ mới là ốp vào được.
Cám ơn em đã ghé thăm, và cho chị biết thêm về thời tiết ở Huế. Ý chị không có ý là làm mới lại những di tích. Mà là chăm sóc hơn, bảo trì hơn. Ví dụ như rêu thì chà rửa thường xuyên hơn thì những mảnh tường bớt ẩm mốc, bớt nước thấm vô tường thì cũng sẽ bảo vệ tường/gạch tốt hơn. Một ví dụ thôi, dĩ nhiên nhưng người làm việc trong ngành bảo tồn họ sẽ hiểu biết hơn và nhiều phương pháp mình không biết. Chị có những suy nghĩ như vậy là tại vì chị cũng đã tới nhiều di tích cổ cả hàng ngàn năm, ví dụ như Acropolis of Athens (thành cổ Hy Lạp), Colosseum (đấu trường La Mã)….và còn rất nhiều không thể kể ra hết. Tất cả những di tích cổ đó đều trên 1000 năm, 2000 năm và hơn nữa. Thời tiết thậm chí khắc nghiệt hơn VN nhiều. Nhưng họ làm khá tốt trong việc bảo trì. Tu bổ, sửa chữa nhưng vẫn giữ được những nét cũ kỹ và những họa tiết trên từng viên đá nguyên bản, và còn nhiều nữa. Thế nên mình mới có những so sánh. Mặc dù vậy, sau chuyến đi, theo ý kiến cá nhân, nếu được chọn, chị sẽ chọn Huế để sống. Vì cảnh đẹp là một lẽ, nhưng phần khác là nét cổ kính ở những con phố, trong những ngôi nhà, mà không đâu có được.
@thuchanguyen vấn đề này chủ yếu là ở kinh phí, Huế là một tỉnh lỵ có kinh tế eo hẹp, trong khi di tích rất nhiều nên không có đủ nguồn lực tu bổ hết được, nhưng nếu xét việc hiệu quả trùng tu so với chi phí thì Huế top đầu, không tỉnh nào qua mặt Huế ở việc này. Đầu năm 2025 này Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương sau 29 năm phấn đấu ,sau này nhà nước tạo nhiều điều kiện hơn cho việc này hơn.
@@vanvothe4817 Đúng là phải do ngân sách nữa. Nếu ngân sách vô tay người biết giữ gìn bản sắc, văn hoá, di sản thì sẽ tìm đủ mọi cách trong khả năng để có đủ kinh phí để duy trì. Dĩ nhiên nói thì dễ nhưng làm không dễ. Nhưng nói đi thì cũng nói lại. Người Việt mình hay có câu này chị thấy khá đúng. Đại khái là “muốn thì sẽ tìm cách, không muốn thì sẽ tìm cớ” 😀
Chị chưa biết là Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa trung bình lớn nhất cả nước, thậm chí mưa rả rít cả tháng trời, nên việc có nhiều rong riêu là điều khó tránh khỏi và cũng là nơi mà bão thường xuyên ghé thăm, chỉ cần chị cần qua đèo Hải Vân tới Đà Nẵng là thấy khí hậu nó nắng ấm lên khác biệt liền.
Trong văn hoá Á Đông người ta thích có nét gì đó cổ kính, chứ làm mới thì người ta không thích, bản thân các công trình đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới nên việc trùng tu bảo vệ phải làm một cách nghiêm ngặt, không phải cứ mới là ốp vào được.
Cám ơn em đã ghé thăm, và cho chị biết thêm về thời tiết ở Huế. Ý chị không có ý là làm mới lại những di tích. Mà là chăm sóc hơn, bảo trì hơn. Ví dụ như rêu thì chà rửa thường xuyên hơn thì những mảnh tường bớt ẩm mốc, bớt nước thấm vô tường thì cũng sẽ bảo vệ tường/gạch tốt hơn. Một ví dụ thôi, dĩ nhiên nhưng người làm việc trong ngành bảo tồn họ sẽ hiểu biết hơn và nhiều phương pháp mình không biết. Chị có những suy nghĩ như vậy là tại vì chị cũng đã tới nhiều di tích cổ cả hàng ngàn năm, ví dụ như Acropolis of Athens (thành cổ Hy Lạp), Colosseum (đấu trường La Mã)….và còn rất nhiều không thể kể ra hết. Tất cả những di tích cổ đó đều trên 1000 năm, 2000 năm và hơn nữa. Thời tiết thậm chí khắc nghiệt hơn VN nhiều. Nhưng họ làm khá tốt trong việc bảo trì. Tu bổ, sửa chữa nhưng vẫn giữ được những nét cũ kỹ và những họa tiết trên từng viên đá nguyên bản, và còn nhiều nữa. Thế nên mình mới có những so sánh.
Mặc dù vậy, sau chuyến đi, theo ý kiến cá nhân, nếu được chọn, chị sẽ chọn Huế để sống. Vì cảnh đẹp là một lẽ, nhưng phần khác là nét cổ kính ở những con phố, trong những ngôi nhà, mà không đâu có được.
@thuchanguyen vấn đề này chủ yếu là ở kinh phí, Huế là một tỉnh lỵ có kinh tế eo hẹp, trong khi di tích rất nhiều nên không có đủ nguồn lực tu bổ hết được, nhưng nếu xét việc hiệu quả trùng tu so với chi phí thì Huế top đầu, không tỉnh nào qua mặt Huế ở việc này.
Đầu năm 2025 này Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương sau 29 năm phấn đấu ,sau này nhà nước tạo nhiều điều kiện hơn cho việc này hơn.
@@vanvothe4817 Đúng là phải do ngân sách nữa. Nếu ngân sách vô tay người biết giữ gìn bản sắc, văn hoá, di sản thì sẽ tìm đủ mọi cách trong khả năng để có đủ kinh phí để duy trì. Dĩ nhiên nói thì dễ nhưng làm không dễ. Nhưng nói đi thì cũng nói lại. Người Việt mình hay có câu này chị thấy khá đúng. Đại khái là “muốn thì sẽ tìm cách, không muốn thì sẽ tìm cớ”
😀