ความคิดเห็น •

  • @Tuonthi
    @Tuonthi 5 ปีที่แล้ว +4

    Hi mọi người, Ad có cập nhập phần giải thích cho các ví dụ về cách phân biệt Tài sản thuế TNHL & Thuế TNHL Phải trả ở bài viết. Do chưa có thời gian để update lại Video. Mọi người tham khảo nhé: tuonthi.com/thue-thu-nhap-hoan-lai-la-gi/

  • @hieuo3830
    @hieuo3830 3 วันที่ผ่านมา

    Sao chị suy ra nó là tài sản hay nợ phải trả nhanh vậy , em nghĩ nát óc mới phần biệt được @@@

  • @phanvu1983
    @phanvu1983 2 ปีที่แล้ว +6

    01:08 Thuế TNDN hoãn lại là gì
    01:34 Tại sao phát sinh Thuế TNDN hoãn lại
    02:44 Khác biệt giữa thuế và kế toán xét trên Báo cáo KQKD
    04:38 Khác biệt giữa thuế và kế toán xét trên Bảng cân đối kế toán
    - 05:19 Cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán
    - 05:57 Chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viên
    - 07:01 Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế
    - 09:41 Tài sản thuế TNDN hoãn lại
    10:30 Lưu ý về thuế suất và nguồn phát sinh thuế TNDN hoãn lại
    11:49 Một số tình huống cơ bản
    - 12:00 Không phát sinh chênh lệch (phải thu)
    - 12:33 Phát sinh chênh lệch vĩnh viễn (cổ tức phải thu)
    - 13:30 Phát sinh chênh lệch tạm thời (tài sản cố định)
    - 15:22 Phát sinh chênh lệch tạm thời (chi phí phải trả)
    - 17:01 Phát sinh chênh lệch vĩnh viễn (tiền phạt vi phạm)

  • @quangphuco5514
    @quangphuco5514 ปีที่แล้ว

    cám ơn chị, video rất bổ ích. mình đang băn khoăn khoản này

  • @chaugiangtrinh1005
    @chaugiangtrinh1005 4 ปีที่แล้ว +1

    Chị ơi cho e hỏi là các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng là gì ạ?

    • @Tuonthi
      @Tuonthi 4 ปีที่แล้ว +1

      Hi em, em hiểu đơn giản thì lỗ xác định theo quy định kế toán thì gọi là lỗ kế toán. Còn lỗ xác định theo quy định thuế thì gọi là lỗ thuế. Khi lỗ thuế được bù trừ vào lợi nhuận chịu thuế phát sinh trong kỳ, thì khoản lỗ thuế đó được coi là đã sử dụng. Còn nếu như chưa được bù trừ, mà cứ luỹ kế ở đó thì gọi là lỗ thuế chưa sử dụng thôi. Em có thể xem Video này để hiểu thêm về lỗ thuế nè: th-cam.com/video/xYAid5kKlCs/w-d-xo.html

  • @thula5882
    @thula5882 5 ปีที่แล้ว +1

    Cô ơi .cô cho em hỏi về khoản trích trước cp lãi vay vào cp doanh nghiệp thì có điều chỉnh về lợi nhuận tính thuế không ạ .

    • @Tuonthi
      @Tuonthi 5 ปีที่แล้ว +2

      Hi em, hiểu đơn giản thì thuế TNHL phát sinh do sự khác nhau trong chính sách ghi nhận giữa thuế và kế toán. Dẫn đến làm phát sinh các chênh lệch tạm thời. Với chi phí lãi vay trích trước, bản chất là chi phí đã phát sinh nhưng do chưa đến kỳ thanh toán nên phải trích trước. Như vậy, nếu thoả mãn các điều kiện khác thì vẫn được chấp nhận là chi phí khi tính CIT Việt Nam. (Em có thể tham khảo bài viết sau về vấn đề này: gonnapass.com/chi-phi-lai-vay-trich-truoc-co-duoc-tinh-vao-chi-phi-duoc-tru-khi-tinh-thue-tndn/) Như vậy nghĩa là: không có sự khác nhau trong việc ghi nhận cp lãi vay trích trước giữa thuế và kế toán. Do vậy, không có chênh lệch hay điều chỉnh gì e nhé.

    • @thula5882
      @thula5882 5 ปีที่แล้ว

      Em cảm ơn cô ạ

  • @vanngocleee
    @vanngocleee 4 ปีที่แล้ว +2

    Chị ơi cho em hỏi: Vd trong năm 2018, công ty đã chi 6 tỷ để nghiên cứu sản phẩm mới và chi phí này được công ty tính hết vào năm 2018 nhưng cơ quan thuế yêu cầu phân bổ chi phí này trong 3 năm thì cơ sở tính thuế của TS này vào cuối năm 2018 bằng nguyên giá TS + 2 tỷ đúng ko ạ?

    • @Tuonthi
      @Tuonthi 4 ปีที่แล้ว +1

      Hi em,
      Khoản mục nghiên cứu sản phẩm (chi phí trả trước) vào cuối năm 2018 sẽ có:
      Cơ sở thuế: 6 tỷ - 2 tỷ = 4 tỷ
      Cơ sở kế toán: 0 (do đã tính hết vào chi phí trong kỳ nên không ghi nhận trên BS nữa)
      Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: 4 tỷ => Phát sinh tài sản thuế TNHL: 4 tỷ * thuế suất

    • @vanngocleee
      @vanngocleee 4 ปีที่แล้ว

      dạ em cảm ơn chị ạ

  • @cuongba7323
    @cuongba7323 4 ปีที่แล้ว +1

    chị ơi cho e hỏi chút. công ty e năm 2019 có vướng mắc về thuế TNDN hoãn lại. cụ thể như sau ạ: năm 2018 số lúy kế về khoản trích trước phải trả của công ty e là 100 tỷ với thuế suất tndn là 10%. sang năm 2019 số lúy kế khoản trích trước phải trả là 150 tỷ. nhưng thuế suất tăng lên 15%. vậy trong năm 2019 công ty e có phải nộp thêm khoản thuế TN về khoản chênh lệch thuế suất 10% và 15% giữa 2 năm là (150*15%-100*10%)= 5 tỷ hay không ạ? e cảm ơn c

    • @Tuonthi
      @Tuonthi 4 ปีที่แล้ว +1

      Hi em, thuế TNHL hiểu đơn giản thì bản chất như 1 khoản trích trước phải trả/phải thu vậy đó. Nếu thuế suất thay đổi thì cuối năm 2019 bên em phải ước tính lại giá trị thuế TNHL cần ghi nhận. Chứ nó đâu có phải là nghĩa vụ thuế thực tế phát sinh của bên em đâu mà nói nộp thêm là sao nhỉ? Ad chưa hiểu được chính xác tình huống của em.

    • @cuongba7323
      @cuongba7323 4 ปีที่แล้ว

      Tu on thi CPA - ACCA e cảm ơn ad. E giải quyết đk r ạ

  • @doraemovanobita272
    @doraemovanobita272 3 ปีที่แล้ว

    Dạ cô cho em hỏi, theo IAS 12 về thuế thu nhập, có 1 câu là tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khi chắc chắn trong tương lai có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này. Em không hiểu câu này nghĩa là như nào, cô giải thích giúp em với ạ, em cảm ơn

    • @Tuonthi
      @Tuonthi 3 ปีที่แล้ว +2

      Hi em, để hiểu được câu này thì phải quay lại với nguồn gốc phát sinh & bản chất của chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Ví dụ, khi 1 tài sản có cơ sở kế toán < Cơ sở tính thuế. Điều này có nghĩa là, trong tương lai: lợi ích kinh tế thu được từ việc sử dụng tài sản sẽ < Chi phí được khấu trừ thuế => Trong tương lai, khi tính thuế thì sẽ có 1 khoản chi phí thuế chưa được khấu trừ hết. Khoản này sẽ được gọi là "khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ"
      Số thuế phát sinh tương ứng từ khoản chênh lệch này sẽ được gọi là Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, bản chất giống như 1 "khoản phải thu" từ cơ quan thuế mà công ty đã dự tính để ghi nhận vậy. Mà tài sản thì phải ghi nhận theo nguyên tắc thận trọng, chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế...mới được ghi. Trong trường hợp này, chênh lệch tạm thời được khấu trừ ("chi phí còn được khấu trừ thuế") chỉ mang lại lợi ích khi công ty có thể bù trừ nó với lợi nhuận phải chịu thuế. Khi đó, sẽ tiết kiệm được 1 khoản thuế (tương ứng với tài sản thuế thu nhập hoãn lại). Chứ nếu công ty lỗ, không có lợi nhuận chịu thuế thì sẽ không thể sử dụng cái chênh lệch này, và cái chênh lệch này nó không thể mang lại lợi ích cho công ty => không ghi nhận tài sản được.

  • @tutueminh7649
    @tutueminh7649 4 ปีที่แล้ว +1

    Ad ơi cho mình hỏi với, lịch thi CPA 2020 cập nhật ở đâu ấy nhỉ?

    • @Tuonthi
      @Tuonthi 4 ปีที่แล้ว

      Bạn ơi giờ chưa có lịch thi CPA 2020 đâu bạn. Còn chưa có kết quả mà. Như năm 2019 thì phải gần lúc thi mới có lịch (tầm tháng 10-11).

  • @ngan2078
    @ngan2078 4 ปีที่แล้ว +1

    Với ví dụ về TSCD của chị thì đến năm thứ 2: cơ sở kế toán là (200-80)= 120tr, cơ sở tính thuế là (200-40)=160tr. Và phát sinh chênh lệch tạm thời là 160-120=40tr đúng không ạ.

    • @Tuonthi
      @Tuonthi 4 ปีที่แล้ว +1

      Đúng rồi em ah. Cứ cuối mỗi năm lại phải xem xét lại chênh lệch tạm thời để ghi nhận thuế hoãn lại tương ứng

  • @trungbui8966
    @trungbui8966 2 ปีที่แล้ว +1

    Rất yêu thích và rất cần những video như thế này của "Tự ôn thi". Xin cảm ơn nhiều.

  • @uyenngo1751
    @uyenngo1751 4 ปีที่แล้ว +1

    Chị ơi, cho em hỏi, thi vào 2020 thì giờ học có kịp ko ạ? E tính thi 4 môn hành nghề kế toán trước ạ

    • @Tuonthi
      @Tuonthi 4 ปีที่แล้ว

      THoải mái em ah. Giờ còn chưa có điểm thi 2019 mà. Mọi năm tầm cuối T11, đầu T12 thi. Năm nay có khi lại bị đẩy lùi lịch.

  • @uyenngo1751
    @uyenngo1751 4 ปีที่แล้ว +1

    Hi Chị ơi, cho em hỏi, trong 7 môn CPA thường mình sẽ học theo thứ tự hay theo tự chọn môn nào trước cũng đc ạ, nếu ko theo thứ tự thì theo chị, em nên học môn nào trước, môn nào sau ạ? e tính thi trong 2 năm, mỗi năm tần 3-4 môn ạ, Mong chị tư vấn, cám ơn chị ạ

    • @Tuonthi
      @Tuonthi 4 ปีที่แล้ว

      Em ơi mọi người tự chọn đăng ký thôi. Thường thì chọn 4 môn của chứng chỉ kế toán trước (Kế toán, luật, thuế, tài chính) đó em

  • @chivi7779
    @chivi7779 3 ปีที่แล้ว

    Thích

  • @linhngoc2880
    @linhngoc2880 3 ปีที่แล้ว +1

    Có thể giải thích giúp e có sở tính thuế tính như thế nào k ạ

    • @Tuonthi
      @Tuonthi 3 ปีที่แล้ว

      Cơ sở tính thuế là giá trị của khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả được xác định theo quy định của thuế em ah.
      Ví dụ, theo kế toán công ty trích trước chi phí ghi nhận Nợ 642/Có 335: 100tr. Thì cơ sở kế toán của TK 335 là 100tr. Nhưng theo quy định thuế, chi phí này là chưa được tính vào trong kỳ do vậy bút toán Nợ 642/Có 335 theo thuế là không tồn tại. Do vậy, cơ sở tính thuế của TK 335 = 0.

  • @nguyenthilinh9227
    @nguyenthilinh9227 4 ปีที่แล้ว

    rất dễ hiểu ạ

  • @linhli2816
    @linhli2816 4 ปีที่แล้ว

    cám ơn c nhiều, c giảng đơn giản nhưng dễ hiểu :))