Làm giàu nhờ nuôi cá lồng trên sông tại Thái Bình

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 30 ก.ย. 2024
  • Nuôi cá lồng, bè của các tỉnh khu vực Trung du miền núi phía Bắc tuy chưa tạo thành hàng hóa tập trung xuất khẩu nhưng đã mang lại hiệu quả xã hội rất lớn là cung cấp sản phẩm tại chỗ, cải thiện đời sống cho đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư, giải quyết việc làm, giảm tệ nạn phá rừng. Đối tượng nuôi bản địa là cá trắm, cá chép, rô phi, diêu hồng...; Đối tượng có giá trị kinh tế như nheo Mỹ, cá chiên, cá lăng, cá tầm...
    Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Sơn La, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 doanh nghiệp và 69 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với tổng số lồng nuôi là 9.037 lồng được nuôi tại các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai. Đối tượng cá nuôi chủ yếu hiện tại trên lòng hồ thủy điện là cá trắm cỏ, cá chép, rô phi đơn tính, diêu hồng, cá tầm, cá lăng, cá chiên, cá nheo... Tính đến hết tháng 5/2018, trên toàn tỉnh có khoảng 9.048 lồng nuôi cá với thể tích 763.220 m3, sản lượng ước đạt 4.540 tấn, nuôi cá lồng tập trung tại huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Mộc Châu, Phù Yên (các huyện khu vực lòng hồ Thủy điện Sơn La, Hòa Bình).
    Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình, tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh Hòa Bình đã có 4.050 lồng, trong đó hầu hết là lồng nuôi làm bằng khung sắt, phao phuy, lưới dù có độ bền và tuổi thọ cao. Người nuôi cá lồng không chỉ là những hộ dân địa phương ven hồ mà đã có nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên địa bàn tỉnh. Nhằm tăng cường công tác khuyến ngư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) trong nuôi cá lồng bè, hằng năm Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình đã tổ chức thực hiện các mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đào tạo và tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng bè cho hàng trăm hộ dân.
    Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lai Châu, năm 2017, tại Lai Châu, thể tích nuôi cá lồng đạt 62.280 m3, trong đó có 20.376 m3 thể tích lồng đang được thực hiện theo mô hình khuyến nông bằng nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ về lồng nuôi, thuốc phòng trị bệnh; 200 m3 lồng của mô hình Trung tâm Khuyến nông Quốc gia do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện hỗ trợ con giống, thức ăn và thuốc phòng trị phòng bệnh; 41.704 m3 lồng do nhân dân đầu tư phát triển. Phát triển nuôi cá lồng có bước tăng trưởng “đột biến”. Sản lượng nuôi cá ao, nuôi cá lồng và khai thác đạt 2.250 tấn.
    Khu vực Trung du miền núi phía Bắc là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi cá trên sông, hồ chứa, hồ thủy điện. Nuôi cá lồng bè trong sông suối và hồ chứa có ưu thế là nước sạch, hàm lượng ôxy lớn nên cá lớn nhanh, ít bị bệnh, chất lượng thịt săn chắc thơm ngon, không có mùi bùn như nuôi trong ao. Việc nuôi cá lồng còn mang lại hiệu quả xã hội rất lớn, cung cấp sản phẩm tại chỗ, cải thiện đời sống cho đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư, giải quyết việc làm, giảm tệ nạn phá rừng./

ความคิดเห็น • 2