Bài giảng Luật trọng tài thương mại _ Giải quyết tranh chấp bằng TTTM _ Phần 1

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 8 ต.ค. 2024
  • Giải quyết tranh chấp thương mại
    (Mục lục bài giảng phía dưới mô tả)
    Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng hình thức trọng tài là việc thông qua trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập, nhằm chấm dứt những bất đồng, xung đột giữa các bên bằng việc trọng tài đưa ra một phán quyết buộc các bên phải thực hiện.
    Đây là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ nhu cầu của chính các thương nhân, doanh nghiệp. Trong quá trình giải quyết, ý chí của các bên luôn được tôn trọng. Các bên có quyền tự do lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên và xác định thủ tục trọng tài nhằm giải quyết một cách hiệu quả nhất các tranh chấp phát sinh mà ít tốn kém về cả thời gian cũng như kinh phí.
    Với những suy luận từ trên, Nội dung video này truyền đạt tới các bạn cái nhìn tổng quan về các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
    Hy vọng video sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Chúc các bạn học tập tốt.
    Mọi thông tin phản hồi hay cần chia sẻ thêm. Vui lòng liên hệ:
    email: hungtran08@outlook.com.vn
    Các bạn đừng quên đăng ký kênh của Chia sẻ pháp luật để đón xem những video và bài viết khác nữa nhé. Cảm ơn các bạn!
    / @phapluatonline7590
    -----------------------------------------------★--------------------------------------------------
    🔴 XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ ỦNG HỘ KÊNH!
    #Phápluậtonline #BàigiảngLuậttrọngtàithươngmại #Luậttrọngtàithươngmại
    ______ Mục lục bài giảng _____
    Vấn đề 1: Pháp luật về trọng tài thương mại
    I. Trọng tài thương mại là gì?
    II. Khái quát về trọng tài thương mại theo Pháp luật Việt Nam
    1. Khái niệm
    2. Hình thức của trọng tài thương mại
    III. Đặc điểm của trọng tài thương mại.
    IV. Thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.
    V. Điều kiện giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại.
    VI. Ưu, nhược điểm của trọng tài thương mại
    VII. Hỗ trợ của tòa án đối với hoạt động trọng tài thương mại.

ความคิดเห็น • 33

  • @ThuAnh-dk2oz
    @ThuAnh-dk2oz ปีที่แล้ว

    Thầy cho em hỏi,Khi 2 bên thoả thuận xog có đến bản án của trọng tài, nếu 1 trong 2 bên không thực hiện thì phải lm thế nào

  • @thuyhangnguyent.2756
    @thuyhangnguyent.2756 2 ปีที่แล้ว

    Cho em hỏi rõ hơn, cụ thể hơn về thẩm quyền trọng tài với ạ, em cảm ơn

  • @trangnguyenthi1759
    @trangnguyenthi1759 2 ปีที่แล้ว

    Ad ơi, ad có cung cấp thêm một vài ví dụ về quyết định của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến công ước quốc tế được không ạ?

  • @vinhhuynh1151
    @vinhhuynh1151 ปีที่แล้ว

    Ad ơi, có thể cho e hỏi vì sao Trọng tài tm lại ít được sử dụng ở Việt Nam hơn so với toà án k ạ

  • @LanAnh-ig8qr
    @LanAnh-ig8qr 2 ปีที่แล้ว

    Ad cho em hỏi với ạ.Trong hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trung tâm trọng tài thương mại. Trong trường hợp ông A ký hợp đồng mua hàng hóa với công ty TNHH có xảy ra tranh chấp về chất lượng hàng hóa, bên công ty từ chối trách nhiệm. Thì tòa án nhân dân có thụ lý đơn khởi kiện của ông A không ạ

  • @phuonglethi8679
    @phuonglethi8679 2 ปีที่แล้ว

    thầy ơi cho em hỏi là các trung tâm thương mại được thành lập và hoạt động như 1 doanh nghiệp là đúng hay sai ạ ?

  • @TrungKienNguyen-ul9hd
    @TrungKienNguyen-ul9hd 3 ปีที่แล้ว +1

    Ad giúp em so sánh điểm giống và khác nhau giữa trung tâm hòa giải thương mại và trung tâm trọng tài không ạ? Thiên về lĩnh vực hòa giải thương mại ạ.

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 ปีที่แล้ว

      Chào bạn. Bạn có thể xem nội dung trả lời của mình cho bạn Giáp Đinh Trọng ở cùng nội dung nhé. Thân

    • @TrungKienNguyen-ul9hd
      @TrungKienNguyen-ul9hd 3 ปีที่แล้ว

      @@phapluatonline7590 Ad ơi, đó là câu hỏi về hai hình thức hào giải thương mại và trọng tài ạ. Em chỉ hỏi về trung tâm hòa giải thương mại và trung tâm trọng tài thôi ạ

  • @giapinhtrong9117
    @giapinhtrong9117 3 ปีที่แล้ว +1

    Cho em hỏi là vậy giữa Hòa giải thương mại và trọng tài thì có những điểm khác nhau nào ạ?

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 ปีที่แล้ว +1

      Chào bạn, Liên quan đến câu hỏi của bạn. Mình chia sẻ như sau. Khá là dài nên bạn tham khảo nhé:
      1. Khái niệm
      - Hòa giải
      + Là một quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư trong đó hòa giải viên là người thứ ba được chính các bên chấp nhận lựa chọn, giúp các bên tranh chấp đạt được sự thỏa thuận. Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua người thứ ba, là người ở giữa đưa ra các đề nghị, đề xuất bằng lời hoặc bằng văn bản, giúp các bên thấy được lợi ích thiết thực trong giải quyết tranh chấp của mình, từ đó các bên có thiện chí, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong giải quyết tranh chấp.
      - Trọng tài thương mại
      + Là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định pháp luật. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại, được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo một trình tự thủ tục tố tụng theo quy chế của trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại đó
      2. Nguyên tắc
      - Hòa giải
      + Tự do ý chí của các bên tranh chấp;
      + Đảm bảo tính khách quan, công bằng, hợp lý, tôn trọng tập quán thương mại trong nước và quốc tế;
      + Chấm dứt hòa giải ngay lập tức nếu không đạt được thỏa thuận hoặc nếu một trong hai bên không muốn tiếp tục hòa giải;
      + Bảo toàn bí mật tài liệu, chứng cứ, ý kiến của các bên và của hòa giải viên trong quá trình hòa giải.
      - Trọng tài thương mại
      + Nguyên tắc thỏa thuận;
      + Trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài sẽ ra một quyết định (phán quyết) sau khi cân nhắc mọi chứng cứ và lập luận của các bên theo quy trình, thủ tục tố tụng nhất định do các bên lựa chọn.
      + Các quyết định và phán quyết trọng tài là chung thẩm và có thể được tòa án công nhận và cho thi hành thông qua một thủ tục tư pháp, do không có bộ máy cưỡng chế thi hành phán quyết riêng của trọng tài (trọng tài là tổ chức phi chính phủ)
      3. Hình thức
      - Hòa giải: bao gồm hai hình thức như sau:
      + Hòa giải vụ việc: là phương thức hòa giải mà trong đó việc tổ chức và giám sát do các bên tự quy định không có sự trợ giúp của bất kỳ tổ chức hoặc người hòa giải thứ ba nào;
      + Hòa giải quy chế: do một tổ chức, hoặc một trung tâm hòa giải chuyên nghiệp. Hòa giải quy chế phải tuân theo những quy tắc hòa giải riêng của tổ chức hòa giải đó
      - Trọng tài thương mại
      + Trọng tài vụ việc: là hình thức giải quyết tranh chấp mà trong đó trọng tài tự tiến hành, được thành lập do các bên thỏa thuận trình tự thành lập, nguyên tắc tiến hành giải quyết tranh chấp, lựa chọn trọng tài viên, luật áp dụng cho vụ tranh chấp,thi hành phán quyết của trọng tài, …
      + Trọng tài quy chế (thường trực): là trọng tài hoạt động có quy chế riêng, trong quy chế đó có quy định các nguyên tắc, thủ tục, thẩm quyền xét xử, danh sách trọng tài viên để các bên tranh chấp lựa chọn tham gia hội đồng xét xử.
      4. Điều kiện
      - Hòa giải:
      + Hòa giải không thể được tiến hành nếu như không có sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Thỏa thuận này có thể được thể hiện dưới dạng một điều khoản của hợp đồng hoặc một thỏa thuận phụ lục của hợp đồng.
      - Trọng tài thương mại:
      + Về nguyên tắc, trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên đối với các vụ việc tranh chấp cụ thể, mà chỉ có thẩm quyền khi các bên đương sự thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết trước trọng tài, đồng thời tranh chấp này phải nằm trong phạm vi các tranh chấp được pháp luật cho phép giải quyết bằng trọng tài.
      + Hình thức biểu hiện của thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng hoặc bằng một thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết trước trọng tài và về hình thức thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản theo nghĩa rộng, mọi hình thức khác đều không có giá trị pháp lý.
      5. Hiệu lực thi hành
      - Hòa giải
      + Về mặt pháp lý, quyết định của hòa giải viên vụ việc không có tính ràng buộc đối với các bên trong tranh chấp mà chỉ mang tính khuyến nghị, đề xuất do vậy các bên trong tranh chấp có thể tự do áp dụng hoặc khước từ. Tuy nhiên, các bên có thể đưa vào hợp đồng một thỏa thuận ràng buộc bởi đề nghị của hòa giải viên.
      - Trọng tài thương mại
      + Để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì trước hết phải có một thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài này phải có hiệu lực pháp luật. Một thỏa thuận trọng tài muốn có hiệu lực, trước hết phải tuân thủ pháp luật quốc gia được áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài, nếu vi phạm, hậu quả pháp lý xảy ra có thể là quyết định của trọng tài không được thi hành, hoặc công nhận và thi hành ở nước ngoài.
      6. Tính cưỡng chế
      - Hòa giải
      + Phải mang biên bản hòa giải thành đến Tòa án và đề nghị công nhận. Khi đó Tòa án sẽ xem xét công nhận hay không công nhận: Nếu công nhận: Được cưỡng chế thi hành; Nếu không công nhận: Sẽ xử lý theo nghĩa vụ hợp đồng.
      - Trọng tài thương mại
      + Các quyết định và phán quyết trọng tài là chung thẩm và có thể được tòa án công nhận và cho thi hành thông qua một thủ tục tư pháp, do không có bộ máy cưỡng chế thi hành phán quyết riêng của trọng tài.

    • @giapinhtrong9117
      @giapinhtrong9117 3 ปีที่แล้ว

      @@phapluatonline7590 em cảm ơn ạ

  • @nhuphuong2893
    @nhuphuong2893 3 ปีที่แล้ว +1

    Dạ em chào ad, không biết ad có thể cho em xin slide bài giảng được không ạ

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 ปีที่แล้ว

      Chào em, em gửi email cho mình theo thông tin trên bài giảng, mình sẽ gửi file nhé. Thân

  • @thuluuthi8272
    @thuluuthi8272 3 ปีที่แล้ว +1

    ad có thể cho em hỏi về thời gian tối thiểu và thời gian tối đa để chủ tịch trung tâm trọng tài được chỉ định trọng tài viên kể từ khi nguyên đơn gửi đơn kiện được k ạ

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 ปีที่แล้ว

      Chào bạn
      Liên quan câu hỏi của bạn, mình có một vài thông tin chia sẻ như sau:
      theo quy tắc tố tụng trọng tài của các trung tâm trọng tài, có quy định về việc Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên. thì có quy định rằng: Trong trường hợp Nguyên đơn (bị đơn) yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm ra quyết định chỉ định Trọng tài viên thay cho Nguyên đơn (bị đơn).
      Do đó, với câu hỏi của bạn, Thời gian tối đa là 7 ngày như quy định, còn tối thiểu thì không quy định, nhưng chắc chắn là càng sớm càng tốt, thể hiện đúng bản chất của giải quyết tranh chấp bằng TTTM đó là nhanh, gọn lẹ :)
      Bạn có thể tham khảo thêm các nội dung này tại các link sau (của TTTT VIAC): www.viac.vn/quy-tac-trong-tai.html
      Thân

    • @thuluuthi8272
      @thuluuthi8272 3 ปีที่แล้ว

      @@phapluatonline7590 vậy ví dụ là nguyên đơn gửi đơn kiện đến trung tâm trọng tài mà 5 ngày sau chủ tịch trung tâm trọng tài đã ra quyết định thành lập Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên để giải quyết tranh chấp thì có hợp lý k ạ 😓😓

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 ปีที่แล้ว

      Chào bạn
      Thời gian vẫn đáp ứng theo yêu cầu trong vòng 7 ngày. Rồi sau khi lựa chọn được trọng tài viên, thì các Trọng tài viên phải bầu người thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài để thành lập HĐ trọng tài, ...
      Và việc này hoàn toàn hợp lý và bình thường, vì đây mới chỉ là khâu lựa chọn trọng tài viên, thành lập hội đồng TT chứ chưa phải là thời gian tổ chức mở phiên họp giải quyết tranh chấp.
      Thân

    • @HaiTran-cm6bj
      @HaiTran-cm6bj 3 ปีที่แล้ว

      @@phapluatonline7590 dạ thế ad cho em hỏi là theo khoản 2 điều 39 luật Trọng tài thương mại 2010 thì Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên. Vậy trình tự thành lập HĐ 3 trọng tài viên là đầu tiên TT trọng tài cần gửi tbao đơn kiện cho bên bị đơn trong thời hạn 10 ngày. tiếp đó k1 điều 40 Luật TTTM 2010, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng
      tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn sẽ chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết.Tiếp theo, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn( 2 trọng tài viên), các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài.( k3 đ 40) vậy sau 3 bước trên sẽ thành lập được 1 hội đồng TT gồm 3 Trọng tài viên. vậy ad cho em hỏi, thời gian tối thiểu( tg ít nhất) để TL hội đồng TT 3 tv trên theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn luật định là khoảng bn ngày ạ?
      nếu xra tranh chấp giữa cty A và Cty B. Ngày 25/11/2016, cty A kiện cty B ra trọng tài.Ngày 30/11/2016, Chủ tịch Trung tâm trọng tài đã ra quyết định thành lập Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên để giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty A và Công ty B. vậy việc thành lập Hội đồng trọng tài của Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại trên có hợp pháp không ạ? mong ad giải đáp giùm.cảm ơn ad nhiều

  • @quynhnhulethi3549
    @quynhnhulethi3549 3 ปีที่แล้ว +1

    Cho e hỏi những thành công của nghề TTTM là gì v ạ

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 ปีที่แล้ว

      Chào bạn, liên quan đến câu hỏi của bạn, mình xin chia sẻ một số ý như sau:
      Đầu tiên, sự thành công đó là tăng công ăn việc làm cho người dân :))) rồi tăng thêm sự lựa chọn cho các cá nhân, tổ chức về phương thức giải quyết tranh chấp; mở rộng được không gian, khu vực để giải quyết, không chỉ gói gọn tại toà án. cụ thể như:
      - Giải quyết bằng TTTM: thủ tục đơn giản, các bên chủ động thời gian, địa điểm, giúp tiết kiệm chi phí cho cá nhân, tổ chức
      - Các bên lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn cao để giải quyết tranh chấp => tính thuýet phục, đảm bảo được chất lượng vụ tranh chấp đúng người, đúng việc…
      - Thông tin bảo mật, điều này rất quan trọng cho các tổ chức, cá nhân và TTTM đã làm được điều này, khác hẳn toà án.
      - Không có sự phụ thuộc, can thiệp bởi yếu tố nhà nước, giúp cho việc xét xử mềm dẻo, không những áp dụng được tốt trong nước mà còn quốc tế.
      - …
      Trên đây một vài chia sẻ cùa mình với bạn.

  • @myduyennguyenthi3767
    @myduyennguyenthi3767 ปีที่แล้ว

    Thầy ơi, chúc thầy một giáng sinh an lành. Cho em xin slide với ạ, em đã gửi mail cho thầy ạ

  • @minhkhang4069
    @minhkhang4069 3 ปีที่แล้ว +1

    Phán quyết có giá trị bắt buộc đối với các bên như giá trị của 1 bản án không ạ, và khi có phán quyết trọng tài rồi nhưng 1 bên lại không hài lòng và muốn gửi đơn lên Tòa án giải quyết thì có được không ạ?

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 ปีที่แล้ว

      Chào bạn
      Liên quan đến câu hỏi của bạn, mình chia sẻ một vài ý như sau
      1. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức được Pháp luật thừa nhận. Do đó, Phán quyết của trọng tài sẽ được thi hành nếu phán quyết đó là hợp pháp. Các bên có nghĩa vụ thực hiện theo nội dung trong phán quyết của TT. Tuy nhiên, về mặt pháp lý không có quy định chặt chẽ nên việc thi hành phán quyết của TTTM không được như bản án của Toà án, vì thế nó phụ thuộc nhiều vào tinh thần hợp tác của các bên về việc thực thi này.
      Bên cạnh đó, kết quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua phương thức trọng tài được đảm bảo bằng sự cưỡng chế từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được quy định rõ tại điều 66 luật TTTM (Bạn có thể xem giúp mình). Với sự hỗ trợ từ phía cơ quan tư pháp, phán quyết trọng tài được thi hành một cách triệt để tạo điều kiện cho tranh chấp được giải quyết dứt điểm, tránh tình trạng một bên kéo dài thời hạn thi hành án. Nếu phán quyết trọng tài không bị tòa án hủy bỏ theo đơn yêu cầu của một trong các bên, mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
      2. Khi có phán quyết trọng tài rồi nhưng 1 bên lại không hài lòng và muốn gửi đơn lên Tòa án giải quyết thì có được không: Với nội dung này mình trả lời theo 2 khía cạnh: Huỷ bỏ phán quyết trọng tài và lựa chọn khởi kiện = toà án.
      + Như mình có đề cập ở trên, Theo quy định tại Điều 69, Luật trọng tài thương mại Việt Nam, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhân được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp có thể hủy phán quyết trọng tài thì có thể làm đơn gửi tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Và việc yêu cầu huỷ này phải thực hiện theo đúng các quy định của PL về đề nghị huỷ phán quyết.
      + Căn cứ Điều 6, Luật trọng tài thương mại 2010, trong trường hợp hai bên có tranh chấp thương mại đã có thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng hoặc khi có tranh chấp xảy ra, mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu hoặc không thể thực hiện được. Do đó, nếu khi đã có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận đó bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được thì vẫn được yêu cầu tòa án giải quyết.

    • @minhkhang4069
      @minhkhang4069 3 ปีที่แล้ว

      @@phapluatonline7590 còn khi một phán quyết trọng tài bị hủy, các bên khởi kiện tại tòa án thì tòa án sẽ xét xử lại toàn bộ vụ tranh chấp hay xét xử và xem xét những nội dung chưa được trọng tài giải quyết ạ.

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 ปีที่แล้ว

      Chào bạn, theo quy định của Luật TTTM:
      Tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác:
      a) Có quyết định của Tòa án huỷ phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên;”
      Như vậy, khi phán quyết trọng tài bị hủy các bên có thể mang vụ tranh chấp ra giải quyết tại tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết nếu 2 bên không có thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài lần nữa. Nghĩa là có 2 sự lựa chọn: có quyền thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết vụ việc

  • @trannguyenchaugiang7836
    @trannguyenchaugiang7836 2 ปีที่แล้ว

    Ad ơi cho em xin slide bài giảng với ạ em có gửi mail r ạ

  • @TrangPham-fg4wo
    @TrangPham-fg4wo 2 ปีที่แล้ว +1

    Ad ơi cho e xin slide bài giảng với ạ! Em có gửi mail r ạ!

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  2 ปีที่แล้ว

      Chào em.
      Em check lại giúp mình nhận được phản hồi chưa nhé. Nếu chưa có thì gửi lại mail giúp mình, vì mình nhận khá nhiều email nên cũng không biết của bạn nào. Nếu chưa được thì gửi mail lại, mình gửi nha.
      Thân ái

  • @ellie_kw4869
    @ellie_kw4869 2 ปีที่แล้ว +1

    Cho em xin slide bài giảng với ạ . Em đã gửi mail rồi ạ

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  2 ปีที่แล้ว

      Chào bạn. mình có nhận được email của các bạn gửi. mình sẽ reply lại. bạn nhớ check email.
      Thân

  • @Muichiro._097
    @Muichiro._097 3 ปีที่แล้ว +1

    ad cho e xin slide bài giảng này đk ko ạ

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 ปีที่แล้ว

      Chào bạn. Bạn có thể gửi email qua cho mình, mình gửi bạn file nhé. Thân