Tôi đã biết đến hình này khoảng 20 năm trước. Một đạo hữu ở Bắc Mỹ gửi cho tôi bản photocopy kèm lời giải thích. Về sau, tình cờ tôi thấy được hình nầy trong trang cuối của một cuốn sách Phật học cũ, xuất bản tại Việt Nam trước 1975 (tôi không nhớ tên cuốn sách này). Như thế, có thể nói tấm hình và lời giải thích về xuất xứ đã được truyền bá trong 30, 40 năm qua. Tôi có vài nhận xét riêng - cá nhân, như sau: 1) Gương mặt giống như người Tàu, người Mông Cổ, không có vẻ là người Ấn Độ. 2) Râu tóc xồm xoàm, không giống như các tỳ-khưu Phật giáo phải cạo râu tóc. 3) Đeo bông tai, một loại trang sức, trái nghịch với giới luật tỳ-khưu. 4) Trong kinh điển, mặc dù có đề cập đến Ngài Phú Lâu Na, nhưng không thấy nói Ngài có tài hội họa, vẽ chân dung. 5) Ấn Độ vào thời đức Phật chưa chế ra giấy để viết hay vẽ (giấy là do người Tàu sáng chế). 6) Vào thời Đức Phật cho đến khoảng 500 năm sau khi Ngài nhập diệt, người Ấn Độ không có truyền thống vẽ hay tạc tượng các vị đạo sư. Để tưởng nhớ hay để tôn kính Ngài, họ chỉ nắn, tạc hoặc khắc vào đá hình bánh xe Pháp hoặc hình cây và lá bồ đề. Đến khi đoàn quân Hy Lạp xâm lăng và định cư tại miền Tây Ấn, nghệ thuật tạc hình của Hy Lạp mới được truyền vào Ấn Độ, và từ đó, có hình tượng đức Phật. 7) Tôi tìm tòi trên mạng, về các cổ vật Phật giáo trưng bày tại các viện bảo tàng Anh quốc, chưa bao giờ tìm thấy hình vẽ này. Thật ra, tôi chưa bao giờ tìm thấy một hình vẽ nào của đức Phật - trên giấy hay trên vải - trong thời kỳ cổ xưa đó tại Ấn Độ. 8) Nếu quả thật đây là hình vẽ đức Phật, lại được lưu giữ tại viện bảo tàng Anh quốc, ắt hẵn đây phải là một di tích quan trọng mà nhiều học giả Phật giáo trên thế giới biết đến. Tuy nhiên cho đến nay, qua những sách báo tài liệu về lịch sử và văn hóa Phật giáo (bằng tiếng Anh) của các học giả Phật học và các chuyên san Phật học có uy tín, tôi chưa thấy ai đề cập đến tấm hình này. Vì thế, cho đến khi nào tôi có được những bằng chứng, hay kiến giải, có tính thuyết phục, tôi vẫn cho rằng đây là một bức hình có xuất xứ nguồn gốc chưa rõ ràng, giải thích chưa có căn cứ. Chúng ta không nên tiếp tục truyền bá những thông tin chưa được kiểm chứng. Tác giả Bình Anson "Cư sĩ Bình Anson sinh trưởng tại Sài Gòn, tốt nghiệp Kỹ sư Hóa học (Sài Gòn), Thạc sĩ (Bangkok), Tiến sĩ (Perth). Ông là Kỹ sư trưởng, Bộ Quản lý Nguồn nước thuộc chính phủ bang Tây Úc, làm việc từ năm 1981 đến năm 2011. Hiện nay ông đã nghỉ hưu và dành trọn thời gian để tu học, du lịch hành hương, đóng góp Phật sự, viết và phiên dịch sách báo Phật giáo. Cư sĩ là hội viên lâu năm của Hội Phật giáo Tây Úc (Buddhist Society of Western Australia) từ năm 1979, giữ chức vụ Hội trưởng trong hai nhiệm kỳ, 1998-1999. Ông là người sáng lập và điều hành trang web Phật giáo BuddhaSasana (budsas.net) từ năm 1996. "
Cổ Nhân có câu: Có biết gì đâu mà nói ra làm cho thiên hạ chê cười , Đạo Phật từ bi từ ngàn xưa Cổ Nhân sống hiền lành và hướng thiện theo đức phật. Có biết gì đâu mà nói ra làm cho thiên hạ chê cười.
Ở trong bảo tàng quốc gia Anh mà một bức ảnh quan trọng mà cũng còn chưa chắc là đúng, Đức Phật đi tu năm 19 tuổi, tấm hình lúc này thì nói hơn 40 tuổi vậy mà phật còn đeo khuyên tai, cái khuyên tai sờ sờ ra đó, mà tấm hình vẫn ở trong bảo tàng, một sự thật dễ thấy , nhưng tấm hình vẫn ở trong bảo tàng nơi để các vật quý giá thiêng liêng, bởi vậy mới nói từ cái thời Đức Phật tới bây giờ đã trải qua hơn 2000 năm làm sao không có sai sót. Mình thì sống mới có mấy chục năm làm sao mình biết rõ ràng thực tế ,có chăng thì chỉ là sách vở kinh sách chép từ đời này sang đời khác qua hơn 2000 năm , tấm hình là biểu tượng quý giá của bật tối cao giác ngộ mà cũng có thể sai, trong khi cái sai rất dễ thấy mà vẫn còn ở trong bảo tàng nơi Trang nghiêm nhất
Cho nên khi xưa dân chúng ít học không biết suy xét nói gì tin nấy. Kinh sách làm giả, tranh tượng giả, xá lợi giả, cũng chỉ vì danh lợi mà ra. Toàn là những tội đoạ địa ngục
Chỉ có Trưởng Lão Thích Thông Lạc,tu chúng mới thấy hình ảnh thật của Đức Phật thôi, ❤
Tôi đã biết đến hình này khoảng 20 năm trước. Một đạo hữu ở Bắc Mỹ gửi cho tôi bản photocopy kèm lời giải thích. Về sau, tình cờ tôi thấy được hình nầy trong trang cuối của một cuốn sách Phật học cũ, xuất bản tại Việt Nam trước 1975 (tôi không nhớ tên cuốn sách này). Như thế, có thể nói tấm hình và lời giải thích về xuất xứ đã được truyền bá trong 30, 40 năm qua.
Tôi có vài nhận xét riêng - cá nhân, như sau:
1) Gương mặt giống như người Tàu, người Mông Cổ, không có vẻ là người Ấn Độ.
2) Râu tóc xồm xoàm, không giống như các tỳ-khưu Phật giáo phải cạo râu tóc.
3) Đeo bông tai, một loại trang sức, trái nghịch với giới luật tỳ-khưu.
4) Trong kinh điển, mặc dù có đề cập đến Ngài Phú Lâu Na, nhưng không thấy nói Ngài có tài hội họa, vẽ chân dung.
5) Ấn Độ vào thời đức Phật chưa chế ra giấy để viết hay vẽ (giấy là do người Tàu sáng chế).
6) Vào thời Đức Phật cho đến khoảng 500 năm sau khi Ngài nhập diệt, người Ấn Độ không có truyền thống vẽ hay tạc tượng các vị đạo sư. Để tưởng nhớ hay để tôn kính Ngài, họ chỉ nắn, tạc hoặc khắc vào đá hình bánh xe Pháp hoặc hình cây và lá bồ đề. Đến khi đoàn quân Hy Lạp xâm lăng và định cư tại miền Tây Ấn, nghệ thuật tạc hình của Hy Lạp mới được truyền vào Ấn Độ, và từ đó, có hình tượng đức Phật.
7) Tôi tìm tòi trên mạng, về các cổ vật Phật giáo trưng bày tại các viện bảo tàng Anh quốc, chưa bao giờ tìm thấy hình vẽ này. Thật ra, tôi chưa bao giờ tìm thấy một hình vẽ nào của đức Phật - trên giấy hay trên vải - trong thời kỳ cổ xưa đó tại Ấn Độ.
8) Nếu quả thật đây là hình vẽ đức Phật, lại được lưu giữ tại viện bảo tàng Anh quốc, ắt hẵn đây phải là một di tích quan trọng mà nhiều học giả Phật giáo trên thế giới biết đến. Tuy nhiên cho đến nay, qua những sách báo tài liệu về lịch sử và văn hóa Phật giáo (bằng tiếng Anh) của các học giả Phật học và các chuyên san Phật học có uy tín, tôi chưa thấy ai đề cập đến tấm hình này.
Vì thế, cho đến khi nào tôi có được những bằng chứng, hay kiến giải, có tính thuyết phục, tôi vẫn cho rằng đây là một bức hình có xuất xứ nguồn gốc chưa rõ ràng, giải thích chưa có căn cứ. Chúng ta không nên tiếp tục truyền bá những thông tin chưa được kiểm chứng.
Tác giả Bình Anson
"Cư sĩ Bình Anson sinh trưởng tại Sài Gòn, tốt nghiệp Kỹ sư Hóa học (Sài Gòn), Thạc sĩ (Bangkok), Tiến sĩ (Perth). Ông là Kỹ sư trưởng, Bộ Quản lý Nguồn nước thuộc chính phủ bang Tây Úc, làm việc từ năm 1981 đến năm 2011. Hiện nay ông đã nghỉ hưu và dành trọn thời gian để tu học, du lịch hành hương, đóng góp Phật sự, viết và phiên dịch sách báo Phật giáo.
Cư sĩ là hội viên lâu năm của Hội Phật giáo Tây Úc (Buddhist Society of Western Australia) từ năm 1979, giữ chức vụ Hội trưởng trong hai nhiệm kỳ, 1998-1999. Ông là người sáng lập và điều hành trang web Phật giáo BuddhaSasana (budsas.net) từ năm 1996. "
ở cái số 3 thì đã xác định 100% tranh này giả Phật.
Căn cứ vào câu " Cạo Bỏ Râu Tóc, Đắp Áo Cà Sa " thì ảnh này chắc chắn là không đúng rồi !
Cổ Nhân có câu: Có biết gì đâu mà nói ra làm cho thiên hạ chê cười , Đạo Phật từ bi từ ngàn xưa Cổ Nhân sống hiền lành và hướng thiện theo đức phật.
Có biết gì đâu mà nói ra làm cho thiên hạ chê cười.
Xác định là hình của đức Phật hay không phải có quan trọng gì không? Hãy làm theo những gì ghi chép trong kinh NiKaya là được rồi
Ở trong bảo tàng quốc gia Anh mà một bức ảnh quan trọng mà cũng còn chưa chắc là đúng, Đức Phật đi tu năm 19 tuổi, tấm hình lúc này thì nói hơn 40 tuổi vậy mà phật còn đeo khuyên tai, cái khuyên tai sờ sờ ra đó, mà tấm hình vẫn ở trong bảo tàng,
một sự thật dễ thấy , nhưng tấm hình vẫn ở trong bảo tàng nơi để các vật quý giá thiêng liêng, bởi vậy mới nói từ cái thời Đức Phật tới bây giờ đã trải qua hơn 2000 năm làm sao không có sai sót. Mình thì sống mới có mấy chục năm làm sao mình biết rõ ràng thực tế ,có chăng thì chỉ là sách vở kinh sách chép từ đời này sang đời khác qua hơn 2000 năm , tấm hình là biểu tượng quý giá của bật tối cao giác ngộ mà cũng có thể sai, trong khi cái sai rất dễ thấy mà vẫn còn ở trong bảo tàng nơi Trang nghiêm nhất
Cho nên khi xưa dân chúng ít học không biết suy xét nói gì tin nấy. Kinh sách làm giả, tranh tượng giả, xá lợi giả, cũng chỉ vì danh lợi mà ra.
Toàn là những tội đoạ địa ngục
Nho thay noi chung ta moi biet ko phai hinh phâp thicch ca
Hình này chắc chắn không phải Phật.
bức ảnh này khoảng 15 năm trước thấy có ở chùa Trúc lâm, Đà lạt