ไม่สามารถเล่นวิดีโอนี้
ขออภัยในความไม่สะดวก

Phàm Làm Gì Phải Nghĩ Đến Kiếp Lai Sinh

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 2 ก.ค. 2024
  • vui lòng đăng ký và chia sẽ video này xin cảm ơn nhiều

ความคิดเห็น • 23

  • @huyentran3203
    @huyentran3203 หลายเดือนก่อน +2

    Con chúc Thầy nhiều sức khỏe ! A Di Đà Phật ! ❤ !!

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 19 วันที่ผ่านมา +1

    Phật Pháp và Cuộc Sống : ( đoạn 5 ) :
    12 / Cầu nguyện và linh ứng có mâu thuẫn với nhân quả ?
    Nhân quả là giáo lý căn bản của Phật giáo. Tuy nhiên, thuyết Nhân quả của Phật giáo vô cùng sâu sắc, khác biệt rất nhiều so với khái niệm Nhân quả của các triết thuyết khác, đó chính là Nhân - duyên - quả. Từ nhân đến quả chịu sự chi phối mãnh liệt của các duyên ( nhân phụ ).
    Trong một tiến trình Nhân - duyên - quả, thì mỗi thành tố nhân, duyên, quả lại đóng vai trò nhân, duyên, quả cho các tiến trình Nhân - duyên - quả khác. Tất cả đều vận hành, hỗ trợ hay tiêu trừ lẫn nhau tạo thành một chuỗi tương tác trùng điệp, vô cùng vô tận, xuyên suốt quá khứ, hiện tại và vị lai. Chúng ta chỉ biết về những cấu trúc Nhân quả đơn tuyến ( nhãn tiền ), còn quy luật vận hành và tương tác của tiến trình Nhân - duyên - quả vốn đa tuyến, cực kỳ vi tế và sâu nhiệm, đến nỗi chỉ có trí tuệ của chư Phật, Bồ Tát mới biết hết.
    Tất cả chúng sinh đều bị chi phối bởi quy luật Nhân - duyên - quả. Biểu hiện cụ thể của mỗi phút giây đời sống này ( về biệt nghiệp - cá nhân cũng như cộng nghiệp - tập thể ) chính là trình hiện chân thật nhất của Nhân - duyên - quả. Chư Phật, Bồ Tát có thị hiện độ sinh cũng thuận hợp với quy luật này, không thể khác. Vậy sự cầu nguyện và linh ứng trong Phật giáo thỉnh thoảng vẫn xảy ra, có “ sai sai ” không ?
    Trước hết, sự cầu nguyện và linh ứng chỉ xảy ra với một số người, không phải là tất cả. Đang lúc nguy cấp hay bế tắc, chúng ta nhất tâm cầu nguyện để mong được sự trợ duyên. Người cầu nguyện phát khởi những niệm lành như kính tin Tam bảo mãnh liệt, tuyệt đối tin tưởng vào oai lực của chư Phật, nguyện làm những việc thiện lành v.v... Nhờ thiện tâm khởi lên đúng lúc mà thiện nghiệp được hình thành, cùng tương tác vào Nhân - duyên - quả đang tới gần, đang dần hiện hữu. Trong một số trường hợp người còn phước đức thì duyên mới tạo ra này đã chi phối mạnh mẽ làm cho quả xấu bị lệch hướng, họa lớn thành hại nhỏ, được cứu nguy trong gang tấc.
    Sự trợ duyên này nhiều người tin rằng đó là oai lực của chư Phật, Bồ Tát gia hộ. Kỳ thực thì năng lực và phương tiện độ sinh của chư Phật, Bồ Tát vốn không thể nghĩ bàn. Có khi nào chúng ta suy ngẫm rằng, có những việc không ai cầu nhưng các Ngài vẫn cứu ? Nên không thể dùng khả năng nhận thức phàm phu mà suy lường về việc cứu độ. Chúng ta chỉ có niềm tin về năng lực gia hộ và cứu độ của các Ngài ( Mười thần lực của Như Lai ) mà thôi, song nếu có thì đó vẫn là Tăng thượng duyên của tiến trình Nhân - duyên - quả, không hề có gì “ sai sai ” ở đây cả.
    Những chuyện như “ bé đi lạc, người nhà niệm Bồ Tát Quan Thế Âm thì tìm được bé ” ( và một số chuyện linh ứng khác ) là chuyện thật, người trong cuộc đã trải nghiệm và tin vào sự linh ứng là có thật, không ai có thể làm lay chuyển niềm tin của họ. Còn chúng ta, người ngoài cuộc hay người đã từng cầu mà không ứng nên chưa tin hoặc không tin là điều bình thường. Thành ra, người học Phật nếu quán chiếu sâu sắc về Nhân quả sẽ nghiệm ra rằng, được “ Bồ Tát cứu giúp ” hay do “ nghiệp duyên ” tuy hai mà một, vẫn không ngoài Nhân - duyên - quả.
    13 / Ăn chay, nấu mặn có mắc tội không ?
    Mục đích của việc ăn chay để nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật, nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh xa sự sát sinh. Nên khi bạn ăn chay mà phải nấu mặn, để không mắc tội bạn cần mua thực phẩm đã làm sẵn, không được giết hại. Mặt khác, bạn nên khéo léo thiết kế các món ăn thuần rau củ quả nhiều hơn, giảm bớt một số món mặn, như thế vừa tốt cho sức khỏe cả nhà, vừa tiện lợi cho việc nấu nướng của bạn.
    Hiện có khá nhiều gia đình chưa hội đủ thuận duyên để vợ chồng con cái cùng ăn chay nên khi người vợ ăn chay vẫn phải đi chợ và nấu đồ ăn mặn cho gia đình. Thiển nghĩ, đây cũng là chuyện bình thường. Vì gia đình là trên hết, lo cho gia đình êm ấm, đầy đủ mới là điều quan trọng nhất.
    Bạn hãy chăm sóc gia đình bằng tất cả tấm lòng. Kham nhẫn tất cả vì hạnh phúc gia đình. Tìm cách chuyển hóa cả nhà cùng ăn chay với bạn vào những ngày chay. Phật giáo khuyến khích tín đồ mỗi tháng ăn chay ít nhất là hai ngày, nhiều hơn ( bốn ngày ) thì càng tốt. Mục tiêu này bạn cần lập ra cho cả nhà phấn đấu. Khi có được sự trợ duyên đồng thuận của cả nhà thì bạn sẽ không còn băn khoăn khi ăn chay mà phải nấu mặn nữa.
    14 / Thương hoa và yêu vật
    Nguyện không làm tổn hại chúng sinh là một trong những nguyên tắc đạo đức căn bản của người Phật tử. Sau khi quy y Tam bảo, người Phật tử phát tâm giữ giới Không sát sinh. Trọng tâm của giới này là nguyện không giết người, sau đó là không làm tổn hại mọi loài. Nếu vô tình hay vì hoàn cảnh mưu sinh mà làm tổn hại các loài sâu bọ nhỏ nhít thì có thể sám hối.
    Nếu trồng hồng chỉ để chơi thì bạn nên chọn giải pháp không xịt thuốc trừ sâu. Hiện nay, có nhiều giải pháp thân thiện với môi trường mà vẫn có thể xua đuổi hiệu quả sâu bọ và côn trùng phá hoại. Cách này khá vất vả nhưng vẫn có ít hoa hồng để ngắm và thỏa mãn đam mê trồng hoa.
    Trong trường hợp trồng hoa hồng để buôn bán mưu sinh thì phân bón và thuốc trừ sâu gần như là bắt buộc. Thiết nghĩ, trường hợp này thì người trồng hoa hãy canh tác như bình thường và chấp nhận nghiệp quả của mình. Bởi nghề nào cũng có nghiệp và cộng nghiệp. Sợ tạo nghiệp mà vội bỏ nghề thì sẽ gặp khó khăn, không có tiền mưu sinh sẽ dễ dàng tạo ra nghiệp xấu khác nặng nề hơn.
    Khi biết mình có tạo nghiệp do đặc thù của nghề, chúng ta nên tránh tạo các nghiệp xấu khác đồng thời tích cực làm các việc thiện trong khả năng để cân bằng.
    15 / Nên tùy duyên với xác thân tứ đại
    Hiện nay, tùy theo phong tục của từng vùng miền mà có cách thức mai táng khác nhau. Một số vùng miền thì sau khi chôn cất, xây lăng đắp mộ là xong. Một số vùng miền khác, sau khi chôn cất một thời gian khoảng vài năm thì cải táng, cải táng xong lập mộ phần cũng được xem là xong. Hiện có khá nhiều nơi ở đô thị chọn phương thức hỏa táng, tro cốt đem thờ ở chùa hoặc nghĩa trang là đã xong.
    Nói chung, sau khi đã lo xong, ổn định mộ phần cho người chết theo các cách như trên thì thân nhân không còn lo nghĩ gì thêm, chỉ còn việc thăm viếng hương khói hay sửa sang tu bổ nếu cần. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như giải tỏa nghĩa trang ( hay nghĩa trang quá xa nơi ở hiện tại, con cháu không tiện thăm viếng và nhang khói, hoặc muốn thỉnh các cụ về quê cha đất tổ ) thì mới tiếp tục dời mộ sang nơi khác, hoặc đem thiêu thờ ở chùa gần nhà.
    Trường hợp của gia đình bạn, mộ phần của cụ ông được xem là đã ổn định. Nếu không vì nhu cầu thỉnh cụ về gần con cháu ( hay về quê ) thì cứ để cụ an yên.
    Với Phật giáo, con người sau khi chết thì tâm thức theo nghiệp tái sinh, còn thân thể tứ đại ( đất, nước, gió, lửa ) trả về với tứ đại. Vì thế, người Phật tử chân chính, hiếu thảo thì siêng năng làm phước để hồi hướng công đức phước báo cho người thân đã mất. Còn xương ( tro ) thuộc thân tứ đại của người chết thì tùy duyên; an táng cách nào cũng được.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 26 วันที่ผ่านมา +1

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ).
    Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
    Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
    Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    ……
    + Các Vị Cố Trưởng Lão, Thiền Sư, Tổ,......Trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai :
    + Ba Mươi Ba Vị Tổ Sư Thiền Tôn Ấn Độ - Trung Hoa và Tam Tổ Thiền Tôn Việt Nam ( Ma Ha Ca Diếp, A Nan, Thương Na Hòa Tu, U Ba Cúc Đa, Đề Đa Ca, Di Dá Ca, Bà Tu Mật, Phật Đà Nan Đề, Phục Đà Mật Đa, Hiếp Tôn Giả, Phú Na Dạ Xa, Mã Minh, Ca Tỳ Ma La, Long Thọ, Ca Na Đề Bà, La Hầu Đa La, Tăng Già Nan Đề, Già Da Xá Đa, Cưu Ma La Đa, Xà Dạ Đa, Bà Tu Bàn Đầu, Ma Noa La, Hạc Lạc Na, Sư Tử, Bà Xá Tư Đa, Bất Như Mật Đa, Bát Nhã Đa La, Bồ Đề Đạt Đa, Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ Năng, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang ) và Các Vị Thiền Sư Khác Của Ấn Độ - Trung Hoa - Việt Nam - Triều Tiên - Nhật Bản - Phương Tây - Hoa Kỳ : Hư Vân, Tuyên Hóa, Thánh Nghiêm, Phi Ấn Thông Dung Tông Lâm Tế, Thiên Hoàng Đạo Ngô, Mật Vân Viên Ngô, Vô Minh Huệ Kinh, Trạm Nhiên Viên Trừng, Bác Sơn Nguyên Lai, Hối Đài Nguyên Kính, Giác Lãng Đạo Thịnh, Ngọc Lâm Thông Tú, Vĩnh Giác Nguyên Hiền, Vân Thê Chu Hoằng, Hám Sơn Đức Thanh, Tuyết Đình Phúc Dụ, Trung Phong Minh Bản, Pháp Nhãn Vân Ích, Bích Nham Lục, Vô Môn Quan, Trí Nột, Đại Huệ Tông Cảo, Vĩnh Minh Diên Thọ, Hoằng Trí Chính Giác, Đại Huệ Tông Cảo, Nam Nhạc Hoài Nhượng, Thanh Nguyên Hành Tư, Nam Dương Huệ Trung, Vĩnh Gia Huyền Giác, Hà Trạch Thần Hội, Thạch Đầu, Dược Sơn Duy Nguyễn, Thiên Hoàng Đạo Ngộ, Đan Hà Thiên Nhiên, Dương Kì Phương Hội, Hoàng Long Huệ Nam, Ngọc Tuyền Thần Tú, Hạ Trạch Thần Hội, Tung Nhạc Huệ An Quốc Sư, Khuê Phong Tông Mật, Bạch Vân Cảnh Nhàn, Thái Cổ Phổ Ngu, Lãn Ông Huệ Cần, Ẩn Nguyên Long Kì, ……Thiền Sư Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản : Tứ Minh Đường (Samyeongdang), Cảnh Hư ( Gyeongheo ); Mãn Không (Mangong), Âm Quán (Suwol), Huệ Minh (Hyewol), Hán Nham (Hanam), Hiểu Phong Học Nột, Điền Cương Vĩnh Tín, Long Thành (Yongseong), Cửu Sơn (Kusan sunim), Long Thành Thần Chung (Yongseong), Vạn Hải (Manhae), Tính Triệt (Seongcheol) Sùng Sơn Hạnh Nguyên (Seungshah), Đạo Nguyên Hi Huyền, Minh Am Vinh Tây, Tâm Địa Giác Tâm, Nam Phổ Thiệu Minh, Bạch Ấn Huệ Hạc, Mâu Tử, Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Bách Trượng Hoài Hải, Vô Ngôn Thông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Thông Giác Thủy Nguyệt, Nhất Cú Trí Giáo, Thạch Liêm, Viên Văn Chuyết Chuyết, Minh Hành Tại Tại, Nguyên Thiều Siêu Bạch, Minh Hoằng Tử Dung, Liễu Quán Thiệt Diệu, Thích Thanh Từ, Phong Khuê Tông Mật, Thích Duy Lực, Vĩnh Giác Nguyên Hiền, ….. Ngoài ra còn các vị Thiền Sư ớ các nước Khác ở Hoa Kỳ, Phương Tây thuộc các dòng Thiền như : Tông Lâm Tế Nhật Bản, Tông Tào Động Nhật Bản, Sanbo Kyodan, Thiền Tông Trung Quốc, Thiền Tông Hàn Quốc,…
    + Mật Sư, Kim Cang Thừa : ( Đức Pháp Vương Gyalwang Dukpa, Padmasambhava ( Liên Hoa Sanh ), Atisa, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Mahamaya, Từ Đạo Hạnh, Trì Bát, Ban Để Đa Ô Sa Thất Lợi, Vạn Hạnh, Thiền Nham, Nguyện Học, Thích Viên Thành, Thích Trí Không,......
    + Mười Ba Vị Tổ Tịnh Độ ( Liên Tông ) Đại Sư : Tổ Khai Đạo Là Ngài Đạo Xước, Huệ Viễn, Thiện Đạo, Thừa Viễn, Pháp Chiếu, Thiếu Khang, Diên Thọ, Tỉnh Thường, Châu Hoằng, Trí Húc, Hành Sách, Thật Hiền, Tế Tỉnh, Ấn Quang ), Cưu Ma La Thập, Nguyên Không ( Hơnen, Pháp Nhiên Thượng Nhân, Cát Thủy Đại Sư, Cát Thủy Thánh Nhân, Hắc Cốc Thượng Nhơn ), Pháp Nhiên ( Viên Quang Đại Sư, Đông Tiệm Đại Sư, Huệ Thành Đại Sư, Hoằng Giác Đại Sư, Từ Giáo Đại Sư ),.....
    + Luận Sư ( Na Tiên (Nāgaseṇa), Phật Âm (Buddhaghosa), Pháp Hộ (Dhammapāla), Hiếp Tôn Giả (Pārasava), Mã Minh (Aśvaghoṣa), Thế Hữu (Vasumitra), Long Thọ (Nāgārjuṇa), Thánh Thiên (Ariyadeva), Phật Hộ (Buddhapāla), Thanh Biện (Bhavaviveka), Vô Trước (Asaṅga), Thế Thân (Vasubandhu), Trần Na (Dinnāga - Dignāga), Hộ Pháp (Dharmapāla), Pháp Xứng (Dharmakirti), Tăng Triệu, Giới Hiền, …… ).
    + Các Ngài Luật Sư : Ưu Ba Ly, Đàm Ma Ca La, Nam Sơn Đại Sư ( Đạo Tuyên ), Đại Trí Thiền Sư ( Nguyên Chiếu ), Truyền Đăng Đại Pháp Sư ( Giám Chân ),.....
    + Hoa Nghiêm Tông : Bồ Tát Mã Minh, Long Thụ, Đế Tâm Tôn Giả ( Đôn Hoàng Bồ Tát, Đỗ Thuận ), Văn Hoa Trí Nghiễm, Hiền Thủ Pháp Tạng, Thanh Lương Trừng Quán ( Thanh Lương Tông ), Khuê Phong Tông Mật, Tử Tuyền, Tứ Đại Gia Đời Tống ( Đạo Đinh, Quan Phục, Sư Hội, Hy Địch ), Phổ Thuy, Viên Giác, Bổn Hao, Bàn Cốc, Văn Tài, Đạt Ích Ba, Đức Thanh, Cổ Đinh, Lý Trác Ngộ, Đạo Thông, Như Phi, Tổ Trụ, Chu Khắc Phục, Tục Pháp, Đạo Tuyền, Thẩm Tường, Lương Biện, Thật Trung, Đẳng Định, Chánh Tấn, Quang Trí,……)
    + Tam Luận Tông : Bồ Tát Long Thụ, Ka Na Bà Đề, Cưu Ma La Thập, La Hầu La Đa Là Tân Già La ( Piṅgalanetra, Thanh Mục ); Tu Lợi Da Bạt Đà, Tu Lợi Da Tô Ma, Cát Tạng, Pháp Lãng, Gia Tường Đại Sư, Huệ Quán, Khuyến Lặc,……
    + Thiên Thai Tông ( Pháp Hoa Tông ) : Trí Khải Đại Sư, Trí Giả Đại Sư, Truyền Giáo Đại Sư ( Tối Trừng, Dengyo Daishi, Saichơ ),……
    + Chân Ngôn Tông : Đại Sư Thiện Vô Úy, Kim Cang Trí ( Vajrabodhi ), Bất Không ( Amoghavajra ), Hoằng Pháp Đại Sư ( Kobo Daishi, Không Hải ), Hàm Quang, Huệ Lãng, Huệ Qủa, Nghĩa Minh, Nghĩa Viên, Huệ Nhật, Huệ Ứng, Nghĩa Thảo,……
    + Câu Xá Tông : Bồ Tát Thế Thân, Huyền Trang, Tchitsu, Tchitasu,……
    + Thành Thật Tông : Ha Lê Bạt Ma, Cưu Ma La Thập ( Kumrajyva, Đồng Thọ ), Huệ Quán, Khuyến Lặc,……
    + Pháp Tướng Tông : Bồ Tát Thế Thân, Huyền Trang, Đạo Chiêu ( Dơshơ ), Huyền Phảng ( Genbơ ), Huệ Chiểu,......
    + Sư, Tổ, Qúy Hòa Thượng, Thiền Sư, Thượng Tọa, Đại Đức, Tôn Đức, Tăng Ni, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni ( Khánh Hòa, Khánh Anh, Bách Trượng, Tăng Trượng, Nguyễn Minh Không, Từ Đạo Hạnh, Giác Hải, Vạn Hạnh, Minh Đăng Quang, ......) Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại Và Vị Lai.
    + Các Ngài Tam Tạng Pháp Sư, Cưu Ma La Thập, Huyền Trang, Pháp Sư Pháp Đăng, Đại Sư Thật Xoa Nan Đà, Bồ Đề Lưu Chi, Nam Sơn Đại Sư ( Đạo Tuyên ), ......Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại và Vị Lai.

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 22 วันที่ผ่านมา

    Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Qúy Ngài Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na, Tu Nữ, Phật Tử, Tứ Chúng, Tăng Đoàn, Đạo Tràng, Tinh Xá,……Của Phật Giáo Theravada, Nam Tông, Bắc Tông,……: ( đoạn 32 ) :
    200 / Tôn Giả Nadikassapa ( Thera. 39 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn ở Magadha ( Ma Kiệt Đà ), là anh của Kassapa. Ngài thiên hẳn đời sống xuất gia, không ưa thích đời sống gia đình, và Ngài trở thành một ẩn sĩ. Với ba trăm đồ chúng, Ngài sống một đời sống ẩn sĩ trên bờ sông Neranjarà ( Ni Liên Thiền ), và do vậy Ngài được biết và được gọi là Kassapa ở bên sông ( Nadi - Kassapa ). Ngài được Thế Tôn giáo hóa cùng với hai anh em, như đã được ghi trong Luật tạng. Sau khi Thế Tôn thuyết Kinh Lửa Bốc Cháy, Ngài chứng quả A La Hán. Sau đó, suy tư trên thiền chứng, Ngài nói lên chánh trí của mình, bằng cách nhổ lên các sai lầm :
    Thật lợi ích cho ta
    Ðức Phật đến tại đây,
    Ðến con sông tên gọi
    Sông Nê Răn Ja Ra,
    Ta nghe pháp Ngài giảng
    Ðoạn tận các tà kiến
    Ta hành lễ tế tự,
    Ðọc cao lời tế lễ,
    Ta đốt lên lửa thiêng,
    Ðổ cúng dường vào lửa,
    Nghĩ rằng ta thanh tịnh,
    Ta thật mù, phàm phu.
    Lang thang rừng tà kiến,
    Bị giới cấm, mờ mắt,
    Không tịnh, nghĩ thanh tịnh,
    Mù lòa, ta không thấy
    Ta đoạn tận tà kiến,
    Mọi sanh hữu phá tan,
    Ta đốt lên ngọn lửa,
    Xứng đáng được cúng dường,
    Ta cúi mình đảnh lễ,
    Bậc Như Lai Ðiều Ngự.
    Mọi si mê, ta đoạn,
    Hữu ái được phá hủy,
    Ðường sanh tử đoạn tận,
    Nay không còn tái sanh.
    201 / Tôn Giả Gayà - Kassapa ( Thera. 39 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn, câu chuyện Ngài giống như câu chuyện của Nadì - Kassapa, chỉ khác Ngài chỉ có hai trăm đệ tử và sống ở Gayà, Ngài nói lên chánh trí bằng cách tán thán tẩy sạch các điều ác như sau :
    Buổi sáng, trưa, buổi chiều,
    Ba lần trong một ngày,
    Ta xuống dòng Gà Yà,
    Sông Ga Ya Phay Gu.
    Các điều ác, ta làm
    Trong các đời sống trước,
    Nay đây ta rửa sạch,
    Xưa ta tin là vậy.
    Nghe lời nói khéo giảng,
    Con đường đủ pháp nghĩa,
    Với ý nghĩa chân thật,
    Ta như lý quán sát.
    Ta tắm sạch mọi ác,
    Ta không uế, trong sạch.
    Ta trong sạch thuần tịnh,
    Thừa tự bậc trong sạch,
    Ta chính là con trai,
    Con chính tông Đức Phật.
    Lặn vào dòng Tám chánh,
    Ta gột sạch mọi ác,
    Ba minh ta đạt được,
    Lời Phật dạy làm xong.
    202 / Tôn Giả Vakkali ( Thera. 39 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi, trong một dòng họ Bà La Môn và được gọi tên Vakkali. Khi đến tuổi trưởng thành, và học xong ba tập Vệ đà, trở thành thuần thục trong những thành tích Bà La Môn, Ngài thấy Bậc Ðạo Sư, Ngài nhìn không chán thân hình tuyệt vời của Đức Phật, và Ngài đi theo Bậc Ðạo Sư. Khi Ngài trở về nhà, Ngài nghĩ nếu ở lại nhà, Ngài sẽ không có dịp luôn luôn thấy được Đức Phật. Do vậy, Ngài xuất gia, và từ khi ăn uống và tắm rửa, Ngài để toàn thì giờ để chiêm ngưỡng Đức Phật. Bậc Ðạo Sư, chờ đợi thiền quán của Ngài được chín muồi, nên trong một thời gian dài, Đức Phật không nói gì. Một hôm Đức Phật hỏi : “ Này Vakkali, thân bất tịnh này mà Thầy thấy, đối với Thầy như thế nào ? Ai thấy Pháp người ấy tức thấy Ta. Vì rằng thấy Pháp tức là thấy Ta, và thấy ta tức là thấy Pháp “. Nghe lời nói Đức Phật, Ngài không chiêm ngưỡng thân Đức Phật nữa, nhưng Ngài chưa bỏ đi xa được. Bậc Ðạo Sư nghĩ rằng : “ Tỷ Kheo này, nếu không được xúc động mạnh, sẽ không thức tỉnh “, nên vào cuối ngày an cư mùa mưa, Đức Phật nói : Này Vakkali, hãy đi đi “. Nghe Bậc Ðạo Sư nói vậy, Ngài tự nghĩ Ngài phải đi, nhưng nghĩ rằng đời Ngài có ý nghĩa gì, nếu không được gặp Bậc Ðạo Sư, nên Ngài có ý định leo lên núi Linh Thứu để gieo mình xuống vực núi tự tử. Ðức Phật biết được Vakkali có ý định như vậy, nên sợ Ngài phá hoại những điều kiện chứng được thánh quả, nên hiện ra trước mặt Ngài và đọc lên bài kệ :
    Tỷ Kheo nhiều hân hoan,
    Tịnh tín giáo pháp Phật,
    Chứng cảnh giới tịch tịnh,
    Các hạnh an tịnh lạc.
    Ðức Phật đưa tay và nói : “ Hãy đến, này Tỷ Kheo ! “. Vakkali rất lấy làm sung sướng được nghe lời Phật dạy, thấy được điều gì mình đang làm, đứng trên hư không suy tư đến lời Phật dạy, chứng quả A La Hán với sự hiểu biết về nghĩa và về pháp. ( Ðây là những tài liệu được tập sớ của bộ Anguttara Nikàya và tập sớ của Dhammapaca ghi chép lại ).
    Theo những tài liệu khác, Vakkali chưa chứng quả A La Hán, sau khi nghe lời dạy của Bậc Ðạo Sư, Ngài ở trên núi Linh Thứu, phát triển thiền quán. Thế Tôn cho Ngài một đề tài tu tập, nhưng vì quá đói và bị tê liệt nên Ngài không chứng quả được. Biết vậy, Thế Tôn nói với Ngài như sau :
    Bị bệnh gió chi phối,
    Thầy sống trong rừng sâu,
    Chỗ khất thực hạn chế,
    Thân gầy mòn ốm yếu,
    Tỷ Kheo sẽ làm gì ?
    Với thân thể như vậy ?
    Vị Trưởng Lão nói lên sự hân hoan thường xuyên của mình, nhờ được sự an lạc siêu nhân :
    Thân con được tràn ngập,
    Với hỷ lạc tỏa rộng,
    Dầu có bị gầy ốm,
    Con sẽ sống trong rừng.
    Tu tập Bốn niệm xứ,
    Năm căn và Năm lực,
    Tu tập các Giác chi,
    Con sẽ sống trong rừng.
    Con thấy bạn đồng tu,
    Sống hòa hiệp, dõng mãnh,
    Luôn kiên trì tinh tấn,
    Con sẽ sống trong rừng.
    Tùy niệm Phật thiền định,
    Bậc Tối Thượng Ðiều Ngự,
    Ngày đêm không biếng nhác,
    Con sẽ sống trong rừng.
    Khi nói vậy, Ngài phát triển thiền quán và ngay khi ấy chứng quả A La Hán.
    203 / Tôn Giả Vigitasena ( Thera. 39 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ra trong một gia đình huấn luyện voi ở nước Kosala, và được đặt tên là Vigitasena. Những người Cậu bên Ngoại, Sena và Upasena cả hai đã xuất gia và chứng quả A La Hán. Vigitasena sau khi đã thuần thục nghề của mình, thấy thần thông song hành của Bậc Ðạo Sư khởi lòng tin, và theo bản năng tự nhiên, xin xuất gia dưới sự hướng dẫn của các người Cậu. Nhờ các người Cậu giảng dạy, Ngài đạt đến thiền quán, nhưng tâm trí ngài thiên về lý luận chạy theo những vật bên ngoài, nên Ngài giảng dạy cho tâm trí Ngài như sau :
    Ta sẽ chế ngự ngươi,
    Như cửa khóa ngăn voi,
    Ta sẽ không thúc ngươi,
    Này tâm trong điều ác,
    Ngươi chính là lưới dục,
    Ngươi do thân sanh ra.
    Chế ngự ngươi không đi,
    Như voi, không cửa mở,
    Này tâm, kẻ phù thủy,
    Dầu ngươi cố gắng mãi,
    Ngươi không còn lang thang,
    Ưa thích làm điều ác.
    Như người cầm câu móc,
    Ngăn mãi voi chưa thuần,
    Như người dùng sức mạnh,
    Cải hóa kẻ không muốn,
    Cũng vậy đối với ngươi,
    Ta sẽ cải hóa ngươi.
    Như bánh xe tuyệt hảo,
    Khéo huấn luyện ngựa hay,
    Cũng vậy ta điều ngươi,
    Dựa lên trên Năm lực.
    Ta sẽ cột chặt ngươi,
    Với chánh niệm vững chắc,
    Tự mình đã chế ngự,
    Ta sẽ chế ngự ngươi,
    Nhờ sức nặng tinh tấn,
    Ngươi được ta áp lực,
    Do vậy, hỡi này tâm,
    Ngươi sẽ không xa ta.
    ......

  • @Thienluong1903
    @Thienluong1903 หลายเดือนก่อน +2

    Sadhu sadhu

  • @DucTruong6868
    @DucTruong6868 หลายเดือนก่อน +2

    sadhu sadhu

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 26 วันที่ผ่านมา +1

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ).
    Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
    Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
    Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
    Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
    + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Giới Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới Luật “
    Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả.
    + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở.
    Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả.
    Nam Mô Phúc Lành Đầu Tiên ( s, p : Piṇḍola - Bharadvāja, 賓頭盧頗羅墮 ), Phúc Điền Đệ Nhất ) Tân Đầu Lô Phả La Đọa Xà ( Tân Đầu Lô Phả La Đọa Thệ ( 賓頭盧頗羅墮誓 ), Phả La Đọa ( s : Bharadvāja, 頗羅墮 ), Tân Đầu Lô ( 賓頭盧 ) hay Tân Đầu ( 賓頭 ); Trường Mi Tăng ( 長眉僧 ) hay Trường Mi Sa Môn ( 長眉沙門 ) ).
    Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Đại Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Tôn Giả.
    Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Bồ Tát.
    ( ……Dù Cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành - Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau ……).
    Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    ……
    “ Hương các loại hoa thơm, Không ngược bay chiều gió, Nhưng hương người đức hạnh, Ngược gió khắp tung bay. Chỉ có bậc chân nhân, Tỏa khắp mọi phương trời. “
    “ Hoa chiên đàn, già la; Hoa sen, hoa vũ quý; Giữa những hương hoa ấy; Giới hương là vô thượng “
    “ Ít giá trị hương này; Hương già la, chiên đàn; Chỉ hương người đức hạnh; Tối thượng tỏa Thiên giới.”
    ……
    + Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả ( Xá Lợi Phất - Sāriputra - Trí Huệ Đệ Nhất; Ma Ha Ca Diếp - Mahākāśyapa - Đầu Đà ( Khổ Hạnh ) Đệ Nhất; Mục Kiền Liên - Mahāmaudgalyāyana - Thần Thông Đệ Nhất; Phú Lâu Na - Pūrṇa - Thuyết Pháp Đệ Nhất; Tu Bồ Đề - Subhūti - Giải Không Đệ Nhất; La Hầu La - Rāhula - Mật Hạnh Đệ Nhất; A Nan Đà - Ānanda - Đa Văn Đệ Nhất; Ưu Bà Li - Upāli - Giới Luật Đệ Nhất; A Na Luật - Aniruddha - Thiên Nhãn Đệ Nhất; Ca Chiên Diên - Katyāyana - Luận Nghĩa Đệ Nhất ); Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Đại Đức, Tỷ Kheo, Tỷ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni.
    + Chúng Tỷ Kheo Ni : Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni ( Màhàpàjapati Gotamì - Tối Thắng Đệ Nhất; Khemà - Đại trí tuệ, tối thằng; Uppalavannà - Đầy đủ thần thông, tối thắng; Patàcàrà - Trì Luật, tối thắng; Dhammadinnà - Thuyết Pháp, tối thắng; Nandà - Tu Thiền, tối thắng; Sonà - Tinh cần tinh tấn, tối thắng; Sakulà - Thiên nhãn, tối thắng; Bhaddà Kundalakesà - Có thắng trí mau lẹ, tối thắng; Bhaddà Kapilànì - Nhớ đến các thời quá khứ, tối thắng; Bhaddà Kaccana - Đã chứng đạt đại thắng trí, tối thắng; Kisàgotami - Mang thô y, tối thắng; Sigalàmàtà - Đầy đủ tin thắng giải, tối thắng ) và Các Vị ( Cố ) Ni Sư Trưởng, Ni Sư, Sư Cô.
    + Nhị Thập Chúng Tỷ Kheo ( 20 vị ) : Ba Ca Ly: Tín tâm đệ nhất - Bà Kỳ Sa: Thí tài đệ nhất - Bạc Câu La: Không bệnh đệ nhất - Ca Ly Hào Đà Tử Bạt Đề: Tánh quý đệ nhất - Ca Lưu Đà Di: Giao tế đệ nhất - Câu Hy La: Bác giải đệ nhất - Chu Ly Bàn Đà Già: Giải thoát đệ nhất - Câu Sát Đà Na: Hạnh vận đệ nhất - Kiếp Tân Na: Giáo hội Tỳ kheo đệ nhất - Kiều Trần Như: Pháp lạp đệ nhất - La Cưu Sất Ca Bạt Đề: Mỹ ngôn đệ nhất - Ly Bà Đa: Thiền định đệ nhất - Ma Ha Bàn Đề: Vô trưởng đệ nhất - Nan Đà Ca: Giáo hội ni chúng đệ nhất - Tần Đầu Lô: Sư hống đệ nhất - Tô Na Khảo Lỵ Tỳ Sa: Tinh tấn đệ nhất - Tư Bá Ly: Sở đắc đệ nhất - Ưu Lâu Tần La Ca Diếp: Lãnh chúng đệ nhất - Ưu Bà Ly: Ký ức đệ nhất - Văn Nhị Bách Ức: Mỹ âm đệ nhất.
    + Lục Chúng Ưu Bà Tắc ( 6 vị ) : Chất Đa: Thuyết pháp đệ nhất - Kỳ Bà: Y bộ đệ nhất - Nan Cưu La: Tín thất đệ nhất - Tu Đạt: Bố thí đệ nhất - Tu La Am Bà Đa: Bất hại tín tâm đệ nhất - Úc Ca: Cúng dường đệ nhất.
    + Ngũ Chúng Ưu Bà Di ( 5 vị ) : Ca Đế Nhỉ: Tín ngưỡng kiên cố đệ nhất - Ca Ly: Truyền Tam bảo đệ nhất - Tu Bỉ Đa: Khán bệnh đệ nhất - Tỳ Xá Khư: Bố thí đệ nhất - Uất Đa La: Đa văn đệ nhất.
    + Bát Đệ Tử Đặc Thù Của Đức Phật ( 8 vị ) : Chu Ly Bàn Đà Già ( Suddhi panthaka, Cung Thác Bán Ca ) - Kiều Trần Như - Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp ( Urivilia Kasyapa ) - Văn Nhị Bách Ức ( Nhị Thông Ức Nhĩ ) - Ma Ha Ba Xà Ba Đề - Liên Hoa Sắc - Cư Sĩ Tu Đạt ( Cấp Cô Độc ) - Ưu Bà Di Tỳ Xá Khư. ( Vasàkhà, Lộc Mẫu, Vợ Của Trưởng Giả Tu Đạt ).
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q หลายเดือนก่อน +1

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ).
    Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
    Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
    Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
    Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
    + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Giới Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới Luật “
    Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả.
    + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở.
    Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả.
    Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Đại Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Tôn Giả.
    Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Bồ Tát.
    ( ……Dù Cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành - Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau ……).
    Nam Mô Tây Thiên ( Ấn Độ ), Đông Độ ( Trung Hoa ), An Nam ( Việt Nam ), Xiêm La ( Thái Lan ) Truyền Giáo Lịch Đại Tổ Sư Giác Linh.
    Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    Vui thay, Phật ra đời !; Vui thay, Pháp được giảng !; Vui thay, Tăng hòa hợp !; Hòa hợp tu, vui thay !.
    Khó thay, được làm người; Khó thay, được sống còn; Khó thay, nghe diệu pháp; Khó thay, Phật ra đời !.
    Chúng con thành tâm cầu nguyện, cầu mong cho tất cả pháp giới chúng sinh dù tu theo tông ( tôn ) nào, môn nào trong đạo Phật thì luôn luôn cố gắng nương về, quay về bên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Thánh Chúng, Tứ Chúng trong tăng đoàn của Ngài. Luôn luôn khắc nhớ, hành theo những lời dạy căn bản, xuyên suốt của Ngài : Ba mươi bảy phẩm trợ đạo; Thập nhị nhơn duyên; Lấy giới Luật làm Thầy, nghiêm trì Giới luật; Giữ vững tinh thần “ Lục Hòa “ trong đạo Phật và áp dụng vào đời sống thực tiễn của mỗi người; Đừng làm các điều ác, siêng làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch, là lời Chư Phật dạy; Cố gắng giữ được Thiền định trong từng sát na, hơi thở, ……
    Ba mươi bảy phẩm trợ đạo : ( đoạn 1 ) :
    + Tứ Niệm Xứ ( Bốn Món Niệm Xứ )
    + Tứ Chánh Cần ( Bốn Món Chánh Cần )
    + Tứ Như Ý Túc ( Bốn Món Như Ý Túc )
    + Ngũ Căn ( Năm Căn )
    + Ngũ Lực ( Năm Lực )
    + Thất Bồ Đề Phần ( Bảy phần Bồ Đề )
    + Bát Chánh Đạo Phần ( Tám Phần Chánh Đạo )
    TỨ DIỆU ĐẾ
    Tứ Diệu đế là : Khổ Diệu Đế ( Dukkha ariyasacca ), Tập Diệu Đế ( Samudaya ariyasacca ), Diệt Diệu Đế ( Nirodha ariyasacca ), Đạo Diệu Đế ( Magga ariyasacca ).
    Sau khi đắc đạo thành bậc Chánh đẳng Chánh giác, Đức Thế Tôn, mới Chuyển Pháp Luân, Ngài ngự đến rừng Lộc Giả
    ( Isipatanamigadayavana ), gần thành Baranasi thuyết pháp độ năm vị tỳ khưu, bọn Kiều Trần Như và 18 vạn Phạm thiên.
    1. Khổ Diệu Đế : Đức Thế Tôn tự thuyết rằng :
    Tatthakatama jatipidukkha jarapidukkha byadhi pidukkha maranampidukkha sokaparidevadukkha domanassupayasapidukkha appiyehisampayogodukkha piyehivippayogodukkho yampicchamnalabhati tampidukkha samkhittenapancupadanakkhandhapidukkha
    Nầy các vị tỳ khưu ! Những sự thống khổ mà Như Lai diễn giải đây, nó hằng phá hại chúng sanh phải chịu nhiều sự khổ não không ngừng nghỉ, đeo đuổi mà làm cho chúng sanh phải chịu điêu đứng không cùng, những sự khổ ấy như thế nào ? Nầy các vị tỳ khưu! Sự khổ có tất cả 13 điều :
    1.1. Jati dukkha: khổ vì sự sanh ;
    Như Lai gọi khổ vì sự sanh, bởi chúng sanh đều phải có sự khổ từ khi di chuyển sanh trong 4 loại: andaja: loài noãn sanh, trước sanh trong trứng, sau mới nở ra thành con vật; jalambuja: loài thai sanh, sanh vào bào thai mẹ (như loài người); samsedaja: loài thấp sanh, sanh nơi ẩm thấp (như côn trùng); upapatika: loài hóa sanh, hóa sanh nguyên hình, như Chư thiên, một phen sanh ra thì đều đủ các thể chất, như một người tuổi lên mười sáu. Cách hóa sanh, chẳng phải chỉ có Chư thiên, mà nhơn loại cũng có khi được như nàng Ambapasika, cùng người Bà-la-môn Pokkharasāti.
    Tất cả chúng sanh trong 4 loại này đều phải chịu chi phối của sự sanh, đó là duyên khởi luân hồi trong tam giới, sanh diệt, diệt sanh khắp loài, khắp cõi, không nơi cùng tột. Dầu chúng sanh, thuộc loại Thai sanh, hoặc có lục căn đầy đủ, hoặc không đầy đủ, thuộc loại Noãn sanh, Thấp sanh hay Hóa sanh chẳng hạn đều phải chịu các sự khổ sanh như nhau không sao tưởng được, nhưng loại Thai sanh thường chịu nặng nề hơn.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q หลายเดือนก่อน +1

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ).
    Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
    Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
    Nam Mô Tây Thiên ( Ấn Độ ), Đông Độ ( Trung Hoa ), An Nam ( Việt Nam ), Xiêm La ( Thái Lan ) Truyền Giáo Lịch Đại Tổ Sư Giác Linh.
    Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
    + Nam Mô Đại Thừa Pháp Bảo Tôn Kinh Kinh Phật Thuyết Kinh Vạn Phật
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi, Thầy Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thiền Hạ Tâm và Các Qúy Tôn Đức Khác :
    + Chín mươi mốt kiếp về quá khứ, có Đức Phật tên Tỳ Bà Thi Như Lai, Phật thọ số tám mươi ngàn kiếp. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Câu Lân, Phật dưới cây Ba Tra La đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có ba nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên Kiết Sa, hai tên Khán Trà. Phật có thị giả tên Vô Ưu, Phật có con tên Thành Âm. Phật có Cha tên Bàn Đầu, Mẹ tên Bàn Đầu Ý, thành tên Bàn Đầu.
    忍辱爲第一; 佛說無爲最; 不以剃鬚髮; 害他爲沙門
    Nhẫn nhục vi đệ nhất; Phật thuyết vô vi tối; Bất dĩ thế tu phát; Hại tha vi sa môn.
    Tạm dịch : Nhẫn nhục là bậc nhất; Niết bàn là tối thượng; Xuất gia não hại người; Không xứng danh Sa môn.
    + Ba mươi kiếp về quá khứ, có Đức Phật tên Thi Khí Như Lai, Phật thọ số sáu mươi ngàn kiếp. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Câu Lân, Phật dưới cây Phân Đà Lợi đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có ba nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên Tinh Tú, hai tên Thượng. Phật có thị giả tên Ly Úy, Phật có con tên Bất Khả Lượng. Phật có Cha tên Câu Na, Mẹ tên Thắng, thành tên A Lầu Na Bạt Đề.
    若眼見非邪; 者不座牀亦復然; 執志爲專一; 是則諸佛敎
    Nhược nhãn kiến phi tà; Tọa sàng diệc phục nhiên; Chấp chí vi chuyên nhất; Thị tắc chư Phật giáo
    Dịch nghĩa : Như mắt thấy sai quấy; Chỗ nằm ngồi cũng vậy; Giữ chí cho chuyên nhất; Là lời chư Phật dạy.
    + Ba mươi kiếp về quá khứ, có Đức Phật tên Thi Khí Như Lai, trong kiếp đó lại có Tỳ Xá Phù Như Lai, Phật thọ số hai ngàn kiếp. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Câu Lân, Phật ở dưới cây Ta La đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có hai nhóm Thinh Văn. Phật có thị giả tên Tịch, Phật có con tên Thiện Trí. Phật có Cha tên A Lầu Na Thiên Tử, Mẹ tên Xứng Ý, thành tên Tùy Ý.
    不 害 亦 不 非; 奉 行 於 大 戒; 於 食 知 止 足; 座 牀 亦 復 然; 執 志 爲 專 一; 是 則 諸 佛 敎
    Bất hại diệc bất phi; Phụng hành ư đại giới; Ư thực tri chỉ túc; Tọa sang diệc phục nhiên; Chấp chí vi chuyên nhất; Thị tắc chư Phật giáo
    Tạm dịch : Không hại, không sai trái; Luôn hành trì đại giới; Ăn uống biết dừng đủ; Chỗ nằm ngồi cũng vậy; Giữ chí cho chuyên nhất; Là lời chư Phật dạy.
    + Trong kiếp Hiền có Phật Câu Lưu Tôn, Phật thọ số mười bốn tiểu kiếp. Phật sanh vào nhà Bà La Môn, Phật họ Ca Diếp, Phật ở dưới cây Ưu Đầu Bạt Đề đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn,……Phật có thị giả tên Trí, Phật có con tên Thượng. Phật có Cha tên Công Đức, Mẹ tên Quang Bỉ Thiên Tử Vô Úy, thành tên Vô Úy.
    譬如蜂採花; 其色甚香潔; 以味惠施他; 道士遊聚落; 不誹謗於人; 亦不觀是非; 但自觀身行; 諦觀正不正
    Thí như phong thái hoa; Kỳ sắc thậm hương khiết; Dĩ vị huệ thí tha; Đạo sĩ du tụ lạc
    Bất phỉ báng ư nhân; Diệc bất quán thị phi; Đản tự quán thân hành; Đế quán chánh bất chánh
    Tạm dịch : Như ong hút mật hoa; Hương sắc hoa càng thắm; Đem vị ban cho người; Tỳ kheo vào làng xóm
    Không phỉ báng một ai; Thị phi chẳng nhìn đến; Chỉ xét hành vi mình; Có đoan chính hay không.
    + Trong kiếp HIền có Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phât thọ số ba mươi tiểu kiếp. Phật sanh vào nhà Bà La Môn, Phật họ Ca Diếp, Phật ớ dưới cây Thi Lợi Sa đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử thinh Văn thứ nhất một tên là Hượt ( sống ), hai tên là Tỳ Đầu La. Phật có thị giả tên Thân ( gần ), Phật có con tên Thắng. Phật có Cha tên Hỏa Đức, Mẹ tên Nan Thắng Thiên Tử Trang Nghiêm, thành tên Trang Nghiêm.
    執志莫輕戲; 當學尊寂道; 賢者無愁憂; 當滅志所念
    Chấp chí mạc khinh hý; Đương học tôn tịch đạo; Hiền giả vô sầu ưu; Đương diệt chí sở niệm
    Tạm dịch : Giữ tâm chớ khinh đùa; Cần học đạo tịch diệt; Hiền giả không sầu lo; Quyết tâm diệt sở niệm.
    + Trong kiếp Hiền có Phật Ca Diếp, Phật thọ số hai mươi tiểu kiếp. Phật sanh vào nhà Bà La Môn, Phật họ Ca Diếp, Phật ở dưới cây Ni Câu Luật đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên là Du Na, hai tên là Phạ La Đọa. Phật có thị giả tên Ca Thiên, Phật có con tên Đạo Sư. Phật có Cha tên Tịnh Đức, Mẹ tên Thiện Tài Thiên Tử Tri Sử, thành tên Tri Sử ( thành Ba La Nại ).
    一切惡莫作; 當奉行其善; 自淨其志意; 是則諸佛敎
    Nhất thiết ác mạc tác; Đương phụng hành kỳ thiện; Tự tịnh kỳ chí ý; Thị tắc chư Phật giáo
    Tạm dịch : Đừng làm các điều ác; Vâng làm các điều thiện; Giữ tâm ý trong sạch; Là lời chư Phật dạy.
    + Trong kiếp Hiền có Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật thọ số chỉ trong vòng một trăm năm. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Cù Đàm, Phật ở dưới cây A Thuyết Tha đặng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên là Xá Lợi Phất ( trí tuệ đệ nhất ), hai tên là Mục Kiền Liên ( thần thông đệ nhất ). Phật có thị giả tên Khánh Hỷ ( A Nan Đà ), Phật có con tên La Hầu La. Phật có Cha tên Du Đầu Đàn ( Tịnh Phạn Vương ), Mẹ tên Ma Ha Ma Da, thành tên Ca Tỳ La.
    護口意清淨; 身行亦清淨; 淨此三行迹; 修行仙人道
    Hộ khẩu ý thanh tịnh; Thân hành diệc thanh tịnh; Tịnh thử tam hành tích; Tu hành tiên nhân đạo
    Tạm dịch : Giữ miệng, ý thanh tịnh; Thân hành cũng trong sạch; Ba nghiệp đều thanh tịnh; Đạo Như Lai tu hành.