Khám Phá Vệ Tinh Quần Đảo Hoàng Sa Từ Trên Cao. Trung Quốc đã Xây Dựng Gần 100%

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 3 ต.ค. 2024
  • #HOANGSA
    #TRUONGSA
    #HOANG_SA_LA_CUA_VIET_NAM
    Đến đầu thế kỷ thứ 19, nhà Nguyễn với tư cách nhà nước đã chính thức xác lập chủ quyền trên quần đảo. Không chỉ là kiểm tra chớp nhoáng trên các đảo hoang nhỏ vô chủ rồi về, mà hoạt động chủ quyền cấp nhà nước của nhà Nguyễn từ năm 1816 bao gồm các công việc khảo sát đo đạc thủy trình, đo vẽ bản đồ dài ngày, xây xong sau nhiều ngày quốc tự trên đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, cắm bia chủ quyền, và cứu hộ hàng hải quốc tế. Một phần 3 cuối thế kỷ 19, do suy yếu và mất nước bởi Đế quốc Pháp xâm lược, hoạt động chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa bị gián đoạn.
    Ngược lại, phía Trung Quốc và Đài Loan cũng cho rằng quần đảo Hoàng Sa kể từ khi bắt đầu thời kỳ nhà Hán năm 206 trước công nguyên đã là lãnh thổ của Trung Quốc, các triều đại về sau vẫn có các hoạt động phát triển, các nhà nước phong kiến Trung Hoa, thỉnh thoảng với tần suất vài lần trong nhiều thế kỷ hay một lần trong mỗi thế kỷ, đã gửi quân kiểm tra hay các đoàn sứ thần ngoại giao đi sứ ngang qua quần đảo này. Đỉnh điểm của hoạt động tuần tra cấp nhà nước là vào đầu thời đại nhà Minh với các chuyến thám hiểm từ năm 1405, năm 1433, đi ngang qua quần đảo, đến Đông Nam Á và Ấn Độ Dương của Trịnh Hòa. Sau thời Trịnh Hòa đến cuối triều đại nhà Thanh (năm 1911), hoạt động tuần tra quần đảo này chỉ còn chủ yếu là do chính quyền địa phương của thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông thực hiện, các nhà nước Trung Hoa không còn lưu tâm đến lãnh vực hàng hải, để các đảo, đá san hô ở biển Nam Hải.
    Vào đầu thế kỷ 20, Liên bang Đông Dương thuộc Pháp kiểm soát quần đảo, nhưng đã bắt đầu có sự tranh chấp chủ quyền với chính quyền Trung Hoa Dân quốc. Sau đó, quần đảo rơi vào tay Đế quốc Nhật Bản và được gộp chung vào với Đài Loan thuộc Nhật trong giai đoạn 1941 đến1945. Tại Hội nghị San Francisco năm 1951 về việc phân định các lãnh thổ mà Đế quốc Nhật Bản chiếm giữ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đối tượng tuyên bố chủ quyền của nhiều bên tranh chấp, Liên hiệp Pháp, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines. Kết quả Hội nghị không công nhận chủ quyền của quốc gia nào, các quần đảo được coi là vô chủ và càng gây ra tranh chấp dữ dội hơn sau này.
    Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa tiếp nối Liên hiệp Pháp thực hiện kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhưng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đem quân kiểm soát nửa phía Đông quần đảo từ trước đó vài tháng. Năm 1958, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố về hải phận, trong đó có khẳng định đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đều thuộc về lãnh thổ của mình. Năm 1974, Hải quân Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hải quân Việt Nam Cộng hòa, giành quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
    Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hiện nay vẫn đang trong tình trạng tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc,

ความคิดเห็น • 8

  • @BinhNguyen-um9es
    @BinhNguyen-um9es 2 ปีที่แล้ว +3

    Rất hữu ích

  • @biezom3408
    @biezom3408 2 ปีที่แล้ว +3

    Video rất hữu ích. Hoàng sa Trường Sa là của Việt Nam. Ad làm thêm Trường Sa nha

  • @hoahoctro8390
    @hoahoctro8390 2 ปีที่แล้ว +3

    Kênh rất hay , phân tích chi tiết. Like đầu ủng hộ bạn. Chúc bạn thành công.!

  • @InspiratifChannel
    @InspiratifChannel ปีที่แล้ว

    Nice video, thanks for sharing

  • @tienbuicong7943
    @tienbuicong7943 2 ปีที่แล้ว +1

    ad dùng app gì để xem 3d như vậy ạ

    • @sach4.013
      @sach4.013  2 ปีที่แล้ว

      Google maps bạn nhé!

  • @HaiNguyen-zn6lx
    @HaiNguyen-zn6lx 2 ปีที่แล้ว

    Còn gì nữa đâu mà khóc với sầu 1 triệu mét vuông lãnh hải của mười mấy đời chúa Nguyễn giờ còn đâu 😡😂