TÔI CÒN YÊU TÔI CỨ YÊU (Phạm Duy) - Lệ Thu (Pre 75)

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 12 ก.ย. 2024
  • Nhu Nguyễn NB chân thành cảm ơn quý vị ! Rất mong nhận được sự ủng hộ của quý vị bằng cách đăng ký kênh nhạc.
    Thanks for watching the video ! Please Like, Share & Comment if you would like. Please SUBSCRIBE for more videos. Thanks!
    / @nhunguyennb2548
    Phạm Duy, tôi còn yêu, tôi cứ yêu
    con đường thảnh thơi nằm
    nghe chuyện tình quanh năm
    Phạm Duy
    "Tình khúc", "tình ca"..., những cách gọi này lâu nay đã trở thành phổ biến, và dễ được hiểu theo nghĩa những bài nhạc tình, cũng tựa như thơ tình, truyện tình vậy. Điều này có đúng, nhưng không hẳn lúc nào cũng đúng, nhất là đối với trường hợp Phạm Duy.
    Có lần được ông cho biết: "Nhạc tình yêu của tôi xưa nay không chỉ thu hẹp trong phạm vi và chủ đề tình yêu nam nữ, tình yêu trong âm nhạc còn được hiểu là : yêu tiếng nói, yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu đến cả những vật thể nhỏ bé, vô tri vô giác như hòn đá, mảng rêu..." Qua cách nói ấy, ta hiểu rằng chủ đề tình yêu trong âm nhạc Phạm Duy rộng khắp, đa dạng. "Tình yêu", hai chữ ấy nghe vậy mà rộng lớn quá, mênh mông quá: tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người, lứa đôi..., biết nói sao cho vừa!... Có thể nêu một ví dụ: "Tình Ca", một trong những ca khúc quen thuộc của ông được nhiều người yêu thích, lại không phải là một... "tình khúc". Bài nhạc tên là vậy, thế nhưng không phải chỉ yêu cô gái bên nhà, miệng xinh ăn nói mặn mà... (mà) có duyên, ta thấy ông còn yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời..., yêu câu hát Truyện Kiều..., yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh..., yêu những sông trường..., yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu..., nghĩa là, đúng như ông nói, bất kể thứ gì yêu được là ông "yêu" thôi. Thử hỏi, làm sao không khỏi nghe lòng dấy lên nỗi kiêu hãnh, niềm tự hào dân tộc khi nghe đến những câu hát:
    Tôi yêu biết bao người,
    Lý, Lê, Trần... và còn ai nữa?
    Những anh hùng của thời xa xưa
    Những anh hùng của một ngày mai ...
    Nghe ông yêu nhiều, yêu hết mức đến như vậy, ta cũng muốn "yêu" theo ông.
    "Tình Ca" là một trong những bài nhạc ta gặp nhiều "chất Phạm Duy" nhất. Với "Tình Ca" ông mở lòng ra phơi phới. Ở "Tình Ca" là tình yêu thật rộng lớn, thoát ra ngoài, vượt lên trên mọi thứ tình yêu khác, kể cả tình yêu đôi lứa. "Tình Ca" là một "tình yêu tổng hợp", là bản tình ca lớn nhất: bản tình ca của đất nước. Đất nước nơi ông đã lọt lòng, nơi ông đã được nghe câu hát đầu tiên trong đời mình, là lời mẹ hiền ru những câu xa vời... Lời mẹ ru ấy, bản tình ca của đất nước ấy, là mối tình đầu đời, là cuộc tình lớn nhất của ông. Cuộc tình ấy có khi vui khi buồn (bốn ngàn năm ròng rã buồn vui...), có lúc khóc lúc cười (khóc cười theo mệnh nước nổi trôi...).
    Ta hiểu vì sao hình tượng "chiếc nôi" vẫn luôn được Phạm Duy nhắc tới, vẫn luôn theo ông đi vào trong những lời nhạc, khi thì bác mẹ sinh từ lúc nằm nôi (Tình Ca), khi thì Việt nam, hai câu nói trên vành nôi (Việt Nam, Việt Nam), khi thì đặt tên cho người, đặt tình yêu nước vào nôi (Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc)...
    Đâu phải chỉ "Tình Ca", ta còn gặp những "Tình Hoài Hương", "Xin Tình Yêu Giáng Sinh", "Tình Nhân Loại, Nghĩa Đồng Bào"... Những bài nhạc có cái tựa mang theo chữ "tình" ấy dều không phải là những ca khúc viết riêng cho tình yêu nam nữ.
    Nhạc tình Phạm Duy, hệt như tính cách của ông, đã không hề tự đặt cho mình một giới hạn, một ràng buộc trong khuôn khổ nhất định nào mà luôn luôn muốn đi tới tận cùng những bến bờ.

ความคิดเห็น • 18