Lại Công Mạnh
Lại Công Mạnh
  • 7
  • 8 419

วีดีโอ

Đánh trống khai hội kỳ phúc Đình làng An Hòa 10 - 3 - 2024 | kỳ lạ trời đổ mưa
มุมมอง 7766 หลายเดือนก่อน
Đánh trống khai hội kỳ phúc Đình làng An Hòa 10 - 3 - 2024 | kỳ lạ trời đổ mưa
Lễ hội kỳ phúc 10 - 3 - 2024 Thôn An Hoà - Kiệu quay tại sân Đình
มุมมอง 2K6 หลายเดือนก่อน
Lễ hội kỳ phúc 10 - 3 - 2024 Thôn An Hoà - Kiệu quay tại sân Đình
Lễ hội Truyền Thống Thôn An Hòa ngày 10-3-2023
มุมมอง 2.5Kปีที่แล้ว
Lễ hội Truyền Thống Thôn An Hòa ngày 10-3-2023
Lễ Hội Truyền Thống Thôn An Hòa Ngày 10-3-2023 - phần 2
มุมมอง 208ปีที่แล้ว
Hội làng thôn An Hòa - Xã Thanh Hà - Huyện Thanh Liêm -Tỉnh Hà Nam #hoilangthonanhoa
Lễ hội truyền thống thôn An Hòa ngày 10-3-2023 phần cuối
มุมมอง 406ปีที่แล้ว
#lễhoilangthonanhoa #hoilangthonanhoa
Lễ Hội Truyền Thống Thôn An Hòa Ngày 10-3-2023
มุมมอง 145ปีที่แล้ว
Lễ Hội Truyền Thống Thôn An Hòa Ngày 10-3-2023

ความคิดเห็น

  • @hamy8421
    @hamy8421 5 หลายเดือนก่อน

    Rất hay và ý nghĩa

  • @nguyenvancung2910
    @nguyenvancung2910 6 หลายเดือนก่อน

    Đình này đồ gỗ cổ đẹp ko thấy có bát hương cổ

    • @hamy8421
      @hamy8421 5 หลายเดือนก่อน

      Rất tiếc bát hương cổ đã bị kẻ xấu lấy mất

  • @congmanh7
    @congmanh7 6 หลายเดือนก่อน

    II. NHÂN VẬT THỜ TỰ Dựa vào các tư liệu Hán Văn lưu giữ tại đền và qua lời kể của các cụ cao niên địa phương thì tiểu sử các vị thần tại đình như sau: Thời Vua Lý Thái Tông 1028 - 1054 ở xã Bồng Lai, huyện Từ Liêm, Phủ Quốc Oai, đạo Sơn Tây; có gia đình nghèo họ Trương. Ông bà lấy nhau đã ngoài 50 tuổi mà vẫn chưa một lần sinh, nên chuyên tâm làm phúc mong muốn có một con để cậy nhờ lúc tuổi già. Nhờ sống hiền lương, chăm chỉ làm việc thiện nên ông bà được Trời Phật ban phúc. Vào năm đó,bà mang thai tới 12 tháng, sau đó sinh được cô con gái mặt hoa da phấn, ông bà vui mừng khôn xiết, liền đặt tên cho con là Trương Thị Phương. Nàng Phương càng lớn càng xinh đẹp, hiền lành, nết na. Gia đình đang ấm êm hạnh phúc thì đột nhiên cha mẹ đều lâm bệnh trọng rồi lần lượt qua đời, bỏ lại cô một thân côi cút. Người cậu là Trần Công Thuyên thương cảm cưu mang đưa về phường Mễ Thị, thành Thăng Long để nuôi dạy. Thị Phương sống hiền lành, chăm chỉ, chuyên cần nghề canh củi, ươm tơ, dệt lụa nên bà con trong phường quý mến, yêu thương. Đến tuổi trưởng thành, nàng Phương đã nổi tiếng khắp kinh kỳ về nhan sắc và tài năng, nhiều chàng trai con nhà quyền quý đến ướm hỏi nhưng nàng đều không ưng thuận. Vào một ngày đầu xuân, nhà Vua cùng các cận thần ra ngoài thành tuần du ngắm cảnh, khi đi ngang qua nhà Vua vô tình nhìn thấy nàng Phương đi dự hội, thấy nàng dịu hiền Vua liền đem lòng yêu mến, cho cận thần tìm hiểu gia cảnh, sau đó đem lễ vật đến ướm hỏi, rước về cung lập làm phi. Về cung được 4 năm nhưng không hiểu vì lý do gì mà nàng vẫn chưa mang thai khiến nhà vua đêm ngày lo lắng, phiền muộn. Để nàng bớt phiền muộn, nhà Vua bèn cho dựng một cung điện tại phường Mễ Thị để mỗi khi rảnh rỗi nhà vua qua đây thăm hỏi. Một hôm khí trời oi bức, nàng Phương ra Hồ Tây tắm mát bỗng nhiên trời đất tối sầm, sấm chớp liên hồi, tôm cá cuồn cuộn nổi lên, giữa lúc đó có một con Giao Long dài hơn 10 trượng hiện lên mặt nước rồi quấn quanh người nàng ba vòng. Nàng Phương vô cùng sợ hãi, trong giây lát đã ngất lịm đi, lúc tỉnh dậy thì thấy thân mình tỏa ra mùi thơm kỳ lạ. Sau buổi ấy nàng mang thai. Nhà Vua biết tin làng mang thai trong lòng lấy làm vui mừng. Đến ngày mùng 10 tháng 2, nàng sinh ra một hoàng tử mặt rồng, mắt phượng, khôi ngô tuấn tú, đứa trẻ chỉ ăn mà không nói được. Nhà Vua liền đặt tên con là Hoàng Lang. Khi Hoàng Lang được 3 tuổi thì đất nước có giặc Vĩnh Chinh xâm lược. Các vùng đất Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Nam đều bị giặc chiếm. Nhà Vua vô cùng lo lắng bèn lập đàn cầu xin trời đất thần linh giúp đỡ. Đến ngày thứ ba, bỗng trời đất đổ mưa lớn, sấm chớp nổi lên ầm ầm. Trong đám mây mù, nhà Vua bỗng thấy xuất hiện một ông già râu tóc bạc phơ, đứng trước mặt nói rằng: “Trong thành có kẻ hiền tài, nếu tìm được sẽ dẹp được giặt này”. Nói xong ông già biến mất. Nhà Vua cho đây là điềm lành bèn cho đình thần đi chiêu mộ nhân tài trong thiên hạ. Một hôm biết tin có sứ giả đến, đang nằm trên giường, Hoàng Lang bỗng đứng vụt dạy cất tiếng hỏi mẹ: “Nước nhà có việc gì mà nhà Vua sai sứ giả đi chiêu mộ hiền tài đấy hả mẹ”. Ngọc Nương ngạc nhiên mừng rỡ khi thấy con mình cất tiếng, liền đáp: “Nước nhà đang có giặc Chinh Vĩnh đe dọa, các văn thần võ tướng đều chịu không có cách gì chống được thế giặc. Con hãy còn nhỏ dại, hỏi đến chuyện này để làm gì”. Hoàng Lang nghe mẹ nói vậy liền thưa: “Mẹ cứ ra mời sứ thần vào đây cho con thưa chuyện”. Ngọc Nương liền sai gia nhân mời sứ thần vào nhà. Hoàng Lang nói với sứ giả: “Sứ giả mau về nói với nhà vua đúc cho ta một con voi sắt, một lá cờ đỏ để ta đi dẹp giặc”. Sứ giả nghe xong lấy làm vui mừng liền vội về triều tấu trình với nhà Vua. Vua Thái Tông mừng rỡ, liền ra lệnh chọn voi và cờ đỏ, cử tướng sĩ theo Hoàng Lang dẹp giặc. Hoàng Lang thấy voi và cờ liền đứng dậy vươn mình cao gần 8 thước, tay cầm cờ cưỡi voi cùng đại quân lên đường dẹp giặc. Vào thời đó ở đạo Sơn Tây có ông Kiều Đức Mậu làm quan tới chức Tham Tán, nghe tin triều đình cử Hoàng Lang làm tướng dẫn quân đi dẹp giặc, lấy làm vui mừng, liền đích thân đi khắp các địa phương để chiêu mộ tráng đình theo Hoàng Lang đánh giặc. Đến ấp Thủy Triền, huyện Thanh Liêm ông đã chiêu mộ được 12 tráng đình có sức khỏe sinh thường, như các ông: Phạm Duy Thường, Nguyễn Công Tân... Thấy Thủy Triền là nơi thuận lợi giao thông thủy, hộ ông liền ở lại đây cho dựng trại luyện quân chờ tới ngày ra trận tiền lập công. Trên chiến trận Hoàng Lang cưỡi voi, cầm cờ xông thẳng vào quân giặc và quát lớn: “Ta là tướng nhà trời giáng xuống trần gian tiểu trừ đảng giặc”. Quân giặc nghe vậy vô cùng khiếp sợ, chưa đánh tinh thần đã hoảng loạn. Tin thắng trận về tới Kinh Thành, nhà Vua vui mừng liền mở tiệc ba quân và trọng thương cho những người có công. Riêng Kiểu Đức Mậu được nhà Vua chọn là phò mã, ban thưởng nhiều vàng, bạc, châu báu. Nghĩ tới mảnh đất Thủy Triền nơi ông đã từng chọn làm nơi luyện quân, liền xin phép Vua cho về đây chiêu mộ dân II tán, dựng nhà cửa, dạy dân canh tác lúa nước. Sau vài năm, thấy dân chúng có cuộc sống ổn định, ông mới trở lại Thăng Long gánh vác việc nước. Dẹp giặc xong được ít lâu, đột nhiên Hoàng Lang mắc bệnh trọng, nhiều thái y chạy chữa thuốc thang nhưng bệnh không thuyên giảm. Nhà Vua biết tin đến thăm, buồn rầu nói: “Khanh đối với nước đã lập được công lớn, trong nhà thì là cha con. Trẫm muốn trọng thưởng nhưng không biết khanh muốn gì?” Hoàng Lang liền đáp: “Thần không có ý nguyện gì khác duy chỉ xin bệ hạ cho thần ra chỗ dấu tích xưa ở Thạch Bàn rồi đem cho thần vai và lá cờ mà thần đã dùng để chiến thắng giặc. Thần xin phi lá cờ lên trời, cờ chỉ đến đầu thì xin lấy đó làm đất hưởng cúng tế của thần". Nhà Vua vui vẻ nhận lời, lập tức mang cờ tới. Hoàng Lang cầm cờ tung lên, bỗng trời đất tối sầm, mưa gió nổi lên ẩm ẩm, nước Hồ Tây dâng cao, cá, rùa nổi lên trầu về chỗ Hoàng Lang. Ông nằm trên bàn đá rồi biến mất. Hôm đó vào ngày 20 tháng 11 năm Giáp Ngọ. Tương truyền là lá cờ hay tới 72 nơi trong đó có ấp Thủy Triển. Nhớ ơn ông, dân làng đã dâng sớ tấu trình lên nhà vua xin cho lập đền thờ ông. Các đời vua sau này đều ban sắc, phong Hoàng Lang là Linh Lang Đại Vương Thượng Đẳng Thần. Còn Kiểu Đức Mậu sau khi mất cũng được vua ban sắc là: Quảng Hậu Hoàng Phi Bản Thổ Tôn Thần cho lập đền thờ tại ấp Thủy Triển. Trần Thanh Sơn - Trung tâm văn hóa Thể thao huyện Thanh Liêm Sưu tầm tư liệu tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam Kinh dâng

  • @congmanh7
    @congmanh7 6 หลายเดือนก่อน

    NGUỒN GỐC LỊCH SỬ DI TÍCH TÍCH ĐÌNH LÀNG AN HÒA THÔN AN HÒA - XÃ THANH HÀ - HUYỆN THANH LIÊM - TỈNH HÀ NAM I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA DANH ĐÌNH LÀNG AN HÒA Vào đầu thời Nguyễn, thôn An Hòa có tên gọi là Triều, thuộc xã Hương Ngãi, tổng Hương Ngãi, huyện Thanh Liêm. Đến năm Tự Đức thứ ba (1850) tổng Hương Ngãi đổi tên thành tổng Hòa Ngãi thuộc huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội, từ sau năm 1890 thuộc tỉnh Hà Nam. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra quyết định bỏ đơn vị hành chính trung gian cấp tổng, đồng thời chia tách, sáp nhập, đổi tên gọi các xã để thuận lợi cho việc phân cấp quản lý. Thời gian đó xã Hương Ngãi đổi tên thành xã Thanh Ba. Một số thôn của xã Hương Ngãi cũ cũng được thay đổi tên gọi: thôn Triền đổi thành An Hòa, thôn Bến đổi thành Hoà Ngãi. Đến năm 1947, Nhà nước quyết định cắt 4 thôn của tổng Kỷ Cầu trước đó là: Ứng Liêm, Dương Xá, Thạch Tổ, Mậu Chử nhập vào xã Thanh Ba để thành lập xã Thanh Hà. Hiện nay xã Thanh Hà gồm 7 thôn: Ứng Liêm, Dương Xá, Thạch Tổ, Mậu Chử, An Hòa, Hòa Ngãi, Quang Trung. Thôn An Hòa nằm về phía Bắc của xã, phía Bắc giáp thôn Hòa Ngãi cùng xã, phía Nam giáp thôn Dư Nhân xã Thanh Phong, phía Đông giáp thôn Ninh Tảo xã Thanh Bình, phía Tây giáp thôn Quang Trung cùng xã. An Hòa là miền quê trù phú, dân cư đông đúc, có bề dày về truyền thống lịch sử văn hóa, là một trong những làng nghề thủ công nổi tiếng tiêu biểu của tỉnh Hà Nam. Nghề thêu ren ở đây đã có hàng trăm năm lịch sử, chuyên sản xuất các sản phẩm thêu tay truyền thống được tiêu thụ rộng rãi trong nước và trên thị trường quốc tế. Đến nay nghề thêu đã mang lại cho đại bộ phận người dân nơi đây có một cuộc sống ổn định, sung túc. Là một xã nằm cận kề ngoại thành thành phố Phủ Lý, có tuyến đường quốc lộ 1A chạy qua, cộng thêm với tiềm năng thế mạnh của một làng nghề thủ công truyền thống với các sản phẩm thêu ren nổi tiếng và một quần thể di tích đình đền chùa được bảo tồn, tôn tạo khang trang là điều kiện thuận lợi để An Hòa Phát triển kinh tế hàng hóa gắn với du lịch làng nghề, trở thành điểm đến của các tour du lịch trên hành trình xuyên Việt, là địa chỉ du lịch hấp dẫn của nhân dân trong tỉnh và vùng phụ cận.

  • @VinhNguyen-km3dl
    @VinhNguyen-km3dl 6 หลายเดือนก่อน

    Còn video ở hậu chẩm với đền đăng nốt đi ad ❤

  • @congmanh7
    @congmanh7 6 หลายเดือนก่อน

    NGUỒN GỐC LỊCH SỬ DI TÍCH TÍCH ĐÌNH LÀNG AN HÒA THÔN AN HÒA - XÃ THANH HÀ - HUYỆN THANH LIÊM - TỈNH HÀ NAM I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA DANH ĐÌNH LÀNG AN HÒA Vào đầu thời Nguyễn, thôn An Hòa có tên gọi là Triều, thuộc xã Hương Ngãi, tổng Hương Ngãi, huyện Thanh Liêm. Đến năm Tự Đức thứ ba (1850) tổng Hương Ngãi đổi tên thành tổng Hòa Ngãi thuộc huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội, từ sau năm 1890 thuộc tỉnh Hà Nam. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra quyết định bỏ đơn vị hành chính trung gian cấp tổng, đồng thời chia tách, sáp nhập, đổi tên gọi các xã để thuận lợi cho việc phân cấp quản lý. Thời gian đó xã Hương Ngãi đổi tên thành xã Thanh Ba. Một số thôn của xã Hương Ngãi cũ cũng được thay đổi tên gọi: thôn Triền đổi thành An Hòa, thôn Bến đổi thành Hoà Ngãi. Đến năm 1947, Nhà nước quyết định cắt 4 thôn của tổng Kỷ Cầu trước đó là: Ứng Liêm, Dương Xá, Thạch Tổ, Mậu Chử nhập vào xã Thanh Ba để thành lập xã Thanh Hà. Hiện nay xã Thanh Hà gồm 7 thôn: Ứng Liêm, Dương Xá, Thạch Tổ, Mậu Chử, An Hòa, Hòa Ngãi, Quang Trung. Thôn An Hòa nằm về phía Bắc của xã, phía Bắc giáp thôn Hòa Ngãi cùng xã, phía Nam giáp thôn Dư Nhân xã Thanh Phong, phía Đông giáp thôn Ninh Tảo xã Thanh Bình, phía Tây giáp thôn Quang Trung cùng xã. An Hòa là miền quê trù phú, dân cư đông đúc, có bề dày về truyền thống lịch sử văn hóa, là một trong những làng nghề thủ công nổi tiếng tiêu biểu của tỉnh Hà Nam. Nghề thêu ren ở đây đã có hàng trăm năm lịch sử, chuyên sản xuất các sản phẩm thêu tay truyền thống được tiêu thụ rộng rãi trong nước và trên thị trường quốc tế. Đến nay nghề thêu đã mang lại cho đại bộ phận người dân nơi đây có một cuộc sống ổn định, sung túc. Là một xã nằm cận kề ngoại thành thành phố Phủ Lý, có tuyến đường quốc lộ 1A chạy qua, cộng thêm với tiềm năng thế mạnh của một làng nghề thủ công truyền thống với các sản phẩm thêu ren nổi tiếng và một quần thể di tích đình đền chùa được bảo tồn, tôn tạo khang trang là điều kiện thuận lợi để An Hòa Phát triển kinh tế hàng hóa gắn với du lịch làng nghề, trở thành điểm đến của các tour du lịch trên hành trình xuyên Việt, là địa chỉ du lịch hấp dẫn của nhân dân trong tỉnh và vùng phụ cận.

  • @congmanh7
    @congmanh7 6 หลายเดือนก่อน

    I. NHÂN VẬT THỜ TỰ Dựa vào các tư liệu Hán Văn lưu giữ tại đền và qua lời kể của các cụ cao niên địa phương thì tiểu sử các vị thần tại đình như sau: Thời Vua Lý Thái Tông 1028 - 1054 ở xã Bồng Lai, huyện Từ Liêm, Phủ Quốc Oai, đạo Sơn Tây; có gia đình nghèo họ Trương. Ông bà lấy nhau đã ngoài 50 tuổi mà vẫn chưa một lần sinh, nên chuyên tâm làm phúc mong muốn có một con để cậy nhờ lúc tuổi già. Nhờ sống hiền lương, chăm chỉ làm việc thiện nên ông bà được Trời Phật ban phúc. Vào năm đó,bà mang thai tới 12 tháng, sau đó sinh được cô con gái mặt hoa da phấn, ông bà vui mừng khôn xiết, liền đặt tên cho con là Trương Thị Phương. Nàng Phương càng lớn càng xinh đẹp, hiền lành, nết na. Gia đình đang ấm êm hạnh phúc thì đột nhiên cha mẹ đều lâm bệnh trọng rồi lần lượt qua đời, bỏ lại cô một thân côi cút. Người cậu là Trần Công Thuyên thương cảm cưu mang đưa về phường Mễ Thị, thành Thăng Long để nuôi dạy. Thị Phương sống hiền lành, chăm chỉ, chuyên cần nghề canh củi, ươm tơ, dệt lụa nên bà con trong phường quý mến, yêu thương. Đến tuổi trưởng thành, nàng Phương đã nổi tiếng khắp kinh kỳ về nhan sắc và tài năng, nhiều chàng trai con nhà quyền quý đến ướm hỏi nhưng nàng đều không ưng thuận. Vào một ngày đầu xuân, nhà Vua cùng các cận thần ra ngoài thành tuần du ngắm cảnh, khi đi ngang qua nhà Vua vô tình nhìn thấy nàng Phương đi dự hội, thấy nàng dịu hiền Vua liền đem lòng yêu mến, cho cận thần tìm hiểu gia cảnh, sau đó đem lễ vật đến ướm hỏi, rước về cung lập làm phi. Về cung được 4 năm nhưng không hiểu vì lý do gì mà nàng vẫn chưa mang thai khiến nhà vua đêm ngày lo lắng, phiền muộn. Để nàng bớt phiền muộn, nhà Vua bèn cho dựng một cung điện tại phường Mễ Thị để mỗi khi rảnh rỗi nhà vua qua đây thăm hỏi. Một hôm khí trời oi bức, nàng Phương ra Hồ Tây tắm mát bỗng nhiên trời đất tối sầm, sấm chớp liên hồi, tôm cá cuồn cuộn nổi lên, giữa lúc đó có một con Giao Long dài hơn 10 trượng hiện lên mặt nước rồi quấn quanh người nàng ba vòng. Nàng Phương vô cùng sợ hãi, trong giây lát đã ngất lịm đi, lúc tỉnh dậy thì thấy thân mình tỏa ra mùi thơm kỳ lạ. Sau buổi ấy nàng mang thai. Nhà Vua biết tin làng mang thai trong lòng lấy làm vui mừng. Đến ngày mùng 10 tháng 2, nàng sinh ra một hoàng tử mặt rồng, mắt phượng, khôi ngô tuấn tú, đứa trẻ chỉ ăn mà không nói được. Nhà Vua liền đặt tên con là Hoàng Lang. Khi Hoàng Lang được 3 tuổi thì đất nước có giặc Vĩnh Chinh xâm lược. Các vùng đất Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Nam đều bị giặc chiếm. Nhà Vua vô cùng lo lắng bèn lập đàn cầu xin trời đất thần linh giúp đỡ. Đến ngày thứ ba, bỗng trời đất đổ mưa lớn, sấm chớp nổi lên ầm ầm. Trong đám mây mù, nhà Vua bỗng thấy xuất hiện một ông già râu tóc bạc phơ, đứng trước mặt nói rằng: “Trong thành có kẻ hiền tài, nếu tìm được sẽ dẹp được giặt này”. Nói xong ông già biến mất. Nhà Vua cho đây là điềm lành bèn cho đình thần đi chiêu mộ nhân tài trong thiên hạ. Một hôm biết tin có sứ giả đến, đang nằm trên giường, Hoàng Lang bỗng đứng vụt dạy cất tiếng hỏi mẹ: “Nước nhà có việc gì mà nhà Vua sai sứ giả đi chiêu mộ hiền tài đấy hả mẹ”. Ngọc Nương ngạc nhiên mừng rỡ khi thấy con mình cất tiếng, liền đáp: “Nước nhà đang có giặc Chinh Vĩnh đe dọa, các văn thần võ tướng đều chịu không có cách gì chống được thế giặc. Con hãy còn nhỏ dại, hỏi đến chuyện này để làm gì”. Hoàng Lang nghe mẹ nói vậy liền thưa: “Mẹ cứ ra mời sứ thần vào đây cho con thưa chuyện”. Ngọc Nương liền sai gia nhân mời sứ thần vào nhà. Hoàng Lang nói với sứ giả: “Sứ giả mau về nói với nhà vua đúc cho ta một con voi sắt, một lá cờ đỏ để ta đi dẹp giặc”. Sứ giả nghe xong lấy làm vui mừng liền vội về triều tấu trình với nhà Vua. Vua Thái Tông mừng rỡ, liền ra lệnh chọn voi và cờ đỏ, cử tướng sĩ theo Hoàng Lang dẹp giặc. Hoàng Lang thấy voi và cờ liền đứng dậy vươn mình cao gần 8 thước, tay cầm cờ cưỡi voi cùng đại quân lên đường dẹp giặc. Vào thời đó ở đạo Sơn Tây có ông Kiều Đức Mậu làm quan tới chức Tham Tán, nghe tin triều đình cử Hoàng Lang làm tướng dẫn quân đi dẹp giặc, lấy làm vui mừng, liền đích thân đi khắp các địa phương để chiêu mộ tráng đình theo Hoàng Lang đánh giặc. Đến ấp Thủy Triền, huyện Thanh Liêm ông đã chiêu mộ được 12 tráng đình có sức khỏe sinh thường, như các ông: Phạm Duy Thường, Nguyễn Công Tân... Thấy Thủy Triền là nơi thuận lợi giao thông thủy, hộ ông liền ở lại đây cho dựng trại luyện quân chờ tới ngày ra trận tiền lập công. Trên chiến trận Hoàng Lang cưỡi voi, cầm cờ xông thẳng vào quân giặc và quát lớn: “Ta là tướng nhà trời giáng xuống trần gian tiểu trừ đảng giặc”. Quân giặc nghe vậy vô cùng khiếp sợ, chưa đánh tinh thần đã hoảng loạn. Tin thắng trận về tới Kinh Thành, nhà Vua vui mừng liền mở tiệc ba quân và trọng thương cho những người có công. Riêng Kiểu Đức Mậu được nhà Vua chọn là phò mã, ban thưởng nhiều vàng, bạc, châu báu. Nghĩ tới mảnh đất Thủy Triền nơi ông đã từng chọn làm nơi luyện quân, liền xin phép Vua cho về đây chiêu mộ dân II tán, dựng nhà cửa, dạy dân canh tác lúa nước. Sau vài năm, thấy dân chúng có cuộc sống ổn định, ông mới trở lại Thăng Long gánh vác việc nước. Dẹp giặc xong được ít lâu, đột nhiên Hoàng Lang mắc bệnh trọng, nhiều thái y chạy chữa thuốc thang nhưng bệnh không thuyên giảm. Nhà Vua biết tin đến thăm, buồn rầu nói: “Khanh đối với nước đã lập được công lớn, trong nhà thì là cha con. Trẫm muốn trọng thưởng nhưng không biết khanh muốn gì?” Hoàng Lang liền đáp: “Thần không có ý nguyện gì khác duy chỉ xin bệ hạ cho thần ra chỗ dấu tích xưa ở Thạch Bàn rồi đem cho thần vai và lá cờ mà thần đã dùng để chiến thắng giặc. Thần xin phi lá cờ lên trời, cờ chỉ đến đầu thì xin lấy đó làm đất hưởng cúng tế của thần". Nhà Vua vui vẻ nhận lời, lập tức mang cờ tới. Hoàng Lang cầm cờ tung lên, bỗng trời đất tối sầm, mưa gió nổi lên ẩm ẩm, nước Hồ Tây dâng cao, cá, rùa nổi lên trầu về chỗ Hoàng Lang. Ông nằm trên bàn đá rồi biến mất. Hôm đó vào ngày 20 tháng 11 năm Giáp Ngọ. Tương truyền là lá cờ hay tới 72 nơi trong đó có ấp Thủy Triển. Nhớ ơn ông, dân làng đã dâng sớ tấu trình lên nhà vua xin cho lập đền thờ ông. Các đời vua sau này đều ban sắc, phong Hoàng Lang là Linh Lang Đại Vương Thượng Đẳng Thần. Còn Kiểu Đức Mậu sau khi mất cũng được vua ban sắc là: Quảng Hậu Hoàng Phi Bản Thổ Tôn Thần cho lập đền thờ tại ấp Thủy Triển. Trần Thanh Sơn - Trung tâm văn hóa Thể thao huyện Thanh Liêm Sưu tầm tư liệu tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam Kinh dâng

  • @Nguyenthanhmai7
    @Nguyenthanhmai7 ปีที่แล้ว

    Đam mê

  • @Nguyenthanhmai7
    @Nguyenthanhmai7 ปีที่แล้ว

  • @Nguyenthanhmai7
    @Nguyenthanhmai7 ปีที่แล้ว

    Quê tôi đó . Năm nay mưa to quá vất vả cho bạn tổ chức và đội phù giá